Xin lỗi mặc dù đó không phải lỗi của em năm 2024

Mình luôn có rất nhiều lý do biện minh cho những lỗi bản thân là do này do nọ chứ không bao giờ do bản thân. Vì thế, việc thừa nhận lỗi của bản thân mới khó làm sao.

Ở các nước khác, lời xin lỗi là câu cửa miệng, bởi họ luôn khiêm nhường và thấy rõ lỗi bản thân. Dù những lỗi mà ở ta cho là vặt vãnh thì họ cũng xin lỗi. Không chỉ thế, lời xin lỗi nói ra không chỉ khi họ có lỗi mà cả khi người khác có lỗi.

Nếu dẫm vào chân người khác mà xin lỗi thì không lạ, nhưng bị người khác dẫm vào chân mình mà vẫn xin lỗi kẻ dẫm thì lạ. Có thể hiểu rằng thói quen câu cửa miệng. Hay họ thấy thật là làm phiền ai đó khi mình lại để chân vào đúng chỗ ai đó đang dẫm xuống.

Có thời chúng ta ngại nói câu xin lỗi do không tìm ra lý do để xin lỗi. Hoặc chí ít thì thấy chẳng đáng thì không xin. Thành ra chọn cách lờ lớ lơ. Nếu có yêu cầu xin lỗi, thì trừng mắt lên hỏi làm gì mà ghê thế? Nhiều va chạm giao thông nho nhỏ nhưng thiếu lời xin lỗi mà thành ẩu đả.

Đôi khi vì thiếu lời xin lỗi mà mất cả mạng. Thấy có gì bất bình, thói quen của rất nhiều người là đổ lỗi cho ngành giáo dục. Thực ra việc cảm ơn và xin lỗi thì các thầy cô giáo mẫu giáo, tiểu học và các bậc khác đã dạy.

Nhưng người dạy hành vi quan trọng nhất cho các học sinh chính là phụ huynh. Việc này nhà trường không làm thay được. Nếu như phụ huynh tự làm gương về nhận lỗi thì đứa trẻ sẽ làm theo một cách bình thường.

Với các cơ quan thì việc xin lỗi luôn chậm vì thói quen cơ chế. Lỗi của ai nhỉ? Lỗi cả cơ quan đâu của riêng ai. Lỗi của nhiệm kỳ trước sao tôi phải đứng ra xin?

Xin lỗi mặc dù đó không phải lỗi của em năm 2024
Minh họa của Tả Từ.

Gần đây đã khác. Những cuộc vận động cụ thể như bộ Y tế yêu cầu cán bộ thực hiện 3 xin là "Xin chào, xin lỗi, xin phép". Có xin lỗi trong "3 xin" là một sự tiến bộ mang tính "lột xác". Trong các sự cố nghiêm trọng, lãnh đạo cấp bộ đã nói lời xin lỗi.

Lãnh đạo thành phố Hồ Chí Minh đã xin lỗi người dân mặc dù lỗi thuộc về người tiền nhiệm. Khi xảy ra chuyện to, người dân yêu cầu người thủ lĩnh xin lỗi, khi xảy ra chuyện nhỏ, người ta yêu cầu cá nhân người có lỗi phải xin lỗi.

Tuy vậy, vẫn có tâm thế xin lỗi xong là xong. Muốn xin lỗi thì tôi (tùy theo cảnh huống mà dùng tao, bố mày) xin lỗi nhé. Còn đòi gì nữa nào? Chưa xong.

Xin lỗi phải được nhận sự tha thứ. Tha thứ thực sự còn tùy thuộc vào thái độ và hành động của người gây lỗi. Thái độ, hành động tích cực trong khắc phục hậu quả mới là những bước quan trọng cho việc được tha thứ thực sự. Vậy cứ tỏ thái độ và hành động khắc phục là đủ, sao cần phải nói xin lỗi?

