Trò chơi âm nhạc nhà trẻ 24-36 tháng

GIÁO ÁN

LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THẨM MỸ

HOẠT ĐỘNG LÀM QUEN ÂM NHẠC

Đề tài: Vận động theo nhạc – Cô và mẹ

            Nghe hát – Cô giáo

Đối tượng: Nhà trẻ 24 – 36 tháng

Số trẻ: Cả lớp

Thời gian: 15 - 20 phút

I. Mục đích – Yêu cầu:

1,Kiến thức:

- Trẻ biết tên bài hát “Cô và mẹ” của nhạc sĩ Phạm Tuyên

- Trẻ thuộc bài hát.

-Trẻ biết vận động minh họa các động tác theo lời bài hát.

- Trẻ biết hưởng ứng bài hát cùng với cô.

2. Kỹ năng:

-Trẻ biết nghe hát và hát theo nhạc, trẻ hát đúng nhịp điệu của bài hát.

- Trẻ cảm nhận được giai điệu của bài hát.

-Phát triển tai nghe khi chơi trò chơi

3 Thái độ:

- Trẻ hứng thú tham gia hoạt động.

II. Chuẩn bị:

1. Đồ dùng của cô

- Nhạc bài hát: Cô và mẹ, Cô giáo

- Tranh mẹ và cô giáo

- Sắc xô

2. Đồ dùng của trẻ

- Trẻ thuộc bài hát: Cô và mẹ.

- Ghế ngồi

- Tâm thế thoải mái

III. Tiến hành:

Hoạt động của cô

Hoạt động của trẻ

1.Ổn định tổ chức: (2-3P).

- Cô cho trẻ xem tranh về mẹ và cô giáo.

- Cô dẫn dắt trẻ vào bài.

2.Phương pháp, hình thức tổ chức.(12-15p)

 HĐ1: Ôn lại bài hát “Cô và mẹ”

Cô cho trẻ nghe lại giai điệu bài hát: Cháu yêu bà. Sau đó cho trẻ đoán tên bài hát.

- Cô cho cả lớp hát lại 1-2 lần

- Để bài hát hay và tình cảm hơn hôm nay cô sẽ hướng dẫn các con vận động theo nhạc cho bài hát nhé

HĐ2: Dạy trẻ VĐTN : “Cô và mẹ”

- Cô vận động mẫu:

+ Lần 1: Cô vận động kết hợp cử chỉ ,điệu bộ

Cô hỏi tên bài hát ?

+ Lần 2: Cô vận động kết hợp cử chỉ điệu bộ

* Dạy trẻ vận động        

+ Cô mời trẻ vận động cùng cô 2-3 lần

+ Cô cho tổ vận động

+Cô cho 2-3 nhóm lên vận động

+Cô cho 1-2 trẻ lên vận động

Chú ý: Trẻ vận động cô bao quát , sửa sai cho trẻ.

HĐ3: Nghe hát: Cô giáo sáng tác Đỗ Mạnh Tường

Cô giới thiệu tên bài hát: Hôm nay cô thấy các con học chăm ngoan rồi nên cô hát tặng các con bài hát Cô giáo - sáng tác Đỗ Mạnh Tường

Cô hát cho trẻ nghe:

Lần 1: Cô hát và vận động minh họa

Cô hỏi tên bài hát

Lần 2: Cô hát với đạo cụ

Cô giảng nội dung: Bài hát nói về tình cảm yêu quý 1 bạn nhỏ dành cho cô giáo.  Ban nhỏ xem cô giáo như người mẹ hiền thứ 2. Vì cô giáo luôn yêu thương chăm sóc, dạy dỗ mong bạn nhỏ nên người.

Lần 3: Trẻ hưởng ứng cùng cô

Cô con mình cùng đứng lên đung đưa theo giai điệu nhẹ nhẹ, thiết tha của bài hát này nhé.

3. Kết thúc:(1-3P)

Cô nhận xét và tuyên dương trẻ

Cho trẻ ra chơi

Trẻ quan sát tranh và trò chuyện cùng cô giáo

Trẻ lắng nghe giai điệu và nói tên bài hát.

