Tốt nghiệp đại học trình độ chính trị là gì

Lý luận chính trị là hệ thống tri thức về lĩnh vực chính trị, nó là bộ phận quan trọng trong kho tàng lý luận của nhân loại giới hạn trong lĩnh vực chính trị, là kết quả của hoạt động nghiên cứu khoa học và thực tiễn chính trị của nhiều người, qua nhiều thế hệ.

Lý luận chính trị khẳng định vai trò và tầm quan trọng to lớn của nó đối với nhận thức và hành động của từng cá nhân nói riêng và sự phát triển của toàn xã hội nói chung, bởi lý luận chính trị bao gồm những tri thức tổng hợp, liên ngành mang tính đảng, tính giai cấp rõ rệt, đồng thời có tính khái quát hóa, trừu tượng hóa và tính dự báo khoa học cao. Đồng thời nó cho thấy sự khó khăn, phức tạp của quá trình sáng tạo, nhận thức và vận dụng lý luận chính trị.

Trình độ lý luận chính trị là phần không thể thiếu trong nội dung của hồ sơ đối với một số đối tượng, khi làm hồ sơ cần phải trình bày rõ về trình độ lý luận trình trị nhằm giúp cho những cán bộ và các đảng viên có thể đảm bảo được sự thống nhất đối với các tiêu chuẩn về mặt trình độ lý luận chính trị.

Xác định trình độ lý luận chính trị sẽ là căn cứ để các cơ quan, đoàn thể có thể xây dựng được các kế hoạch về công tác đào tạo cùng với bồi dưỡng trình độ. Từ đó giúp cho các cá nhân có thể cập nhật được những kiến thức về mặt lý luận chính trị, có thể thực hiện được những chính sách đã được đưa ra và nêu rõ đối với những cán bộ và những đảng viên.

Như thế, trình độ lý luận chính trị rất quan trọng đối với các cán bộ cùng với các đảng viên.

 

2. Trình độ lý luận chính trị xác định với những đối tượng nào?

Trình độ lý luận chính trị sẽ được xác định đối với những đối tượng mà đã tham gia học khóa “Lý luận chính trị” tại những cơ sở, những trường mà nằm ngoài của hệ thống của những trường đào tạo về Chính trị.

Hoặc cũng có thể là các cán bộ mà đã được học tại những trường Đại học có đào tạo về chính trị thuộc các lĩnh vực chuyên ngành, với những cán bộ theo chương trình sau Đại học ở Học viện Chính trị – Hành chính quốc gia và có nhu cầu để được xác nhận về trình độ lý luận chính trị.

Sau đây sẽ là chi tiết đối với những đối tượng mà được xác nhận trình độ về lý luận chính trị:

 

2.1. Đối với trình độ về cấp Cao cấp lý luận trong chính trị

Những đối tượng sẽ được công nhận ở trình độ thuộc cấp bậc cao cấp gồm:

– Những người tốt nghiệp và có bằng ĐH chính trị, các chuyên ngành về triết, các chuyên ngành liên quan tới chính trị, tư tưởng, tổ chức, văn hóa.

– Những người mà đã học xong ở những chương trình chuyên thực hiện việc đào tạo đối với những cán bộ thuộc vào cấp chiến thuật và chiến dịch.

– Những người có được tấm bằng ở cấp thạc sĩ, cấp tiến sĩ,… chuyên ngành chính trị liên quan (Mác – Lênin, tư tưởng HCM).

 

2.2. Đối với trình độ về cấp Trung cấp đối với lý luận chính trị

Những đối tượng sẽ được công nhận ở trình độ thuộc cấp bậc trung cấp gồm:

– Những người mà đã theo học xong ở những trường ĐH – CĐ hay các học viện thuộc vào những chuyên ngành trong lĩnh vực Kinh doanh, KHXH, Kinh tế ở phạm vi trong nước.

– Những người đã tham gia học và đã được tốt nghiệp đối với những chương trình đào tạo ở cấp bậc trung học đào tạo về chính trị ở những trường đào tạo chính trị thuộc tỉnh, hoặc ở những cơ sở có thẩm quyền để thực hiện việc đào tạo.

