Ví dụ của câu đặc biệt

Ngữ pháp tiếng Việt rất phong phú với rất nhiều loại câu như câu trần thuật, câu cảm thán, câu cầu khiến, câu rút gọn… Hôm nay chúng ta hãy cùng tìm hiểu một loại câu thú vị khác, đó chính là câu đặc biệt, trong bài viết sau đây!

Tóm tắt

  • 1 Định nghĩa câu đặc biệt là gì?
  • 2 Cấu tạo của câu đặc biệt
  • 3 Tác dụng của câu đặc biệt
  • 4 Ví dụ minh họa câu đặc biệt

Định nghĩa câu đặc biệt là gì?

Trong ngữ pháp tiếng Việt, chúng ta có câu bình thường là câu có đầy đủ 2 thành phần chủ ngữ và vị ngữ. Tuy nhiên, câu đặc biệt là câu không có cấu tạo theo mô hình chủ ngữ- vị ngữ, chỉ đơn thuần là một từ hoặc một cụm từ.

Ví dụ của câu đặc biệt
Câu đặc biệt là câu không theo mô hình chủ-vị

Chúng ta có thể xác định câu đặc biệt dựa trên cấu tạo của nó.

  • Câu đặc biệt có cấu tạo là một từ

Ví dụ: Ôi!

  • Câu đặc biệt có cấu tạo là một cụm từ.

Ví dụ: Thật kinh khủng!

Tác dụng của câu đặc biệt

Những câu đặc biệt thường được sử dụng nhiều trong văn chương, dùng để:

  • Xác định thời gian, địa điểm, nơi chốn diễn ra sự việc được nói tới trong văn cảnh
  • Liệt kê, thông báo về sự tồn tại của sự vật, hiện tượng
  • Bộc lộ cảm xúc, gọi đáp
Ví dụ của câu đặc biệt
Câu đặc biệt trong Ngữ văn 7

Tham khảo: Cảm biến từ là gì? Cấu tạo và nguyên lý

Ví dụ minh họa câu đặc biệt

Bài tập câu đặc biệt lớp 7: Dựa trên định nghĩa câu đặc biệt là gì cho ví dụ tương ứng theo các yêu cầu sau:

  • Đặt 1 câu đặc biệt xác định thời gian, địa điểm

Hà Nội. Mùa thu năm 1945.

  • Đặt 2 câu đặc biệt liệt kê, thông báo về sự vật, hiện tượng

Bồ các. Chim sẻ. Chim ri. Sáo sậu. Sáo đen.

Mưa. Gió. Bão. Tuyết. Trắng trời.

  • Đặt 3 câu đặc biệt bộc lộ cảm xúc

Than ôi!

Trời ơi!

Vui quá!

  • Đặt 4 câu đặc biệt dùng hỏi đáp. Đây thường là câu đặc biệt ngắn nhất.

Ví dụ:

Mẹ ơi!

Bố ơi!

Chị Ngọc ơi!

Em gái ơi!

Ngoài ra, các bạn học sinh có thể tham khảo những câu đặc biệt hay trên thư viện trực tuyến Violet.

Trên đây là những kiến thức cơ bản về câu đặc biệt là gì, cấu tạo, tác dụng và ví dụ minh họa cụ thể của câu đặc biệt. Hy vọng qua bài viết này, các bạn học sinh đã hiểu và vận dụng chính xác câu đặc biệt trong từng văn cảnh cụ thể. Và đừng quên truy cập trang web palada.vn để tìm hiểu thêm nhiều thông tin thú vị nữa nhé!

Trong chương trình Ngữ Văn lớp 7 chúng ta đã được học rất nhiều về kiến thức Ngữ pháp tiếng Việt, trong đó có bài học về “câu đặc biệt”. Đây được xem là phần kiến thức rất quan trọng của khối kiến thức tiếng Việt lớp 7, tuy nhiên vẫn có khá nhiều em học sinh chưa nắm rõ được phần kiến thức này. Vì vậy bài viết hôm nay maynnekhikhongdau.net sẽ cùng bạn đọc tìm hiểu kiến thức về câu đặc biệt là gì, câu rút gọn là gì và các ví dụ minh họa của 2 kiểu câu này nhé!

Tóm tắt

  • Câu đặc biệt là gì?
    • Cấu tạo của câu đặc biệt
    • Tác dụng của câu đặc biệt
  • Câu rút gọn là gì?
    • Cách dùng câu rút gọn
    • Phân loại và ví dụ về câu rút gọn
  • Cách phân biệt giữa câu rút gọn và câu đặc biệt

Câu đặc biệt là gì?

Câu đặc biệt là kiểu câu không tuân theo bất cứ một quy tắc ngữ pháp nào của tiếng Việt, hay nói cụ thể hơn, câu đặc biệt là câu không có cấu tạo theo mô hình chủ – vị giống như các câu thông thường.

Ví dụ của câu đặc biệt

Ví dụ về câu đặc biệt:

  1. “Mừng quá! Lần thi được điểm 10!” – thì “Mừng quá!” là câu đặc biệt. 
  2. “Ôi! Trời lại mưa rồi” – thì “Ôi!” là câu đặc biệt. 

Cấu tạo của câu đặc biệt

Dựa vào cấu tạo của câu đặc biệt mà chúng ta có thể dễ dàng nhận diện được nó

– Có cấu tạo là một từ

Ví dụ: Vâng

– Câu đặc biệt có cấu tạo là một cụm từ.

Ví dụ: 

– Thích thế!

– Vui quá!

Ví dụ của câu đặc biệt
Câu đặc biệt được đưa vào giảng dạy trong SGK Ngữ văn 7

Tác dụng của câu đặc biệt

Câu đặc biệt được sử dụng nhiều trong văn chương để:

– Bộc lộ cảm xúc, gọi đáp

– Thông báo hoặc liệt kê về sự tồn tại của sự vật. 

