Vì sao bác hồ phải đội nhiều tên

12 năm làm cận vệ bên Bác Hồ

Những ngày cuối tháng tư, phóng viên Báo Lao Động đã có cuộc trò chuyện với ông Tạ Quang Chiến (sinh năm 1925, quận Ba Đình, TP.Hà Nội). Ở tuổi 95, tuy sức khỏe đã có phần giảm sút nhưng ông Tạ Quang Chiến vẫn toát lên vẻ mẫn tiệp, vẫn nhớ như in những năm tháng mà ông cùng đồng đội tháp tùng bên Bác Hồ.

Vì sao bác hồ phải đội nhiều tên
Ông Tạ Quang Chiến - 1 trong 8 cận vệ được Bác Hồ đặt lại tên năm 1947. Ảnh: Gia đình cung cấp   

Ông Chiến bảo, ông vinh dự là một trong 8 người được Bác Hồ đặt lại tên, là Đội trưởng Đội thanh niên 36 - Kiểu mẫu, có 12 năm làm cận vệ kiên trung bên Bác. Thời bình, ông giữ các chức vụ quan trọng như: Vụ trưởng vụ Nghiên cứu Lịch sử Đảng, Bí thư Trung ương đoàn thanh niên, Tổng cục Trưởng Tổng cục Thể dục Thể thao (giai đoạn 1981 - 1992) và là Đại biểu Quốc hội khóa VII.

Nhớ về kỷ niệm được Bác Hồ đặt lại tên năm 1947, ông Tạ Quang Chiến nói: “Tên thật của tôi là Nguyễn Hữu Văn, quê gốc ở Hải Dương, nhưng sinh ra ở Thanh Hóa. Sớm giác ngộ cách mạng, khi mới 18 tuổi tôi tham gia hoạt động trong tổ chức Thanh niên cứu quốc. Năm 1945 là chiến sĩ của đội tự vệ cứu quốc Hoàng Diệu, đơn vị vũ trang đặc biệt trực thuộc thành ủy Hà Nội lúc bấy giờ. Cuối năm 1945, tôi được nhà cách mạng Nguyễn Lương Bằng tuyển chọn vào tổ thư ký giúp việc cho Chủ tịch Hồ Chí Minh”.

Những ngày đầu khi tiếp xúc và làm quen với công việc, ông Chiến được ông Nguyễn Văn Lý (tức Hoàng Hữu Kháng) là người phụ trách tổ cận vệ và các ông như Ngọc Hà (Chu Phương Vương), Văn Lâm, Nam Phong, Trần Đình là những người đã từng bảo vệ Bác ở trên căn cứ Tân Trào giúp đỡ và kèm cặp kinh nghiệm.

Trong đó, ông Nguyễn Văn Lý là người thẳng tính, cương trực và quyết đoán, khiến ông Chiến rất kính nể, coi như anh cả trong gia đình. Trong mỗi chuyến công tác bảo vệ Bác, ông Chiến thường được bố trí đi cùng Bác đến thăm các vị nhân sĩ, trí thức Hà Nội, bảo vệ Bác dự kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa I hoặc bảo vệ Bác đi các tỉnh như Thái Bình, Thanh Hóa, Nam Định, Ninh Bình…

Năm 1947, khi chiến sự ngày càng ác liệt, các cơ quan Trung ương Đảng được lệnh rút về vùng căn cứ địa. Tổ thư ký được đi cùng với Bác về Việt Bắc lúc này chỉ gồm 8 người là Võ Chương, Vũ Long Chuẩn, Nguyễn Văn Lý, Văn Lâm, Ngọc Hà, Nguyễn Quang Chí, Trần Đình và Nguyễn Hữu Văn. Theo ông Chiến, nói là cận vệ thì chưa đúng, vì thực tế ông và các đồng đội đều phải kiêm tất cả các công việc như cảnh vệ, văn phòng, thư ký, liên lạc và hậu cần trên tinh thần một người có thể làm được nhiều công việc. Nhưng trên hết, nhiệm vụ bảo vệ Bác, lo cho Bác lúc nào cũng khỏe mạnh là nhiệm vụ quan trọng nhất.

