Việc tập luyện TDTT thường xuyên cơ vai trò như thế nào đối với sức khỏe của con người?

Những hoạt động khiến bạn phải đứng dậy và cử động sẽ giúp bạn khỏe mạnh và vui vẻ hơn. Bạn có thể nhảy múa, bơi lội, trượt ván, chơi đuổi bắt, nhảy dây, bong rổ… Hãy biến các hoạt động thường ngày thành niềm vui bằng việc lồng ghép những môn thể thao mà bạn thích vào. Hãy luôn nhớ như in con số 60 vào đầu. Đó là thời gian tối cần thiết cho tất cả các hoạt động của bạn trong ngày. Hãy dành thời gian ra khỏi nhà để vận động và khám phá thay vì ngồi ì với tivi, game và phim ảnh hàng giờ liền.

Giới trẻ bây giờ trung bình tốn 5,5 tiếng 1 ngày chỉ để dán mắt vào màn hình của các phương tiện truyền thông như tivi, băng đĩa, máy tính và game? Do đó, không lấy làm ngạc nhiên khi tỉ lệ béo phì và lười biếng của thanh thiếu niên ngày một tăng. Nếu bạn không muốn nằm trong số đó, hãy đứng lên và hạn chế thời gian ngồi thụ động đến mức tối đa. Thời gian xem tivi chỉ nên hạn chế khoảng 1 – 2 tiếng mỗi ngày. Sau đây là một số gợi ý giúp cho việc vận động thêm hiệu quả:

​Cái quý nhất của mỗi con người là sức khỏe và trí tuệ. Có sức khỏe tốt sẽ tạo điều kiện cho trí tuệ phát triển được tốt hơn và ngược lại. Tập luyện thể dục thể thao (TDTT) thường xuyên sẽ giúp chúng ta có được sức khỏe tốt; từ đó, có thể làm việc, học tập tốt và tham gia các hoạt động xã hội đạt hiệu quả cao hơn.

Ngày nay, khi xã hội ngày càng phát triển thì vai trò của TDTT ngày càng được nâng cao. Đối với các nước phát triển, việc tập luyện TDTT diễn ra hàng ngày một cách khoa học và trở thành một điều thiết yếu trong cuộc sống. Ở nước ta, ngay từ khi mới giành được độc lập, Bác Hồ đã ra lời kêu gọi toàn dân tập luyện TDTT. Trong đó, Người dạy: “Mỗi một người dân yếu ớt, tức là làm cho cả nước yếu ớt một phần. Mỗi một người dân mạnh khoẻ, tức là góp phần cho cả nước mạnh khoẻ…”.

Tập thể dục thực tế mang đến cho cơ thể vô vàn lợi ích thiết thực, chẳng hạn như kiểm soát cân nặng phòng ngừa tăng cân, hạn chế các bệnh liên quan tới béo phì và cải thiện tình trạng chức năng của não, trí nhớ. Ngoài ra, tập thể dục thường xuyên không những làm tăng cường hệ miễn dịch, giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính như tim mạch, huyết áp, tiểu đường mà còn đem lại tác dụng bất ngờ hơn là phòng ngừa ung thư trực tràng, ung thư vú, ung thư gan và giúp cải thiện đời sống chăn gối. Hơn nữa, việc tập luyện thể dục đúng cách còn giúp giấc ngủ đến nhanh và sâu hơn, đặc biệt là với những người hay thức giấc ban đêm.

Việc tập luyện TDTT thường xuyên cơ vai trò như thế nào đối với sức khỏe của con người?
Gần 1000 người dân TP Kon Tum tham gia Ngày chạy Olympic vì sức khỏe toàn dân năm 2019. Ảnh: C.C

Bên cạnh các lợi ích trên, việc dành thời gian vận động mỗi ngày sẽ giúp chúng ta tăng cường các mối quan hệ trong xã hội, giảm stress, giúp cuộc sống trở nên lạc quan và tự tin hơn.

Vì vậy, việc dành thời gian tập luyện TDTT đều đặn hàng ngày theo một chế độ và phương pháp phù hợp với sức khỏe và tuổi tác là việc làm hết sức cần thiết.

Thời gian qua, phong trào rèn luyện TDTT trên địa bàn tỉnh ta diễn ra khá sôi nổi. Bà Trần Thị Lan (60 tuổi) ở thị trấn Đăk Glei (huyện Đăk Glei) chia sẻ: Sáng nào vợ chồng tôi cũng đi bộ khoảng 5-7km quanh các con đường chính ở thị trấn. Thói quen này được hai vợ chồng duy trì thường xuyên gần 10 năm nay. Qua tập thể TDTT, tôi thấy sức khỏe được nâng lên, bệnh đau xương khớp cũng giảm hẳn.