Trẻ hát

Trẻ quan sát cô vận động

Trẻ vận động

Trẻ nghe hát

Trẻ hưởng ứng cùng cô

Chuyển hoạt động

Ngày 26 và 27 tháng 12 năm 2019, trường mầm non vân phúc tổ chức chuyên đề cho toàn thể cán bộ, giáo viên trong trường dự chuyên đề PTTM. AN cho lứa tuổi nhà trẻ và mẫu giáo.

Đang xem: Giáo án âm nhạc nhà trẻ 24 36 tháng

GIÁO ÁN

LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THẨM MỸ

Đề tài: Nghe hát” Ru em” – Tác giả Hoàng Kim Định

Trò chơi âm nhạc: Nghe và vận động theo tiết tấu nhanh, chậm

Lứa tuổi: Nhà trẻ 24 – 36 tháng

Thời gian: 17-20 phút

Giáo viên thực hiện: Nguyễn Thị Duyên, Bùi Thị Thu Hằng.

Đơn vị: Trường Mầm Non Vân Phúc.

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

1. Kiến thức.

– Trẻ biết tên bài hát: “Ru em”

– Trẻ hiểu nội dung bài hát “Ru em” là tiếng hát ru của em bé đưa em búp bê vào giấc ngủ ngon

– Trẻ biết cách chơi trò chơi “Nghe và vận động theo tiết tấu nhanh, chậm”

2. Kỹ năng.

– Trẻ nói được tên bài hát: “Ru em”.”

– Trẻ lắng nghe, cảm nhận và hưởng ứng theo giai điệu của bài hát “Ru em”.

– Trẻ chơi được trò chơi cùng cô, thay đổi nhanh chậm theo tiết tấu của đoạn nhạc.

3. Thái độ.

-Trẻ hứng thú với hoạt động âm nhạc cùng cô và các bạn.

– Giáo dục trẻ: Luôn biết yêu thương, chăm sóc em búp bê, luôn sẵn sàng che chở, dỗ dành khi em khóc.

II. CHUẨN BỊ

– Địa điểm: Lớp học

1. Đồ dùng của cô

– Nhạc không lời bài hát: Ru em”

– Đàn ooc gan, máy tính, hệ thống loa

– Nôi, búp bê.

– 01 Chuông; 01 hộp quà

– Trang phục của cô: áo dài, trang phục biểu diễn (nếu có)

2. Đồ dùng của trẻ

– Trang phục của trẻ

– Búp bê đủ cho số trẻ, 02 giường búp bê,

III. CÁCH TIẾN HÀNH

Hoạt động của cô

Hoạt động của trẻ

1.Ôn định tổ chức

– Giới thiệu chương trình” Bé yêu âm nhạc”.

– Cô giới thiệu khách và cho trẻ chào khách

2 .Phương pháp – hình thức tổ chức

HĐ1: Trò chơi âm nhạc: “Nghe và vận động theo tiết tấu nhanh, chậm”

– Chương trình “Bé yêu âm nhạc” ngày hôm nay có rất nhiều những điều bí mật đang chờ đón chúng ta đấy, và chúng mình cùng xem những điều bí mật đó là gì nhé.

(Cô 2 mang hộp quà ra)

– Cô cho trẻ khám phá hộp quà

– Cô giới thiệu cách chơi (cô 2 thực hiện động tác, cô 1 nói cách chơi): Khi cô Ngọc lắc tiếng chuông chậm, chậm, chậm thì chúng mình vỗ tay, dậm chân và lắc lư người chậm. Còn khi cô Ngọc lắc tiếng chuông nhanh thì chúng mình dậm chân, vỗ tay và lắc người thật nhanh, chúng mình nhớ chưa nào?

+ Lần 1: Chơi với tiết tấu khi cô lắc chuông chậm

+ Lần 2: Chơi với tiết tấu âm thanh nhanh, chậm của bản nhạc.

HĐ2: Nghe hát: “Ru em” – Tác giả Hoàng Kim Định

+ Cô giới thiệu tên bài hát

– Lần 1: Cô hát cho trẻ nghe bài hát “Ru em” (không nhạc)

– Cô vừa hát cho chúng mình nghe bài hát gì?

