X0 là gì trong vật LÝ 10

CHUYỂN ĐỘNG THẲNG ĐỀU

X0 là gì trong vật LÝ 10

\(\Delta x = {x_2} - {x_1}\)

Độ dời  = Độ biến thiên tọa độ

              = Tọa độ lúc cuối - Tọa độ lúc đầu

- Độ dời không phụ thuộc vào hình dạng của quỹ đạo chuyển động mà chỉ phụ thuộc vào vị trí điểm đầu và vị trí điểm cuối

- Véctơ \(\overrightarrow {AB} \) gốc tại điểm A hướng về điểm B gọi là véctơ độ dời

II - ĐỘ DỜI VÀ QUÃNG ĐƯỜNG ĐI

- Quãng đường: là độ dài quỹ đạo chuyển động của vật

- Khi chất điểm chuyển động, quãng đường nó đi được có thể không trùng với độ dời của nó.

- Định nghĩa:

Vận tốc là một đại lượng véc tơ, đặc trưng cho sự chuyển động nhanh hay chậm của vật.

+ Vận tốc trung bình

\({v_{tb}} = \frac{{\Delta x}}{{\Delta t}} = \frac{{{x_2} - {x_1}}}{{{t_2} - {t_1}}}\)

Với x1, x2 là tọa độ của chất điểm tại các thời điểm t1và t2.

Vận tốc trung bình có phương, chiều trùng với phương, chiều của véc tơ độ dời.

X0 là gì trong vật LÝ 10

Chúng ta phân biệt giữa vận tốc trung bình với tốc độ trung bình (Học từ lớp 7)

Tốc độ trung bình = \(\frac{{{S_1} + {S_2} + ...{S_n}}}{{{t_1} + {t_2} + ....{t_n}}}\)

+ Vận tốc tức thời

Vận tốc tức thời tại một thời điểm t đặc trưng cho chiều và độ nhanh chậm của chuyển động tại thời điểm đó.

Khi  \(\Delta t \to 0\) thì    \(\frac{{\Delta x}}{{\Delta t}} \simeq \frac{{\Delta s}}{{\Delta t}}\)

Tức là vận tốc tức thời luôn bằng tốc độ tức thời.

IV- CHUYỂN ĐỘNG THẲNG ĐỀU

Chuyển động thẳng đều là chuyển động thẳng, trong đó chất điểm có vận tốc tức thời không đổi.

Định nghĩa khác: Chuyển động thẳng đều là chuyển động có quỹ  đạo là đường thẳng và có tốc độ trung bình như nhau trên mọi quãng đường.

-  Đặc điểm của chuyển động thẳng đều

       + Quỹ đạo chuyển động: là một đường thẳng

       + Vận tốc chuyển động: không đổi

       + Gia tốc chuyển động: bằng không

- Công thức liên hệ giữa v - s - t của chuyển động thẳng đều

Trong đó:

       + v: vận tốc của chuyển động thẳng đều

       + s: quãng đường đi được

       + t: thời gian đi hết quãng đường s

2. Phương trình chuyển động thẳng đều

\(x = {x_0} + v(t - {t_0})\)

Trong đó:

       + x: tọa độ của vật tại thời điểm t

       + x0: tọa độ của vật tại thời điểm ban đầu t0

       + v: vận tốc tức thời (gọi tắt là vận tốc) của vật

       + t0: gốc thời gian

X0 là gì trong vật LÝ 10

+ Để đơn giản: ta chọn gốc thời gian t0 = 0

+ Quãng đường vật đi được sau khoảng thời gian \(\Delta t\) : \(s = \left| v \right|\Delta t\)

+ Nếu vật chuyển động thẳng và không đổi chiều ta có: \(\Delta x = x - {x_0} = s\)(độ dời bằng quãng đường)

+ Dấu của vận tốc phụ thuộc vào chiều dương mà ta chọn, nếu vật chuyển động cùng chiều dương \(v > 0\) , vật chuyển động ngược chiều dương \(v < 0\).

V- ĐỒ THỊ CỦA CHUYỂN ĐỘNG THẲNG ĐỀU

1. Đồ thị tọa độ theo thời gian (x - t)

\(x = {x_0} + vt\) dạng đồ thị giống đồ thị của hàm số \(y = ax + b\)

X0 là gì trong vật LÝ 10

Độ dốc của đường thẳng:

\(tag\alpha  = \dfrac{{x - {x_0}}}{t} = v\)

2. Đồ thị vận tốc theo thời gian (v - t)

Trong chuyển động thẳng đều, vận tốc không thay đổi \(v = {v_0}\)

Đồ thị biểu diễn vận tốc theo thời gian là một đường thẳng song song với trục thời gian.

