Bài học kinh nghiệm thực tập tại ngân hàng

Download miễn phí Chuyên đề LỜI NÓI ĐẦU1. Tính tất yếu của đề tàiCó thể nói, hội nhập quốc tế là một xu thế tất yếu đối với mọi quốc gia trong đó có Việt Nam. Theo đó, các trào lưu giao lưu kinh tế quốc tế ngày càng phát triển mạnh mẽ, góp phần quan trọng trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Khi Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO thì bên cạnh những thuận lợi là muôn vàn những khó khăn,thách thức đang chờ đón. Điều này sẽ làm ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế Việt Nam, đặc biệt là sẽ tác động trực tiếp đến các NHTM Việt Nam. Các NHTM sẽ phải đối mặt với những rủi ro về cấp vốn đầu tư, rủi ro đối với hoạt động thanh toán quốc tế nói chung cũng như thanh toán tín dụng chứng từ nói riêng. Với xu thế quốc tế hoá, toàn cầu hoá, hoạt động kinh tế quốc tế ngày càng phát triển mạnh mẽ và chiếm một vị trí quan trọng đặc biệt trong giai đoạn công nghệp hoá, hiện đại hoá của nước ta. Nền kinh tế Việt Nam đang từng bước gia nhập vào hoạt động ngày càng sôi động của nền kinh tế thế giới, đang xây dựng một nền móng vững chắc để tham gia vào WTO.Là một mắt xích không thể thiếu trong hoạt động dịch vụ của NHTM, hoạt động thanh toán quốc tế của các NH ngày càng có vị trí vô cùng quan trọng. Thông qua hoạt động thanh toán quốc tế, các NHTM đã góp phần thúc đẩy, tăng cường quan hệ kinh tế đối ngoại và thương mại, tăng thu nhập và phát triển ổn định trong môi trường kinh doanh ngày càng cạnh tranh khốc liệt. Với tư cách là chất xúc tác cho sự phát triển của thương mại quốc tế, hoạt động thanh toán quốc tế cũng không ngừng được mở rộng và phát triển. Thực tế hiện nay, thanh toán TDCT là cách thanh toán được sử dụng nhiều hơn cả - chiếm hơn 70% doanh số giao dịch kinh tế quốc tế. Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động TQTT nên việc nghiên cứu tìm hiểu để phát triển hoạt động TTQT luôn được các NHTM quan tâm. Với vị trí, vai trò quan trọng của thanh toán quốc tế phục vụ kinh tế đối ngoại nên trong những năm qua VCB đã rất quan tâm đến việc hoàn thiện và nâng cao hiệu quả của mặt nghiệp vụ này. Chính vì vậy mà thanh toán quốc tế nói chung và thanh toán bằng cách TDCT từ nói riêng đã mang kết quả khả quan ,đáp ứng phần lớn nhu cầu thanh toán hàng XNK của nền kinh tế. Tuy nhiên, đây là nghiệp vụ phức tạp và đòi hỏi về xử lí kĩ thuật cao ,do vậy thanh toán TDCT vẫn tiềm ẩn những rủi ro cho các bên có liên quan. Sau thời gian thực tập tại VCB, trên cơ sở những kiến thúc đã học ở trường và qua nghiên cứu ở tài liệu, kết hợp với những kinh nghiệm thực tiễn thu được trong quá trình thực tập, em đã lựa chọn đề tài “Thực trạng và bài học kinh nghiệm rút ra từ những rủi ro trong hoạt động thanh toán xuất khẩu bằng cách tín dụng chứng từ tại Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam” làm chuyên đề tốt nghiệp.2. Mục đích nghiên cứu Hoạt động TTQT đặc biệt là cách thanh toán TDCT tại NHNT VN trong thời gian vừa qua đã có những kết quả đáng kể. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đó vẫn còn một số tồn tại nhất định và gây ra những rủi ro đáng tiếc cho không chỉ NH mà còn ảnh hưởng đến khách hàng và gây tổn hại đến nền kinh tế. Nhận thức một cách đầy đủ và toàn diện về thực trạng cũng như các rủi ro đã và có thể xảy ra đối với hoạt động TTQT bằng cách TDCT sẽ góp phần hoàn thiện cách thanh toán này cho các NHTM. Mục đích nghiên cứu của đề tài cụ thể:- Luận giải những vấn đề lý luận về hoạt động thanh toán quốc tế theo cách TDCT, đi sâu vào nghiên cứu các rủi ro trong cách này.- Phân tích, đánh giá thực trạng rủi ro thanh toán TDCT tại NHNT VN. Đề xuât giải pháp kiến nghị nhằm giảm bớt các rủi ro trong thanh toán TDCT.3. Phạm vi nghiên cứuĐề tài tập trung nghiên cứu các cơ sở lý luận về rủi ro trong thanh toán tín dụng chứng từ tại NHNT VN và thực tiễn hoạt động này ở NHNT VN.4. Phương pháp nghiên cứuĐề tài được nghiên cứu dựa trên phương pháp lí luận Mác- Lênin, bao gồm chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử và phép biện chứng duy vật. Đề tài còn sử dụng những phương pháp nghiên cứu khoa học cơ bản là phương pháp phân tích, đánh giá, thống kê, tổng hợp, so sánh, phương pháp quy nạp và diễn dịch, phương pháp phân tích tổng hợp, thống kê, … kết hợp với việc minh họa bằng sơ đồ, bảng biểu, đồ thị, các số liệu thu thập được qua quá trình thực tập nhằm làm cho vấn đề nghiên cứu trở nên trực quan hơn. Cùng với việc tham khảo các tài liệu, tạp chí, em hy vọng đề tài sẽ đạt được kết quả nhất định.5. Kết cấu của đề tàiNgoài lời mở đầu và kết luận, nội dung chính của đề tài bao gồm 3 phần:- Chương 1: Lý luận chung về nghiệp vụ thanh toán TDCT và rủi ro khi áp dụng.- Chương 2: Thực trạng rủi ro trong thanh toán TDCT tại NHNT VN.- Chương 3: Bài học rút ra và một số giải pháp, kiến nghị nhằm hạn chế rủi ro trong thanh toán TDCT tại NHNT VN. Do sự hạn chế trong kiến thức nên bài chuyên đề của em không tránh khỏi những thiếu sót, kính mong nhận được sự thông cảm và góp ý của các thầy cô giáo. Em xin trân thành cảm ơn.