“Để đảm bảo an toàn và bí mật, chúng tôi phải liên tục thay đổi chỗ ở. Một lần khi chúng tôi đang đốt củi, ngồi quây quần để sưởi ấm thì Bác nói: “Hôm nay, Bác đặt lại tên cho các chú theo thứ tự vòng tròn mà các chú đang ngồi nhé Trường, Kỳ, Kháng, Chiến, Nhất, Định, Thắng, Lợi”. Đặt xong, Bác lại hỏi: “Các chú có biết tại sao Bác lại đặt tên cho các chú như vậy không?” Rồi Bác tiếp tục giải thích: “Nhiệm vụ của Bác cháu ta hiện tại vừa là trước mắt, vừa là lâu dài cùng với toàn Đảng, toàn dân, toàn quân đưa cuộc kháng chiến này đi đến thắng lợi. Vì vậy, đặt lại tên cho các chú để các chú trở thành khẩu hiệu sống bên Bác, nhắc nhở mọi người hằng ngày phải hoàn thành nhiệm vụ của mình”, ông Chiến nhớ lại.

Ông kế tiếp: Cái tên Tạ Quang Chiến gắn với tôi kể từ hồi đó, và nay 8 người cận vệ bên Bác chỉ còn lại mình tôi. Được Bác Hồ đặt lại tên là một kỷ niệm không thể nào quên và đó là niềm hạnh phúc lớn khi tôi được Bác khai sinh ra lần thứ hai”.

95 tuổi vẫn không ngừng học, tiếp thu cái mới

Những ngày ở Việt Bắc, cuộc sống vô cùng khó khăn, thiếu thốn và gian khổ. Ngoài trách nhiệm bảo vệ, ông Chiến cùng với đồng đội giữ cả nhiệm vụ lo cơm nước cho Bác và chăm sóc cho Bác những lúc ốm đau. Trong tâm trí của ông Chiến, Bác Hồ tuy bận trăm công nghìn việc nhưng Bác luôn quan tâm, hỏi han và để ý đồng đội từng chi tiết nhỏ nhặt. Bác thường nhắc nhở đội cận vệ chuẩn bị gậy để chống khi đi đường trơn, dễ leo dốc và làm vũ khí để phòng lúc thú dữ, rắn rết tấn công.

Trao đổi với phóng viên Lao Động, anh Nguyễn Vinh Quang (con trai cả của ông Chiến) cho biết, hằng ngày ông Chiến vẫn đều đặn ngồi trên xe lăn nghiên cứu tài liệu lịch sử, không ngừng học hỏi, tiếp thu cái mới. Ông vẫn thường xuyên theo dõi báo đài, cập nhật thông tin thời sự trong nước và quốc tế để bổ sung kiến thức, mở rộng tầm nhìn và nhãn quan cho mình.

Ông Chiến luôn căn dặn con cháu phải luôn học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Mỗi người phải biết sống giản dị, tiết kiệm, anh em trong gia đình phải đoàn kết, yêu thương nhau. Nói về những mong muốn hiện nay, ông Chiến vẫn đề cao sự đoàn kết và thống nhất trong Đảng, nâng cao chất lượng Đảng viên và đặc biệt ông rất kỳ vọng vào thế hệ trẻ. Ông cho rằng mỗi người khi học tập theo Bác trước tiên phải hiểu Bác, hiểu được tư tưởng của người. Chống thói a dua, thùng rỗng kêu to.

Cũng theo ông Chiến, thế hệ trẻ chính là tương lai của nước nhà, mỗi người cần phải nỗ lực tu dưỡng, rèn luyện cả thân và tâm nhiều hơn nữa. Việc chuẩn bị về kiến thức thôi chưa đủ, phải chuẩn bị tốt về mọi mặt, cả về trình độ học vấn, kiến thức và bản lĩnh để sẵn sàng hội nhập với Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, đưa đất nước sánh vai với các cường quốc trong khu vực và thế giới.

Trong cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có hơn 30 năm hoạt động ở nước ngoài. Người qua 4 châu lục, 3 đại dương, đặt chân lên gần 30 nước, làm hàng chục nghề khác nhau. Trong điều kiện hoạt động cách mạng bí mật, bị chính quyền thực dân, đế quốc và tay sai theo dõi, bắt giam, tuyên bố tử hình vắng mặt…Người phải thay đổi họ tên rất nhiều lần. Do đó, trong cuộc đời của mình, Hồ Chí Minh có rất nhiều tên gọi, bí danh và bút danh.

Cuốn sách của Bảo tàng Hồ Chí Minh Những tên gọi bí danh, bút danh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001, đưa ra con số thống kê: có 169 tên chính thức, bí danh, bút danh của Hồ Chí Minh, và nêu lên 17 bút danh, bí danh khác đang nghi là của Hồ Chí Minh cần được nghiên cứu thêm. Còn nhà sưu tầm Bá Ngọc trong cuốn sách của mình Hồ Chí Minh – Những tên gọi đi cùng năm tháng, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2003, thống kê Hồ Chí Minh có 174 tên ; trong đó có 78 tên chính thức, bí danh và 96 bút danh.