– Những người đã hoàn thành xong những chương trình học, đào tạo đối với những cán bộ thuộc vào cấp Đảng, cấp đoàn thể, cấp chính quyền… trong những trường đào tạo chính trị tại tỉnh hoặc là tại thành phố (trực thuộc TW).

– Những người đã học xong đối với hệ đào tạo dài hạn, tức là học trong thời gian từ 2 năm trở lên mà không thuộc vào các chuyên ngành liên quan tới triết học hay là tư tưởng và một số phân viện cụ thể trong từng khu vực.

– …

Ngoài ra còn nhiều đối tượng khác nữa được công nhận, xác định trình độ lý luận chính trị.

 

2.3. Đối với trình độ ở cấp Sơ cấp

Những đối tượng sẽ được công nhận ở trình độ thuộc cấp Sơ cấp gồm:

– Những người mà đã hoàn thành xong các chương trình đào tạo ở các Học viện, các trường ĐH – CĐ ở trong nước (ngoại trừ đối với các trường đào tạo mà đã được quy định rất rõ trong Điểm 2), trường THCN thuộc vào các ngành Kinh tế, Trung cấp Công an và Quân đội.

– Những người mà đã hoàn thành xong những chương trình học ở những Học viện và trường Quân đội mà không có nhóm KHXH&NV, ngành quản lý, ngành công an, ngành chỉ huy quân sự.

 

3. Những nguyên tắc trong việc xác định đối với trình độ lý luận chính trị là gì?

Về mặt nguyên tắc thì đối với trình độ lý luận chính trị cũng sẽ có những nguyên tắc cụ thể, rõ ràng mà các cán bộ hay các đảng viên cần phải nắm rõ ràng.

Theo đó, nguyên tắc của nội dung này chính là: các cá nhân, cán bộ, đảng viên cần phải dựa theo các nội dung được đào tạo trong chương trình đào tạo từ cấp bậc Sơ cấp, cấp bậc Trung cấp và cấp Cao cấp ở những trường chính trị (cấp Huyện, cấp Tỉnh…) để có thể lấy làm căn cứ đối chiếu lại với toàn bộ những nội dung và những chương trình đào tạo về trình độ lý luận chính trị.

 

4. Ý nghĩa của giấy xác nhận đối với trình độ lý luận chính trị

Khi xác nhận về trình độ lý luận chính trị, mỗi cá nhân sẽ nhận được giấy xác nhận, giấy xác nhận này có ý nghĩa quan trọng đối với từng cá nhân. Vậy thì giấy xác nhận này có ý nghĩa như thế nào?

– Với những người dự thi để có thể nâng ngạch đối với công chức thì rất cần giấy xác nhận về trình độ lý luận chính trị.

– Giấy xác nhận trình độ lý luận chính trị có ý nghĩa với những cán bộ muốn được tham gia đăng ký thi để nâng về ngạch công chức, để có thể được quy hoạch và được đề bạt, được bổ nhiệm đối với những cán bộ, đối với những cấp quản lý, lãnh đạo.

 

5. Một vài điểm quan trọng đối với trình độ lý luận chính trị

Trong thực tế cho thấy việc trình độ lý luận chính trị được triển khai còn gặp nhiều khó khăn, không phải ai cũng có thể có đủ điều kiện để có thể được xét loại trình độ này. Chính vì thế mà chúng ta sẽ cần hết sức lưu ý:

– Những cá nhân là cán bộ và là đảng viên thì cần phải khai báo về trình độ này theo

Đối với những người là đảng viên, là cán bộ thì sẽ tiến hành khai “trình độ lý luận chính trị” theo thông tin của chứng chỉ hay văn bằng được các cơ sở đào tạo trong hệ thống trường chính trị của Đảng cấp. Nếu như các cá nhân nào mà có nhu cầu để được xác nhận về trình độ lý luận chính trị thì cá nhân đó cần làm hồ sơ gồm: đơn đề nghị xác nhận, bảng điểm của cá nhân đó có công chứng, các chương trình đào tạo lý luận chính trị mà cá nhân đó đã được học gửi về Ban Tổ chức của Đảng ủy.