Xem link download tại Blog Kết nối!

Là sinh viên, hãy chủ động đi thực tập ngay khi vẫn đang ngồi trên ghế nhà trường. Bởi quãng thời gian thực tập mang lại cho bạn những bài học vô giá, để sau này những kiến thức đó chính là nền móng vững chắc nhất để bạn xây dựng lên tương lai tươi sáng.

Bài viết này sẽ giúp bạn thấy được 4 Bài học kinh nghiệm của sinh viên thực tập để các bạn hiểu được điều đó quan trọng như thế nào với con đường sự nghiệp.

Kinh nghiệm học được từ thực tập

Thứ nhất bài học về sự chủ động

Bài học kinh nghiệm thực tập tại ngân hàng
Bài học kinh nghiệm của sinh viên thực tập

Chủ động là bài học lớn nhất và đầu tiên mà hầu hết các bạn thực tập sinh học cần học hỏi. Chủ động làm quen với mọi người, chủ động tìm hiểu công việc nơi thực tập, chủ động đề xuất và làm việc cùng mọi người. Tất cả đều giúp cho ta nhanh chóng hòa nhập được với môi trường mới.

Khi đến cơ quan thực tập, mỗi người 1 công việc khác nhau, không phải ai cũng có thời gian theo dõi sát sao, tận tình chỉ việc cho chúng ta. Vậy nên sự chủ động trong mọi việc sẽ giúp ta nắm bắt được cơ hội và học hỏi được nhiều điều thực tế .

Thứ 2 Rút được kinh nghiệp thực tập qua những bài học vô giá từ thực tế

Thực tập chính là khoảng thời gian bạn học nghề hiểu được rõ hơn công việc sau này ta phải làm là gì. Được làm việc thực tế, trao cơ hội để áp dụng những kiến thức ở trên trường mà ta hay gọi là lý thuyết.