Chúng tôi xin giới thiệu 169 tên chính thức, bí danh, bút danh của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Cuốn sách của Bảo tàng Hồ Chí Minh Những tên gọi bí danh, bút danh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001.

Trong thời gian đến, chúng tôi sẽ cung cấp cho quý vị và bạn đọc 169 tư liệu, sự kiện quý giá liên quan đến tên gọi, bí danh, bút danh  mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dùng trong quá trình hoạt động cách mạng để quý vị và bạn đọc  hiểu đầy đủ hơn.  

Tên do gia đình đặt từ 1890 – 1910

1. Nguyễn Sinh Cung, 1890

2. Nguyễn Sinh Côn

3. Nguyễn Tất Thành

4. Nguyễn Văn Thành, 1901

5. Nguyễn Bé Con

Tên gọi – bút danh trong thời gian Bác đi tìm đường cứu nước đến khi về nước (1911 – 1941)
6. Văn Ba, 1911

7. Paul Tất Thành, 1912

8. Tất Thành, 1914

9. Pôn Thành (Paul Thành), 1915

10. Nguyễn Ái Quốc, 1919

11. Phéc-đi-năng

12. An-be đơ PU-VUA-VIN (Anbert de POUVOURVILLE), 1920

13. Nguyễn A.Q, 1921-1926

14. CULIXE, 1922

15. N.A.Q, 1922

16. Ng.A.Q, 1922

17. Hăngri Trần (Henri Tchen), 1922

18. N, 1923

19. Cheng Vang, 1923

20. Nguyễn, 1923

21. Chú Nguyễn, 1923

22. Lin, 1924

23. Ái Quốc, 1924

24. Un Annamite (Một người An Nam), 1924

25. Loo Shing Yan, 1924

26. Ông Lu, 1924

27. Lý Thụy, 1924

28. Lý An Nam, 1924-1925

29. Nilốpxki (N.A.Q), 1924

30. Vương, 1925

31. L.T, 1925

32. HOWANG T.S, 1925

33. Z.A.C, 1925

34. Lý Mỗ, 1925

35. Trương Nhược Trừng, 1925

36. Vương Sơn Nhi, 1925

37. Vương Đạt Nhân, 1926

38. Mộng Liên, 1926

39. X, 1926

40. H.T, 1926

41. Tống Thiệu Tổ, 1926

42. X.X, 1926

43. Wang, 1927

44. N.K, 1927

45. N. Ái Quốc, 1927

46. Liwang, 1927

47. Ông Lai, 1927

48. A.P, 1927

49. N.A.K, 1928

50. Thọ, 1928

51. Nam Sơn, 1928

52. Chín (Thầu Chín), 1928

53. Víchto Lơ bông (Victor Lebon), 1930

54. Ông Lý, 1930

55. Ng. Ái Quốc, 1930

56. L.M. Vang, 1930

57. Tiết Nguyệt Lâm, 1930

58. Pôn (Paul), 1930

59. T.V. Wang, 1930

60. Công Nhân, 1930

61. Vícto, 1930

62. V, 1931

63. K, 1931

64. Đông Dương, 1931

65. Quac.E. Wen, 1931

66. K.V, 1931

67. Tống Văn Sơ, 1931

68. New Man, 1933

69. Li Nốp, 1934

70. Teng Man Huon, 1935

71. Hồ Quang, 1938

72. P.C.Lin (PC Line), 1938

73. D.C. Lin, 1939

74. Lâm Tam Xuyên, 1939

75. Ông Trần, 1940

76. Bình Sơn, 1940

77. Đi Đông (Dic-donc)

78. Cúng Sáu Sán, 1941

79. Già Thu, 1941

80 Kim Oanh, 1941

81. Bé Con, 1941

82. Ông Cụ, 1941

83. Hoàng Quốc Tuấn, 1941

84. Bác, 1941

Tên gọi – bút danh trong thời gian Bác lãnh đạo cách mạng Việt Nam tổng khởi nghĩa Cách mạng tháng Tám thành công (1942 – 1945)

85. Thu Sơn, 1942

86. Xung Phong, 1942

87. Hồ Chí Minh, 1942

88. Hy Sinh, 1942

89. Cụ Hoàng, 1945

90. C.M. Hồ, 1945

91. Chiến Thắng, 1945

92. Ông Ké, 1945

93. Hồ Chủ tịch, 1945

94. Hồ, 1945

95. Q.T, 1945

96. Q.Th, 1945

97. Lucius, 1945

Tên gọi – bút danh trong thời gian Bác lãnh đạo nhân dân Việt Nam kháng chiến chống Pháp (1946 – 1954)

