Vì sao tết năm nay ko có táo quân

Lên sóng từ năm 2003, đến nay chương trình Táo quân - Gặp nhau cuối năm đã trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu đối với nhiều người Việt trong đêm 30 Tết. Năm 2022, Táo quân đã có những thay đổi gây tiếc nuối với khán giả.  

Lần đầu không có MC

Tối 15/1, MC Thảo Vân bất ngờ chia sẻ trên trang cá nhân cảm xúc khó tả của mình khi nhận được thông báo sẽ không được xuất hiện tại Táo quân 2022: "Thật sự rất rất khó để có thể diễn đạt được. Nãy nhìn thấy lịch nhắc ghi hình Táo quân mà tim trĩu xuống. Hôm nay Táo quân ghi hình, và bằng giờ này mọi năm trong 19 năm qua mình đã trang điểm xong, sẵn sàng mọi thứ dù biết sẽ đợi khoảng 4 giờ sau mới ra chào kết…

Khi được báo sẽ thôi không xuất hiện, thật sự nước mắt dâng lên đấy. Làm sao không được, khi chương trình đã là cái gì đó quá quá thân thương với mình trong 19 năm qua”.  

Vì sao tết năm nay ko có táo quân

MC Thảo Vân đã trở thành một phần không thể thiếu của "Táo quân" gần 20 năm qua. 

Trước nhiều thắc mắc của khán giả, MC Thảo Vân khẳng định lý do chị sẽ không xuất hiện chào kết cho Táo quân 2022 - Gặp nhau cuối năm là chương trình có format mới: “Năm nay, do format mới nên sẽ không có chào kết nữa, thế nên mình không xuất hiện vào phút cuối của chương trình để nói lời chúc năm mới đến mọi người. Việc này có lẽ ekip cũng đã bàn nhiều nên mới quyết vào phút chót chứ lúc đầu mình vẫn nhận lịch ghi hình Táo.

Hôm nay có mấy báo đưa tin là mình rời khỏi chương trình Táo quân, điều đó là không đúng, mà là do yêu cầu của chương trình. Còn tất cả chúng mình - những người đã từng tham gia Táo quân không bao giờ rời khỏi chương trình ấy cả. Nếu có, chỉ là bất khả kháng mà thôi, bởi với chúng mình đó không chỉ là chương trình, đó là tình yêu, là kỷ niệm, là thương nhớ của mấy chục năm qua…”, nữ MC tâm sự.

Bên cạnh dàn nghệ sĩ như NSND Tự Long, Quốc Khánh, Quang Thắng, Vân Dung thì MC Thảo Vân là người đã gắn bó với Táo quân - Gặp nhau cuối năm từ năm đầu tiên lên sóng. Gần 20 năm qua, khán giả đã quen với việc chị luôn xuất hiện cuối chương trình để gửi lời chào kết và lời chúc năm mới. Do vậy, sự vắng bóng của MC Thảo Vân trong Táo quân năm nay là sẽ khiến khán giả nhớ thương.

Xét nghiệm COVID-19 trước mỗi buổi tập

Giống như mọi năm, dàn nghệ sĩ của Táo Quân đều phải cùng tập luyện trước buổi ghi hình gần một tháng. Năm nay, dù dịch bệnh COVID-19 còn nhiều phức tạp nhưng họ vẫn đều đặn tập trung ở trụ sở VFC để tập luyện xuyên đêm.

Trên mạng xã hội, hình ảnh các nghệ sĩ như Vân Dung, Quốc Khánh… test COVID trước khi vào tập đã trở thành những ấn tượng đặc biệt về một mùa Táo quân đầy khó khăn. Gần như tối nào các nghệ sĩ tập Táo quân cũng phải xét nghiệm. Đây cũng là lần đầu họ được trải nghiệm cảm giác làm việc trong bối cảnh dịch bệnh căng thẳng và chắc chắn sẽ là những kỷ niệm đáng nhớ đối với dàn nghệ sĩ.

Vì sao tết năm nay ko có táo quân
Vì sao tết năm nay ko có táo quân

Các nghệ sĩ phải test COVID-19 nghiêm ngặt trước khi tập luyện. 

Vì sao tết năm nay ko có táo quân

Thậm chí họ còn cẩn thận đeo tấm chắn giọt bắn để phòng dịch bệnh. 

Do ảnh hưởng của dịch bệnh nên Táo quân năm nay ghi hình không có khán giả. Ngoài ra, chương trình sẽ rút xuống chỉ còn 2 buổi cả tổng duyệt và ghi hình (15 và 16/1) thay vì 3 đêm như các năm trước. Năm nay vì không có ngày 30 Tết nên Táo quân 2022 - Gặp nhau cuối năm sẽ lên sóng vào 20h10 ngày 31/1/2022, tức 29 Tết. 

Nghi vấn về sự vắng mặt những nhân vật chủ chốt

Trước khi MC Thảo Vân nhận thông tin sẽ dừng dẫn Táo quân 2022 - Gặp nhau cuối năm, khán giả liên tục bày tỏ sự tiếc nuối khi biết tin có thể NSND Công Lý sẽ không xuất hiện. Nhiều năm phát sóng, NSND Công Lý đã tạo nên t màu sắc riêng biệt cho nhân vật Bắc Đẩu của mình. Mỗi chương trinh, anh đều có những tạo hình mới mẻ, gây thích thú với khán giả. Đặc biệt, nét diễn điệu đà, đanh đá của Công Lý khiến nhiều khán giả cho rằng, rất khó có thể tìm được ai thay thế anh cho vai “cô Đẩu”.