Từ đó sẽ giúp ta nhanh chóng nhìn ra lỗ hổng của bản thân và kịp thời khắc phục ngay. Đồng thời, với sự giúp đỡ chỉ bảo của những người đi trước có kinh nghiệm đó là 1 cơ hội quý để từng bước lập kế hoạch cho tương lai của chính mình

Thứ 3 Có thêm những người bạn và những mỗi quan hệ mới

Bài học kinh nghiệm thực tập tại ngân hàng
Có thêm mối quan hệ mới sau khi kết thúc thực tập

Sau khoảng thời gian thực tập, bỗng nhiên chúng ta trở nên “Giàu có ” bởi có thêm những người bạn mới, những anh chị đồng nghiệp, và những người bạn lớn trong nghề. Chính những mối quan hệ đó đôi khi lại giúp đỡ cho ta trong việc phát triển sự nghiệp và tương lai mà không cần đòi hỏi giá trị về tiền bạc.

Thứ 4 trang bị những kĩ năng mới và cơ hội mới

Kĩ năng mềm, đó là điều mà sinh viên nào cũng muốn trang bị khi ra trường để tự tin và bắt đầu cho những công việc mới và đầu tiên của mình khi rời khỏi ghế nhà trường.

Sau khoảng thời gian thực tập nếu bạn cố gắng nỗ lực hết mình, luôn chủ động trong mọi việc thì những giá trị sau này bạn nhận được nó sẽ gấp nhiều lần so với công sức mà bạn bỏ ra.

Thực tập không chỉ là khoảng thời gian để bạn học hỏi nữa mà nó còn là cơ hội lớn để bạn thể hiện năng lực của bản thân> Nếu làm tốt, bạn đã cho mọi người thấy được bạn thực sự phù hợp với công việc này, có thể sẽ là 1 lời mời làm nhân viên chính thức khi ta ra trường.

Những lợi ích mà thực tập mang lại chắc hẳn sẽ giúp cho những bạn sinh viên có góc nhìn khác. Đừng lãng phí thời gian thực tập bởi mỗi ngày sẽ dạy cho bạn 1 bài học, mang cho bạn những trải nghiệm mới giúp bạn ngày càng trưởng thành hơn trong sự nghiệp.

(Nguồn: Internet)

Thực tập có thực sự cần thiết? Những kinh nghiệm từ thực tập có giúp ích cho công việc sau này? Công việc thực tập có thể không phải là công việc mà bạn làm sau này. Vì vậy nhiều người cho rằng, thực tập không cần thiết và không lại hiệu quả cho việc phát triển nghiệp vụ với công việc tương lai. Cùng tìm hiểu về thực tập và bài học kinh nghiệm sau khi đi thực tập để có cái nhìn đúng đắn và sâu sắc hơn.

1. Thực tập là gì

Thực tập là một giai đoạn trong chương trình đào tạo của các trường học nhằm đưa sinh viên của mình tiếp cận với môi trường cụ thể. Từ đó tạo điều kiện cho sinh viên thực hành, áp dụng những kiến thức đã học trên giảng đường vào giải quyết công việc cụ thể.

Khi trở thành sinh viên thì khái niệm thực tập không còn quá xa lạ. Nhiều bạn đã tìm hiểu vấn đề này từ rất sớm ngay năm nhất, năm hai để hoạch định cho mình những mục tiêu về học tập cũng như kiến thức thực tế để theo đuổi ngành học và công việc phù hợp với chuyên môn ngành học tại trường đại học.

Tìm việc làm Thực Tập Sinh

Thực tập được tiến hành khi bạn còn là sinh viên, kết hợp song song với việc học lý thuyết trên ghế nhà trường với học kiến thức thực tiễn từ một môi trường làm việc cụ thể. Thậm chí, thực tập chiếm khá nhiều thời gian trong ngày của bạn nên nhiều sinh viên bỏ qua giai đoạn này để tập trung vào việc học đem lại hiệu quả cao nhất cho thành tích học tập cũng như tấm bằng nhận được sau này. Cũng nhiều sinh viên có quan điểm khác rằng việc học trên ghế nhà trường là những lý thuyết cơ bản không đủ để bạn làm việc vì vậy việc thực tập là vô cùng cần thiết với sinh viên. Việc thực tập song song với việc học giúp những kiến thức được học ghi nhớ và được hiểu một cách sâu sắc hơn, đồng thời được tiếp thu thêm một lượng kiến thức thực tiễn mà điều này không được dạy ở nhà trường.

