Việt Nam chịu ảnh hưởng thường xuyên bởi loại gió nào trong 3 loại gió chính trên trái đất

Có 3 loại gió chính trên Trái Đất : - Gió Tín Phong : thổi từ áp cao chí tuyến 30 độ Bắc và Nam về cực thấp 0 độ - Gió Tây ôn đới : thổi từ áp cao chí tuyến 30 độ Bắc và Nam về áp thấp 60 độ Bắc và Nam - Gió Đông cực : thổi từ áp cực 90 độ về áp thấp 60 độ Bắc và Nam Việt Nam nằm trong vùng nội chí tuyến bán cầu Bắc, nên có Tín Phong bán cầu Bắc hoạt động quanh năm. Mặt khác, khí hậu Việt Nam còn chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của các khối khí hoạt động theo mùa với hai mùa gió chính: gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ. * Gió mùa mùa đông: - Thời gian hoạt động: từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, di chuyển theo hướng Đông Bắc nên gọi là gió mùa Đông Bắc. - Phạm vi hoạt động và tính chất: + Gió mùa Đông Bắc hoạt động từ dãy Bạch Mã trở ra Bắc: nửa đầu mùa đông thời tiết lạnh khô, đem lại một mùa đông lạnh và kéo dài ở miền Bắc; nửa sau mùa đông lạnh ẩm, có mưa phùn ở vùng ven biển và đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ. + Di chuyển xuống phía Nam, gió suy yếu dần, bớt lạnh và hầu như bị chặn lại ở dãy Bạch Mã. Từ Đà Nẵng trở vào, tín phong Bắc bán cầu thổi hướng Đông Bắc hoạt động mạnh, chiếm ưu thế và gây mưa cho ven biển Trung Bộ, trong khi Nam Bộ và Tây Nguyên là mùa khô. * Gió mùa mùa hạ: - Thời gian: từ tháng 5 đến tháng 10 với hai luồng gió thổi vào cùng hướng Tây Nam. - Phạm vi và tính chất: + Nửa đầu mùa hạ (tháng 5 – 7): khối khí chí tuyến vịnh Ben Gan (TBg) di chuyển hướng Tây Nam xâm nhập trực tiếp vào nước ta gây mưa lớn cho đồng bằng Nam Bộ và Tây Nguyên. Sau đó vượt dãy Trường Sơn gây ra hiệu ứng phơn khô nóng cho vùng đồng bằng ven biển miền Trung và phía Nam khu vực Tây Bắc. + Giữa và cuối mùa hạ (tháng 6 – 10): gió mùa Tây Nam (từ áp cao cận chí tuyến bán cầu Nam) hoạt động. Vượt qua vùng biển xích đạo trở nên nóng ẩm và gây mưa lớn kéo dài cho vùng đón gió ở Nam Bộ và Tây Nguyên nước ta. Do áp thấp Bắc Bộ, khối khí này di chuyển theo hướng đông nam vào Bắc Bộ tạo nên “gió mùa Đông Nam” vào mùa hạ ở miền Bắc nước ta.


Page 2

Các khối khí ở đáy tầng đối lưu bao gồm (Địa lý - Lớp 6)

2 trả lời

Viết phương trình hoá học cho mỗi chuyên đối sau (Địa lý - Lớp 8)

1 trả lời

Hỏi cơ năng nào lớn hơn vì sao (Địa lý - Lớp 8)

1 trả lời

So sánh đặc điểm sông hồng và sông Cửu Long? (Địa lý - Lớp 10)

3 trả lời

Gió Tây ôn đới là loại gió thổi từ các khu áp cao cận nhiệt đới, thổi gần như quanh năm về phía áp thấp ôn đới. Sở dĩ gọi là gió Tây vì hướng chủ yếu của loại gió này là hướng tây (ở bán cầu Bắc là tây nam, còn ở bán cầu Nam là tây bắc).

II. Một số loại gió chính

1. Gió Tây ôn đới

- Phạm vi hoạt động: 300 - 600 ở mỗi bán cầu.

- Thời gian: Gần như quanh năm.

- Hướng thổi: Chủ yếu là hướng Tây.

- Nguyên nhân: Do sự chênh lêch khí áp giữa áp cao chí tuyến và áp thấp ôn đới.

- Tính chất: ẩm, mang nhiều mưa.

2. Gió Mậu dịch

- Phạm vi hoạt động: 30 độ về xích đạo.

- Thời gian: quanh năm.

- Hướng thổi: Chủ yếu hướng Đông.

- Nguyên nhân: chênh lệch khí áp giữa áp cao chí tuyến và áp thấp xích đạo.

- Tính chất: khô, ít mưa.

3. Gió mùa

- Khái niệm: Là loại gió thổi theo mùa, hướng gió ở hai mùa có chiều ngược với nhau.

- Nguyên nhân: Khá phức tạp chủ yếu do sự chênh lệch nhiệt độ và khí áp giữa lục địa và đại dương theo mùa, giữa Bắc bán cầu và Nam bán cầu.

- Thời gian và hướng thổi: Theo từng khu vực có gió mùa.

- Phạm vi hoạt động:

   + Đới nóng: Nam Á, Đông Nam Á, Đông Phi, Đông Bắc Ôxtrâylia.

