Tứ trụ nhạc vàng là ai


Tứ trụ nhạc vàng là ai

Đầu tiên là Hùng Cường tên thật Trần Kim Cường sinh ngày 21 tháng 12 năm 1935, Lớn hơn Duy Khánh 1 tuổi, là một ca sĩ, nghệ sĩ cải lương, diễn viên điện ảnh và diễn viên kịch nói Việt Nam .

Trình bày: Hùng Cường 

****

Xuân này con không về

Trình bày: Duy Khánh 

Tứ trụ nhạc vàng là ai

Tiếp theo là Duy khánh sinh năm 1936, tên thật Nguyễn Văn Diệp, lớn hơn Nhật Trường 6 tuổi vừa là 1 ca sĩ vừa là nhạc sĩ 

Tứ trụ nhạc vàng là ai


Tiếp nữa là Trần Thiện Thanh
(Nhật Trường) sinh năm 1942 bằng tuổi với Chế Linh, tại Phan Thiết.vừa là1 ca sĩ vừa là nhạc sĩ 

Rừng Lá Thấp

****************************************

Trình bày: Chế Linh

Tứ trụ nhạc vàng là ai

Cuối cùng Chế Linh là một người Việt gốc Chăm (tên thật Chà Len (Jamlen), tên Việt là Lưu Văn Liên), sinh năm 1942 tại paley Hamu Tanran, gần Phan Rang (nay thuộc Làng Hữu Đức, xã Phước Hữu (Ninh Phước - Ninh Thuận). vừa là 1 ca sĩ vừa là nhạc sĩ với nghệ danh Tú Nhi,có một giọng hát đặc biệt và có rất nhiều bài hát nổi tiếng.

////////////

từ thập niên 1950 Hùng Cường nổi tiếng tại Sài Gòn, với những ca khúc nhạc tiền chiến và sau là nhạc vàng.

Năm 1952, Duy Khánh đoạt giải nhất cuộc thi tuyển lựa ca sĩ của đài Pháp Á tại Huế với bài hát Trăng thanh bình. Sau đó ông chuyển vào Sài Gòn để theo đuổi nghề ca hát. Vào Sài Gòn, ông bắt đầu ghi âm đĩa nhựa và đi diễn khắp nơi, dần nổi tiếng với tên Hoàng Thanh. Ông trở thành một trong ba giọng nam được yêu thích nhất, cùng với Duy Trác, Anh Ngọc. Thời kỳ này tên tuổi của ông gắn liền với những bài có âm hưởng dân ca và "dân ca mới" của Phạm Duy: Vợ chồng quê, Ngày trở về, Nhớ người thương binh, Tình nghèo, Quê nghèo, Về miền trung... rồi đổi nghệ danh là Duy Khánh. Chữ "Duy" trong Phạm Duy, còn "Khánh" là tên một người bạn thân của ông

Năm 1958 Trần Thiện Thanh đến Sài Gòn và chẳng bao lâu giọng hát trau chuốt của ông được giới yêu nhạc Sài Gòn yêu mến

Cũng trong năm 1958, Chế linh vào Sài Gòn sinh sống và hoạt động âm nhạc từ năm 1960

Năm 1959,Duy Khánh bắt đầu viết nhạc, nhạc ông thường nói về tình yêu quê hương, mang hơi dân ca xứ Huế và được đón nhận nồng nhiệt, ngay từ hai sáng tác đầu tay: Ai ra xứ huế, Thương về miền trung.

Đến thập niên 1960 Hùng Cường và Mai Lệ Huyền chuyển sang thể loại nhạc kích động, gây nên một không khí mới mẻ trong nền âm nhạc thời đó

Đầu thập niên 1960, Nhật Trường lập ban Tứ Ca Nhật Trường gồm 3 nữ ca sĩ: Như Thủy (em gái của ông), Vân Quỳnh và Diễm Chi ("nữ hoàng" của phong trào du ca chuyên hát nhạc Nguyễn Đức Quang, Ngô Mạnh Thu, Miên Đức Thắng, Bùi Công Thuấn) hát phụ họa cùng với ông. Ông hoạt động rất nhiều với các đài phát thanh và đài Truyền hình Việt Nam thời đó. Trong các phim kịch với đề tài người lính, Nhật Trường hay ca diễn với Thanh Lan.

Trong những năm cuối thập niên 1960, Hùng Cường, Chế Linh và Nhật Trường thường mặc quân phục lên sân khấu để hát nhạc lính.

Trong khoảng thời gian 1964-1965, Chế linh thâu rất nhiều dĩa hát

Năm 1965, Duy Khánh cùng với nữ danh ca Thái Thanh thu thanh bản trường ca Con đường cái quan của Phạm Duy. Sau đó cả hai người cùng hát trường ca Mẹ Việt Nam. Cho đến nay, hai bản trường ca này vẫn gắn liền với giọng hát Thái Thanh, Duy Khánh

vàng.

