Top 10 công ty giá trị nhất thế giới năm 2024

Trong top 10 còn có 5 công ty khác của Nhật Bản, gồm Mitsui, Itochu, Sumitomo, Marubeni và Nissho Iwai (sau này là Sojitz). Nhật Bản là nước đóng góp nhiều đại diện thứ hai trong danh sách Global 500, với 149 công ty. Đứng đầu là Mỹ với 151. Dù vậy, các công ty Nhật Bản trong top 500 có tổng doanh thu lớn nhất thế giới, vượt cả Mỹ và châu Âu.

Nhưng sau 28 năm, tình hình trở nên hoàn toàn khác. Theo danh sách công bố đầu tháng này, Nhật Bản năm nay có 41 đại diện trong Global 500, thấp hơn nhiều Mỹ và Trung Quốc đại lục, với lần lượt 136 công ty và 135 công ty.

Các công ty Nhật Bản trong danh sách cũng chỉ có tổng doanh thu 2.800 tỷ USD năm ngoái, tương đương 6,8% toàn cầu. Tỷ lệ này của Mỹ là 31,8% và Trung Quốc là 27,5%.

Toyota Motor là công ty Nhật Bản lớn nhất trong danh sách, xếp thứ 19 với 274 tỷ USD doanh thu. Còn Mitsubishi đã lùi xuống vị trí 45 với 159 tỷ USD.

Fortune cho rằng có nhiều nguyên nhân khiến Nhật Bản từ đất nước thống trị Global 500 cách đây gần 30 năm lại tụt dốc mạnh đến vậy. Đó là đồng Yen yếu, ít công ty mang tính đột phá và sự nổi lên của Trung Quốc. Đây cũng chính là các thách thức mà kinh tế Nhật Bản nói chung đang phải đối mặt.

Năm 1995, Trung Quốc chỉ có ba đại diện vào top 500. Nhưng hiện tại, nước này đã có 135, thay thế rất nhiều đại diện Nhật Bản. Thậm chí, doanh nghiệp Trung Quốc hiện còn lấn sân nhiều lĩnh vực thế mạnh của Nhật Bản. Trong năm nay, Trung Quốc vượt Nhật Bản để trở thành nước xuất khẩu ô tô lớn nhất thế giới. Một phần là do lĩnh vực xe điện bùng nổ, với các doanh nghiệp như hãng xe BYD và hãng pin Contemporary Amperex Technology.

Bên cạnh đó, đồng yen giảm 20% giá trị so với USD trong một năm qua, từ 112 Yen/USD xuống 135 Yen/USD, khiến doanh thu quy đổi sang USD của các công ty Nhật Bản cũng thấp hơn. Doanh thu của Toyota Motor năm 2022 sẽ tương đương 331 tỷ USD nếu quy đổi theo tỷ giá năm 2021, đưa công ty này vào top 10.

Vấn đề lớn hơn cả là kinh tế Nhật Bản đã trì trệ suốt thời gian dài, khiến cơ hội tăng trưởng cho các công ty lâu năm và các startup ngày càng ít. Thập kỷ qua, GDP Nhật Bản chỉ tăng 5,3%. Trong khi đó, Mỹ tăng 23% và Trung Quốc đại lục tăng 83%.

Nhà kinh tế tại Oxford Economics, Norihiro Yamaguchi, cho rằng các công ty Nhật Bản đã bỏ lỡ đợt bùng nổ công nghệ, nếu so với các nền kinh tế lớn khác như Mỹ hay Trung Quốc. Ông cho rằng nguyên nhân là ở nền văn hóa đầu tư thận trọng. Các công ty Nhật Bản có xu hướng tập trung cắt giảm chi phí/nhân sự, thay vì tăng doanh thu hoặc mở mảng kinh doanh mới.

Nhật Bản cũng chưa có công ty nào trong nhóm Big Tech, như Alphabet, Microsoft, Alibaba hay Tencent. Nhà nghiên cứu tại Chatham House, Vasuki Shastry, nhận thấy, không như Trung Quốc, Nhật Bản chưa chứng kiến sự trỗi dậy của lớp doanh nhân mới như Jack Ma của Alibaba hay Pony Ma của Tencent. Chuyên gia này cho rằng nguyên nhân là "việc cải cách cấu trúc và kinh tế đình trệ không tạo ra được động cơ cho đột phá.