Vì sao tết năm nay ko có táo quân

Vai Bắc Đẩu huyền thoại của NSND Công Lý 

Tuy nhiên năm nay, do tình trạng sức khoẻ mà nam nghệ sĩ khó xuất hiện trên sân khấu Táo quân 2022. Anh vừa ra viện vào cuối tháng 10/2020 sau hơn 3 tháng điều trị tích cực và vẫn phải tuân thủ pháp đồ điều trị của bác sĩ tại nhà. Do vậy NSND Công Lý khó đáp ứng lịch tập cường độ cao của chương trình. Sau nhiều cân nhắc, mới đây theo một nguồn tin riêng, NSND Công Lý vẫn sẽ góp mặt tại Táo quân 2022 dù không thể tham gia tập luyện thường xuyên. E-kip chương trình cũng sẽ lựa chọn phương án phù hợp nhất với sức khoẻ của anh.

Trước tình cảm của khán giả, NSND Công Lý đã xúc động chia sẻ: "Tôi rất nhớ khán giả, nhớ sân khấu, đặc biệt tôi đọc báo thấy rất nhiều khán giả đã dành tình cảm cho tôi với vai cô Đẩu trong Táo Quân. Đây cũng là động lực để tôi tiếp tục cố gắng quay trở lại sân khấu trong thời gian sớm nhất”. Anh cũng khẳng định sẽ rất buồn nếu không được diễn Táo quân nữa. 

Cùng với Bắc Đẩu, Nam Tào là gương mặt không thể thiếu trong mỗi mùa Táo quân. Đảm nhận vai này là NSƯT Xuân Bắc. Khác với vẻ chua ngoa của Bắc Đẩu, Nam Tào lại có phần nghiêm nghị hơn. Cả hai đã có những pha tung hứng ăn ý trong chương trình nhiều năm nay.

Vì sao tết năm nay ko có táo quân

Nam Tào - Bắc Đẩu là bài trùng của "Táo quân". 

Tuy nhiên, đoạn cip ghi lại buổi tập của các nghệ sĩ được phát sóng tại chương trình VTV Kết nối mới nhất đã gây  xôn xao vì vắng mặt NSƯT Xuân Bắc. Ảnh hậu trường được các nghệ sĩ chia sẻ từ buổi tập đầu đến nay cũng hoàn toàn không có mặt Nam Tào. Điều này khiến nhiều khán giả đặt ra câu hỏi rằng liệu nam nghệ sĩ có tham gia Táo quân 2022 hay không khi đáng lẽ ra anh phải có mặt trong các buổi tập từ những ngày đầu tiên. Cho đến tối 15/1 là ngày ghi hình chính thức của Táo quân 2022, khán giả vẫn chưa biết chắc có hay không sự góp mặt của NSƯT Xuân Bắc. 

https://vn.sputniknews.com/20220201/vi-sao-gap-nhau-cuoi-nam-tao-quan-2022-gay-tranh-cai-13531495.html

Vì sao Gặp nhau cuối năm - Táo Quân 2022 gây tranh cãi?

Vì sao Gặp nhau cuối năm - Táo Quân 2022 gây tranh cãi?

Việt Nam và nhiều nước châu Á đã chính thức bước sang năm Nhâm Dần 2022. Như thường lệ, Gặp nhau cuối năm - Táo Quân 2022 của VTV là chương trình được người... 01.02.2022, Sputnik Việt Nam

2022-02-01T14:16+0700

2022-02-01T14:16+0700

2022-02-01T14:16+0700

việt nam

xã hội

tết

táo quân

tết nguyên đán 2022

vtv

/html/head/meta[@name='og:title']/@content

/html/head/meta[@name='og:description']/@content

https://cdnn1.img.vn.sputniknews.com/img/07e6/01/12/13350251_0:195:2880:1815_1920x0_80_0_0_7a35129b1077d0bb36fbe8ea7dbb24c8.jpg

