Vì sao sư tử là chúa sơn lâm

Đã có một nghiên cứu nói về điều này để giải đáp thắc mắc cho các bạn đây...

Vì sao sư tử là chúa sơn lâm

Người ta cho nhốt một con sư tử và một con sư tử vào trong lồng cùng cân nặng, cùng số tuổi cho bỏ đói. Sau đó tiến hành thả ra để cho hai loài này đấu với nhau. Bạn biết không khi vừa được thả con sư tử lập tức vồ con hổ vì cơn đói, con hổ bị thương trầm trọng thế nhưng theo quan sát sau một thời gian con hổ lại giành ưu thế, phản công lại sư tử và thắng sư tử. Thực chất sư tử rất mạnh mẽ tuy nhiên sức lại không bền, dễ kiệt sức, hổ thì có sức dai hơn và giành được chiến thắng. 

Trong thâm tâm rất nhiều người vẫn nghĩ rằng sư tử mạnh hơn hổ và theo quan niệm dân gian của nhiều nước, đặc biệt là phương Tây và châu Phi, thì sư tử là chúa tể muôn loài (King of Beasts), nhưng trong thực tế, hổ mới là kẻ chiến thắng trong những cuộc chiến tay đôi, những dữ liệu và các ghi chép lịch sử ghi nhận rằng hổ thường có lợi thế trong cuộc chiến với sư tử và nhiều kết quả cho thấy hổ thường là kẻ chiến thắng trong các cuộc đọ sức tay đôi.

Nhìn từ quan điểm sinh thái học, sư tử mạnh hơn hổ vì sư tử sống theo bầy đàn và thường là một gia đình, hoặc mấy gia đình hợp lại. Còn hổ là kẻ săn mồi đơn độc. Hợp lại thành bầy đàn là biểu tượng của sức mạnh, một con hổ không thể nào đối chọi với cả đàn sư tử. Tuy vậy xét ở góc độ cá thể, các nhà động vật học dự đoán nếu đọ sức một đối một, hổ có thể mạnh và hung hãn hơn sư tử, bởi chúng mẫn cảm và dẻo dai hơn. Nếu một con hổ đực giao đấu với một con sư tử đực thì sư tử thường thất bại. Một số nhà sinh thái học qua thực nghiệm đã khẳng định về trọng lượng cơ thể, sức mạnh cơ bắp, khả năng tấn công đối phương thì sư tử xếp sau hổ và voi.

Vậy là bạn đã có câu trả lời rồi nhé, hổ là chúa tể sơn lâm, những bạn fan của sư tử cũng đừng buồn, sư tử cũng là loài mạnh mẽ mà.

p/s: mình cung sư tử á..

Chủ đề chính: #chúa_tể_sơn_lâm

Theo bạn, con vật nào là chúa tể sơn lâm tại châu Phi?

  • Câu đố Tiếng Việt: LE trong từ "LẤY LE" nghĩa là gì? – Đáp án siêu bất ngờ, kiến thức phải khủng lắm mới trả lời đúng!
  • Câu đố Tiếng Việt: "Hoa gì bỏ chữ cái đầu thành tên của đất nước, bỏ chữ cái cuối thành tên của loài động vật?"

Đố kiến thức là trò chơi thú vị được cả người lớn và trẻ em yêu thích. Sau những giờ học tập, lao động căng thẳng, việc cùng nhau chơi giải đố sẽ giúp gắn kết tình cảm, đem lại những giây phút thư giãn, thoải mái.

Ngoài ra, chơi giải đố thường xuyên sẽ giúp bạn rèn luyện trí não, cải thiện khả năng tư duy, tích luỹ được kiến thức. Nếu bạn là người yêu thích trò chơi này thì không thể bỏ qua chương trình Nhanh như chớp – nơi tổng hợp nhiều câu đố thú vị.

Trong mùa 2, tập 23, chương trình đã đưa ra một câu đố hóc búa, hấp dẫn với nội dung:

"Cùng là chúa tể rừng xanh

Á châu là hổ, Phi châu con gì?".

Vì sao sư tử là chúa sơn lâm

Nguồn: Nhanh như chớp.