+ Cô giảng giải nội dung bài hát: “Ru em”. Bài hát là những lời hát ru của chị đã đưa em búp bê vào giấc ngủ ngon

+ Lần 2: Cô hát cùng cử chỉ điệu bộ minh họa

+ Lần 3: Cô cho trẻ nghe giai điệu bài hát

– Cô củng cố: Cô vừa hát cho chúng mình nghe bài hát gì? + Lần 4: Cô hát ru em bé búp bê ngủ trên nôi cùng trẻ.

+ Lần 5: Cô hát và cùng trẻ bế ru em búp bê ngủ (Cô thay trang phục gây hứng thú hơn)

* Giáo dục trẻ: Chúng mình luôn biết yêu thương, chăm sóc em búp bê, luôn sẵn sàng che chở, dỗ dành khi em khóc

3. Kết thúc

– Củng cố, nhận xét, tuyên dương trẻ

– Kết thúc hoạt động

Trẻ chào khách

Trẻ khám phá hộp quà

Trẻ lắng nghe

Trẻ lắng nghe và chơi cùng cô

-Trẻ lắng nghe

– Lắng nghe cô hát

– Trẻ nghe

-Trẻ lắng nghe và cảm nhận giai điệu

– Trẻ trả lời

– Trẻ đu nôi cùng cô

-Trẻ bế và ru em búp bê ngủ

– Trẻ nghe

Trẻ trả lời

Trẻ chào khách

Trò chơi âm nhạc nhà trẻ 24-36 tháng
Trò chơi âm nhạc nhà trẻ 24-36 tháng

GIÁO ÁN

LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THẨM MỸ

HOẠT ĐỘNG ÂM NHẠC

Tên đề tài: Dạy hát bài Đàn gà con Nhạc sĩ: Việt Anh

Trò chơi: “Chơi cùng giai điệu

Lứa tuổi: Mẫu giáo

Số lượng trẻ: 16 trẻ

Thời gian tổ chức: 20 – 25 phút

Giáo viên thực hiện:

I. Mục đích, yêu cầu

1. Kiến thức

– Trẻ biết tên bài hát “ Đàn gà con”. Biết tên nhạc sĩ?

– Trẻ biết cách hát đúng giai điệu bài hát “ Đàn gà con”

– Trẻ biết hát theo nhạc: + Khi nhạc nhanh thì trẻ hát nhanh.

+ Khi nhạc chậm thì trẻ hát chậm.

– Trẻ hiểu cách chơi trò chơi “Chơi cùng giai điệu

2. Kĩ năng

– Trẻ thuộc lời, hát đúng giai điệu bài hát “Đàn gà con”.

– Trẻ hát chậm, hát nhanh bài hát “ Đàn gà con” theo nhạc với đàn.

– Trẻ phối hợp với bạn chơi trò chơi với cô “Chơi cùng giai điệu

3. Thái độ

– Trẻ yêu thích và tham gia hoạt động âm nhạc một cách hứng thú, tích cực.

II. Chuẩn bị đồ dùng, đồ chơi

1. Đồ dùng của cô

– Đàn organ.

– Máy tính

– Nhạc bài hát “Đàn gà con” , nhạc chơi trò chơi

2. Đồ dùng của trẻ:

Trang phục gọn gàng

III. Phương pháp và hình thức tổ chức

Hoạt động của

Hoạt động của trẻ

1.Ổn định tổ chức, tạo hứng thú.

– Cô giới thiệu và chào khách.

* Khởi động giọng: (Trẻ đứng theo hàng ngang)

– Các con ơi, khi hát để có giọng hát hay thì đầu tiên các con phải làm gì?

– Khởi động giọng để giọng thật khỏe, hát thật hay, hát đúng nhịp của bài hát đấy.

– Cô và các con cùng khởi động giọng nhé, khi khởi động giọng các con hãy đứng thẳng lưng, hít hơi vào bụng và thở ra với âm La. Các con cùng cô khởi động nào?

– Cô Hà còn mang đến cho các con một thử thách đấy. Các con cùng vượt qua thử thách nhé.