Cũng năm 1965 Trần Thiện Thanh tốt nghiệp trường Hạ sĩ quan, phục vụ tại Cục Tâm lý chiến Bộ Tổng tham mưu Quân lực Việt Nam Cộng Hòa từ năm 1965 cho đến cuối tháng tư năm 1975 ,Ông làm việc tại Ðài Phát thanh và sau đó Truyền hình Quân Ðội, từng là Trưởng ban văn nghệ của Đài

Sau năm 1968 Nhật Trường còn phụ trách thêm chương trình phóng sự chiến trường

Đầu thập niên 1970, ông thực hiện một số nhạc cảnh về Đại úy Nguyễn Văn Đương trong đó ông đóng vai người lính còn Thanh Lan đóng vai người vợ hậu phương Nguyễn Thị Lệ. Lúc đó, Nhật Trường và Thanh Lan thường hát chung với nhau. Đây là một tiết mục thu hút nhiều khán giả xem TV thời kì đó và loạt nhạc cảnh này cũng được thu thành phim với tên Trên đỉnh mùa đông.

1972: Chế Linh Đoạt giải Kim Khánh - Huy chương vàng đệ nhất hạng nam ca, do nhật báo Trắng Đen tổ chức

Năm 1975 Nền Cộng Hòa Miền Nam sụp đổ Hùng Cường quyết định sang Mĩ định cư với câu nói" Trai trung liệt không thờ hai chúa". qua nhiều lần vượt biên ông bị bắt bị tù đầy nhưng với tiên ngôn"đố ai bắt được chim Cường" cuối cùng ông cũng sang Mĩ ngày 28 tháng 02 năm 1980. Mất 1998

Sau 30 tháng 4 năm 1975, Duy Khánh bị cấm hát một thời gian dài, sau đó thành lập đoàn nhạc Quê Hương, quy tụ các nhạc sĩ Châu Kỳ, Nhật Ngân, các ca sĩ Ngọc Minh, Nhã Phương, Bảo Yến...Sau khi sang Mỹ vào năm 1988, ông hát độc quyền cho trung tâm Làng Văn, sau đó tách ra, thành lập trung tâm Trường Sơn tiếp tục ca hát và dạy nhạc cho đến cuối đời. 

Ông mất vào 12 giờ trưa ngày 12 tháng 2 năm 2003 tại bệnh viện Fountain Valley, Quận Cam,California, thọ 68 tuổi.Sau 1975, Nhật Trường nằm trong danh sách những nghệ sĩ bị Nhà nước CHXHCN Việt Nam cấm hoạt động. Tới năm 1984, Trần Thiện Thanh được phép hoạt động lại. Trần Thiện Thanh từ chối làm việc dưới chế độ mới mặc dù trong những năm ít xuất hiện trên sân khấu, ông vẫn soạn nhạc.

Năm 1993, ông di cư sang Hoa Kỳ theo diện đoàn tụ gia đình, ODP. Sau một thời gian sống tại Mỹ thì ông kết duyên với nữ ca sĩ Mỹ Lan.

Trần Thiện Thanh qua đời vào ngày 13 tháng 5 năm 2005 tại nhà riêng ở thành phố Westminster,Quận Cam do bệnh ung thư phổi. 


Page 2

Nhắc đến những giọng ca vàng của sân khấu ca nhạc Sài Gòn xưa, chúng ta không thể không nhắc đến bốn giọng nam mà đã được giới yêu nhạc phong cho danh hiệu “tứ trụ”: Duy Khánh (1936 -2003), Hùng Cường (1936 – 1996), Nhật Trường – Trần Thiện Thanh (1942 – 2005) và Chế Linh. Ba trong số đó đã vĩnh viễn giã từ trần gian, chỉ còn mỗi Chế Linh cũng đã ở vào hàng “trưởng lão”. Dòng Nhạc Xưa xin trân trọng giới thiệu qua bốn giọng ca lừng danh qua một bài viết vừa sưu tầm được.

(Nguồn: bài viết của tác giả Xuân Ngọc đăng trên 2saigon.vn ngày 2016-02-25)

Tôi là một đứa 9x đời giữa. Ba mẹ vốn có máu xê dịch và yêu văn nghệ, thế nên tôi may mắn lớn lên trong giai điệu da diết của những bản nhạc tiền chiến và nhạc vàng được phát xuyên suốt trên các chuyến xe đường dài lên rừng, xuống biển. Vậy là tôi nghiễm nhiên nghiện luôn dòng nhạc “buồn ngủ” này. Nhắc đến nhạc xưa, không thể không kể đến bốn trụ cột của nền nhạc vàng – nhạc tiền chiến thời bấy giờ hay còn gọi là “Tứ Trụ” gồm: Hùng Cường, Duy Khánh, Nhật Trường và Chế Linh.