Dù khó cũng phải khẳng định rằng, không phải cứ nói xin lỗi là xong. Lời xin lỗi là cử chỉ đầu tiên chứ không phải cuối cùng. Lời xin lỗi là cử chỉ tối thiểu phải có chứ không phải tối đa. Lời xin lỗi cho thấy người nói ra vẫn còn là con người, không phải là một hòn đá.

Một mối quan hệ tốt như là một liều thuốc bổ tuyệt vời, luôn mang cho bạn hạnh phúc và sự may mắn. Tuy nhiên, có đôi lúc những căng thẳng, xung đột xảy ra sẽ không thể tránh khỏi. Vì vậy, khi biết cách xin lỗi người khác sẽ làm bạn hàn gắn mối quan hệ của mình tốt đẹp hơn.

Một lời xin lỗi chân thành và hiệu quả là lời xin lỗi truyền đạt sự đồng cảm thực sự, sự ăn năn và hối hận cũng như lời hứa sẽ rút kinh nghiệm từ những sai lầm của bạn. Nói cách khác, bạn cần thực sự tin rằng mình đã làm sai điều gì đó và cảm thấy hối tiếc vì những tổn thương mà bạn đã gây ra. Dưới đây là một số bước đơn giản giúp bạn học cách xin lỗi chân thành và hiệu quả.

Nhận ra lý do để xin lỗi:

Khi bạn đã phạm sai lầm hoặc làm tổn thương người khác, có rất nhiều lý do chính đáng để xin lỗi. Bằng cách xin lỗi, bạn có thể thừa nhận rằng bạn đã sai.

Thảo luận về những gì được phép và không được phép trong mối quan hệ của bạn:

Có đôi khi, điều này không được rõ ràng và thống nhất giữa những người trong một mối quan hệ, cũng là một nguyên nhân dẫn đến những căng thẳng. Việc xác định rõ điều nên và không nên sẽ giúp bạn tránh bước vào sai lầm

Bày tỏ sự hối hận của bạn:

Khi học cách xin lỗi hiệu quả, điều quan trọng là phải hiểu giá trị của việc bày tỏ sự hối hận. Nhận trách nhiệm là điều quan trọng, nhưng cũng rất hữu ích khi người kia biết rằng bạn cảm thấy tồi tệ khi làm tổn thương họ và ước gì bạn không làm như vậy. Họ đã cảm thấy tồi tệ và họ muốn biết rằng bạn cảm thấy tồi tệ khi họ cảm thấy tồi tệ.

Xin lỗi mặc dù đó không phải lỗi của em năm 2024

Bày tỏ sự hối hận của bạn là cách xin lỗi chân thành

Học hỏi từ những sai lầm của bạn và tìm ra những cách mới để đối phó với những tình huống tương tự:

Nếu bạn có thể làm bất cứ điều gì để sửa đổi tình hình, hãy làm điều đó. Điều quan trọng là phải biết cách xin lỗi một cách chân thành và một phần của sự chân thành đó là sự sẵn sàng hành động.

Mở ra một cách kết nối với người kia, bằng những lời xin lỗi chân thành:

Nếu bạn làm vỡ một cái gì đó hãy nói rằng: "Làm thế nào tôi có thể thay thế nó?"

Nếu bạn nói điều gì đó gây tổn thương: "Tôi biết lời nói của tôi đã làm tổn thương bạn. Đáng lẽ tôi không bao giờ nên nói như vậy với người mà tôi yêu quý và tôn trọng. Tôi sẽ cố gắng hết sức suy nghĩ trước khi nói trong tương lai."

Nếu bạn đã phá vỡ lòng tin: "Có điều gì tôi có thể làm ngay bây giờ để giúp xây dựng lòng tin của bạn không?"

2. Tại sao lời xin lỗi lại quan trọng

Khi áp dụng những cách xin lỗi chân thành cũng có thể giúp bạn nhẹ nhõm hơn, đặc biệt nếu bạn cảm thấy tội lỗi về hành động của mình. Một lời xin lỗi không giúp xóa bỏ tổn thương hay làm cho mọi chuyện ổn thỏa, nhưng nó cho thấy rằng bạn biết hành động hoặc lời nói của mình là sai và bạn sẽ cố gắng hơn nữa trong tương lai để ngăn điều đó xảy ra lần nữa.