– Cô cho trẻ khởi động giọng với âm La theo tay cô

– Cô cho trẻ tiếp tục khởi động giọng với các nốt “Đồ Rê Mi Fa Sol”

2. Phương pháp, hình thức tổ chức

HĐ1 : Dạy trẻ bài hát “ Đàn gà con”

– Có một bài hát nói về đàn gà con của nhạc sĩ Việt Anh với giai điệu rất vui tương và nhí nhảnh đó là bài hát “Đàn gà con”. Các con cùng lắng nghe cô hát bài hát “Đàn gà con” nhé.

– Lần 1: Cô hát cho trẻ nghe bài hát “Đàn gà con” (không nhạc).

– Hỏi trẻ tên bài hát, tên nhạc sĩ?

– Các con cùng lắng nghe cô hát bài hát “Đàn gà con” với nhạc nhé.

– Lần 2: Cô hát cho trẻ nghe kết hợp với nhạc.

– Lần 3: Cô đọc lời ca cho trẻ nghe

– Cô mời cả lớp lên hát cùng cô 2 lần không nhạc, sau đó lần 3 hát kết hợp với nhạc. (nhạc nhỏ để cô nghe trẻ hát và sửa sai cho trẻ)

– Cô mời tổ, nhóm, cá nhân trẻ lên hát.(Có thể thay đổi nhạc rock, rap để các tổ hát có thể phản ứng âm nhạc theo nhạc điệu)

– Cô hỏi lại trẻ tên bài hát và tên nhạc sĩ.

HĐ 2: Dạy trẻ hát nâng cao “Nhanh- chậm” bài hát “Đàn gà con”

– Cô hướng dẫn trẻ cách hát nhanh chậm sau đó bắt nhịp cho trẻ hát

Lần 1: Hát chậm

Hỏi trẻ cảm nhận khi trẻ hát xong

L2: Hát nhanh

Hỏi trẻ cảm nhận khi trẻ hát xong

Lần 3: kết hợp hát chậm, nhanh (có thể hát chậm, hát nhanh theo từng câu để nâng dần độ khó).

– Cho trẻ tạo dánh những chú “gà con” di chuyển và hát theo nhạc chậm, nhanh

– Cô khen cả lớp.

HĐ 3 Trò chơi âm nhạc: ‘Chơi cùng giai điệu”

Cách chơi: Cô bật nhạc lên các con đứng thành vòng cùng một hướng cô sẽ yêu cầu làm những động tác như xoa lưng, bóp vai, đấm lưng…theo nhạc nhanh chậm .

– Cô tổ chức cho trẻ chơi.

3. Kết thúc:

– Củng cố, nhận xét, tuyên dương

– Kết thúc hoạt động.

– Trẻ chào khách.

– Khởi động giọng

– Trẻ khởi động theo cô

– Trẻ nghe

– Trẻ lắng nghe cô hát.

– Trẻ trả lời

– Trẻ nghe cô hát.

– Trẻ hát theo sự chỉ huy của cô.

– Trẻ hát

– Trẻ hát theo nhạc chậm

– Trẻ trả lời

– Trẻ hát theo nhạc nhanh

– Trẻ trả lời.

-Trẻ hát nhanh, hát chậm.

– Trẻ làm những động tác của chú gà và hát theo nhạc nhanh, chậm

– Trẻ nghe

– Cả lớp lên chơi

– Trẻ chào khách.

Xem thêm: Sự Thật Về “Bùa Yêu“ – Trang Tin Ä‘IệN Tá»­ CủA Á»¦Y Ban Dã¢N Tá»™C

Trò chơi âm nhạc nhà trẻ 24-36 tháng
Trò chơi âm nhạc nhà trẻ 24-36 tháng

Trò chơi âm nhạc nhà trẻ 24-36 tháng
Trò chơi âm nhạc nhà trẻ 24-36 tháng

GIÁO ÁN

LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THẨM MỸ

HOẠT ĐỘNG ÂM NHẠC

Tên đề tài: Dạy vận động bài hát “Chú ếch con”

Nhạc sỹ: Phan Nhân

Trò chơi: ‘‘Nghe giai điệu đoán tên bài hát.

Lứa tuổi: Mẫu giáo nhỡ

Số lượng trẻ: 15 trẻ

Thời gian tổ chức: 25 – 30 phút

Giáo viên thực hiện: Phùng Thị Huế

Trần Thị Nga

I. Mục đích, yêu cầu:

1. Kiến thức:

– Trẻ biết cách vận động minh hoạ theo giai điệu của bài hát: “Chú ếch con”.