Sau khi Gặp nhau cuối năm - Táo Quân 2022 chiếu trên VTV tối ngày 31/1, nhiều ý kiến khen – chê như các năm. Có người bảo ‘Táo Quân năm nay nhạt’, nhưng cũng có người cho rằng, ‘Gặp nhau cuối năm năm nay thâm thúy, sâu cay’. Những lý do nào khiến Táo Quân 2022 gây nhiều tranh cãi đến thế?Táo Quân 2022 và bộ mặt của xã hội Việt Nam một năm quaNhư mọi năm, xem Gặp nhau cuối năm - Táo Quân đã trở thành nét truyền thống không thể thieeuss ở nhiều gia đình Việt Nam mỗi đêm Giao thừa.Chương trình Gặp nhau cuối năm - Táo Quân 2022 do VTV phát sóng năm nay tiếp tục thu hút sự chú ý của dư luận với nhiều lý do khách quan, chủ quan.Khách quan là vì năm qua dịch bệnh khó khăn, như nhiều người chua chát bày tỏ - cười ít hơn khóc – thì Táo Quân 2022 được kỳ vọng sẽ mang lại cho người dân những tiếng cười vừa mang tính giải trí, vừa đả kích sâu cay những vấn đề xã hội nổi cộm của cả nước năm 2021.Chủ quan vì chương trình Táo Quân năm nay thiếu vắng đi hai nghệ sĩ gạo cội – đó là Bắc Đẩu thường do NSND Công Lý đảm nhận và Nam Tào do NSƯT Xuân Bắc thủ vai các năm trước. Hai diễn viên trẻ thay thế là Đỗ Duy Nam và Trung Ruồi (Nguyễn Hà Trung) cũng ở “nơi đầu sóng ngọn gió” trước búa rìu chỉ trích của dư luận khi lần đầu tiên đảm nhận những vai diễn nặng ký thay cho Công Lý và Xuân Bắc. Áp lực đối với họ và e-kip chương trình là rất lớn.Điểm đáng chú ý nhất trong chương trình Gặp nhau cuối năm – Táo Quân mỗi dịp Tết đến xuân về chính là việc phải làm sao trong thời lượng có hạn của show, có thể tái hiện những vấn đề “vô hạn” – phản ánh đúng và chân thật nhất bộ mặt xã hội Việt Nam một năm qua. Ở Táo Quân 2022 – dù nhiều người cho rằng nhạt hay thiếu điểm nhấn – nhưng chương trình gần như đã bao quát tương đối đầy đủ những trends, các thực tế vấn đề nóng, án điểm, nỗi khổ của người dân, thói hư tật xấu của quan chức lẫn cả sự bất lực của Ngọc Hoàng – lãnh đạo cao nhất của Thiên Đình.Về nhân sự các Táo - chương trình năm nay tiếp tục quy tụ dàn diễn viên quen thuộc đã gắn bó với Táo quân suốt nhiều năm qua như NSƯT Quốc Khánh, NSƯT Chí Trung, NSƯT Quang Thắng, NSND Tự Long, NS Vân Dung. Không có Xuân Bắc và Công Lý chính là khoảng trống lớn nhất của Táo Quân 2022 năm nay, tuy nhiên Đỗ Duy Nam và Trung Ruồi đã rất cố gắng và họ làm tròn vai phần diễn của mình. Cũng thông qua lời của Ngọc Hoàng, người xem được biết chương trình năm nay không có Nam Tào – Xuân Bắc và Bắc Đẩu – Công Lý vì “Bắc Đẩu về nghỉ hưu để làm người tử tế”, còn Nam Tào nghỉ dưỡng bệnh.Để thay thế thành công và xây dựng được chỗ đứng trong lòng khán giả không phải chuyện một sớm một chiều, cả Đỗ Duy Nam và Nguyễn Hà Trung về cơ bản cần tiếp tục hoàn thiện khả năng diễn xuất, phối hợp nhịp nhàng để tạo nên “Bộ ba quyền lực Ngọc Hoàng – Nam Tào – Bắc Đẩu” như cách các nghệ sĩ gạo cội đã tạo dựng, duy trì nhiều năm qua, đồng thời, gây dựng được chính dấu ấn riêng của mình qua từng chương trình.Format chương trình khá mới mẻ. Năm nay, các Táo không lái cá chép lên chầu mà di chuyển bằng “con thằn lằn lửa”, công trình thế kỷ đường sắt trên cao của táo Giao thông (Chí Trung) – tuyến metro Cát Linh – Hà Đông “bảo tàng kinh nghiệm” của Việt Nam.Vì ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 nên việc báo cáo cũng được điều chỉnh theo quy định giãn cách, tránh tập trung đông người và không phải Táo nào cũng có cơ hội được vào chầu, đáng thương nhất có lẽ là Táo Nông nghiệp – một anh quê mùa với hai bên đòn gánh, lần đầu lên chầu – đâu đó hình ảnh người nông dân lam lũ, đến nơi công quyền, cúi dập người cam chịu được tái hiện khéo léo.Vì Covid-19 nên các Táo đều tìm cách thay đổi cách thức chầu, tạo ra những bản báo cáo rất sáng tạo, có sự kết hợp giữa quá khứ và hiện tại để gây ấn tượng với Ngọc Hoàng. Đồng thời, các Táo cố gắng thể hiện tài năng, khoe thành tích mà ngành mình đạt được, mặt khác cũng tìm cách lấp liếm, che giấu những tồn tại, thiếu sót của bản thân như các các quan chức quan liêu vẫn ưa làm trong cuộc sống thật.Về nội dung, nhiều người chốt – Táo Quân 2022 “hay”, nhưng cũng có người chê “nhạt”. Chương trình đề cập tới nhiều vấn đề đáng chỉ trích lên án năm qua như các biện pháp phòng chống Covid-19 thái quá “trên bảo dưới không nghe”, “mỗi nơi một kiểu”, “ngăn sông cấm chợ” ở các địa phương, đến xét nghiệm Covid-19 quá máy móc, giấy đi đường gây bức xúc, vụ nâng khống giá kít test Covid-19 của Công ty Việt Á đến những chiêu trò thổi giá đất, lùa gà, “cá mập” lái làm lũng đoạn thị trường chứng khoán Việt Nam.Bộ đôi Nam Tào - Bắc Đẩu có nhiều màn đá xoáy Táo Giao thông – nghệ sĩ Chí Trung vì sưu tầm được hẳn 4 mẫu giấy đi đường làm dân khổ lên khổ xuống. Để chống chế, táo Giao thông cho đó là giải pháp tình thế trong lúc trên đe dưới búa, chấp nhận bị "chửi" để hạn chế dân ra đường trong mùa dịch.Những nỗi bức xúc của người dân về việc thay đổi mẫu giấy đi đường liên tục, quy định bất hợp lý, ra quyết định trong đêm khiến dân không kịp trở tay… đã được chương trình phản ánh đậm đà với khá nhiều thời lượng nhất là khoảnh khắc chính Ngọc Hoàng đóng vai dân và bị cho “ăn hành”.Rõ ràng, như các năm, màn báo cáo của Táo Giao thông do NSƯT Chí Trung đảm nhận vẫn giữ được nét duyên dáng hài hước rất riêng của mình với nhiều phát ngôn sâu cay. Năm qua là một năm mà người dân không ra đường nhiều nhưng giao thông vẫn tồn tại những vấn đề kéo dài từ lâu chưa được giải quyết như vận hành tàu điện trên cao – Cát Linh – Hà Đông.Chuyện ra quyết định lúc nửa đêm “cho nó máu” chỉ vì quan chức lỡ uống quá nhiều cà phê ban chiều đêm không ngủ được mà báo hại cho dân, hay vụ “bánh mì không phải thực phẩm thiết yếu”, vẫn tạo nên những mảng miếng hài thâm thúy đối với khán giả.Táo Mạng – Táo Ảo do NSND Tự Long cũng gây được ấn tượng mạnh. Khi thế giới thực quá nhiều gai thì người ta hay mơ về thế giới ảo đầy hoa hồng. NSND Tự Long thể hiện tái hiện nhiều xu hướng “gây bão” trên mạng xã hội trong năm qua như trend “nhìn sang trái” hay câu nói “enjoy cái moment này” của ca sĩ Chi Pu.Ngoài ra, ai cũng thấy cái “xã hội online” Việt Nam trong năm qua trở nên sôi động thế nào. Không gặp gỡ với nhau ở đời thật thì ta giao du trên mạng. Nhiều vấn đề, mặt trái của mạng xã hội cũng được đề cập trực diện trong chương trình Táo Quân 2022 đặc biệt là những nội dung xấu độc, nhưng xu hướng không lành mạnh, tin giả, tin vịt mà Ngọc Hoàng coi là "rác mạng" như việc livestream chửi bới, xúc phạm người khác, dạy cắt tay tự tử, livestream đánh ghen, bán hàng “khoe body”, lộ ảnh nóng, thánh chửi, vu khống, xúc phạm người khác lại được công chúng xem là “chuyện bình thường” nơi hạ giới tạo nên tiếng cười sâu cay.Cùng với đó, Táo Mạng còn đề cập vấn đề bạo lực trẻ em, lùm xùm Tịnh thất Bồng Lai với Thầy Ông nội Lê Tùng Vân hay đủ các thứ trends sao kê từ thiện trong xã hội một năm qua.Táo Kinh tế Quang Thắng và Táo Xã hội Vân Dung có màn song hành báo cáo với màn ngoáy mũi đặc sắc đến pha “lùa gà” ở thị trường chứng khoán, thổi giá đất, loạn thị trường tiền ảo, lũng đoạn mảng bất động sản, ảnh hưởng xấu đến kinh tế đất nước.Toàn cảnh thị trường chứng khoán Việt Nam năm qua được tái hiện với những phi vụ cá mập lái, sập sàn, F0 - nhà đầu tư mới lao điên cuồng vào thị trường tạo ra giá trị ảo. Táo Xã hội còn mác Táo Kinh tế làm xiếc từ tiền ảo, chứng khoán, bỏ cọc đấu thầu đất như vụ của Tân Hoàng Minh hay đến chuyện thường nhật như tranh cãi phát phiếu đi chợ cũng được tái hiện.Táo Quân 2022 còn gây tiếc nuối, tranh cãi, vì sao?Chương trình cả 3 tiếng đồng hồ, bao trọn nhiều vấn đè thời sự, đú đủ các thứ trends năm qua, nhưng Táo Quân 2022 vẫn nhận về một số chỉ trích, chê bai, ý kiến trái chiều. Ở Việt Nam, đây âu cũng là chuyện thường tình với bản chất một show “làm dâu trăm họ” như Gặp nhau cuối năm.Có khán giả bình luận trên mạng xã hội rằng, chương trình nhạt, không thấm, chọc cười nhưng không gây cười, gượng gạo, không có sự bất ngờ, không tạo được dấu ấn khó quên như các năm.Có người cho rằng, năm nay trends nhiều, show có ý tưởng nhưng đa phần copy trên mạng nên không có gì ngạc nhiên để cười cho khán giả hay kịch bản cứ lặp đi lặp lại.Người chê cho rằng, chương trình thiếu các mảng miếng gây cười thâm thúy “đi vào lòng đất” như mọi năm, tình tiết dễ đoán, thoại nhàn nhạt, pha “song kiếm hợp bích” của Vân Dung - Quang Thắng không ấn tượng.Nhiều người so với phần của Táo Giao thông (Chí Trung) và Táo Mạng (Tự Long), thời lượng dành cho Táo Kinh tế - Xã hội của hai nghệ sĩ cũng ngắn và lướt hơn.Đặc sản Táo Quân mùa nào cũng sẽ là những câu nói bất hủ, liền vần, dễ nhớ, vừa thâm thúy, vừa hài hước và tạo trend. Nhưng năm nay người xem không thấy nhiều câu đắt giá được ghi nhớ ngay sau khi chương trình kết thúc, trừ các phát ngôn không thể lẫn vào đâu của Táo Giao thông như:Cùng với đó, sự vắng mặt của 2 nghệ sĩ kỳ cựu NSƯT Xuân Bắc - NSND Công Lý khiến nhiều nhiều người tiếc nuối vì không còn những màn tung hứng hấp dẫn của bộ ba Ngọc Hoàng – Bắc Đẩu – Nam Tào. Đồng thời, cũng không ít khán giả cho rằng, việc thay đổi nhân sự khiến chương trình năm nay kém thu hút do hai nghệ sĩ trẻ chưa đủ sức để đảm nhận vai diễn nặng ký đã ăn sâu vào tiềm thức của khán giả với hình ảnh của Xuân Bắc - Công Lý.Tuy nhiên, nhìn ở một góc độ khác, Đỗ Duy Nam và Trung Ruồi đã rất cố gắng làm tốt phần diễn của mình. “Lính mới” không dám mạo hiểm, diễn vừa phải, không quá lố nhưng vì cái bóng của Công Lý – Xuân Bắc quá lớn nên họ chưa thể vượt qua. Táo Quân 2022 đêm 31/1 họ cũng chưa có nhiều đất diễn và tạo được các mảng miếng hài sâu cay như các bậc cha chú.Vấn đề quảng cáo của Táo Quân năm nay tiếp tục vấp phải sự chỉ trích của dư luận vì khá lộ liễu. Khán giả thường phàn nàn chương trình quảng cáo nhiều từ năm này qua năm khác và 2022 cũng tiếp tục guồng “bị chửi” ấy. Khách quan nhận xét, về khoảng cách ngắt quảng cáo giữa các phần, chương trình phân bổ thời lượng tương đối hợp lý.Tuy nhiên, vì quảng cáo lại xuất hiện quá lộ liễu ngay phần mở màn (khi hai nhân vật Thiên Lôi chỉ vừa thoại vài câu mở đầu) khiến người xem bị ức chế. Một số quảng cáo được e-kip lồng trong thoại của các nhân vật Táo cũng dễ dàng bị khán giả nhận ra.Táo Quân năm này qua năm khác vẫn luôn nhận về những ý kiến khen – chê trái ngược sau khi phát sóng. Tuy nhiên, sự cố gắng của cả một e-kip sản xuất lớn, những lớp nghệ sĩ từ già đến trẻ, nhằm giúp người xem nhìn lại một năm qua đi với các sự kiện quan trọng, chính yếu từ chính trị kinh tế, xã hội, văn hóa thông qua tiếng cười trào phúng, sâu cay…là không thể phủ nhận.Đối với một bộ phận người dân Việt Nam, nhất là các gia đình ở nông thôn, xem Táo Quân là phần không thể thiếu những tối ngồi chờ Giao Thừa. Bỏ lại những nét “nhạt”, Táo Quân 2022 cũng là cả một “vựa muối” với những câu chốt sâu cay thâm thúy về một xã hội còn nhiều đen trắng như cái hội chợ phù hoa như lời bộc bạch của NSND Tự Long nhiều năm trước. Khi từng người tốt lên, bộ mặt của xã hội chắc chắn sẽ thay đổi tích cực hơn.