98. Bác Hồ, 1946

99. T.C, 1946

100. H.C.M, 1946

101. Đ.H, 1946

102. Xuân, 1946

103. Một người  Việt Nam, 1946

104. Tân Sinh, 1947

105. Anh, 1947

106. X.Y.Z, 1947

107. A, 1947

108. A.G, 1947

109. Z, 1947

110. Lê Quyết Thắng, 1948

111. K.T, 1948

112. K.Đ, 1948

113. G, 1949

114. Trần Thắng Lợi, 1949

115. Trần Lực, 1949

116. H.G, 1949

117. Lê Nhân, 1949

118. T.T, 1949

119. DIN, 1950

120. Đinh, 1950

121. T.L, 1950

122. Chí Minh, 1950

123. C.B, 1951

124. H, 1951

125. Đ.X, 1951

126. V.K, 1951

127. Nhân dân, 1951

128. N.T, 1951

129. Nguyễn Du Kích, 1951

130. Hồng Liên, 1953

131. Nguyễn Thao Lược, 1954

132. Lê, 1954

133. Tân Trào, 1954

Tên gọi – bút danh trong thời gian Bác lãnh đạo nhân dân Việt Nam kháng chiến chống Mỹ đến khi Bác qua đời (1955 – 1969)

134. H.B, 1955

135. Nguyễn Tân, 1957

136. K.C, 1957

137. Chiến Sĩ, 1958

138. T, 1958

139. Thu Giang, 1959

140. Nguyên Hảo Studiant (Nguyên Hảo, sinh viên), 1959

141. Ph.K.A, 1959

142. C.K, 1960

143. Tuyết Lan, 1960

144. Giăng Pho (Jean Fort), 1960

145. Trần Lam, 160

146. Một người Việt kiều ở Pháp về, 1960

147. K.K.T, 1960

148. T. Lan, 1961

149. Luật sư Th.Lam, 1961

150. Ly, 1961

151. Lê Thanh Long, 1963

152. CH-KOPP (A-la-ba-na), 1963

153. Thanh Lan, 1963

154. Ngô Tam, 1963

155. Nguyễn Kim, 1963

156. Ng~. Văn Trung, 1963

157. Dân Việt, 1964

158. Đinh Văn Hảo, 1964

159. C.S, 1964

160. Lê Nông, 1964

161. L.K, 1964

162. K.O, 1965

163. Lê Ba, 1966

164. La lập, 1966

165. Nói Thật, 1966

166. Chiến Đấu, 1967

167. B

168. Việt Hồng, 1968

169. Đinh Nhất, 1968

NHỮNG TÊN GỌI, BÍ DANH, BÚT DANH CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH CẦN ĐƯỢC NGHIÊN CỨU THÊM

1.     U.L. Bút danh ký dưới bài viết đăng trên báo Người cùng khổ, năm 1922

2.     H.A. Bút danh ký dưới bài viết đăng trên báo Người cùng khổ, năm 1923

3.     Nguyễn Hữu Văn. Bút danh ký dưới bài viết đăng trên báo Công nhân Ba cu, năm 1927

4.     Nguyễn Hải Khách. Bí danh dùng năm 1924

5.     Diệu Hương. Bút danh ký dưới bài đăng báo Thanh niên, năm 1926

6.     T.V. Bí danh dùng khi ở Hương Cảng

7.     Wau you. Bí danh dùng khi ở Hương Cảng

8.     Nguyễn Lai. Bí danh dùng khi hoạt động ở Thái Lan

9.     Chính. Bí danh dùng khi hoạt động ở Thái Lan

10.   Tín. Bí danh dùng khi hoạt động ở Thái Lan

11.  Vương Bạc Nhược. Bí danh dùng khi hoạt động ở Quảng Châu, Trung Quốc, năm 1925

12. Đ.L.Đ. Bút danh ký dưới bài viết đăng trên báo Cứu quốc

13. T.R. Bút danh ký dưới bài viết đăng trên báo Cứu quốc

14. H.L. Bút danh ký dưới bài viết đăng trên báo Nhân dân

15. H.C. Bút danh ký dưới bài viết đăng trên báo Nhân dân

16. L. Bút danh ký dưới bài viết năm 1959

17. Lê Đinh. Ký trong một số bức điện gửi ra nước ngoài

………………………….

Theo “Những tên gọi, bí danh, bút danh của Chủ tịch Hồ Chí Minh,”

Bảo tàng Hồ chí Minh, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, năm 2001

HOÀNG ANH TUẤN

bachovoihue.com