Tìm điểm giống nhau và khác nhau cơ bản giữa hệ thống điện quốc gia và lưới điện quốc gia

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 12: tại đây

Sách giải bài tập công nghệ 12 – Bài 22: Hệ thống điện quốc gia giúp HS giải bài tập, lĩnh hội các kiến thức, kĩ năng kĩ thuật và vận dụng được vào thực tế cần khơi dậy và phát huy triệt để tính chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập:

    • Sách Giáo Viên Công Nghệ Lớp 12

    Trả lời câu hỏi Công nghệ 12 Bài 22 trang 85: Trong hệ thống điện có rất nhiều đường dây truyền tải. Tại sao đường dây truyền tải công suất lớn càng dài điện áp càng cao?

    Trả lời

    Vì tăng điện áp để giảm dòng điện truyền tải trên đường dây, từ đó sẽ giảm tổn thất công suất, tổn thất điện áp trên từng dây.

    Trả lời câu hỏi Công nghệ 12 Bài 22 trang 86: Mạng điện trong các nhà máy, xí nghiệp, khu dân cư thuộc lưới điện phân phối hay lưới điện truyền tải? Vì sao?

    Trả lời

    Mạng điện trong các nhà máy, xí nghiệp, khu dân cư thuộc lưới điện phân. Vì nó có điện áp thấp ( ⟨ 1000 V).

    Trả lời câu hỏi Công nghệ 12 Bài 22 trang 87: Em hãy giải thích tại sao nhờ có hệ thống điện quốc gia, việc cung cấp và phân phối điện được đảm bảo với độ tin cậy cao và kinh tế?

    Trả lời

    Trong hệ thống điện quốc gia, có nhiều nhà máy điện cùng cung cấp điện, nhờ đó sẽ đảm bảo độ tin cậy cao và sự phân phối phụ tải sẽ có giá trị kinh tế nhất.

    Câu 1 trang 87 Công nghệ 12: Thế nào là hệ thống điện quốc gia?

    Trả lời

    Hệ thống điện quốc gia là hệ thống điện gồm có nguồn điện, các lưới điện và các hộ tiêu thụ điện trong toàn quốc.

    Câu 2 trang 87 Công nghệ 12: Lưới điện quốc gia có các cấp điện áp nào?

    Trả lời

    Phụ thuộc vào mỗi quốc gia, lưới điện có thể có nhiều cấp điện áp khác nhau như: 800 kV; 500 kV; 220 kV; 110 kV; 66kV; 35 kV; 22 kV; 10,5 kV; 6 kV; 0,4 kV.

    Câu 3 trang 87 Công nghệ 12: Vì sao cần phải có hệ thống điện quốc gia?

    Trả lời

    Cần phải có hệ thống điện quốc gia vì:

    – Hệ thống điện quốc gia đảm bảo việc sản xuất, truyền tải và phân phối điện năng cung cấp cho các ngành thuộc nhiều lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp,… và sinh hoạt.

    – Hệ thống điện quốc gia có độ tin cậy cao, chất lượng điện năng tốt, an toàn và kinh tế.

    Lý thuyết Công nghệ 12: Bài 22. Hệ thống điện quốc gia

    Tìm điểm giống nhau và khác nhau cơ bản giữa hệ thống điện quốc gia và lưới điện quốc gia

    - Hệ thống điện quốc gia gồm: Nguồn điện, các lưới điện và các hộ tiêu thụ điện trong toàn quốc.

    - Các phần tử được nối với nhau thành một hệ thống để thực hiện quá trình sản xuất, truyền tải và phân phối điện năng.

    II. Sơ đồ lưới điện quốc gia:

    1. Cấp điện áp của lưới điện:

    - Lưới điện quốc gia có các cấp điện áp khác nhau như: 800 KW ; 500 KW ; 200 KW ; 110KW ; 66 KW ; 35 KW ; 22 KW ; 10,5 KW ; 6 KW ; 0,4 KW.

    - Lưới điện truyền tải từ: 66 KW trở lên.

    - Lưới điện phân phối từ: 35 KW trở lên.

    2. Sơ đồ lưới điện:

    Tìm điểm giống nhau và khác nhau cơ bản giữa hệ thống điện quốc gia và lưới điện quốc gia

    Gồm: Đường dây, máy biến áp… và các nối giữa chúng.

    III.Vai trò của hệ thống điện quốc gia: Hệ thống điện quốc gia có vai trò quan trọng:

    - Đảm bảo việc sản xuất, truyền tải và phân phối điện năng cung cấp cho các ngành thuộc lĩnh vực công , nông nghiệp và sinh hoạt.

    - Đảm bảo cung cấp và phân phối điện với độ tin cậy cao, chất lượng điện tốt, an toàn và kinh tế.

    HỆ THỐNG ĐIỆN QUỐC GIA

    I .Khái niệm về hệ thống điện quốc gia: - Hệ thống điện quốc gia gồm: Nguồn điện, các lưới điện và các hộ tiêu thụ điện tronh toàn quốc. - Các phần tử được nối với ngau thành một hệ thống để thực hiện quá trình sản xuất, truyền tải và phân phối điện năng.