https://vn.sputniknews.com/20220119/moi-giay-quang-cao-cua-tao-quan-2022-gia-bao-nhieu-13365824.html

https://vn.sputniknews.com/20190213/bien-kich-chu-thom-tao-quan-ha-nhuc-ong-dang-le-nguyen-vu-la-doc-ac-7061695.html

https://vn.sputniknews.com/20211220/tet-2022-van-se-co-tao-quan-nhung-thieu--nhan-vat-chu-chot-12934722.html

https://vn.sputniknews.com/20210129/tao-quan-ghi-hinh-khong-co-khan-gia-vi-dich-covid-19-10007223.html

Sputnik Việt Nam

+74956456601

MIA „Rosiya Segodnya“

2022

Sputnik Việt Nam

+74956456601

MIA „Rosiya Segodnya“

tin thời sự

vn_VN

Sputnik Việt Nam

+74956456601

MIA „Rosiya Segodnya“

https://cdnn1.img.vn.sputniknews.com/img/07e6/01/12/13350251_107:0:2667:1920_1920x0_80_0_0_afb40ed545698fc232faaa62fffab331.jpg

Sputnik Việt Nam

+74956456601

MIA „Rosiya Segodnya“

Sputnik Việt Nam

+74956456601

MIA „Rosiya Segodnya“

việt nam, xã hội, tết, táo quân, tết nguyên đán 2022, vtv

Sau khi Gặp nhau cuối năm - Táo Quân 2022 chiếu trên VTV tối ngày 31/1, nhiều ý kiến khen – chê như các năm. Có người bảo ‘Táo Quân năm nay nhạt’, nhưng cũng có người cho rằng, ‘Gặp nhau cuối năm năm nay thâm thúy, sâu cay’. Những lý do nào khiến Táo Quân 2022 gây nhiều tranh cãi đến thế?

