Tiểu luận đánh giá môi trường chiến lược năm 2024

Môi trường hiện đang trở thành một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu. Môi trường là nơi chứa đựng các chất phế thải được con người tạo ra trong cuộc sống và hoạt động sản xuất của mình. Môi trường cũng là nơi giảm nhẹ các tác động có hại của thiên nhiên tới con người và sinh vật trên trái đất. Không những thế, môi trường còn là nơi lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người. Việc quy hoạch bảo vệ môi trường có những ý nghĩa và vai trò quan trọng đối với mỗi quốc giaài tiểu luận “Phân tích các quy định của pháp luật bảo vệ môi trường về quy hoạch bảo vệ môi trường” sẽ giúp mọi người tìm hiểu rõ hơn quy định về quy định pháp luật và nội dung quy hoạch bảo vệ môi trường trong hệ thống pháp luật Việt Nam.

NỘI DUNG

1 Quy hoạch bảo vệ môi trường:

  1. Khái niệm Nhằm mục đích để tránh sự chồng chéo, trùng lặp giữa quy hoạch bảo vệ môi trường và các hoạt động quy hoạch khác, Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 được ban hành đã đưa ra khái niệm về quy hoạch bảo vệ môi trường. Theo đó, quy hoạch bảo vệ môi trường là việc phân vùng môi trường để bảo tồn, phát triển và thiết lập hệ thống hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường gắn với hệ thống giải pháp bảo vệ môi trường trong sự liên quan chặt chẽ với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội nhằm bảo đảm phát triển bền vững theo quy định cụ thể tại khoản 21 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường năm 2014.

1 CĂN CỨ LẬP QUY HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Căn cứ theo khoản 1 Điều 23 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, quy định:

“1. Căn cứ lập Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia được thực hiện theo quy định của pháp luật về quy hoạch và các căn cứ sau đây:

  1. Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia trong cùng giai đoạn phát triển;
  1. Kịch bản biến đổi khí hậu trong cùng giai đoạn phát triển.”

Quy hoạch bảo vệ môi trường là việc phân vùng môi trường để bảo tồn, phát triển và thiết lập hệ thống hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường gắn với hệ thống giải pháp bảo vệ môi trường trong sự liên quan chặt chẽ với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội nhằm bảo đảm phát triển bền vững.

Biến đổi khí hậu là sự thay đổi của khí hậu và của những thành phần liên quan gồm đại dương, đất đai, bề mặt Trái Đất, và băng quyển như tăng nhiệt độ, băng tan và nước biển dâng.

Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia là tập hợp các phương án về công tác bảo vệ môi trường trên toàn lãnh thổ Việt Nam trên nhiều phương diện khác nhau như văn hóa, kinh tế - xã hội.

  • Hai là, quy hoạch bảo vệ môi trường phải bảo đảm thống nhất với quy hoạch sử dụng đất; thống nhất giữa các nội dung cơ bản của quy hoạch bảo vệ môi trường.
  • Ba là, quy hoạch bảo vệ môi trường phải bảo đảm các nguyên tắc bảo vệ môi trường đã được quy định tại Điều 4 Luật Bảo vệ môi trường năm 2014.

Cũng căn cứ theo quy định của pháp luật thì quy hoạch bảo vệ môi trường gồm hai cấp độ là quy hoạch bảo vệ môi trường cấp quốc gia và quy hoạch bảo vệ môi trường cấp tỉnh được quy định cụ thể tại khoản 2 Điều 8 Luật Bảo vệ môi trường năm 2014).

Kỳ quy hoạch bảo vệ môi trường là mười năm, tầm nhìn đến hai mươi năm. Như vậy, ta nhận thấy, quy hoạch môi trường không tiến hành hàng năm được quy định tại khoản 3 Điều 8 Luật Bảo vệ môi trường năm 2014. Tuy nhiên, quy hoạch bảo vệ môi trường sẽ phải được định kỳ xem xét, rà soát, đánh giá quá trình thực hiện để kịp thời điều chỉnh phù hợp với tình hình phát triển kinh tế – xã hội trong từng giai đoạn. Thời hạn rà soát định kỳ đối với quy hoạch bảo vệ môi trường được pháp luật quy định là năm năm kể từ ngày quy hoạch bảo vệ môi trường được phê duyệt. Việc điều chỉnh quy hoạch bảo vệ môi trường được thực hiện khi có sự điều chỉnh chiến lược phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh của quốc gia, của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được quy định cụ thể tại Điều 12 Luật Bảo vệ môi trường năm 2014.

