Ứng dụng tforwarder là gì

Đại lý giao nhận không vận chuyển hàng hóa nhưng hoạt động như một “Chuyên gia” trong mạng lưới logistics. Đảm bảo được dòng luân chuyển hàng hóa từ Shipper đến Consignee. Các nhà cung cấp dịch vụ này có thể sử dụng nhiều phương thức vận tải kết hợp. (Vận tải đa phương thức – Multimodual Transport). Bao gồm đường thủy (Thủy nội địa & vận tải biển); hàng không; vận tải bộ và đường sắt. (Đường ống áp dụng cho những mặt hàng như dầu mỏ & khí đốt). Một lô hàng có thế được vận chuyển kết hợp nhiều phương thức. Nếu được tính toán hợp lý, có thể đảm bảo được vận chuyển hàng đúng hạn và tiết kiệm chi phí.

Tóm tắt nội dung bài viết

Ví dụ về vận tải đa phương thức trong xuất nhập khẩu:

+ Từ kho đến cảng = vận tải thủy nội địa, từ cảng đi -> cảng đến = vận tải biển, từ cảng đến -> kho = đường bộ.
+ Từ kho đến sân bay = đường bộ, từ sân bay đi -> sân bay đến = đường không, từ sân bay đến -> kho đại lý -> kho doanh nghiệp. (Vận tải bộ hay còn gọi là Trucking).
Forwarder cần sỡ hữu nhiều kiến thức về vận chuyển hàng hóa quốc tế (Chuyên các tuyến: Á – Âu, Á – Úc,..). Để thực hiện các hoạt động: Thực hiện bộ chứng từ; khai báo hải quan; làm việc với các công ty vận chuyển. (Sở hữu phương tiện vận tải).

Tại sao cần forwarder?

Những khách hàng có hàng hóa muốn xuất khẩu (nhập khẩu) rất khó tiếp cận hay deal giá trực tiếp với hãng vận tải. Họ cần bên trung gian là Forwarder để môi giới việc vận chuyển hàng hóa.

Forwarder sẽ giúp giảm chi phí, vì họ sẽ tìm tuyến đường vận chuyển tốt nhất, phương thức và hãng vận tải phù hợp nhất cho KH. Các Forwarder lập kế hoạch sắp xếp nhiều lô hàng nhỏ để đóng ghép (consolidate) thành các Pallet hoặc FCL. Và vận chuyển tới địa điểm đích, nhờ vậy mà tiết giảm chi phí cho từng chủ hàng riêng lẻ.

Những dịch vụ khác của Forwarder – Forwarding là làm gì?

Ứng dụng tforwarder là gì
Freight Forwarder

Ngoài việc sắp xếp vận chuyển, các công ty giao nhận còn cung cấp nhiều dịch vụ phụ trợ khác. Giúp khách hàng tập trung vào việc sản xuất kinh doanh của mình. Dưới đây là một số dịch vụ phổ biến.

Thông quan: Chủ hàng ủy thác quyền cho Forwarder hoàn tất hồ sơ khai báo hải quan. Nộp thuế xuất nhập khẩu.
Những vấn đề liên quan đến chứng từ –  Vận đơn, giấy chứng nhận xuất xứ, giấy phép xuất nhập khẩu.
Quản lý hàng tồn kho, Logistics và các hoạt động quản lý chuỗi cung ứng
Ngoài ra, các Forwarder cũng là đơn vị tư vấn về thương mại quốc tế. Những forwarder dày dạn kinh nghiệm sẽ tư vấn nhiệt tình cho những khách hàng mới. Khi bắt tham gia vào lĩnh vực xuất nhập khẩu, order hàng hóa hoặc xuất khẩu.

| Dịch vụ giao nhận quốc tế. 

Chọn forwarder như thế nào?

Đại lý giao nhận vận chuyển hàng hóa úy tín thường cam kết và đảm bảo sự hài lòng với khách hàng. Đảm bảo rằng hàng hóa đến đích cuối cùng của họ một cách kịp thời và hiệu quả. Nếu bạn là nhà xuất nhập khẩu, hay các công ty sản xuất, thương mại cần vận chuyển hàng hóa. Việc lựa chọn công ty Forwarding phù hợp cũng rất đáng lưu ý.

Trước hết, việc đầu tiên là phải tìm được những công ty tiềm năng và có giá cả hợp lý.
Kinh nghiệm và tuyến dịch vụ của các forwarder này đối với loại hàng của bạn. Chẳng hạn bạn cần vận chuyển hàng sang Châu Âu – Mĩ – Canada.

Forwarder (hay Freight Forwarder) là thuật ngữ chỉ người (hoặc công ty) làm nghề giao nhận vận tải (forwarding). Về cơ bản, Forwarder là một bên trung gian, nhận dịch vụ vận chuyển hàng của chủ hàng, hoặc gom nhiều lô hàng nhỏ (consolidation) thành những lô hàng lớn hơn, sau đó lại thuê người vận tải (hãng tàu, hãng hàng không) vận chuyển từ điểm xuất phát tới địa điểm đích cuối cùng.

Có thể ngầm hiểu Freight Forwarder như một nhà cung cấp dịch vụ Logistics thuộc bên thứ 3 (Third-party logistics-3PL), họ không vận chuyển hàng hóa mà chỉ đứng ra như một trung gian giúp khách hàng kết nối với đơn vị vận chuyển. Họ giúp khách hàng khai báo hải quan, chuẩn bị các chứng từ vận tải, cung cấp các dịch vụ thuê kho bãi và giao hàng,… các thủ tục và quy trình khác nếu như khách hàng không nắm rõ (hoặc không có kinh nghiệm).