Khi nhắc đến chúa tể sơn lâm, chúng ta thường nghĩ ngay đến con hổ. Tuy nhiên, mỗi lãnh thổ, mỗi châu lục lại có một con vật đại diện cho sức mạnh khác nhau. Với câu đố này, người chơi không đưa ra được đáp án chính xác.

Đáp án đúng mà chương trình công bố là: CON SƯ TỬ.

Trong thâm tâm nhiều người vẫn nghĩ rằng sư tử mạnh hơn hổ. Theo quan niệm dân gian của nhiều nước, đặc biệt là phương Tây và châu Phi, sư tử là chúa tể muôn loài (King of Beasts). Nhìn từ quan điểm sinh học, sư tử mạnh hơn hổ vì sư tử sống theo bầy đàn, còn hổ là kẻ săn mồi đơn độc. Việc hợp lại thành bầy đàn là biểu tượng của sức mạnh, một con hổ không thể đối chọi với cả đàn sư tử.

Tại châu Phi, sư tử được mệnh danh là Chúa sơn lâm với sức mạnh, sự nhanh nhẹn và sự khát máu của mình. Sư tử cũng đã ghi dấu trong văn hoá của người bản địa. Có rất nhiều các bộ lạc thổ dân đều tôn thờ sư tử là loài vật mạnh nhất, coi đó là linh vật thiêng liêng. Người Ai Cập cổ đại coi sư tử là hình tượng tiêu biểu, đại diện cho quyền lực, cho sự thiêng liêng. Họ gọi sư tử là Nhân sư Ai Cập.

Vì sao sư tử là chúa sơn lâm

Tại châu Phi, sư tử được mệnh danh là chúa tể sơn lâm.

Sư tử cùng họ với mèo nhỏ. Chiều dài của sư tử trưởng thành vào khoảng 2,7m và nặng khoảng 200 – 250kg. Sư tử đực lớn hơn sư tử cái. Thanh âm của chúng là tiếng rống hoặc gầm. Sư tử trèo cây được nhưng ít khi chúng sử dụng khả năng này và khác với mèo, sư tử không sợ nước.

Xét về thị giác và ngoại hình, sư tử, đặc biệt là sư tử đực có bộ lông bờm dày, ức và hông nở, săn chắc, răng sắc, móng nhọn, thân vàng óng, cơ bắp cuồn cuộn. Sư tử có dáng hình to lớn, bước đi oai vệ, kiêu hãnh. Chúng luôn di chuyển trong tư thế ngẩng cao đầu. Vì vậy, Vua sư tử, hay còn gọi là Sư vương là loài vật mang quyền uy tối thượng, sự tôn nghiêm khiến muôn loài phải phục thù, sợ hãi.

Thực phẩm của sư tử chính là các con thú khác, nhất là thú ăn cỏ. Bởi vậy, sư tử sống ở rừng thưa, rừng savan chứ không sống trong rừng già, rừng rậm. Vì phải uống nước mỗi ngày nên sư tử sống ở gần nơi có nước như: Suối, sông, hồ,...

Ban ngày, sư tử ngủ, ban đêm chúng săn mồi. Sư tử sống riêng lẻ hoặc sống theo cặp, cũng có khi sống thành nhóm. Thực phẩm chủ yếu của chúng là: Ngựa vằn, linh dương, sơn dương. Đôi khi sư tử tấn công cả hươu cao cổ, nhưng không tấn công voi, tê giác và hà mã.

Khi đi săn, sư tử ẩn nấp, rình con mồi đi ngang hay hống lên để hù khiến con vật khác giật mình. Sau đó, sư tử sẽ nhảy ra, vút đuổi theo con mồi. Khi đuổi theo như vậy, tốc lực của sư tử có thể đạt tới 60km/giờ nhưng nó chỉ giữ tốc độ này trong cự ly ngắn.

https://afamily.vn/cau-do-tieng-viet-cung-la-chua-te-rung-xanh-a-chau-la-ho-phi-chau-con-gi-am-hieu-the-gioi-dong-vat-lam-moi-doan-trung-20220621114633328.chn