Sinh viên mới ra trường thường than thở về việc nhà tuyển dụng không lựa chọn mình vì thuyết kinh nghiệm thực tiễn. Việc thực tập giúp lý thuyết đến gần với thực tiễn, tạo mối liên hệ giữa lý thuyết và thực tiễn. Những kiến thức thực tiễn được tiếp thu từ môi trường làm việc cụ thể trong quá trình thực tập sẽ là kinh nghiệm của bạn trong quá trình xin việc sau này. Vì vậy hãy tích cực thực tập, không chỉ ở một đơn vị mà nhiều đơn vị. Điều này ngoài việc giúp bạn có thêm kinh nghiệm mà còn cho bạn hiểu được công việc,môi trường làm việc đó có phù hợp với mình không nhằm đưa ra những định hướng công việc chi tiết nhất cho tương lai.

Sinh viên có thể thực tập tại nhiều đơn vị như cơ quan, công ty có bộ phận chuyên môn phù hợp, các văn phòng, chi nhánh, bệnh viện, trường học, thậm chí là các cơ quan nhà nước như tòa án, viện kiểm sát,… với tư cách là sinh viên thực tập thì các đơn vị nhận thực tập không yêu cầu kinh nghiệm ở bạn, bởi mục đích của thực tập là giúp sinh viên cọ sát môi trường thực tế, học hỏi và cách làm việc và ứng xử các mối quan hệ công việc.  Vì vậy hãy mạnh dạn đến các đơn vị để hỏi về việc nhận thực tập sinh ở rộng cơ hội thực tập của bản thân.

Mẫu CV online

Xem thêm : Nên làm nghề gì lương cao đúng với nhu cầu tuyển dụng của xã hội

2. Những thuận lợi và khó khăn khi đi thực tập

Nếu bạn được nhận vào các đơn vị với tư cách thực tập thì đây là một thuận lợi vô cùng lớn với sinh viên. Do đơn vị nhận sinh viên thực tập không yêu cầu kinh nghiệm mà ngược lại sẵn sàng đào tạo bạn từ những điều cơ bản để giúp nắm được các vấn đề và các giải quyết công việc. Vì vậy bạn sẽ nhận được sự hướng dẫn tận tình từ người hướng dẫn. Bạn có thể hỏi và được giải đáp các thắc mắc trong quá trình học hỏi về cả kiến thức đã học lẫn thao tác và cách giải quyết công việc thực tế.

Bạn được tiếp xúc với môi trường làm việc thực thụ, từ đó tiến hành đến công việc của thực tiến mà rất có thể sau này trở thành việc làm của bạn hoặc rất gần gũi với công việc tương lai. Vì vậy, nơi thực tập tạo điều kiện tốt nhất với quá trình tiếp cận cọ sát từ những bước căn bản nhất, môi trường làm việc cụ thể và rõ ràng nhất, cơ sở vật chất có sẵn. Vì vậy việc của bạn là nhanh chóng tiếp cận và tiếp thu những điều này cùng với việc học cách làm việc đưa những kiến thức đã học vào giải quyết công việc cụ thể.

Thuận lợi chủ yếu được đến từ đơn vị mà bạn thực tập, đây là những điều kiện vô cùng cơ bản mà hầu hết các nơi làm việc đều đáp ứng được. Đi thực tập bạn sẽ gặp nhiều khó khăn hơn là thuận lợi. Dưới đây là một số khó khăn bài viết đưa ra giúp bạn có cái nhìn cụ thể cũng như để chuẩn bị đối mặt với các khó khăn một cách hiệu quả, giảm bỡ ngỡ.

Khó khăn đầu tiên được nhắc đến là môi trường làm việc thực tế khác xa với lý thuyết được học, thậm chí bạn sẽ không ngờ được là sao lại chỉ sử dụng được rất ít kiến thức đã học. Nếu bạn học các ngành đặc thù như ngành luật, ngành y, … thì đó là một sự may mắn do những ngành này yêu cầu cao về nguyên tắc và những quy chuẩn được đặt ra cần thực hiện và những điều này là đặc trưng của ngành sẽ được giảng dạy trong nhà trường và được áp dụng nhiều trong thực tế làm việc. Còn nếu bạn không nằm trong những ngành đó thì việc học hỏi từ thực tiễn là kiến thức vô cùng lớn, quyết định phần lớn hiệu quả công việc.