Nhằm mục đích để cụ thể hóa quy định này của Luật Bảo vệ môi trường năm 2014, tại khoản 1 Điều 3 Nghị định số 18/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường đã quy định rõ như sau: Quy hoạch bảo vệ môi trường được lập phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội với kỳ đầu cho giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2040 theo hai cấp độ là quy hoạch bảo vệ môi trường cấp quốc gia và quy hoạch bảo vệ môi trường cấp tỉnh.

  1. Nội dung quy hoạch bảo vệ môi trường:

Theo Điều 9 Luật bảo vệ môi trường năm 2014 quy định về nội dung cơ bản của quy hoạch bảo vệ môi trường có nội dung cụ thể như sau:

“1. Quy hoạch bảo vệ môi trường cấp quốc gia gồm các nội dung cơ bản sau:

  1. Đánh giá hiện trạng môi trường, quản lý môi trường, dự báo xu thế diễn biến môi trường và biến đổi khí hậu;
  1. Phân vùng môi trường;
  1. Bảo tồn đa dạng sinh học và môi trường rừng;
  1. Quản lý môi trường biển, hải đảo và lưu vực sông;

đ) Quản lý chất thải;

  1. Hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường; hệ thống quan trắc môi trường;
  1. Các bản đồ quy hoạch thể hiện nội dung quy định tại các điểm b, c, d, đ và e khoản này;
  1. Nguồn lực thực hiện quy hoạch;
  1. Tổ chức thực hiện quy hoạch.
  1. Nội dung quy hoạch bảo vệ môi trường cấp tỉnh được thực hiện phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương bằng một quy hoạch riêng hoặc lồng ghép vào quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội.
  2. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.”

Như vậy, theo quy định của pháp luật thì nội dung chính của quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia bao gồm: Diễn biến, mục tiêu quản lý môi trường; Thực trạng môi trường biển và các giải pháp bảo tồn; Thực trạng phát thải khí và giải pháp quy hoạch đối với các hoạt động có nguồn phát thải khí lớn; Thực trạng suy thoái, ô nhiễm môi trường đất; Thực trạng ô nhiễm môi trường nước; Thực trạng thu gom, xử lý và các mục tiêu quản lý chất thải rắn sinh hoạt, công nghiệp và chất thải nguy hại; Thực trạng mạng lưới quan trắc và giám sát môi trường; Phân vùng môi trường

Việc thực hiện quy hoạch bảo vệ môi trường sẽ tạo điều kiện để nâng cao hiệu quả của đánh giá môi trường chiến lược trong vai trò là công cụ phân tích, dự báo các tác động đến môi trường của các quy hoạch phát triển trong quá trình lập quy hoạch và đánh giá mức độ phù hợp của các định hướng, mục tiêu, giải pháp phát triển với các yêu cầu về quản lý và bảo vệ môi trường nhằm mục đích để đảm bảo phát triển bền vững.

Đánh giá tác động môi trường chiến lược là gì?

Đánh giá môi trường chiến lược là quá trình nhận dạng, dự báo xu hướng của các vấn đề môi trường chính, làm cơ sở để tích hợp, lồng ghép giải pháp bảo vệ môi trường trong chính sách, chiến lược, quy hoạch.

Đánh giá môi trường chiến lược đó ai thẩm định?

- Việc thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược được tiến hành thông qua hội đồng thẩm định do Thủ trưởng hoặc người đứng đầu cơ quan có trách nhiệm tổ chức thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược thành lập với ít nhất chín (09) thành viên.