   + Vĩ độ trung bình: đông Trung Quốc, đông Nam Liên Bang Nga, đông nam Hoa Kì.

4. Gió địa phương

a. Gió biển, gió đất

- Khái niệm: Là loại gió hình thành ở ven biển, thay đổi hướng theo ngày và đêm.

- Đặc điểm: Ban ngày từ biển vào đất liền, ban đêm từ đất liền ra biển.

- Nguyên nhân: Do sự khác nhau về tính chất hấp thụ nhiệt của đất liền và biển hay đại dương (chênh lệch nhiệt độ và khí áp).

- Tính chất: Gió biển ẩm mát, gió đất khô.

b. Gió fơn

- Khái niệm: Là loại gió bị biến tính khi vượt qua núi trở lên khô và nóng.

- Đặc điểm:

+ Sườn đón gió có mưa lớn.

+ Sườn khuất gió khô và rất nóng.

- Nguyên nhân: Chủ yếu là do sự tăng giảm của hơi nước trong không khí.

- Phạm vi hoạt động: Thường xuất hiện ở các dãy núi đón gió.

Loigiaihay.com

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Địa lí lớp 10 - Xem ngay

1.Nêu tên và phạm vi hoạt động của các loại gió thổi thường xuyên trên Trái Đất? Việt Nam nằm trong phạm vi hoạt động của loại gió nào ?

2.Trình bày đặc điểm của từng đới khí hậu ?

Loại gió có cơ chế hoạt động quanh năm ở nước ta là gió tín phong, Việt Nam nằm hoàn toàn trong khu vực nội chí tuyến bán cầu Bắc và gió Tín phong là gió thổi thường xuyên quanh năm trong khu vực nội chí tuyến, còn gió Đông Bắc, Đông Nam và Tây Nam là gió thổi theo mùa ở nước ta.

Loại gió có cơ chế hoạt động quanh năm ở nước ta là:

A. Tín phong

B. Gió mùa Đông Bắc

C. Gió mùa Đông Nam

D. Gió mùa Tây Nam

Đáp án đúng A.

Loại gió có cơ chế hoạt động quanh năm ở nước ta là gió tín phong, Việt Nam nằm hoàn toàn trong khu vực nội chí tuyến bán cầu Bắc và gió Tín phong là gió thổi thường xuyên quanh năm trong khu vực nội chí tuyến, còn gió Đông Bắc, Đông Nam và Tây Nam là gió thổi theo mùa ở nước ta.

Giải thích lý do chọn đáp án A:

Nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến bán cầu Bắc, nên có Tín phong bán cầu Bắc hoạt động quanh năm. Mặt khác, khí hậu Việt Nam còn chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của các khối khí hoạt động theo mùa với hai mùa gió chính: gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ. Gió mùa đã lấn át Tín phong, vì thế Tín phong hoạt động xen kẽ gió mùa và chỉ mạnh lên rõ rệt vào các thời kì chuyển tiếp giữa hai mùa gió.

– Gió mùa mùa đông: Từ tháng 11 đến tháng 4. Miền Bắc chịu tác động của khối khí lạnh phương Bắc thổi theo hướng đông bắc (thường gọi là gió mùa Đông Bắc).

Gió mùa Đông Bắc tạo nên một mùa đông lạnh ở miền Bắc: Nửa đầu mùa đông thời tiết lạnh khô, nửa sau mùa đông thời tiết lạnh ẩm có mưa phùn. Gió mùa Đông Bắc khi di chuyển xuống phía nam suy yếu dần, bớt lạnh hơn và bị chậm lại bởi dãy Bạch Mã.

Trong thời gian này, từ Đà Nẵng trở vào, Tín phong bán cầu Bắc cũng thổi theo hướng Đông Bắc gây mưa ven biển Trung Bộ, trong khi Nam Bộ và Tây Nguyên là mùa khô.

– Gió mùa mùa hạ: Từ tháng 5 đến tháng 10. Có hai luồng gió cùng hướng tây nam thổi vào nước ta.

Vào đầu mùa hạ: Khối khí nhiệt đới từ Bắc Ấn Độ Dương di chuyển theo hướng tây nam xâm nhập trực tiếp và gây mưa lớn cho đồng bằng Nam Bộ và Tây Nguyên. Khi vượt qua dãy Trường Sơn và các dãy núi dọc biên giới Việt – Lào, khối khí này trở nên khô nóng (gió phơn Tây Nam hay còn gọi là gió Lào).

Vào giữa và cuối mùa hạ: Gió mùa Tây Nam (xuất hiện từ áp cao cận chí tuyến nửa cầu Nam) hoạt động mạnh.

Khi vượt qua vùng biển xích đạo, khối khí này trở nên nóng ẩm thường gây mưa lớn và kéo dài cho các vùng đón gió ở Nam Bộ và Tây Nguyên.

Hoạt động của gió mùa Tây Nam cùng với dải hội tụ nhiệt đới là nguyên nhân chủ yếu gây mưa vào mùa hạ cho cả hai miền Nam, Bắc và mưa vào tháng 9 cho Trung Bộ.

Do áp thấp Bắc Bộ, khối khí này di chuyển theo hướng đông nam vào Bắc Bộ, tạo nên “gió mùa Đông Nam” vào mùa hạ ở miền Bắc.