Công việc yêu cầu nhiều kỹ năng mềm thậm chí có những kỹ năng bạn chưa được va chạm bao giờ, điều này đòi hỏi sự kiên nhẫn để tiếp thu những cái mới thay vì chăm chăm áp dụng những thứ đã biết.

Áp lực về công việc là vô cùng rõ nét. Môi trường thực tập rất gần gũi với môi trường làm việc, mặc dù bạn có được người hướng dẫn tuy nhiên công việc làm do bạn thực hiện và hoàn thành. Mắc lỗi là điều không thể tránh khỏi và sẽ nhận sự phê bình góp ý.

Công việc bạn được giao không chỉ là những vấn đề liên quan đến chuyên môn mà thậm chí là những vấn đề khác liên quan đến hành chính hoặc là nghĩa vụ nhân viên. Những công việc này tuy không phải là công việc chính nhưng cũng chiếm không nhỏ trong quỹ thời gian của bạn để hoàn thành. Ngoài ra, khối lượng công việc sẽ yêu cầu cao hơn khả năng hiện tại của bạn nhằm giúp có mục tiêu phấn đấu, đòi hỏi bạn không ngừng học hỏi và cải thiện năng suất làm việc của bản thân.

Áp lực công việc với áp lực thời gian cùng những mối quan hệ tại nơi làm việc. Cụm từ “tỉ phú thời gian” chắc không quá xa lạ khi nhắc tới sinh viên và hay được gắn với đối tượng này. Nhưng nếu bạn là sinh viên thực tập thì tức là bạn làm hai nhiệm vụ cùng một lúc. Ngoài việc đảm bảo việc học tập trên trường thì bạn phải hoàn thành cả những nhiệm vụ được giao tại đơn vị thực tập. Mà nhiệm vụ nào cũng cần thời gian để thực hiện và hoàn thành. Với khối lượng việc từ hai nhiệm vụ là rất lớn nên bạn gần như chạy theo dealine nên điều cần học chính là kiểm soát khối lượng công việc và thời gian. Đôi khi bạn phải tận dụng cả những thời gian nhỏ, thay đổi những việc làm đã trở thành  thói quen của bạn để đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ.việc đi làm trễ là điều khó chấp nhận dù bạn là thực tập sinh.

Vì vậy bạn nên phân bổ thời gian hợp lý để cân đối đồng thời hai nhiệm vụ này, cố gắng tận dụng thời gian hiệu quả, thay đổi thói quen sao cho phù hợp. Mặc dù giai đoạn đầu để thay đổi thói quen là vô cùng khó khăn.

Xem thêm : Học viện Ngoại giao ra làm gì? Những thông tin cho bạn

3. Bài học kinh nghiệm sau khi đi thực tập

Từ những khó khăn gặp phải trong quá trình thực tập, bạn sẽ học hỏi được nhiều kinh nghiệm thực tiễn. Hiểu sâu hơn các vấn đề đã biết, mở rộng và tiếp thu những điều mới, học hỏi thêm khả năng liên kết các vấn đề với nhau để học cách sáng tạo. Những điều học được từ thực tập là vô cùng lớn, khắc phục những vấn đề được học đã cũ không còn phù hợp với thực tiễn, bổ sung hỗ trợ kiến thức cho bản thân.

Xem thêm: Viết CV xin thực tập

3.1. Bài học về chủ động và tự tin

Bài học về chủ động là bài học lớn nhất và đáng giá nhất sau quá trình thực tập. Thực trạng giáo dục ở việt nam từ cấp tiểu học đến trung học phổ thông, thậm chí cơ sở đào tạo nghề chuyên nghiệp như cao đẳng, đại học còn nhiều bất cập, đặc biệt thiếu sự chủ động của người học. Môi trường giáo dục này đã áp dụng vào người học từ khi còn rất nhỏ và kéo dài trong hơn mười năm đi học. Vì vậy, việc thay đổi từ thụ động sang chủ động là một bước tiến rất lớn của sinh viên so với các cấp học trước đây. Mặc dù, tính chủ động này đã được là quen trong chương trình đào tạo nghề chuyên nghiệp, thay vì giảng viên là người cầm tay chỉ việc thì giảng viên là người hướng dẫn với yêu cầu người học tự học, tự nghiên cứu theo định hướng. Tuy nhiên môi trường thực tập và làm việc thực tiễn là môi trường phát huy mạnh mẽ nhất cũng là môi trường học hỏi tính chủ động một cách nhanh chóng và sâu sắc nhất.