Ông Yamaguchi cho rằng một số công ty Nhật Bản đã ở trong danh sách của Fortune hàng chục năm, nhưng đại diện mới gần như vắng bóng. Ngược lại, Mỹ và Trung Quốc có nhiều cái tên mới nổi. Tesla là một ví dụ. Hãng xe điện này được đưa vào danh sách Global 500 cách đây 3 năm, và đã vươn lên vị trí thứ 152, xếp trên 3/4 số doanh nghiệp Nhật Bản trong danh sách này.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!

Bất chấp những thách thức của ngành công nghệ năm 2022 do lãi suất tăng và doanh thu sụt giảm, Apple vẫn duy trì vị trí là công ty vốn hóa lớn nhất thế giới. Điều này chủ yếu nhờ vào doanh thu kỷ lục và nhu cầu bền vững đối với điện thoại thông minh iPhone của hãng này - chiếm khoảng 50% tổng doanh thu.

Theo sau Apple là Microsoft. Tuy nhiên, không giống Apple, Microsoft chứng kiến tăng trưởng doanh thu sụt giảm trong năm 2022 do nhu cầu máy tính cá nhân giảm và tác động từ việc đồng USD mạnh lên.

Hãng dầu lửa khổng lồ Saudi Aramco của Saudi Arabia đứng thứ ba trong danh sách với vốn hóa 1,8 nghìn tỷ USD. Đây là công ty ngoài nước Mỹ duy nhất nằm trong top 10. Hồi tháng 5, Saudi Aramco có thời điểm vươn lên vị trí số 1 nhờ giá dầu tăng mạnh giúp lợi nhuận của công ty tăng vọt.

Nhìn chung, trong top 100, có tới 62 công ty đặt trụ sợ tại Mỹ, 11 công ty ở Trung Quốc và 5 công ty ở Pháp.

Nhiều công ty lớn nhất thế giới đã bị giảm mạnh về thị phần. Tuy nhiên, vẫn có một số công ty trong các lĩnh vực then chốt có tăng trưởng dương trong năm qua.

Dưới đây là bức tranh tổng quát về 100 công ty đại chúng lớn nhất thế giới về vốn hóa do Visual Capitalist thể hiện, dựa trên dữ liệu từ Companiesmarketcap.com.

Top 10 công ty giá trị nhất thế giới năm 2024

Top 100 công ty đại chúng lớn nhất thế giới về vốn hóa (Biểu đồ: Visual Capitalist).

Top 10 công ty đại chúng giá trị nhất thế giới năm 2022

Trong danh sách những công ty đại chúng có giá trị nhất thế giới năm nay, Apple vẫn đứng ngôi đầu với 2.300 tỷ USD.

Bất chấp sự suy thoái của ngành công nghệ trong năm 2022, do lãi suất tăng và doanh số bán hàng chậm lại, Apple vẫn duy trì vị trí hàng đầu của mình. Điều này phần lớn là nhờ doanh thu kỷ lục và nhu cầu của người tiêu dùng đối với iPhone vẫn mạnh. Doanh thu từ iPhone chiếm khoảng một nửa tổng doanh thu của Apple.

Đứng thứ 2 là Microsoft với vốn hóa 1.900 tỷ USD. Không giống như Apple, Microsoft đã phải đối mặt với thu nhập chậm hơn trong năm nay do nhu cầu đối với máy tính cá nhân yếu hơn và tác động nặng nề của đồng USD mạnh. Nhìn chung, khoảng 50% doanh số bán hàng của công ty là ở nước ngoài.

Và như chúng ta nhìn thấy trong bảng dưới đây, chỉ có 4 công ty vẫn nằm trong câu lạc bộ vốn hóa nghìn tỷ USD.

Top 10 công ty giá trị nhất thế giới năm 2024

Top 10 công ty đại chúng giá trị nhất thế giới năm 2022 (Biểu đồ: Visual Capitalist).

