Tính cộng đồng nguyên thủy là gì

Khi những người có chức quyền trong thị tộc, bộ lạc lợi dụng chức phận để chiếm một phần sản phẩm xã hội cho riêng mình khi chi dùng cho các công việc chung thì chẳng bao lâu họ sẽ có nhiều của cải hơn người khác => Quan hệ cộng đồng bắt đầu bị phá vỡ đồng nghĩa với tư hữu bắt đầu xuất hiện.

Đến Người tinh khôn, số dân đã tăng lên. Từng nhóm người cũng đông đúc hơn. Mỗi nhóm có hơn 10 gia đình (tăng hơn trước gấp 2 – 3 lần) gồm 2 – 3 thế hệ già, trẻ cùng có chung dòng máu, được gọi là thị tộc - những người “cùng họ”.

Trong thị tộc, con cháu có thói quen tôn trọng lớp ông bà, cha mẹ. Ngược lại, ông bà, cha mẹ đều chăm lo, bảo đảm nuôi dạy tất cả con cháu của thị tộc.

Trên một vùng sinh sống thuận lợi như ven sông, suối… thường không chỉ có thị tộc mà còn có bộ lạc.

Bộ lạc là tập hợp một số thị tộc, sống cạnh nhau, có họ hàng với nhau và cùng một nguồn gốc tổ tiên xa xôi. Giữa các thị tộc trong một bộ lạc thường có quan hệ gắn bó với nhau, giúp đỡ nhau.

Đương nhiên, công việc thường xuyên và hàng đầu của thị tộc là kiếm thức ăn để nuôi sống thị tộc.

Những công việc như thế, nhất là việc săn đuổi, săn bẫy các con thú lớn, thú chạy nhanh, luôn đòi hỏi sự phân công hợp lí, sự “chung lưng đấu cật”, mỗi người một việc, phối hợp ăn ý với nhau.

Như thế, yêu cầu của công việc và trình độ lao động thời nguyên thuỷ đòi hỏi sự hợp tác lao động của nhiều người, của cả thị tộc.

Thức ăn kiếm được chưa nhiều, chưa có đều đặn. Mọi người còn phải cùng làm, cùng cố gắng đến mức cao nhất để kiếm sống nên tự nhiên người ta thấy cần phải công bằng, phải được hưởng thụ bằng nhau.

Thực ra ở thời đồ đá, con người cũng chưa có gì thừa mà để dành, chưa có gì riêng mà cất giữ. Người ta sống cùng nhau mấy gia đình, thậm chí cả thị tộc, trong một ngôi nhà lớn. Bữa ăn dọn ra là thức ăn cùng nhau kiếm được, cùng ăn, cùng nhường nhịn, san sẻ đều nhau.

Như thế, trong thị tộc không chỉ có sự hợp tác mà mọi của cải, mọi sinh hoạt được coi là của chung, việc chung, làm chung, ăn chung, thậm chí ở chung một nhà.

Tính cộng đồng trong xã hội nguyên thủy bị phá vỡ khi nào?

A.Sản phẩm thừa thường xuyên

B.Tư hữu xuất hiện

C.Cuộc sống thấp kém

D.Cụng cụ kim loại xuất hiện

Đáp án đúng B.

Tính cộng đồng trong xã hội nguyên thủy bị phá vỡ khi Tư hữu xuất hiện, một số người, do có khả năng lao động hoặc do chiếm đoạt một phần của cải dư thừa của người khác, đã ngày càng trở nên giàu có.

Giải thích lý do chọn đáp án đúng là B

Xã hội nguyên thủy là giai đoạn đầu tiên và dài nhất trong lịch sử phát triển loài người. Xã hội nguyên thủy bắt đầu từ khi con người xuất hiện trên trái đất cho đến khi xã hội phân chia thành các giai cấp, tầng lớp và nhà nước được hình thành.

Cuộc sống của Người tinh khôn ở buổi ban đầu tuy có khá hơn so với Người tối cổ song họ cũng chỉ mới biết dùng đá để chế tạo công cụ lao động.