Táo Quân 2022 và bộ mặt của xã hội Việt Nam một năm qua

Như mọi năm, xem Gặp nhau cuối năm - Táo Quân đã trở thành nét truyền thống không thể thieeuss ở nhiều gia đình Việt Nam mỗi đêm Giao thừa.

Chương trình Gặp nhau cuối năm - Táo Quân 2022 do VTV phát sóng năm nay tiếp tục thu hút sự chú ý của dư luận với nhiều lý do khách quan, chủ quan.

Khách quan là vì năm qua dịch bệnh khó khăn, như nhiều người chua chát bày tỏ - cười ít hơn khóc – thì Táo Quân 2022 được kỳ vọng sẽ mang lại cho người dân những tiếng cười vừa mang tính giải trí, vừa đả kích sâu cay những vấn đề xã hội nổi cộm của cả nước năm 2021.

Chủ quan vì chương trình Táo Quân năm nay thiếu vắng đi hai nghệ sĩ gạo cội – đó là Bắc Đẩu thường do NSND Công Lý đảm nhận và Nam Tào do NSƯT Xuân Bắc thủ vai các năm trước. Hai diễn viên trẻ thay thế là Đỗ Duy Nam và Trung Ruồi (Nguyễn Hà Trung) cũng ở “nơi đầu sóng ngọn gió” trước búa rìu chỉ trích của dư luận khi lần đầu tiên đảm nhận những vai diễn nặng ký thay cho Công Lý và Xuân Bắc. Áp lực đối với họ và e-kip chương trình là rất lớn.

Điểm đáng chú ý nhất trong chương trình Gặp nhau cuối năm – Táo Quân mỗi dịp Tết đến xuân về chính là việc phải làm sao trong thời lượng có hạn của show, có thể tái hiện những vấn đề “vô hạn” – phản ánh đúng và chân thật nhất bộ mặt xã hội Việt Nam một năm qua. Ở Táo Quân 2022 – dù nhiều người cho rằng nhạt hay thiếu điểm nhấn – nhưng chương trình gần như đã bao quát tương đối đầy đủ những trends, các thực tế vấn đề nóng, án điểm, nỗi khổ của người dân, thói hư tật xấu của quan chức lẫn cả sự bất lực của Ngọc Hoàng – lãnh đạo cao nhất của Thiên Đình.

Về nhân sự các Táo - chương trình năm nay tiếp tục quy tụ dàn diễn viên quen thuộc đã gắn bó với Táo quân suốt nhiều năm qua như NSƯT Quốc Khánh, NSƯT Chí Trung, NSƯT Quang Thắng, NSND Tự Long, NS Vân Dung. Không có Xuân Bắc và Công Lý chính là khoảng trống lớn nhất của Táo Quân 2022 năm nay, tuy nhiên Đỗ Duy Nam và Trung Ruồi đã rất cố gắng và họ làm tròn vai phần diễn của mình. Cũng thông qua lời của Ngọc Hoàng, người xem được biết chương trình năm nay không có Nam Tào – Xuân Bắc và Bắc Đẩu – Công Lý vì “Bắc Đẩu về nghỉ hưu để làm người tử tế”, còn Nam Tào nghỉ dưỡng bệnh.

Để thay thế thành công và xây dựng được chỗ đứng trong lòng khán giả không phải chuyện một sớm một chiều, cả Đỗ Duy Nam và Nguyễn Hà Trung về cơ bản cần tiếp tục hoàn thiện khả năng diễn xuất, phối hợp nhịp nhàng để tạo nên “Bộ ba quyền lực Ngọc Hoàng – Nam Tào – Bắc Đẩu” như cách các nghệ sĩ gạo cội đã tạo dựng, duy trì nhiều năm qua, đồng thời, gây dựng được chính dấu ấn riêng của mình qua từng chương trình.

Format chương trình khá mới mẻ. Năm nay, các Táo không lái cá chép lên chầu mà di chuyển bằng “con thằn lằn lửa”, công trình thế kỷ đường sắt trên cao của táo Giao thông (Chí Trung) – tuyến metro Cát Linh – Hà Đông “bảo tàng kinh nghiệm” của Việt Nam.

Vì ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 nên việc báo cáo cũng được điều chỉnh theo quy định giãn cách, tránh tập trung đông người và không phải Táo nào cũng có cơ hội được vào chầu, đáng thương nhất có lẽ là Táo Nông nghiệp – một anh quê mùa với hai bên đòn gánh, lần đầu lên chầu – đâu đó hình ảnh người nông dân lam lũ, đến nơi công quyền, cúi dập người cam chịu được tái hiện khéo léo.

Vì Covid-19 nên các Táo đều tìm cách thay đổi cách thức chầu, tạo ra những bản báo cáo rất sáng tạo, có sự kết hợp giữa quá khứ và hiện tại để gây ấn tượng với Ngọc Hoàng. Đồng thời, các Táo cố gắng thể hiện tài năng, khoe thành tích mà ngành mình đạt được, mặt khác cũng tìm cách lấp liếm, che giấu những tồn tại, thiếu sót của bản thân như các các quan chức quan liêu vẫn ưa làm trong cuộc sống thật.

