Trình bày cách đo điện áp xoay chiều

Mục tiêu: Hướng dẫn cách sử dụng đồng hồ vạn năng kim chỉ thị đo điện áp một chiều V.DC và điện áp xoay chiều V.AC.

1. ĐO ĐIỆN ÁP MỘT CHIỀU V.DC

a. Chú ý:

- Khi điện áp cao hơn 250V, cần tắt nguồn điện, nối dây đồng hồ vào điểm cần đo, sau đó mới bật nguồn. Không chạm vào dây đo đồng hồ, ghi lại kết quả đo, tắt nguồn rồi mới tháo dây đo đồng hồ ra khỏi điểm cần đo.

- Không để chuyển mạch ở vị trí thang đo mA hay Ω, nếu không đồng hồ sẽ hỏng.

- Không cắm que đo sang đầu đo dòng điện 15A xoay chiều.

- Để đồng hồ ở thang đo một chiều mà đo điện áp xoay chiều, kim chỉ thị sẽ không lên, tuy nhiên dòng qua đồng hồ lớn có thể làm hỏng đồng hồ.

b. Cách thực hiện

- Cắm que đo màu đen vào đầu COM, que đo màu đỏ vào đầu (+)

- Đặt chuyển mạch ở thang đo DC.V lớn hơn nhưng gần nhất với giá trị cần đo để kết quả đo là chính xác nhất. Ví dụ: đo điện áp 220V thì có 2 thang lớn hơn là 250V và 1000V, nhưng thang 250V sẽ cho kết quả chính xác hơn.

- Đặt 2 que đo vào 2 điểm cần đo (Đo song song). Que đen vào điểm có điện thế thấp, que đỏ vào điểm có điện thế cao.

- Tính kết quả đo được V = A x (B/C)

Với V là giá trị điện áp thực

A Là số chỉ của kim đọc được trên cung chia độ

B Là thang đo đang sử dụng

C Là giá trị MAX của cung chia độ

Tỷ lệ B/C là hệ số mở rộng (Tham khảo bảng 1.1)


Trình bày cách đo điện áp xoay chiều

Hình 1: Tính giá trị điện áp một chiều

2. ĐO ĐIỆN ÁP XOAY CHIỀU V.AC

a. Chú ý:

- Khi đo điện áp cao hơn 250V, cần tắt nguồn điện, nối dây đồng hồ vào điểm cần đo, sau đó mới bật nguồn. Không chạm vào dây đo đồng hồ, ghi lại kết quả đo, tắt nguồn rồi mới tháo dây đo đồng hồ ra khỏi điểm cần đo.

- Không để chuyển mạch ở vị trí thang đo mA hay Ω, nếu không đồng hồ sẽ hỏng.

- Không cắm que đo sang đầu đo dòng điện 15A xoay chiều.

- Đặt chuyển mạch đồng hồ ở vị trí đo điện áp xoay chiều mà đo điện áp 1 chiều, kim đồng hồ vẫn lên nhưng kết quả là không chính xác.

- Đối với thang đo xoay chiều 10V cần đọc ở cung chia độ riêng của nó thì kết quả mới chính xác (cung D10)

b.Cách thực hiện

- Cắm que đo màu đen vào đầu COM, que đo màu đỏ vào đầu (+)

- Đặt chuyển mạch ở thang đo AC.V lớn hơn nhưng gần nhất với giá trị cần đo để kết quả đo là chính xác nhất.

- Đặt 2 que đo vào 2 điểm cần đo (Đo song song). Không cần quan tâm đến cực tính của đồng hồ

- Tính kết quả đo được giống trường hợp đo điện áp một chiều.

Với V là giá trị điện áp thực

A Là số chỉ của kim đọc được trên cung chia độ

B Là thang đo đang sử dụng

C Là giá trị MAX của cung chia độ

Tỷ lệ B/C là hệ số mở rộng (Tham khảo bảng 1.1)


Trình bày cách đo điện áp xoay chiều

Hình 2: Tính giá trị điện áp xoay chiều

Trình bày cách đo điện áp xoay chiều

Trình bày cách đo điện áp xoay chiều
Trình bày cách đo điện áp xoay chiều