X0 là gì trong vật LÝ 10

Sơ đồ tư duy về chuyển động thẳng đều - Vật lí 10

X0 là gì trong vật LÝ 10

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit.Morbi adipiscing gravdio, sit amet suscipit risus ultrices eu.Fusce viverra neque at purus laoreet consequa.Vivamus vulputate posuere nisl quis consequat.

Create an account

Lý thuyết và bài tập Vật lý 10 – Động học chất điểm bao gồm 5 chủ đề và bài kiểm tra về chương 1 môn Vật lý lớp 10, bao gồm chuyển động thẳng đều, chuyển động thẳng biến đổi đều, sự rơi tự do, chuyển động tròn đều, tính tương đối của chuyển động. Hi vọng tài liêu này giúp các bạn củng cố lại kiến thức, tự luyện tập với các đề kiểm tra nhằm học tốt môn Vật lý 10. Mời các bạn tham khảo.

CHỦ ĐỀ 1: CHUYỂN ĐỘNG THẲNG ĐỀU

I. KIẾN THỨC

Chuyển động thẳng đều là chuyển động của một vật có quỹ đạo là đường thẳng, có vận tốc như nhau trên mọi quãng đường.
Chuyển động thẳng đều có ba đại lượng đặc trưng là: vận tốc, quãng đường và thời gian chuyển động.

Vận tốc trung bình:

X0 là gì trong vật LÝ 10

1. Độ dời: Δx = x – xo = x2 – x1

2. Tốc độ trung bình: 

X0 là gì trong vật LÝ 10

3. Quãng đường đi được: s = v.t

4. Phương trình của chuyển động thẳng đều: x = xo + v(t – to).

Nếu chọn gốc tọa độ và gốc thời gian tại vị trí vật bắt đầu dời chổ (x0 = 0, t0 = 0) thì x = s = v.t

5. Chú ý: Chọn chiều dương cùng chiều chuyển động của vật nào đó (nếu có nhiều vật)

Vật chuyển động cùng chiều dương v > 0, ngược chiều dương v < 0.

Vật ở phía dương của trục tọa độ x > 0, ở phía âm của trục tọa độ x < 0.

Nếu hai vật chuyển động (trên cùng 1 hệ tọa độ):

khi hai vật gặp nhau thì x1 = x2.khi hai vật cách nhau 1 khoảng ∆s thì |x1 – x2| = ∆s.

Nếu gốc thời gian là lúc bắt đầu chuyển động thì t0 = 0

II. CÁC DẠNG BÀI TẬP

Dạng 1: Tính vận tốc, tốc độ trung bình.

Bài 1: Một ôtô chạy trên một đoạn đường thẳng từ địa điểm A đến địa điểm B phải mất một khoảng thời gian t. Tốc độ của ôtô trong nửa đầu của khoảng thời gian này là 60km/h và trong nửa cuối là 40km/h. Tính tốc độ trung bình của ôtô trên cả đoạn đường AB.

Đáp số: vtb = 50km/h

Bài 2: Một người đi xe đạp chuyển động trên một đoạn đường thẳng AB. Tốc độ của xe đạp trong nửa đầu của đoạn đường này là 12km/h là trong nửa cuối là 18km/h. Tính tốc độ trung bình của xe đạp trên cả đoạn đường AB.

Đáp số: vtb = 14,4km/h

Dạng 2: Lập phương trình chuyển động – xác định vị trí và thời điểm hai vật gặp nhau

Bài 3: lúc 8 giờ một ôtô khởi hành đi từ A về B với vận tốc 20m/s. Chuyển động thẳng đều.

a. Lập phương trình chuyển động.

b. Lúc 11h thì người đó ởvịtrí nào.?

c. Người đó cách A 40km lúc mấy giờ?

Bài 4: Hai thành phố A và B cách nhau 250km. Lúc 7h sáng, 2 ô tô khởi hành từ hai thành phố đó hướng về nhau. Xe từ A có vận tốc v1 = 60km/h, xe kia có vận tốc v2 = 40 km/h. Hỏi 2 ô tô sẽ gặp nhau lúc mấy giờ? Tại vị trí cách B bao nhiêu km?