– Trẻ biết tên trò chơi và hiểu cách chơi trò chơi: “Nghe giai điệu đoán tên bài hát”.

2. Kỹ năng:

– Trẻ phối hợp các bộ phận trên cơ thể để vận động minh hoạ theo lời bài hát “Chú ếch con”, sáng tạo ra các động tác minh hoạ theo ý thích.

– Trẻ vận động minh họa theo giai điệu bài hát thể hiện được sắc thái vui tươi, nhí nhảnh

– Trẻ nghe và nhận ra được các giai điệu bài hát quen thuộc và phối hợp với các bạn chơi tốt trò chơi: “Nghe giai điệu đoán tên bài hát”.

3. Thái độ:

– Trẻ yêu thích và tham gia hoạt động âm nhạc một cách hứng thú, tích cực.

II. Chuẩn bị đồ dùng, đồ chơi:

1. Không gian, địa điểm

– Phòng âm nhạc rộng rãi, đủ cho số lượng trẻ

2. Đồ dùng

+ Máy tính, loa, Nhạc bài hát: Chú ếch con, nhạc TC

+ Một số nhạc cụ: Đàn oogan, phách tre, mũ chóp…

II. Chuẩn bị đồ dùng, đồ chơi:

1. Không gian, địa điểm

– Phòng âm nhạc rộng rãi, đủ cho số lượng trẻ

2. Đồ dùng

+ Máy tính, loa, nhạc bài hát: Chú ếch con, nhạc trò chơi về các bài hát theo chủ đề sự kiện

+ Một số nhạc cụ: Đàn ocgan, 01 đôi phách tre, xắc xô, ghế đủ cho trẻ ngồi, 3 bục âm nhạc, ngôi sao âm nhạc…

III. Cách tiến hành:

Hoạt động của cô

Hoạt động của trẻ

1.Ổn định tổ chức, tạo hứng thú

– Cô đọc bài thơ.

“ Một ngày mới bao điều thú vị

Các bé cùng đến lớp học với cô

Lớp B1 bé khẻ khoắn tuyệt vời

Cùng học nhạc trên những giai điệu vui”.

(2 lần)

– Cô trò chuyện dẫn dắt vào bài.

2. Phương pháp, hình thức tổ chức:

HĐ1: Dạy vận độngminh họa bài hát Chú ếch con

Cô cho trẻ nghe lại một đoạn của giai điệu của bài hát. Chú ếch con”.

– Đó là giai điệu của bài hát gì? Của nhạc sỹ nào sáng tác?

– Cô cùng trẻ hát lại bài hát ‘Chú ếch con” kết hợp cô đệm đàn.

– Bài hát sẽ hay hơn khi có thêm vận động minh họa

– Cô chia trẻ làm 3 nhóm và cho trẻ 1 phút hội ý tự nghĩ ra cách vận động minh họa

– Cô mời lần lượt 3 nhóm lên vận động minh họa

– Từ những ý tưởng của các con cô đã tổng hợp những động tác hay, đẹp phù hợp với giai điệu của bài hát đấy.

– Cô vận động mẫu: 2 lần

– Cô cho cả lớp hát và vận động minh hoạ cùng cô 2 lần.

bao quát động viên, sửa sai cho trẻ)

– Cô mời nhóm bạn gái lên hát và vận động minh hoạ.

– Cô mời nhóm bạn trai lên hát và vận động minh hoạ.

– Cô mời ban nhạc lên vận động minh họa.

– Cô mời đôi bạn, lên vận động minh họa.

(Cô sửa sai cho trẻ)

– Cô mời cá nhân trẻ lên vận động.

– Cô khen và động viên trẻ.

HĐ 2: Nâng cao:

– Cô cho trẻ vận động bài hát : “Chú ếch con” theo tiết tấu Cha cha cha, tango .

– Cô cho trẻ nghe nhạc, cảm nhận tiết tấu của nhạc. 2 cô nhảy điệu tango và chacha trước. Sau đó cho trẻ vận động

– Lần 1: Vận động theo tiết tấu tangô.