Không xin lỗi khi bạn sai có thể gây tổn hại đến các mối quan hệ cá nhân và nghề nghiệp của bạn. Nó cũng có thể dẫn đến suy ngẫm, tức giận, oán giận và thù địch có thể chỉ phát triển theo thời gian.

Nghiên cứu cho thấy rằng một số lý do chính khiến mọi người không xin lỗi là họ không thực sự quan tâm đến người kia, xin lỗi đe dọa hình ảnh bản thân của họ hoặc họ tin rằng lời xin lỗi sẽ không có tác dụng gì

Xin lỗi mặc dù đó không phải lỗi của em năm 2024

Cách xin lỗi chân thành có thể giúp bạn cảm thấy nhẹ nhõm hơn

3. Biết khi nào cần xin lỗi

Biết khi nào cần xin lỗi cũng quan trọng như biết cách xin lỗi. Nói chung, nếu bạn nghi ngờ rằng điều gì đó bạn đã làm dù cố ý hoặc vô tình gây ra cảm giác khó chịu cho người khác, thì bạn nên xin lỗi và làm rõ ràng vấn đề.

Nếu những gì bạn đã làm có thể khiến bạn phiền lòng khi bạn ở vị trí của đối phương, thì một lời xin lỗi là điều cần thiết. Nếu bạn không chắc chắn, một lời xin lỗi không chỉ mang lại cho bạn cơ hội "sở hữu" những sai lầm mà bạn đã mắc phải, mà còn thiết lập lại những gì bạn nghĩ là ổn. Nếu bạn cảm thấy người kia không hợp lý, một cuộc thảo luận có thể được tiến hành. Bạn có thể quyết định vị trí của mình trong lời xin lỗi sau đó.

Mặc dù một lời xin lỗi chân thành có thể giúp bạn hàn gắn một mối quan hệ, nhưng mọi người thường không muốn hoặc không thể thực hiện bước này. Thừa nhận bạn đã sai có thể là một điều chẳng dễ dàng gì nhưng nó thật sự rất cần thiết. Tùy vào tình huống mà bạn có thể chọn cách xin lỗi khác nhau như nói trực tiếp hay gửi thư

Xin lỗi bằng lời nói là phù hợp trong hầu hết các trường hợp, nhưng cách xin lỗi bằng văn bản cũng có thể có những lợi ích của nó. Nhiều người cảm thấy khó chịu với lời xin lỗi trực diện và mặc dù sự khó chịu này không phải là lý do chính đáng để xin lỗi bằng văn bản, nhưng nó có thể là một yếu tố đặc biệt nếu sự khó chịu của bạn ảnh hưởng đến khả năng thể hiện bản thân. Một gợi ý là viết ra lời xin lỗi của bạn trong một lá thư, email hoặc thậm chí là tin nhắn có thể cho bạn thời gian để soạn thảo lời xin lỗi một cách cẩn thận, đảm bảo nhận trách nhiệm, bày tỏ sự hối hận. Mặt khác, lời xin lỗi bằng văn bản có thể quá trang trọng đối với một số sai lầm. Hay nếu lời xin lỗi bằng văn bản không được đáp lại, bạn có thể bị bỏ lại với một cuộc xung đột chưa được giải quyết.

Cuối cùng, lời xin lỗi chân thành không phải lúc nào cũng dễ dàng, nhưng đó có thể là một phần quan trọng trong việc hàn gắn hoặc duy trì các mối quan hệ quan trọng. Với sự đồng cảm, trái tim rộng mở và sự can đảm, bạn có thể thực hiện các bước cần thiết để đưa ra lời xin lỗi chân thành và trung thực.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số hoặc đặt lịch trực tiếp . Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.