Đối với những cơ quan tổ chức các cán bộ và những cơ quan của Đảng khi thực hiện việc thống kê cũng như là bổ sung đối với các hồ sơ đầy đủ về “trình độ lý luận chính trị” thì cần phải căn cứ vào những thông tin trong chứng chỉ, văn bằng mà được cấp bởi các cơ sở đào tạo trong hệ thống của trường chính trị do Đảng cấp.

 

6. Cách kê khai trình độ lý luận chính trị

Theo Quy định được nêu trong điểm số 2 ở mục số 12 của Hướng dẫn mẫu số 08-HD/BTCTW được ban hành vào ngày 21/06/2007 về việc kê khai cùng với hướng dẫn chứng nhận đối với lý lịch chính trị của những người là Đảng viên (vào Đảng) cần viết như sau:

– Ghi rõ ràng trong mục chuyên môn cùng với nghiệp vụ:

Mục này các bạn cần viết rõ và chính xác các thông tin được cung cấp trong bằng cấp chuyên môn của bạn, viết rõ về nghiệp vụ của bạn.

Tiếp theo, bạn hãy căn cứ vào các thông tin của văn bằng, chứng chỉ mà bạn được cấp, viết trình độ cụ thể như: Sơ cấp, Trung cấp hay là Cao cấp, hoặc nếu bạn ở cấp Cử nhân thì hãy ghi Cử nhân, bạn học hệ chính quy hay tại chức thì cần ghi rõ.

 

7. Vai trò của việc học tập lý luận chính trị

Học tập lý luận chính trị là quá trình được truyền thụ, tiếp thu hệ thống tri thức lý luận chính trị; củng cố thế giới quan, nhân sinh quan, phương pháp luận khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; nâng cao nhận thức và bản lĩnh chính trị, củng cố niềm tin vào Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa; nâng cao tầm nhìn, tư duy, phương pháp, kỹ năng lãnh đạo, quản lý và vận dụng thực tiễn cho đội ngũ cán bộ. Hiện nay, đào tạo lý luận chính trị gồm 3 cấp: sơ cấp, trung cấp và cao cấp.

Chủ tịch Hồ Chí Minh từng khẳng định, lý luận như cái kim chỉ nam, nó chỉ phương hướng cho chúng ta trong công việc thực tế; không có lý luận thì lúng túng như nhắm mắt mà đi... Người yêu cầu, về tư tưởng, nhất định phải học tập lý luận Mác - Lênin và phải xem giáo dục tư tưởng và lãnh đạo tư tưởng là việc quan trọng nhất, phải kiên quyết chống cái thói xem nhẹ tư tưởng nói chung và xem nhẹ việc học tập lý luận nói riêng. Người nhấn mạnh, Đảng cần phải giáo dục và yêu cầu đảng viên ra sức học tập lý luận...; Đảng phải chống cái thói xem nhẹ học tập lý luận; đồng thời, yêu cầu cán bộ, đảng viên phải thường xuyên trau dồi, nâng cao trình độ lý luận; thực hiện tốt nguyên tắc gắn lý luận với thực tiễn… Người cũng đồng thời yêu cầu phải chống giáo điều, chống bệnh lười học, ngại học, hình thức trong học tập lý luận chính trị và vận dụng tri trức lý luận vào thực tiễn…

Đảng ta cũng xác định rõ, đào tạo lý luận chính trị phải bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ gắn với quy định của Đảng về công tác quy hoạch, bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử, phân cấp quản lý cán bộ; xác định rõ trách nhiệm, thẩm quyền của các cơ quan trong đào tạo lý luận chính trị. Đồng thời, học tập lý luận chính trị là nghĩa vụ, trách nhiệm và quyền lợi của cán bộ, đảng viên, trước hết là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp.

Điều này có nghĩa rằng, đào tạo lý luận chính trị gắn liền với công tác cán bộ, bởi có đào tạo thì mới đủ chuẩn về lý luận chính trị, nhằm đáp ứng các nhiệm vụ nói chung và theo từng vị trí, chức danh công tác nói riêng. Song song đó, việc học tập lý luận chính trị là nghĩa vụ (là phải đáp ứng gần như vô điều kiện), trách nhiệm (phải thực hiện cho đạt kết quả tốt nhất) và quyền lợi (nếu không học thì tự mình đào thải) của mỗi cán bộ, đảng viên.