    II.Sơ đồ lưới điện quốc gia:


    1.Cấp điện áp của lưới điện: - Lưới điện quốc gia có các cấp điện áp khác nhau như: 800 KW ; 500 KW ; 200 KW ; 110KW ; 66 KW ; 35 KW ; 22 KW ; 10,5 KW ; 6 KW ; 0,4 KW. - Lưới điện truyền tải từ: 66 KW trở lên. - Lưới điện phân phối từ: 35 KW trở lên.

    2.Sơ đồ lưới điện: Gồm: Đường dây, máy biến áp… và các nối giữa chúng.


    III.Vai trò của hệ thống điện quốc gia: Hệ thống điện quốc gia có vai trò quan trọng: - Đảm bảo việc sản xuất, truyền tải và phân phối điện năng cung cấp cho các ngành thuộc lĩnh vực công , nông nghiệp và sinh hoạt. - Đảm bảo cung cấp và phân phối điện với độ tin cậy cao, chất lượng điện tốt, an toàn và kinh tế.

    Trước năm 1994, nước ta có ba hệ thống điện khu vực độc lập: miền Bắc, miền Trung và miền Nam. Từ tháng 5 năm 1994 với sự xuất hiện đường dây truyền tải điện năng Bắc – Nam 500 kV (dài 1870km), hệ thống điện Việt Nam trở thành một hệ thống điện quốc gia cung cấp điện toàn quốc. Cùng tìm hiểu chủ đề thế nào là hệ thống điện quốc gia qua nội dung bài viết dưới đây.

    Khái niệm hệ thống điện quốc gia?

    Khái niệm hệ thống điện quốc gia đang được quy định cụ thể tại Khỏan 10 Điều 3 Luật Điện lực 2004.

    Hệ thống điện quốc gia được hiểu là hệ thống các trang thiết bị phát điện, lưới điện và các trang thiết bị phụ trợ được liên kết với nhau và được chỉ huy thống nhất trong phạm vi cả nước.

    Hệ thống điện quốc gia gồm có: nguồn điện (các nhà máy điện), các lưới điện, các hộ tiêu thụ điện trong toàn quốc được liên kết với nhau thành một hệ thống để thực hiện quá trình sản xuất, truyền tải, phân phối và tiêu thụ điện năng.

    Sơ đồ lưới điện quốc gia hiện nay

    Lưới điện quốc gia là một tập hợp gồm các đường dây dẫn điện và các trạm điện có chức năng truyền tải điện năng được sản xuất ở các nhà máy điện đến các nơi tiêu thụ điện trên toàn quốc.

    Cấp điện áp của lưới điện

    Phụ thuộc vào mỗi quốc gia, lưới điện có thể có nhiều cấp điện áp khác nhau như: 800 kV; 500kV; 110kV; 66kV; 35kV; 22kV; 10,5kV; 6kV; 0,4 kV.

    Lưới điện quốc gia được chia thành: lưới điện truyền tải (từ 66kV trở lên) và lưới điện phân phối (từ 35kV trở xuống)

    Sơ đồ lưới điện

    Sơ đồ lưới điện trình bày các phần tử chủ yếu của lưới điện như đường dây, máy biến áp… và cách nối giữa chúng. Trên sơ đồ ghi rõ các cấp điện áp, các số liệu kĩ thuật chủ yếu của các phần tử.

    Vai trò của hệ thống điện quốc gia như thế nào?

    Hệ thống điện quốc gia có vai trò rất quan trọng:

       – Đảm bảo việc sản xuất, truyền tải và phân phối điện năng cung cấp cho các ngành thuộc lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp… và sinh hoạt.

       – Đảm bảo cung cấp và phân phối điện với độ tin cậy cao, chất lượng điện năng tốt, an toàn và kinh tế.

    Quá trình hình thành và phát triển của hệ thống Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT)

          Ngược dòng thời gian 120 năm về trước để tìm về cội nguồn lịch sử của ngành điện Việt Nam. Nhà máy điện đầu tiên ở Đông Dương đã được khởi công xây dựng ở thành phố Hải Phòng năm 1892 và chính thức đưa vào hoạt động tháng 02/1894. Hơn 60 năm sau, phải tới ngày giải phóng Thủ đô 10/10/1954, nhân dân Việt Nam mới chính thức được làm chủ ngành điện, với công suất ban đầu chỉ là 31,5 MW, sản lượng điện năng khoảng 53 triệu kWh/năm, lực lượng cán bộ kỹ thuật chỉ có 7 kỹ sư điện, 5 kỹ thuật viên của chính quyền cũ ở lại và đội ngũ công nhân của nhà máy điện.

          Trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ vĩ đại từ năm 1954 – 1975, cùng hòa chung thắng lợi của dân tộc, lưới điện miền Bắc Việt Nam cũng từng bước được xây dựng và phát triển. Năm 1962, những tuyến đường dây 110kV đầu tiên của hệ thống điện Việt Nam (Đông Anh – Việt Trì, Uông Bí – Hải Phòng) được khởi công xây dựng và hoàn thành đóng điện vào năm 1963. Tại thời điểm đó, chỉ ở miền Bắc mới có hệ thống lưới điện 110kV. Trong khoảng thời gian 10 năm tiếp theo, đã có tới 9/12 nhà máy điện ở miền Bắc được kết nối bằng hệ thống đường dây 110kV và hệ thống này đã hoàn thành tốt nhiệm vụ truyền tải điện năng từ các nhà máy đến các trung tâm phụ tải.

          Trên danh nghĩa bồi thường chiến tranh, năm 1961, Chính phủ Nhật Bản đã giúp đỡ chính quyền Việt Nam Cộng hòa khởi công xây dựng và năm 1964 đóng điện vận hành tuyến đường dây 230kV Đa Nhim – Sài Gòn, dài 257km, với 729 cột thép đi qua địa hình sông, núi rất hiểm trở. Đây chính là tuyến đường dây truyền tải cấp điện áp 220kV đầu tiên của Việt Nam.

          Sau khi đất nước thống nhất, cán bộ, công nhân ngành điện lại tiếp tục chung sức, đồng lòng để cùng nhau xây dựng và phát triển hệ thống điện Việt Nam. Đường dây 220kV Hà Đông – Hòa Bình là tuyến đường dây truyền tải cấp điện áp 220kV đầu tiên ở miền Bắc, được khởi công tháng 3/1979 và đóng điện vận hành tháng 5/1981 đã minh chứng cho trình độ, tinh thần và bản lĩnh của những con người làm công tác truyền tải điện Việt Nam. Thống kê cho thấy, trong vòng hơn 13 năm tiếp theo, đến trước khi ra đời, hệ thống truyền tải cấp điện áp 500kV, hệ thống truyền tải điện 220kV đã phát triển và đạt được nhiều thành tích đáng ghi nhận như: tổng dung lượng máy biến áp 220kV tăng gấp hơn 5 lần lên 2.305 MVA, tổng chiều dài đường dây 220kV đã tăng gấp gần 3 lần lên 1.913 km.

          Ngày 05/4/1992, công trình đường dây 500kV mạch 1 đã được khởi công và ngày 27/5/1994 đã khánh thành, đóng điện vận hành. Lần đầu tiên trong lịch sử, hệ thống điện Việt Nam đã có “trục xương sống” 500kV chạy suốt từ Bắc vào Nam sau 02 năm xây dựng thần tốc.

          Tiếp nối kỳ tích mạch 1, ngày 23/10/2005, đường dây 500kV Bắc – Nam mạch 2 tiếp tục được hoàn thành và đưa vào vận hành, đảm bảo hệ thống truyền tải điện 500kV có hai mạch song song, tạo liên kết vững chắc, vận hành an toàn, tin cậy cho Hệ thống truyền tải điện Quốc gia. Việc xây dựng và đưa vào vận hành thành công hệ thống truyền tải điện 500kV Bắc – Nam mạch 2 đã đánh dấu bước trưởng thành quan trọng của ngành điện Việt Nam trong lĩnh vực nghiên cứu, khảo sát, thiết kế, xây dựng, quản lý vận hành và hợp tác quốc tế.

          Cùng với sự phát triển của hệ thống truyền tải điện, sự hình thành và phát triển của 4 Công ty Truyền tải điện 1, 2, 3, 4 từ ngày đầu mới thành lập đến nay là một trong những minh chứng rõ nét nhất cho sự lớn mạnh của đội ngũ cán bộ, công nhân làm công tác truyền tải điện về cả lượng và chất.

          Vào trước thời điểm năm 1981, cả nước mới chỉ có 02 đường dây 220kV và 02 trạm biến áp 220kV. Đến nay, lưới truyền tải điện do ENNNPT quản lý đã phát triển mạnh cả về quy mô và công nghệ với tổng cộng trên 18.960 km đường dây, bao gồm 6.737 km đường dây 500kV, 12.185 km đường dây 220kV và 42 km đường dây 110kV; 102 trạm biến áp, bao gồm 21 TBA 500kV, 80 TBA 220kV và 01 TBA 110kV, với tổng dung lượng MBA là 54.676 MVA.

    Lưới truyền tải điện Quốc gia đã vươn tới 61/63 tỉnh, thành phố trong cả nước và từng bước kết nối với lưới điện truyền tải của các nước trong khu vực, với công nghệ ngày càng hiện đại như đường dây nhiều mạch, nhiều cấp điện áp, cáp ngầm cao áp 220kV, trạm GIS 220kV, hệ thống điều khiển tích hợp bằng máy tính, thiết bị định vị sự cố, giám sát dầu online, hệ thống SCADA

    Trên đây là nội dung bài viết thế nào là hệ thống điện quốc gia. Nếu bạn đọc có thắc mắc vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.