Đứng thứ 3 là gã khổng lồ dầu mỏ Saudi Aramco, với vốn hóa 1.800 tỷ USD. Đây cũng là công ty duy nhất không thuộc Mỹ lọt vào top 10.

Nhìn chung, trong số 100 công ty lớn nhất thế giới năm nay, có 62 công ty đặt trụ sở tại Mỹ, 11 công ty có trụ sở tại Trung Quốc và 5 công ty đặt tại Pháp.

Hiệu suất hoạt động của 10 công ty lớn nhất thế giới

Với nhiều công ty lớn trên thế giới, 2022 là một năm hoạt động cực kỳ khó khăn.

Top 10 công ty giá trị nhất thế giới năm 2024

Hiệu suất hoạt động của 10 công ty có vốn hóa lớn nhất thế giới (Biểu đồ: Visual Capitalist).

Như biểu đồ trên cho thấy, đa số những gã khổng lồ trên thế giới đều chứng kiến giá trị thị trường giảm sút. Trong đó, một nửa số công ty này ghi nhận sụt giảm ở mức hai con số.

Đơn cử như Tesla mất gần 70% giá trị vốn hóa thị trường trong năm nay. Theo Visual Capital, có 2 yếu tố chính cho sự sụt giảm này là: nhu cầu giảm, đặc biệt là ở Trung Quốc và thương vụ mua lại Twitter đầy biến động và rủi ro của CEO Elon Musk.

Tuy nhiên, tập đoàn về chăm sóc sức khỏe UnitedHealth Group lại có thành tích tốt nhất trong số 10 công ty hàng đầu. Tập đoàn kiếm được phần lớn thu nhập từ các gói bảo hiểm do người sử dụng lao động hỗ trợ, cho biết rằng các tác động của suy thoái kinh tế vẫn chưa tìm đến với công ty này trong năm 2022.

Những công ty lớn nhất thế giới theo lĩnh vực

Ngay cả khi giá trị thị trường toàn ngành đều sụt giảm vào năm 2022, thì các công ty trong lĩnh vực công nghệ vẫn chiếm ưu thế.

Top 10 công ty giá trị nhất thế giới năm 2024

Những công ty lớn nhất thế giới theo ngành (Biểu đồ: Visual Capitalist).

Trong số các công ty lớn nhất thế giới, có 20 công ty thuộc lĩnh vực công nghệ, với tổng giá trị thị trường là 9.200 tỷ USD, chiếm khoảng 31% giá trị thị trường của 100 công ty lớn nhất.

Tiếp theo là lĩnh vực tiêu dùng thiết yếu và chăm sóc sức khỏe cùng xếp thứ 2 khi đều có 17 doanh nghiệp lọt vào top 100 công ty lớn nhất thế giới. Trong đó, 2 công ty lớn nhất trong lĩnh vực này lần lượt là Apple và Amazon.

Theo Visual Capitalist, không có gì ngạc nhiên khi nhiều công ty lớn nhất thế giới đều là những công ty vị thế lâu đời trên thị trường toàn cầu.

Tuy vậy, vẫn có một số công ty thăng hạng so với năm 2021 như UnitedHealth Group, từ vị trí thứ 19 năm 2021 lên vị trí thứ 8 trong năm nay và NVIDIA năm nay đã leo lên vị trí công ty lớn thứ 11 trên toàn cầu, tăng từ vị trí thứ 24 vào năm ngoái.

Ngược lại, một số ông lớn như Meta (công ty mẹ của Facebook) và Alibaba lại sụt giảm thảm hại. Meta đã tụt từ vị trí thứ 6 vào năm 2021 xuống vị trí thứ 26 năm nay. Trong khi đó, Alibaba từng là công ty lớn thứ 9 trên toàn cầu nhưng đã tụt xuống vị trí thứ 36. Cả hai công ty đã chứng kiến giá trị vốn hóa thị trường giảm lần lượt khoảng 66% và 28% trong bối cảnh thu nhập lao dốc.

Năm 2022 sắp khép lại, liệu rằng những công ty lớn nhất thế giới này có hồi phục trong năm 2023 hay vẫn đối mặt với nhiều khó khăn phía trước?