Ví dụ về quyết định đầu tư của tài chính doanh nghiệp

09 Tháng 08, 2022

Quyết định Tài chính là gì? Có những quyết định Tài chính nào trong doanh nghiệp? Cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết bên dưới nhé

Đối với một tổ chức, doanh nghiệp bất kỳ, việc đưa ra các Quyết định Tài chính là một công việc không thể thiếu đối với nhà quản trị. Nhắc đến Tài chính doanh nghiệp, thực chất, giám đốc Tài chính sẽ quan tâm và chịu trách nhiệm chủ yếu 4 quyết định về Tài chính. Vậy, 4 quyết định Tài chính đó là gì? Hãy cùng SAPP Academy tìm hiểu chi tiết ngay dưới đây!

1. Quyết định Tài chính là gì?

Trước khi đưa ra định nghĩa về quyết định Tài chính, các bạn cần có những nhận thức cơ bản về Tài chính doanh nghiệp nói chung. Tài chính doanh nghiệp sẽ liên quan đến những vấn đề như cách giải quyết nguồn tài trợ, các quyết định đầu tư, cơ cấu vốn,...

Các bộ phận đảm nhiệm công việc về Tài chính doanh nghiệp sẽ phải chịu trách nhiệm quản lý cũng như giám sát những quyết định đầu tư, hoạt động Tài chính của công ty.

Quyết định Tài chính có thể được hiểu là chủ trương (ý đồ) của các nhà quản trị doanh nghiệp về các vấn đề liên quan đến Tài chính như huy động vốn, phân bổ và sử dụng nguồn lực về Tài chính mà công ty có sao cho phù hợp với bối cảnh thị trường, điều kiện công ty để thực hiện các hoạt động kinh doanh nhằm duy trì và phát triển doanh nghiệp.

Ví dụ về quyết định đầu tư của tài chính doanh nghiệp

=> Xem Thêm: #Tổng Hợp Các Thông Tin Cơ Bản Về Khóa Học CFA Online tại SAPP Academy

2. Các quyết định Tài chính của doanh nghiệp

Việc đưa ra các quyết định về Tài chính phải phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau, dựa trên từng bối cảnh cũng như điều kiện kinh doanh mà các nhà quản trị sẽ đưa ra những quyết định phù hợp. Tuy nhiên, về cơ bản, doanh nghiệp thường phải đưa ra quyết định Tài chính liên quan đến những vấn đề sau:

2.1. Quyết định đầu tư vốn

Những quyết định được đưa ra về vấn đề đầu tư vốn chủ yếu liên quan đến việc lập ngân sách vốn. Thông qua việc theo dõi ngân sách vốn đã được lập, doanh nghiệp sẽ xác định được số vốn chi tiêu và ước tính được dòng tiền sẽ có trong tương lai từ những dự án vốn đã được đề xuất. 

Bên cạnh đó, nhà quản trị cũng so sánh được những khoản đầu tư theo kế hoạch với tiềm năng số tiền thể thu được để đưa ra quyết định cuối cùng sẽ đưa dự án nào vào trong ngân sách vốn của mình.

Trong số những nhiệm vụ về Tài chính doanh nghiệp, ra quyết định đầu tư vốn có thể coi là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất. Bởi nếu ra quyết định đầu tư không đúng, cụ thể là lập ngân sách vốn không tốt (đầu tư thiếu vốn hoặc đầu tư quá nhiều), điều này sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới tình hình Tài chính của công ty. 

Ví dụ về quyết định đầu tư của tài chính doanh nghiệp

2.2. Quyết định về hỗ trợ vốn

Quyết định về hỗ trợ vốn trong doanh nghiệp sẽ bao gồm các nhiệm vụ cung cấp vốn dưới dạng vốn chủ sở hữu hoặc nọ. Doanh nghiệp có thể tiến hành vay từ các trung gian tài chính, ngân hàng thương mại hoặc cũng có thể thông qua các ngân hàng đầu tư để phát hành chứng khoán nợ.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng có thể lựa chọn hình thức bán lại cổ phiếu cho những nhà đầu tư cổ phần. Tài trợ hay hỗ trợ vốn chính là một hoạt động cân bằng với mục đích quyết định lượng tương đối giữa vốn chủ sở hữu và nợ. Nếu nợ quá nhiều sẽ khiến rủi ro vỡ nợ tăng cao và có thể làm loãng thu nhập khi dựa nhiều vào vốn chủ sở hữu. Do đó, cuối cùng, để thực hiện các khoản đầu tư vốn, nhà tài trợ vốn sẽ cần phải cung cấp đủ số vốn cần thiết.

2.3. Quyết định thanh khoản ngắn hạn

Một trong những nhiệm vụ của Tài chính doanh nghiệp là quản lý tài chính ngắn hạn, trong đó phải đảm bảo được doanh nghiệp có đủ thanh khoản để các hoạt động được diễn ra liên tục và không bị gián đoạn. 

Quản lý tài chính trong ngắn hạn sẽ liên quan đến nợ ngắn hạn, tài sản lưu động, dòng tiền hoạt động, vốn lưu động. Một doanh nghiệp cần phải đảm bảo được khả năng đáp ứng tất cả những trách nhiệm, nghĩa vụ pháp lý của mình cho đến khi đến hạn.

Bên cạnh đó, những quyết định về thanh khoản ngắn hạn của công ty còn liên quan đến phát hành thương phiếu nhằm dự phòng thanh khoản hoặc nhận thêm hạn mức tín dụng.