– Lân 2: Vận động theo tiết tấu cha cha cha

– Lần 3: Vận động tango và cha cha cha

Hỏi lại trẻ tên bài hát vừa vận động, tên tác giả.

HĐ 3: Trò chơi âm nhạc: Nghe giai điệu đoán tên bài hát

– Cô giới thiệu tên trò chơi: Nghe giai điệu đoán tên bài hát

– Cô nói cách chơi: Cô chia lớp thành 3 đội, mỗi đội cử ra 1 bạn đại diện cầm xắc xô để giành quyền trả lời sau mỗi lần nghe giai điệu của bài hát. Cô cho trẻ nghe giai điệu của các bài hát. Trẻ phải nghe và đoán xem đó là giai điệu bài hát nào. Khi bản nhạc kết thúc, đội nào lắc xắc xô trước thì đội đó được quyền trả lời trước. Đội nào trả lời đúng tên bài hát và hát lại được bài hát đó thì đội đó được tặng một ngôi sao âm nhạc. Kết thúc trò chơi, đội nào giành được nhiều ngôi sao âm nhạc hơn là đội đó chiến thắng.

– Cô tổ chức cho trẻ chơi 2,3 lần theo.

– Nhận xét, khen gợi trẻ

3. Kết thúc:

– Củng cố, nhận xét, khen ngợi trẻ.

– Kết thúc hoạt động

– Trẻ hưởng ứng

– Trẻ nghe

– Trẻ trả lời

– Trẻ hát.

– Trẻ hội ý 3 nhóm

– Trẻ vận động theo cách của mình

– Trẻ quan sát cô vận động

– Trẻ vận động minh hoạ cùng cô

– Nhóm bạn gái VĐ

– Nhóm bạn trai VĐ

– Ban nhạc , đôi bạn VĐ

– Cá nhân trẻ VĐ

– Cả lớp vận động

-Trẻ nghe

– Trẻ chơi trò chơi

Trò chơi âm nhạc nhà trẻ 24-36 tháng
Trò chơi âm nhạc nhà trẻ 24-36 tháng

GIÁO ÁN

LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THẨM MỸ

HOẠT ĐỘNG ÂM NHẠC

Đề tài: Dạy hát bài “Gà gáy le te (theo hình thức hát đuổi)

Dân ca Cống Khao

Trò chơi âm nhạc: “Khiêu vũ với bóng”

Lứa tuổi: Mẫu giáo lớn

Số lượng trẻ: 18 trẻ

Thời gian tổ chức: 30-35 phút

Giáo viên thực hiện: Phùng Thị Lan B

I. Mục đích, yêu cầu:

1. Kiến thức

– Trẻ biết tên bài hát “Gà gáy le te”.

– Trẻ biết tên làn điệu dân ca và hát đúng giai điệu bài hát.

– Trẻ biết cách hát đuổi bài hát “Gà gáy le te” theo sự chỉ huy bắt nhịp của cô

– Trẻ hiểu cách chơi, luật chơi trò chơi “khiêu vũ với bóng”.

2. Kĩ năng

– Trẻ thuộc lời, nhớ tên bài hát, hát đúng giai điệu bài hát “ Gà gáy le te”.

– Trẻ có kỹ năng hát đuổi bài hát “Gà gáy le te” theo sự chỉ huy của cô.

– Trẻ chơi được trò “chơi khiêu vũ với bóng”

3. Thái độ

– Trẻ yêu thích và tham gia hoạt động âm nhạc một cách hứng thú, tích cực.

II. Chuẩn bị đồ dùng, đồ chơi

1. Không gian, địa điểm

– Phòng học rộng rãi, đủ cho số lượng trẻ

2. Đồ dùng

– Nhạc bài hát “Gà gáy le te”

– 1 đàn Organ, loa

– Một số bản nhạc có thiết tấu nhanh, chậm, vừa cho trẻ chơi trò chơi.

– Bóng bay

III. Tiến hành

Hoạt động của

Hoạt động của trẻ

1. Ổn định tổ chức, tạo hứng thú:

– Cô cho trẻ chào khách

– Hỏi trẻ tác dụng của việc khởi động giọng?