Về nội dung, nhiều người chốt – Táo Quân 2022 “hay”, nhưng cũng có người chê “nhạt”. Chương trình đề cập tới nhiều vấn đề đáng chỉ trích lên án năm qua như các biện pháp phòng chống Covid-19 thái quá “trên bảo dưới không nghe”, “mỗi nơi một kiểu”, “ngăn sông cấm chợ” ở các địa phương, đến xét nghiệm Covid-19 quá máy móc, giấy đi đường gây bức xúc, vụ nâng khống giá kít test Covid-19 của Công ty Việt Á đến những chiêu trò thổi giá đất, lùa gà, “cá mập” lái làm lũng đoạn thị trường chứng khoán Việt Nam.

Bộ đôi Nam Tào - Bắc Đẩu có nhiều màn đá xoáy Táo Giao thông – nghệ sĩ Chí Trung vì sưu tầm được hẳn 4 mẫu giấy đi đường làm dân khổ lên khổ xuống. Để chống chế, táo Giao thông cho đó là giải pháp tình thế trong lúc trên đe dưới búa, chấp nhận bị "chửi" để hạn chế dân ra đường trong mùa dịch.

Những nỗi bức xúc của người dân về việc thay đổi mẫu giấy đi đường liên tục, quy định bất hợp lý, ra quyết định trong đêm khiến dân không kịp trở tay… đã được chương trình phản ánh đậm đà với khá nhiều thời lượng nhất là khoảnh khắc chính Ngọc Hoàng đóng vai dân và bị cho “ăn hành”.

Rõ ràng, như các năm, màn báo cáo của Táo Giao thông do NSƯT Chí Trung đảm nhận vẫn giữ được nét duyên dáng hài hước rất riêng của mình với nhiều phát ngôn sâu cay. Năm qua là một năm mà người dân không ra đường nhiều nhưng giao thông vẫn tồn tại những vấn đề kéo dài từ lâu chưa được giải quyết như vận hành tàu điện trên cao – Cát Linh – Hà Đông.

Chuyện ra quyết định lúc nửa đêm “cho nó máu” chỉ vì quan chức lỡ uống quá nhiều cà phê ban chiều đêm không ngủ được mà báo hại cho dân, hay vụ “bánh mì không phải thực phẩm thiết yếu”, vẫn tạo nên những mảng miếng hài thâm thúy đối với khán giả.

Táo Mạng – Táo Ảo do NSND Tự Long cũng gây được ấn tượng mạnh. Khi thế giới thực quá nhiều gai thì người ta hay mơ về thế giới ảo đầy hoa hồng. NSND Tự Long thể hiện tái hiện nhiều xu hướng “gây bão” trên mạng xã hội trong năm qua như trend “nhìn sang trái” hay câu nói “enjoy cái moment này” của ca sĩ Chi Pu.

Ngoài ra, ai cũng thấy cái “xã hội online” Việt Nam trong năm qua trở nên sôi động thế nào. Không gặp gỡ với nhau ở đời thật thì ta giao du trên mạng. Nhiều vấn đề, mặt trái của mạng xã hội cũng được đề cập trực diện trong chương trình Táo Quân 2022 đặc biệt là những nội dung xấu độc, nhưng xu hướng không lành mạnh, tin giả, tin vịt mà Ngọc Hoàng coi là "rác mạng" như việc livestream chửi bới, xúc phạm người khác, dạy cắt tay tự tử, livestream đánh ghen, bán hàng “khoe body”, lộ ảnh nóng, thánh chửi, vu khống, xúc phạm người khác lại được công chúng xem là “chuyện bình thường” nơi hạ giới tạo nên tiếng cười sâu cay.

Cùng với đó, Táo Mạng còn đề cập vấn đề bạo lực trẻ em, lùm xùm Tịnh thất Bồng Lai với Thầy Ông nội Lê Tùng Vân hay đủ các thứ trends sao kê từ thiện trong xã hội một năm qua.

Táo Kinh tế Quang Thắng và Táo Xã hội Vân Dung có màn song hành báo cáo với màn ngoáy mũi đặc sắc đến pha “lùa gà” ở thị trường chứng khoán, thổi giá đất, loạn thị trường tiền ảo, lũng đoạn mảng bất động sản, ảnh hưởng xấu đến kinh tế đất nước.

Toàn cảnh thị trường chứng khoán Việt Nam năm qua được tái hiện với những phi vụ cá mập lái, sập sàn, F0 - nhà đầu tư mới lao điên cuồng vào thị trường tạo ra giá trị ảo. Táo Xã hội còn mác Táo Kinh tế làm xiếc từ tiền ảo, chứng khoán, bỏ cọc đấu thầu đất như vụ của Tân Hoàng Minh hay đến chuyện thường nhật như tranh cãi phát phiếu đi chợ cũng được tái hiện.

Táo Quân 2022 còn gây tiếc nuối, tranh cãi, vì sao?