Ví dụ về quyết định đầu tư của tài chính doanh nghiệp

2.4. Quyết định Cổ tức và Lợi tức vốn

Liên quan đến cổ tức và lợi tức vốn, các nhà quản trị trong doanh nghiệp sẽ phải đưa ra quyết định có nên giữ lại phần thu nhập vượt quá của công ty để dành vào những khoản đầu tư đồng thời yêu cầu hoạt động ở tương lai hay là lựa chọn phân phối nguồn thu nhập cho các cổ đông dưới hình thức mua lại cổ phiếu hoặc cổ tức. 

Các nhà quản trị cũng có thể ra quyết định sử dụng phần thu nhập giữ lại không phân phối cho cổ đông để tài trợ, phục vụ cho hoạt động mở rộng kinh doanh. Đây thường được coi là một nguồn vốn tối ưu nhất vì sẽ không làm giảm đi giá trị vốn của chủ sở hữu thông qua phát hành cổ phiếu hay làm phát sinh khoản nợ cho doanh nghiệp.

Nếu như cuối ngày, các nhà quản trị có thể khá chắc chắn được việc có thể kiếm tỷ suất lợi nhuận/khoản đầu tư cao hơn chi phí vốn công ty bỏ ra, họ có thể ra quyết định theo đuổi nó. Ngược lại, nếu không có niềm tin, họ nên cân nhắc đến việc chia vốn thừa cho cổ đông công ty (thông qua mua lại cổ phần hoặc cổ tức).

Tạm kết

Trên đây là những tổng hợp của SAPP Academy liên quan đến các quyết định Tài chính trong doanh nghiệp. Hy vọng từ bài viết, các bạn đã nắm được sơ lược về quyết định Tài chính là gì và các quyết định cơ bản mà một nhà quản trị Tài chính trong doanh nghiệp phải đưa ra.

Nếu các bạn đặt mục tiêu phát triển nghề nghiệp trong lĩnh vực Tài chính và đang mong muốn tìm kiếm một khóa học cung cấp kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực này, hãy thử tham khảo khóa CFA Online tại SAPP Academy. CFA chắc hẳn là một chứng chỉ Tài chính quốc tế không còn xa lạ đối với dân Tài chính và trở thành ước mơ chinh phục của nhiều người. 

Khóa học CFA Online do SAPP thiết kế dựa trên 3 tiêu chí “Trọn gói - Tiết kiệm - Cá nhân hóa”, không chỉ đem đến chất lượng đào tạo đạt chuẩn, cá nhân hóa theo năng lực của từng học viên mà còn giúp tiết kiệm chi phí và linh động thời gian.

Liên hệ với SAPP qua Fanpage hoặc Website nếu cần bất cứ hỗ trợ nào nhé!

Fanpage: https://www.facebook.com/sapp.edu.vn

Ví dụ về quyết định đầu tư của tài chính doanh nghiệp

Quyết định đầu tư (tiếng Anh: Investment Decision) là những quyết định liên quan đến tổng giá trị tài sản và giá trị từng bộ phận tài sản (tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn). Đây là quyết định quan trọng nhất vì nó tạo ra giá trị cho doanh nghiệp.

Ví dụ về quyết định đầu tư của tài chính doanh nghiệp

Hình minh họa (Nguồn: Business Media Group)

Quyết định đầu tư (Investment Decision)

Khái niệm

Quyết định đầu tư trong tiếng Anh gọi là Investment Decision.

Quyết định đầu tư là những quyết định liên quan đến tổng giá trị tài sản và giá trị từng bộ phận tài sản (tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn). Đây là quyết định quan trọng nhất vì nó tạo ra giá trị cho doanh nghiệp.

Các quyết định đầu tư

Quyết định đầu tư gắn liền với phía bên trái của bảng cân đối kế toán gồm có:

Quyết định về việc đầu tư cho tài sản ngắn hạn: Quyết định tồn quỹ, tồn kho, chính sách bán chịu hàng hóa, quyết định đầu tư tài chính ngắn hạn

Quyết định đầu tư tài sản dài hạn: Quyết định mua sắm tài sản cố định mới, thay thế tài sản cố định cũ, quyết định đầu tư dự án, đầu tư tài chính dài hạn...

Quyết định cơ cấu tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn: Quyết định sử dụng đòn bẩy hoạt động, điểm hòa vốn

Khi tài sản đã được mua sắm và nguồn tài trợ đã được sử dụng để mua sắm tài sản thì vấn đề phải quản lí sao cho tài sản đó được sử dụng có hiệu quả. Giám đốc tài chính phải có trách nhiệm về việc quản lí và sử dụng các tài sản trong doanh nghiệp, đặc biệt là đối với tài sản ngắn hạn là loại tài sản dễ gây ra thất thoát và lãng phí trong sử dụng.

Quyết định quản trị tài sản dài hạn: Là những quyết định về quản lí tài sản cố định (lựa chọn phương pháp khấu hao và mức khấu hao thích hợp, đổi mới trang thiết bị, chế độ bảo dưỡng sửa chữa tài sản cố định, mua bảo hiểm tài sản, lập quĩ dự phòng tài chính và quản trị những tài sản dài hạn khác như đầu tư tài chính dài hạn, bất động sản đầu tư. ..

Quyết định quản trị tài sản ngắn hạn: Là những quyết định về quản lí tiền mặt, hàng tồn kho và các khoản phải thu ngắn hạn.

(Tài liệu tham khảo: Giáo trình Tài chính doanh nghiệp, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân)

Thanh Hoa