– Cô cho trẻ khởi động giọng từ Đồ -> Đố

2. Phương pháp, hình thức tổ chức:

HĐ1 Hát ôn:

Cô mở cho trẻ nghe giai điệu của bài hát “Gà gáy le te” và hỏi trẻ đây là giai điệu của bài hát nào? Tác giả là ai?

– Cho trẻ hát 2 lần.

– Khen động viên trẻ

HĐ 2: Dạy hát nâng cao (theo hình thức hát đuổi) bài “Gà gáy le te”

– Cô giới thiệu cách hát đuổi: Các con đã thuộc và hát rất hay bài hát “Gà gáy le te”. Hôm nay cô sẽ dạy các con 1 hình thức hát mới đó là hát đuổi: Hát đuổi là hình thức có ít nhất 2 người, Một người hát trước, một người hát sau nhưng cùng hát giai điệu của bài hát.

– Hai cô hát cho trẻ nghe:

+ Hát lần 1: Cô 2 hát trước, cô 1 hát đuổi. (Hát không nhạc)

(Tất cả các lần hát nên Hát 1 lời, không ghép 2 lời cùng 1 lần hát để trẻ cảm nhận phần kết thúc)

– Hỏi trẻ cách hát của 2 cô vừa thể hiện.

– Cô hướng dẫn trẻ hát: với bài hát “ Gà gáy le te” theo cách hát đuổi thì cô Quý sẽ hát trước, cô hát từ đầu lời bài hát “ Con gà gáy” đến từ “ ai ơi” cô Hiền hát sau và bắt đầu hát từ đầu bài hát“ Con gà gáy”. Cứ như vậy hát cho đến hết bài.

+ Lần 2: Cô 2 hát trước, cô 1 hát đuổi. (Hát có nhạc)

– Bây giờ các con sẽ cùng hát đuổi với các cô nhé!

– Với bài hát “ Gà gáy le te” theo hình thức hát đuổi cô chia cả lớp thành 2 nhóm.

– Nhóm 1 hát cùng cô Quý, Nhóm 2 hát cùng cô Hiền nhé.

+ Cho cả lớp hát 3 lần.

Lần 1, lần 2 hát không nhạc (cô sửa sai cho trẻ nếu có)

Lần 3 cô và trẻ hát cùng nhạc

+ Nhóm trẻ lên hát

+ Đôi bạn lên hát đuổi

– Cô nhận xét, động viên trẻ.

– Trẻ lên sân khấu và biểu diễn cách hát đuổi bài hát “Gà gáy le te” theo nhịp chỉ huy của cô.

– GV nhận xét và cho trẻ đổi nhóm hát (nếu còn thời gian).

– Củng cố: Hỏi lại trẻ hoạt động vừa hát nâng cao là gì:

HĐ 3: Trò chơi âm nhạc: “Khiêu vũ với bóng”

– Các con vừa làm quen với cách hát đuổi bài hát “ Gà gáy le te” rất tuyệt vời, và sau đây cô Hiền sẽ dành tặng cho chúng mình một món quà rất thú vị.

Xem thêm: Xao Xuyến Trước Những Stt Khóc Thầm Hay ❤️️ 1001 Stt Cap Buồn Khóc Một Mình

Cô đưa quả bóng bay và hỏi trẻ đây là gì? Với quả bóng bay này chúng mình sẽ chơi được trò chơi gì nhỉ?

– Bạn nào có thể nhắc lại cách chơi trò chơi“khiêu vũ với bóng” cho cô và các bạn cùng nghe.

– Cô chốt: Trò chơi “khiêu vũ với bóng” các con sẽ tìm cặp đôi, chúng mình hãy dùng bụng hoặc các bộ phận khác trên cơ thể giữ bóng, tay cầm vào nhau như khiêu vũ, không được dùng tay giữ bóng và chúng mình sẽ cùng khiêu vũ theo nhạc, chúng mình cùng nghe nhạc và khiêu vũ thep nhịp điệu nhanh, chậm của nhạc nhé.

Lưu ý: không được để bóng rơi

– Cô bật nhạc và tổ chức cho trẻ chơi.

( Trong khi chơi cô hỏi cảm nhận của trẻ về bản nhạc, các con thấy bản nhạc này như thế nào, chúng mình hãy cùng khiêu vũ theo nhịp nhanh, chậm của bản nhạc nào)