Đứng trong môi trường thực tế, bạn sẽ phải học hỏi và áp dụng sự chủ động từ những việc nhỏ nhất như chủ động chào hỏi, làm quen; chủ động tìm hiểu công việc, chủ động tìm người hướng dẫn, chủ động đưa ra các câu hỏi, những vướng mắc trong công việc. Đặc biệt với công việc phức tạp, khó có thể nắm bắt ngay từ đầu như việc làm thực tập sinh kế toán, việc làm thực tập sinh IT,... sự chủ động sẽ giúp bạn sớm làm quen và nhanh chóng thích nghi với môi trường, công việc.

Từ sự chủ động, bạn giúp nhanh chóng khắc phục những hạn chế của bản thân. Điều này giúp bạn tự tin hơn. So với việc bạn là người mới như tờ giấy trắng chưa có gì thì sau quá trình thực tập ít nhiều bạn đã có những nét vẽ cơ bản cho tờ giấy của mình, nếu bạn là người tiếp thu nhanh thì bạn có thể nhanh chóng vẽ thêm, phát triển những kiến thức cơ bản và sử dụng nó một cách hiệu quả theo cách của bạn. Nó giúp bạn có thông tin để trao đổi với đồng nghiệp vừa tạo sự tương tác và hòa đồng với đồng nghiệp vừa là cơ hội học hỏi thêm, tích lũy thêm nữa cho công việc của mình.

Xem thêm: Nằm lòng bộ câu hỏi phỏng vấn thực tập sinh sắp ra trường

3.2. Kinh nghiệm về kỹ năng mềm

Kỹ năng mềm được trang bị trong nhà trường là kỹ năng mền cơ bản mà các môi trường làm việc điều cần và đều yêu cầu. Tuy nhiên những môi trường làm việc cụ thể thì ngoài những kỹ năng mềm cơ bản, chúng ta cần những kỹ năng mềm khác nhằm phục vụ cho công việc. Những kỹ năng mềm đặc thù và nâng cao của từng môi trường làm việc cụ thể là những kỹ năng sử dụng nhiều và hiệu quả nhất đối với công việc của bạn.

Kỹ năng mềm như chất xúc tác để bạn đưa những lý thuyết được học tiến gần với thực tiễn công việc. Đây là điều mà không chỉ sinh viên mà ngay cả người đã đi làm cũng liên tục phải trau dồi. Những kỹ năng tinh tế được dễ dàng thể hiện qua giao tiếp, cách lắng nghe, cách làm việc nhóm và thuyết trình, cách xử lý các vấn đề, cách tư duy để đưa ra quyết định nhanh và hiệu quả,…

Qua việc quá trình thực tập và giải quyết công việc, bạn sẽ được học hỏi và áp dụng những kỹ năng này. Nếu may mắn và dựa vào sự cố gắng của bạn sau khi thực tập, bạn có thể được nhận vào chính môi trường, đơn vị thực tập đó để làm việc thì những kiến thức bạn học sẽ được sử dụng một cách triệt để. Còn nếu công việc thực tập không phải là công việc mà bạn theo đuổi sau này thì đừng lo, những kỹ năng này luôn cần thiết trong quá trình giải quyết công việc hoặc đơn giản là việc gây ấn tượng ban đầu với nhà tuyển dụng tương lai.

Ngoài hai kinh nghiệm lớn kể trên, quá trình thực tập đem đến cho bạn những mối quan hệ mới từ người bạn và đồng nghiệp. Bạn hãy duy trì và phát triển các mối quan hệ này vì họ là những người ít nhiều liên quan đến ngành học cũng như công việc sau này của bạn, chính những con người này có thể đem lại sự phát triển và tương lai, mở rộng cơ hội thể hiện bản thân và cơ hội tim việc làm của bạn.

Những lợi ích và kinh nghiệm đạt được trong quá trình thực tập là hành trang, là những bài học quý báu cho sinh viên bước vào thị trường lao động sau khi tốt nghiệp. Để từ đó mỗi cá nhân có kế hoạch phát triển sự nghiệp, phát triển bản thân. Trên đây là những bàì học kinh nghiệm sau khi đi thực tập được tổng hợp lại, là những điều thiết yếu cho sinh viên