Ông Nguyễn Thanh Sơn (62 tuổi, phường Quyết Thắng, thành phố Kon Tum) – thành viên câu lạc bộ xe đạp thể thao bộc bạch: Đều đặn mỗi ngày 2 buổi, các thành viên trong câu lạc bộ chúng tôi đều dành hơn 2 tiếng đồng hồ để đạp xe quanh các con đường chính ở thành phố để rèn luyện sức khỏe.

Tâm sự với chúng tôi, một bác sĩ công tác lâu năm trong ngành Y chia sẻ: Vận động và rèn luyện là để ngày càng hoàn thiện về thể chất, nâng cao thể lực, tinh thần thoải mái. Rèn luyện thân thể kết hợp với giữ gìn vệ sinh càng có tác dụng trong việc phòng bệnh và nâng cao sức khoẻ con người. Cơ thể tốt, thần kinh tốt, tinh thần tốt sẽ tránh được mọi bệnh tật. Ngoài việc tăng cường sức đề kháng và năng lực thích ứng của cơ thể con người, TDTT có vai trò to lớn trong việc nâng cao sức khoẻ toàn diện cho con người. Khi con người có sức khoẻ toàn diện thì sẽ nâng cao được năng lực thể chất. Năng lực thể chất có vai trò hết sức quan trọng trong cuộc sống, trong lao động, trong công tác và trong học tập. Có năng lực thể chất hay sức khỏe tốt sẽ giúp cho con người vượt qua được mọi khó khăn, hoàn thành tốt được mọi công việc.

Phát động Chương trình Sức khỏe Việt Nam do Bộ Y tế tổ chức ngày 27/2/2019, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc kêu gọi mỗi người hãy bắt đầu từ việc thực hiện và duy trì những hành vi, lối sống lành mạnh có lợi cho sức khỏe như ăn nhiều rau xanh, không hút thuốc lá, hạn chế sử dụng rượu bia và điều quan trọng là thường xuyên vận động thể lực, rèn luyện thể dục… Nhắc lại "Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục" của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Thủ tướng cũng đã nhấn mạnh: Sức khỏe là vốn quý nhất của mỗi người dân cũng như của toàn xã hội. Muốn giữ gìn, nâng cao sức khỏe, phát triển tầm vóc thì phải đồng thời thực hiện tốt cả 3 yêu cầu cốt lõi là: vệ sinh phòng bệnh, ăn uống điều độ, bảo đảm dinh dưỡng và rèn luyện thể lực thường xuyên. Việc bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe là trách nhiệm của mỗi người dân và cả hệ thống chính trị....

Tập luyện thể dục thể thao cơ tác dụng như thế nào đối với sức khỏe học tập và công tác?

Tập TDTT sẽ làm nhịp tim tăng lên, tăng cường sức co bóp của cơ tim, dung lượng máu trong tim tăng lên, tỷ lệ hấp thụ oxy của cơ thể tăng lên. Sự tăng cường hoạt động của tim sẽ giúp làm chậm quá trình suy thoái của tim, giảm tỷ lệ sơ cứng mạch máu, huyết áp cao.

Lợi ích khi em tập luyện TDTT là gì?

Việc thường xuyên vận động sẽ giúp con người giảm bớt sự trầm cảm, tăng cường trí nhớ, sự tập trung và khả năng tiếp thu kiến thức mới. Ngoài ra, tập thể dục còn làm chậm quá trình thoái hóa của não bộ, giúp ngăn ngừa bệnh Alzheimer (chứng mất trí nhớ ở người già).

Tác dụng của TDTT đối với sức khỏe em đã làm gì để duy trì và tăng cường sức khỏe?

- Tập luyện TDTT làm tăng tính đàn hồi của máu, toàn bộ mạch máu đều co giãn tốt. Cho nên người tập TDTT thường xuyên khi về già ít bị chứng căng mạch máu, là nguyên nhân sinh ra bệnh cao huyết áp. - Tập luyện TDTT thì hồng cầu tăng lên từ 4 triệu lên 4 triệu rưỡi - 5 triệu, bạch cầu tăng từ 6000 lên 10.000.

Tại sao nói việc tập luyện TDTT sẽ giúp hình thành nhân cách đặc biệt là đối với trẻ em?

Khi tham gia các hoạt động TDTT, trẻ được rèn luyện thói quen suy nghĩ thận trọng, để chọn ra phương án tốt nhất có thể ghi điểm, chiến lược tốt nhất để giành chiến thắng. Không những vậy, tập luyện TDTT cũng rất có ích cho việc phát triển kỹ năng xã hội ở trẻ, giúp trẻ dễ dàng trong giao tiếp.