Đồng thời, đào tạo lý luận chính trị là trách nhiệm (và thẩm quyền) của các cơ quan chức năng, đặc biệt là cơ quan đào tạo nhưng cũng liên quan trực tiếp đến việc quy hoạch, bố trí, cử đi học của các cấp ủy, các đơn vị. Khi nhiệm vụ này được thực hiện thì phát sinh nghĩa vụ, trách nhiệm và quyền lợi của cán bộ, đảng viên đi học. Hai yêu cầu này có sự liên hệ chặt chẽ với nhau; nếu cấp ủy không quan tâm việc cử đi đào tạo lý luận chính trị thì cán bộ, đảng viên sẽ khó có cơ hội được học tập, cơ quan, đơn vị sẽ không có đủ nguồn cán bộ đủ chuẩn chất cho các chức danh, từ đó tác động ngược trở lại đến việc trong sạch, vững mạnh của tổ chức đảng, của cấp ủy.

Tuy nhiên, có lẽ cần chú trọng nhiều hơn đến phía của cán bộ, đảng viên trong việc thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm của mình để từ đó đạt đến quyền lợi của mình trong hệ thống chính trị. Trên thực tế, có cán bộ, đảng viên chưa nhận thức đúng về yêu cầu này; có người cho rằng việc đi học lý luận chính trị là nhiệm vụ được tổ chức phân công, nên xem đi học như thực hiện một công tác nhưng không thấy đó là quyền lợi của mình, học bằng tâm thế cho xong chứ không chú trọng tiếp thu được kiến thức gì, rèn luyện được kỹ năng gì, rút được kinh nghiệm gì… Có cán bộ, đảng viên đi học xem như là việc cho bản thân mình nên tách hẳn các công việc của cơ quan, tổ chức, không gắn việc học nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc…

Nhưng đáng tiếc nhất hẳn là hiện tượng có cán bộ, đảng viên không xem trọng việc học tập lý luận chính trị. Điều này đã được Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII nhìn nhận: “Nhận thức sai lệch về ý nghĩa, tầm quan trọng của lý luận và học tập lý luận chính trị; lười học tập chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương, đường lối, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước”. Các biểu hiện cụ thể là học đối phó, chạy điểm, tranh thủ quan hệ… hơn là tập trung nghe giảng, nghiên cứu, trao đổi… để nâng cao kiến thức, giải tỏa các nhận thức chưa đúng, khẳng định các ý kiến còn nghi ngờ… Người nào có biểu hiện này chắc chắn không xem việc học lý luận chính trị là cho bản thân hay cho tổ chức mà chẳng qua hoàn thành để đủ chuẩn bổ nhiệm, để được thăng tiến hoặc “cho xong” các yêu cầu mà cấp ủy, lãnh đạo giao cho.

Thể nào là trình độ sở cấp chính trị?

Sơ cấp lý luận chính trị là cấp đào tạo lý luận chính trị cơ sở cho cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên... ở cơ sở; trang bị những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và kỹ năng vận dụng thực tiễn.

Bằng sở cấp lý luận chính trị để làm gì?

Bằng sơ cấp lý luận chính trị hoặc chứng chỉ tương đương căn cứ, điều kiện để cấp ủy, các đơn vị cử cán bộ, đảng viên và các trường chính trị tỉnh, thành phố nhận vào học các lớp để có trình độ Trung cấp lý luận chính trị (cấp ủy không cử và các trường chính trị tỉnh, thành phố không tiếp nhận người chưa có bằng sơ ...

Trình độ chính trị gồm những gì?

Hiện nay có 3 cấp tương ứng với trình độ lý luận chính trị được công nhận. Bao gồm: Sơ cấp lý luận chính trị, Trung cấp lý luận chính trị và Cao cấp lý luận chính trị.

Trình độ chính trị có nghĩa là gì?

Định nghĩa về trình độ chính trị Để hiểu một cách đơn giản nhất thì trình độ chính trị hay còn được gọi với cái tên khác lý luận chính trị là một hệ thống các tri thức khá trừu tượng và mục đích cho việc áp dụng nghiên cứu về khoa học, giải quyết các vấn đề liên quan đến chính trị trong mỗi quốc gia.