1. Hùng Cường

Hùng Cường được sinh ra để làm nghệ thuật! Trong bộ Tứ Trụ nhạc vàng, ông được xem là “chân trụ” đa tài nhất bởi bên cạnh vai trò ca nhạc sĩ, ông còn là một nghệ sĩ cải lương, kịch sĩ kiêm tài tử điện ảnh.

Tứ trụ nhạc vàng là ai
Ca sĩ Sài Gòn xưa – Nam danh ca Hùng Cường

Hùng Cường bắt đầu nghiệp ca hát của mình với thể loại cổ nhạc sau đó mới chuyển sang nhạc tiền chiến và nhạc vàng. Với chất giọng ấm và truyền cảm, Hùng Cường nhanh chóng trở thành cái tên ca sĩ Sài Gòn xưa được nhắc đến rất nhiều trong khoảng thập niên 1950. Năm 1960, cùng với Mai Lệ Huyền, Hùng Cường đã thổi một làn gió mới mẻ vào làng nhạc Việt bằng dòng nhạc kích động (Nhạc Pop-Rock được Việt hóa) và vô cùng thành công. Có thể nói đôi song ca Hùng Cường – Mai Lệ Huyền đã cùng nhau trở thành đỉnh cao của dòng nhạc này.

Tứ trụ nhạc vàng là ai
Hùng Cường – Mai Lệ Huyền

Bên cạnh việc ca hát, Hùng Cường còn kiêm vai trò nhạc sĩ và ông sáng tác rất nhiều từ trước năm 1975. Tất cả những bài hát ông viết nên đều được thu đĩa bán và đạt doanh số kỉ lục ở Sài Gòn thời bấy giờ.

Ngày nay, khi vào phòng trà hoặc các quán cà phê mang hơi hướm hoài niệm Sài Gòn xưa cũ, người ta vẫn có thể đắm mình trong nhạc Hùng Cường với những bài hát quen thuộc như “Đường xưa lối cũ”, “Ông lái đò” hay “Mộng ngày xanh”.

2. Duy Khánh

Duy Khánh là cái tên quen thuộc với những ai yêu thích âm nhạc của nhạc sĩ Phạm Duy. Từ những năm 1960, Duy Khánh bắt đầu nổi danh với những khúc hát mang âm hưởng dân ca, “dân ca mới” của nhạc sĩ Phạm Duy và nhạc quê hương.

Tứ trụ nhạc vàng là ai
Ca sĩ Sài Gòn xưa – Nam danh ca Duy Khánh

Thuở ban sơ đi hát, ông lấy nghệ danh là Hoàng Thanh và làm nên tiếng tăm cùng cái tên ấy. Về sau ông mới đổi thành Duy Khánh với chữ “Duy” trong tên của nhạc sĩ Phạm Duy và “Khánh” là tên một người bạn thân của ông.

Duy Khánh từng là một đôi song ca ăn ý với nữ danh ca Thái Thanh. Cả hai cùng nhau thâu thanh bản trường ca “Con đường Cái Quan” và sau này là trường ca “Mẹ Việt Nam” mà mãi cho đến ngày nay, hai bản trường ca này vẫn gắn liền với giọng hát Duy Khánh – Thái Thanh.

Tứ trụ nhạc vàng là ai
Nữ danh ca Thái Thanh

Ngoài vai trò là một ca sĩ Sài Gòn xưa, Duy Khánh còn thể hiện tài năng sáng tác của mình trong vài trò nhạc sĩ. Trong số hơn 30 nhạc phẩm mang tên ông, có một số bài hát đã trở nên bất hữu, có thể kể đến như “Thương về miền Trung”, “Ai ra xứ Huế”, “Xin anh giữ trọn tình quê”…

3. Trần Thiện Thanh (Nhật Trường)

Trong các ca sĩ Sài gòn xưa, cố ca nhạc sĩ Nhật Trường – Trần Thiện Thanh để lại trong tôi nhiều ấn tượng nhất. Tôi thuộc nằm lòng rất nhiều ca khúc của ông và còn từng có mơ ước rằng một ngày nào đó sẽ được đứng trên sân khấu mà ngân vang những khúc ca của người nhạc sĩ tôi ngưỡng mộ.

Tứ trụ nhạc vàng là ai
Ca sĩ Sài Gòn xưa – Trần Thiện Thanh

Trước giai đoạn 1975, Trần Thiện Thanh đã nức tiếng khắp Sài Gòn bởi ngoại hình hào hoa phong nhã và đặc biệt là tài sáng tác cũng như giọng ca thiên phú của mình. Trần Thiện Thanh sáng tác nhiều tình yêu và đời lính. Được biết đến như một người vui tính, đào hoa và đa cảm nên các bản nhạc lính của Nhật Trường lúc nào cũng mang âm hưởng tự sự lãng mạn và thi vị hóa đời lính chiến gian khổ thay vì đầy rẫy sự phẫn nộ hay kêu gọi sự thù ghét.