Công cụ đá, dù được cải tiến không ngừng, không thể đem lại năng suất lao động cao được. Mãi đến khoảng thiên niên kỉ thứ IV TCN, con người mới phát hiện ra kim loại và dùng kim loại để chế tạo công cụ. 

Nhờ công cụ bằng kim loại, con người có thể khai phá đất hoang, tăng diện tích trồng trọt, có thể xẻ gỗ đóng thuyền, xẻ đá làm nhà.

Người ta có thể làm ra một lượng sản phẩm không chỉ đủ nuôi sống mình mà còn dư thừa. Một số người, do có khả năng lao động hoặc do chiếm đoạt một phần của cải dư thừa của người khác, đã ngày càng trở nên giàu có.

Những người trong thị tộc giờ đây không thể cùng làm chung, hưởng chung. Xã hội nguyên thủy dần dần tan rã, nhường chỗ cho xã hội có giai cấp.

Khi những người có chức quyền trong thị tộc, bộ lạc lợi dụng chức phận để chiếm một phần sản phẩm xã hội cho riêng mình khi chi dùng cho các công việc chung thì chẳng bao lâu họ sẽ có nhiều của cải hơn người khác

- Trong thị tộc đòi hỏi sự phân công lao động thật hợp lí, sự “chung lưng đấy cật” là nguyên tắc vàng, mỗi người mỗi việc phối hợp ăn ý với nhau.

- Do yêu cầu công việc và trình độ lao động thời nguyên thủy đòi hỏi sự hợp tác lao động của nhiều người, của cả thị tộc.

- Thức ăn kiếm được chưa nhiều chưa đều đặn. Mọi người còn phải cùng làm cùng cố gắng đến mức cao nhất để kiếm sống nên người ta thấy cần thiết phải công bằng, phải được hưởng thụ bằng nhau.

- Như vậy, quan hệ thị tộc không chỉ có sự hợp tác mà mọi của cải, mọi sinh hoạt được coi là của chung, việc chung làm chung, ăn chung thậm chí ở chung một nhà.

- Trong thị tộc đòi hỏi sự phân công lao động thật hợp lí, sự “chung lưng đấu cật” là nguyên tắc vàng, mỗi người mỗi việc phối hợp ăn ý với nhau.

- Do yêu cầu công việc và trình độ lao động thời nguyên thủy đòi hỏi sự hợp tác lao động của nhiều người, của cả thị tộc.

- Thức ăn kiếm được chưa nhiều chưa đều đặn. Mọi người còn phải cùng làm cùng cố gắng đến mức cao nhất để kiếm sống nên người ta thấy cần thiết phải công bằng, phải được hưởng thụ bằng nhau.

=> Như vậy, quan hệ thị tộc không chỉ có sự hợp tác mà mọi của cải, mọi sinh hoạt được coi là của chung, việc chung làm chung, ăn chung thậm chí ở chung một nhà. Đó chính là tính cộng đồng của thị tộc.

Loigiaihay.com

  • Tính cộng đồng nguyên thủy là gì

    Tư hữu xuất hiện đã dẫn tới sự thay đổi trong xã hội nguyên thuỷ như thế nào?

    Giải bài tập 2 trang 11 SGK Lịch sử 10

  • Do đâu mà có sự xuất hiện tư hữu?

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận trang 11 SGK Lịch sử 10

  • Sự xuất hiện công cụ bằng kim loại có ý nghĩa như thế nào?

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận số 3 trang 10 SGK Lịch sử 10

  • Thế nào là thị tộc, bộ lạc?

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận số 2 trang 10 SGK Lịch sử 10

  • Tổ chức xã hội của Người tinh khôn là gì?

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận số 1 trang 10 SGK Lịch sử 10

  • Thống kê các triều đại trong lịch sử dân tộc từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX.

    Giải bài tập 1 trang 136 SGK Lịch sử 10

  • Lập bảng thống kê các cuộc kháng chiến và khởi nghĩa chống ngoại xâm từ thế kỉ X đến thế kỉ XV.

    Giải bài tập 1 trang 100 SGK Lịch sử 10. Lập bảng thống kê các cuộc kháng chiến và khởi nghĩa chống ngoại xâm