Chương trình cả 3 tiếng đồng hồ, bao trọn nhiều vấn đè thời sự, đú đủ các thứ trends năm qua, nhưng Táo Quân 2022 vẫn nhận về một số chỉ trích, chê bai, ý kiến trái chiều. Ở Việt Nam, đây âu cũng là chuyện thường tình với bản chất một show “làm dâu trăm họ” như Gặp nhau cuối năm.

Có khán giả bình luận trên mạng xã hội rằng, chương trình nhạt, không thấm, chọc cười nhưng không gây cười, gượng gạo, không có sự bất ngờ, không tạo được dấu ấn khó quên như các năm.

Có người cho rằng, năm nay trends nhiều, show có ý tưởng nhưng đa phần copy trên mạng nên không có gì ngạc nhiên để cười cho khán giả hay kịch bản cứ lặp đi lặp lại.

Người chê cho rằng, chương trình thiếu các mảng miếng gây cười thâm thúy “đi vào lòng đất” như mọi năm, tình tiết dễ đoán, thoại nhàn nhạt, pha “song kiếm hợp bích” của Vân Dung - Quang Thắng không ấn tượng.

Nhiều người so với phần của Táo Giao thông (Chí Trung) và Táo Mạng (Tự Long), thời lượng dành cho Táo Kinh tế - Xã hội của hai nghệ sĩ cũng ngắn và lướt hơn.

Đặc sản Táo Quân mùa nào cũng sẽ là những câu nói bất hủ, liền vần, dễ nhớ, vừa thâm thúy, vừa hài hước và tạo trend. Nhưng năm nay người xem không thấy nhiều câu đắt giá được ghi nhớ ngay sau khi chương trình kết thúc, trừ các phát ngôn không thể lẫn vào đâu của Táo Giao thông như:

“Chửi Giao thông thường không có lợi…Thời buổi này những người không làm gì lại là kẻ được lòng cấp trên nhất…Ngày xưa một ngày làm được việc giờ một việc làm nhiều ngày hay thậm chí là trong nhiều năm”, Táo Giao thông nêu bí kíp sinh tồn.

“Khi tình yêu hết hạn thì sự khốn nạn sẽ lên ngôi”, trích lời Táo Mạng.

Cùng với đó, sự vắng mặt của 2 nghệ sĩ kỳ cựu NSƯT Xuân Bắc - NSND Công Lý khiến nhiều nhiều người tiếc nuối vì không còn những màn tung hứng hấp dẫn của bộ ba Ngọc Hoàng – Bắc Đẩu – Nam Tào. Đồng thời, cũng không ít khán giả cho rằng, việc thay đổi nhân sự khiến chương trình năm nay kém thu hút do hai nghệ sĩ trẻ chưa đủ sức để đảm nhận vai diễn nặng ký đã ăn sâu vào tiềm thức của khán giả với hình ảnh của Xuân Bắc - Công Lý.

Tuy nhiên, nhìn ở một góc độ khác, Đỗ Duy Nam và Trung Ruồi đã rất cố gắng làm tốt phần diễn của mình. “Lính mới” không dám mạo hiểm, diễn vừa phải, không quá lố nhưng vì cái bóng của Công Lý – Xuân Bắc quá lớn nên họ chưa thể vượt qua. Táo Quân 2022 đêm 31/1 họ cũng chưa có nhiều đất diễn và tạo được các mảng miếng hài sâu cay như các bậc cha chú.

Vấn đề quảng cáo của Táo Quân năm nay tiếp tục vấp phải sự chỉ trích của dư luận vì khá lộ liễu. Khán giả thường phàn nàn chương trình quảng cáo nhiều từ năm này qua năm khác và 2022 cũng tiếp tục guồng “bị chửi” ấy. Khách quan nhận xét, về khoảng cách ngắt quảng cáo giữa các phần, chương trình phân bổ thời lượng tương đối hợp lý.

Tuy nhiên, vì quảng cáo lại xuất hiện quá lộ liễu ngay phần mở màn (khi hai nhân vật Thiên Lôi chỉ vừa thoại vài câu mở đầu) khiến người xem bị ức chế. Một số quảng cáo được e-kip lồng trong thoại của các nhân vật Táo cũng dễ dàng bị khán giả nhận ra.

Táo Quân năm này qua năm khác vẫn luôn nhận về những ý kiến khen – chê trái ngược sau khi phát sóng. Tuy nhiên, sự cố gắng của cả một e-kip sản xuất lớn, những lớp nghệ sĩ từ già đến trẻ, nhằm giúp người xem nhìn lại một năm qua đi với các sự kiện quan trọng, chính yếu từ chính trị kinh tế, xã hội, văn hóa thông qua tiếng cười trào phúng, sâu cay…là không thể phủ nhận.

Đối với một bộ phận người dân Việt Nam, nhất là các gia đình ở nông thôn, xem Táo Quân là phần không thể thiếu những tối ngồi chờ Giao Thừa. Bỏ lại những nét “nhạt”, Táo Quân 2022 cũng là cả một “vựa muối” với những câu chốt sâu cay thâm thúy về một xã hội còn nhiều đen trắng như cái hội chợ phù hoa như lời bộc bạch của NSND Tự Long nhiều năm trước. Khi từng người tốt lên, bộ mặt của xã hội chắc chắn sẽ thay đổi tích cực hơn.