– Xác định nơi chốn, địa điểm, thời gian diễn ra sự việc được nói tới trong văn bản. 

Câu rút gọn là gì?

Trong tiếng Việt có những câu bị lược bỏ đi một số thành phần trong câu, được gọi là câu rút gọn. Những câu rút gọn ấy sẽ giúp cho câu nói trở nên súc tích và ngắn gọn hơn. Đồng thời câu rút gọn xuất hiện trong các đoạn văn cũng giúp cho thông tin được truyền tải đến người nghe một cách nhanh chóng, hạn chế được tình trạng lặp từ ngữ trong câu phía trước. 

Cách dùng câu rút gọn

Mặc dù việc sử dụng câu rút gọn rất tiện lợi nhưng người nói/viết cũng cần xem xét đến các yếu tố ngữ cảnh hoặc đối tượng giao tiếp để tránh vi phạm tính lịch sự, tránh gây hiểu lầm, phản cảm cho người nghe. 

  • Không nên quá lạm dụng việc rút gọn câu khi câu đó cần được trình bày một cách đầy đủ để tránh gây hiểu lầm, hiểu sai ý của người nghe. 
  • Đối với những hoàn cảnh đòi hỏi tính lực sự, trang trọng khi giao tiếp thì tuyệt đối không nên sử dụng câu rút gọn vì sẽ khiến cho câu nói của bạn trở thành câu cộc lốc, kém lịch sự. 

Ví dụ: 

Sp1: Cháu ăn cơm chưa?

Sp2: Chưa

——–

Sp1: Sao đi học muộn thế em?

Sp2: Ngủ quên

Có thể thấy, ở 2 ví dụ bên trên, người trả lời đều không nên sử dụng câu rút gọn, vì cả 2 ngữ cảnh trên đều là cuộc trò chuyện với người lớn và thầy cô giáo. Trong 2 trường hợp này, người nghe không nên nói rút gọn mà cần trả lời đầy đủ là: “cháu chưa ạ” và “ em ngủ quên ạ”

Ví dụ của câu đặc biệt
Câu rút được sử dụng trong cả văn nói và văn viết

Phân loại và ví dụ về câu rút gọn

Từ khái niệm câu rút gọn và ví dụ ở phần hướng dẫn cách dùng câu rút gọn, chúng ta có thể thấy tùy vào từng dạng câu mà có thể đưa ra các ví dụ

– Đối với loại câu rút gọn chủ ngữ

Ví dụ: ăn nhanh lên!

⇒ Ví dụ trên là câu rút gọn chủ ngữ. Hình thức đầy đủ của dạng câu này là: Hoa ăn nhanh lên!

– Câu rút gọn vị ngữ

Ví dụ: Ai là người làm câu số 3 trên bảng?

Học sinh: “em”.

Ví dụ trên là câu rút gọn vị ngữ. Câu đầy đủ là: Em làm ạ.

– Câu rút gọn chủ ngữ – vị ngữ

Ví dụ: A hỏi B: “Bao giờ em được đi làm trở lại?”

 B trả lời: “tuần sau”.

Có thể thấy, trong cuộc trò chuyện này, B đã sử dụng hình thức câu rút gọn cả chủ ngữ và vị ngữ để trả lời A. Vậy, B có thể trả lời đầy đủ là “Tuần sau em đi làm lại”.

Cách phân biệt giữa câu rút gọn và câu đặc biệt

Thực tế cho thấy có rất nhiều em học sinh lớp 7 thường nhầm tưởng câu rút gọn với câu đặc biệt giống nhau. Nguyên nhân dẫn đến sự nhầm lẫn này được cho là do câu đặc biệt và câu rút gọn đều có cấu tạo gồm 1 từ hoặc 1 cụm từ. Để phân biệt và tránh nhầm lẫn giữa 2 loại câu này, hãy chú ý đến các cách phân biệt sau:

Về cách nhận diện, câu đặc biệt được định nghĩa:

  • Là câu không thể khôi phục cụm chủ – vị vì đây vốn là câu không có thành phần chủ ngữ – vị ngữ.
  • Từ và cụm từ đóng vai trò trung tâm của cú pháp cho câu.

Ví dụ: “Một ngày vui” vì trong câu này chúng ta không thể khôi phục thêm thành phần nào nữa, câu cũng không theo mô hình chủ – vị.

Ví dụ của câu đặc biệt

Còn về định nghĩa câu rút gọn trong ngữ văn 7:

  • Vốn là câu đơn có đầy đủ cụm chủ – vị nhưng thường bị lược bớt đi thành phần chủ ngữ hoặc vị ngữ để thành một câu rút gọn. 
  • Tùy vào hoàn cảnh của từng câu mà chúng ta có thể xác định được thành phần chủ ngữ và vị ngữ.
  • Cụm chủ vị trong câu có thể được khôi phục.

Ví dụ:

Đi chơi không?

Ví dụ trên là một câu rút gọn, vì chúng ta có thể thêm vào câu một mô hình cụm chủ vị bằng cách thêm chủ ngữ hoặc vị ngữ. Như một ví dụ sau:

“Lan muốn đi chơi không?”

Hy vọng với những khái niệm và ví dụ cụ thể về câu đặc biệt là gì? Câu rút gọn là gì? Kèm ví dụ minh họa cho hai loại câu mà maynenkhikhongdau.net mang đến trong bài viết ngày hôm nay sẽ trở thành nguồn tài liệu tham khảo hữu ích đối với các vị phụ huynh, các em học sinh. Để các bố mẹ có thể sử dụng và hướng dẫn con em học tập và thực hành ngay tại nhà.