Một freight forwarder quốc tế (International freight forwarders) thường xử lý các lô hàng quốc tế, đoán xét được đường đi của dòng hàng hóa.

Lịch sử hình thành freight forwarder (giao nhận hàng hóa)?

Theo lịch sử Forwarder ghi nhận, Thomas Meadows và công ty Limited of London (Nước Anh) được thành lập vào năm 1836 là một trong những công ty giao nhận vận tải đầu tiên.

Theo cuốn “Understanding the Freight Business”, được viết và xuất bản bởi các nhân viên điều hành của Thomas Meadows và công ty vào năm 1972. Lúc này, đường sắt đóng vai trò quan trọng và có độ tin cậy cao trong vận tải. Đồng thời sự xuất hiện của tàu hơi nước đã kích thích nhu cầu tăng cao và là bước khởi đầu phát triển cho ngành giao nhận vận tải còn non trẻ. Thời điểm này, việc giao dịch, mua bán hàng hóa giữa các nước với nhau chủ yếu phát triển giữa châu Âu và Bắc Mỹ . Các nhà giao nhận vận chuyển hàng hóa quốc tế đầu tiên là chủ nhà khách ở London – nơi đây họ tiếp nhận lượng khách quốc tế, đồng thời tổ chức làm cầu nối giữa khách hàng và đơn vị vận chuyển. Sự tái tiếp diễn của hoạt động này đã hình thành nên hoạt động giao nhận và vận chuyển hàng hóa ngày nay.

Ứng dụng tforwarder là gì
Nhà khách London – nơi tiếp nhận lượng khách quốc tế, đồng thời tổ chức làm cầu nối giữa khách hàng và đơn vị vận chuyển.

Chức năng ban đầu của giao nhận là sắp xếp vận chuyển bằng cách ký hợp đồng với các hãng vận chuyển khác nhau. Trách nhiệm bao gồm tư vấn về tài liệu và yêu cầu hải quan tại quốc gia đích. Nhân viên phóng viên của công ty ở nước ngoài phụ trách chăm sóc hàng hóa của khách hàng và thông báo về cho công ty giao nhận về những vấn đề có thể ảnh hưởng đến việc di chuyển hàng hóa.

Trong thời hiện đại, người giao nhận chấp nhận cùng một trách nhiệm. Nó hoạt động như một nhà cung cấp nội địa hoặc bằng cách khác với một đại lý tương ứng ở nước ngoài hoặc với văn phòng chi nhánh của riêng mình. Trong một giao dịch độc lập, người giao nhận có thể đóng vai trò người vận chuyển  hoặc làm đại lý cho khách hàng của mình hoặc cả hai.

Tại sao cần có sự xuất hiện của Freight Forwarder?

Nhiều bạn thắc mắc tại sao người xuất khẩu được khuyên dùng sử dụng Forwarder trong việc vận chuyển hàng hóa trong khi chi phí cho việc vận chuyển hàng hóa qua Fowarder sẽ cao hơn so với việc doanh nghiệp tự thực hiện là bởi vì các doanh nghiệp xuất khẩu ở Việt Nam đa số vẫn còn non trẻ, và chưa có nhiều kinh nghiệm về việc vận chuyển hàng hóa ra ngoài biên giới như các thủ tục  và khai báo hải quan, cách thức thông quan, kho bãi,…. Hơn nữa, các doanh nghiệp nhỏ không dễ tiếp cận và mặc cả trực tiếp với hãng vận tải/ hãng tàu dẫn đến việc dễ bị ép giá.

Còn về vấn đề chi phí, thực tế việc sử dụng Forwarder sẽ giúp các doanh nghiệp (khách hàng) giảm chi phí, đặc biệt là các doanh nghiệp (khách hàng nhỏ lẻ). Forwarder sẽ tìm tuyến đường vận chuyển tốt nhất, phương thức và hãng vận tải phù hợp nhất cho nhu cầu của chủ hàng. Hơn nữa các forwarder cũng thu xếp nhiều lô hàng nhỏ để đóng ghép (consolidate) và vận chuyển tới địa điểm đích, nhờ vậy mà tiết giảm chi phí cho từng chủ hàng riêng lẻ với lượng hàng hóa nhỏ.

Điểm khác biệt giữa Logistics và Freight Forwarders?

Nhiều người hiện nay vẫn nhầm lẫn giữa giữa Logistics và Freight Forwarders và cho rằng hai thuật ngữ trên như nhau. Thông thường thì, một công ty làm về forwarding (giao nhận) tự nhận mình đang làm logistics, hay nói đầy đủ phải là logistics bên thứ ba (3PL), còn gọi là logistics thuê ngoài.

Ứng dụng tforwarder là gì
Sự khác biệt giữa Logistics và Freight Forwarder

Tuy nhiên Logistics theo đúng nghĩa là một hoạt động bao quát hơn, nó bao gồm nhiều dịch vụ nhỏ lẻ khác nữa mà Freight Forwarders chưa cung cấp được, hay có thể hiểu Freight Forwaders là một hàm con nhỏ trong Logistics. Logistics được định nghĩa là việc hoạch định, thực hiện, kiểm soát việc vận chuyển và dự trữ hiệu quả hàng hóa, dịch vụ cũng như những thông tin liên quan từ nơi xuất phát đến nơi tiêu thụ để đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Trong khi freight forwarding (hay giao nhận vận tải) về cơ bản là dịch vụ vận chuyển hàng hóa từ một điểm này đến một địa điểm khác (bằng một hay nhiều phương thức vận tải).