A.9h30ph; 100km B.9h30ph; 150km C.2h30ph; 100km D.2h30ph; 150km

CHỦ ĐỀ 2: CHUYỂN ĐỘNG THẲNG BIẾN ĐỔI ĐỀU

I. TÓM TẮT KIẾN THỨC:

A. Các khái niệm cơ bản:

1. Vận tốc: v = v0 + at

2. Quãng đường: 

X0 là gì trong vật LÝ 10

3. Hệ thức liên hệ:

X0 là gì trong vật LÝ 10

4. Phương trình chuyển động: x x0 + v0t + 1/2at2.

Chú ý: Chuyển động thẳng nhanh dần đều a.v > 0; Chuyển động thẳng chậm dần đều a.v < 0

5. Bài toán gặp nhau của chuyển động thẳng biến đổi đều:

– Lập phương trình toạ độ của mỗi chuyển động:

X0 là gì trong vật LÝ 10

– Khi hai chuyển động gặp nhau: x1 = x2

Giải phương trình này để đưa ra các ẩn của bài toán. Khoảng cách giữa hai chất điểm tại thời điểm t: d = |x1 – x2|

6. Một số bài toán thường gặp:

Bài toán 1: Một vật chuyển động thẳng nhanh dần đều đi được những đoạn đường s1 và s2 trong hai khoảng thời gian liên tiếp bằng nhau là t. Xác định vận tốc đầu và gia tốc của vật.

Giải hệ phương trình:

X0 là gì trong vật LÝ 10

Bài toán 2: Một vật bắt đầu chuyển động thẳng nhanh dần đều. Sau khi đi được quãng đường s1 thì vật đạt vận tốc v1. Tính vận tốc của vật khi đi được quãng đường s2 kể từ khi vật bắt đầu chuyển động.

X0 là gì trong vật LÝ 10

Bài toán 3: Một vật bắt đầu chuyển động nhanh dần đều không vận tốc đầu:

– Cho gia tốc a thì quãng đường vật đi được trong giây thứ n:

X0 là gì trong vật LÝ 10

– Cho quãng đường vật đi được trong giây thứ n thì gia tốc xác định bởi:

X0 là gì trong vật LÝ 10

Bài toán 4: Một vật đang chuyển động với vận tốc v0 thì chuyển động chầm dần đều:

– Nếu cho gia tốc a thì quãng đường vật đi được cho đến khi dừng hẳn: 

X0 là gì trong vật LÝ 10

– Cho quãng đường vật đi được cho đến khi dừng hẳn s, thì gia tốc: 

X0 là gì trong vật LÝ 10

– Cho a. thì thời gian chuyển động: 

X0 là gì trong vật LÝ 10

– Nếu cho gia tốc a, quãng đường vật đi được trong giây cuối cùng: 

X0 là gì trong vật LÝ 10

– Nếu cho quãng đường vật đi được trong giây cuối cùng là s ∆, thì gia tốc:

X0 là gì trong vật LÝ 10

II. CÁC DẠNG BÀI TẬP

Dạng 1: Đại cương về chuyển động thẳng biến đổi đều

Bài 1: Một viên bi thả lăn trên mặt phẳng nghiêng không vận tốc đầu với gia tốc là 0,1 m/s2. Hỏi sau bao lâu kể từ lúc thả vien bi có vận tốc 2m/s

Đáp số: 20s.

Bài 2: Một đồn tàu bắt đầu rời ga chuyển động nhanh dần đều, sau 20s đạt đến vận tốc 36 km/h. Hỏi sau bao lâu tàu đạt đến vận tố c 54 Km/h?

Đáp số: t = 30s.

Bài 3: Một vật chuyển động thẳng nhanh dần đều đi được đoạn đường s1 = 24m và s2 = 64m trong hai khoảng thời gian liên tiếp bằng nhau là 4s. Xác định vận tốc ban đầu và gia tốc của vật.

Đs: v0 = 3,5m/s; a = 1,25m/s2

Bài 4: Một vật chuyển động thẳng nhanh dần đều với vận tốc đầu v0 = 18 km/h. Trong giây thứ tư kể từ lúc bắt đầu chuyển động nhanh dần, vật đi được 12m. Hãy tính:

a. Gia tốc của vật.

b. Quãng đường đi được sau 10s

Đáp số: a. a = 1,56m/s2. b. s = 127,78m