Đầu thập niên 1970, Nhật Trường cùng Thanh Lan thực hiện nhạc cảnh “Trên đỉnh mùa đông”. Ông vào vai Đại úy Nguyễn Văn Đương và Thanh Lan vào vai người vợ hậu phương Nguyễn Thị Lệ. Nhật Trường và Thanh Lan đã diễn chung ăn ý đến độ người thời đó còn đồn đại nhau rằng đôi trai tài gái sắc này đang yêu nhau. Sự thành công của “Trên đỉnh mùa đông” đã thu hút rất nhiều khán giả xem đài thời đó và sau này được chuyển thể thành phim cùng tên.

Tứ trụ nhạc vàng là ai
Thanh Lan – Nhật Trường

 Trần Thiện Thanh được mệnh danh là “Ông hoàng bolero” bởi ông đã để lại cho làng nhạc vàng – nhạc trữ tình Việt Nam một gia tài sáng tác vô cùng đồ sộ. Nếu bạn vẫn nghe đâu đó giai điệu của “Bảy ngày đợi mong”, “Tình có như không” hay “Hàn Mặc Tử”, đó chính là các tác phẩm của ca nhạc sĩ tài hoa Trần Thiện Thanh – Nhật Trường.

4. Chế Linh

Chế  Linh là một cái tên rất nổi tiêng không chỉ trong giới ca sĩ Sài Gòn xưa mà ngày nay, tên ông vẫn còn là một “bảo chứng” cho doanh thu phòng vé của các trung tâm ca múa nhạc hải ngoại.

Tứ trụ nhạc vàng là ai
Ca sĩ Sài Gòn Xưa – Nam danh ca Chế Linh

Cái duyên của Chế Linh với ca hát có thể gọi là “nghề chọn người” bởi trước đó, ông không có ý định gắn bó với nghiệp cầm ca này. Trước khi trở thành ca sĩ, Chế Linh đã mưu sinh bằng rất nhiều nghề khác nhau. Sau đó, trong cuộc thi tuyển lựa ca sĩ của đoàn văn nghệ Biệt Chính Biên Hòa, ông đã đoạt giải Nam Ca Xuất Sắc Nhất và nhanh chóng nổi lên cùng dòng nhạc boléro với nhiều đĩa hát được thu.  Tình yêu với âm nhạc chỉ thật sự bắt đầu nảy nở sau 2 năm ông đi hát.

Khi đoàn văn nghệ tan rã, Chế Linh chuyển sang làm nghề tài xế chở xe đá và cùng sáng tác nhạc với Bằng Giang trong thời gian này. Thành quả cho sự hợp soạn của cả hai nhạc sĩ tài năng này được công chúng đón nhận rất nồng nhiệt. Một số bài hát nổi tiếng có thể kể bao gồm “Bài ca kỷ niệm”, “Đêm buồn tỉnh lẻ” và “Đoạn tái bút”.

Năm 1967 – 1968,  Trong khoảng thời gian cộng tác với hãng địa Continental, Chế Linh đã hợp tác hát cặp cùng Thanh Tuyền. Đôi song ca đã nhanh chóng trở thành hiện tượng được nhắc đến nhiều nhất lúc bấy giờ sau sự thành công của nhạc phẩm đầu tiên “Hái trộm hoa rừng” (Nhạc sĩ Trương Hoàng Xuân). Rất nhiều hãng đĩa đã tranh nhau khai thác sự hợp tác của bộ đôi này. Mãi cho đến nay, cặp song ca Chế Linh – Thanh Tuyền vẫn chiếm một vị trí không nhỏ trong tim công chúng yêu nhạc “sến”.

Tứ trụ nhạc vàng là ai
Chế Linh Thanh Tuyền

 Sau phong trào 1975, cùng với nhiều nghệ sĩ khác, Chế Linh bị cấm biểu diễn không chỉ ở Sài Gòn mà cả những tỉnh khác. Ông đã vượt biên sang nước ngoài, định cư ở Canada và tiếp tục hoạt động nghệ thuật phục vụ người Việt ở đất khách. Sau này, khi lệnh cấm được gỡ bỏ, Chế Linh đã trở về Việt Nam tổ chức liveshow “Chế Linh, 30 năm ngày tái ngộ” vào năm 2011 phục vụ đồng bào.

Các ca khúc nổi tiếng được Chế Linh thể hiện có thể kể đến gồm: “Thành phố buồn”, “Phút cuối”, “Con đường xưa em đi”…

Tổng hợp: Xuân Ngọc | Nguồn: Wikipedia, Facebook Quán Nhạc Vàng