Bài học rút ra từ bài thơ Việt Nam quê hương ta

Đã có trọn bộ đề thi thử THPT Quốc Gia 2022 các môn: vip.dethihsg247.com
Hàng ngàn mã giảm giá shopee 0đ hôm nay cập nhật tại đây

Đề bài: Qua bài thơ “Quê hương”, em rút ra được bài học gì?

Khi đọc baì thơ của Tế Hành tôi không khỏi xúc động, bồi hồi, cảm xúc nhớ quê hương tha thiết dâng trào lên trong tim tôi. Quê hương như một người mẹ hiền ôm ấp chúng ta vào lòng âu yếm và cho ta tất cả những gì tốt nhất. Từ khi mới trào đời tiếng khóc đầu tiên ta cất lên đã được quê hương ta tiếp nhận vỗ về,an ủi. những bước chân đầu đời, những lần vấp ngã, những kỉ niêm đẹp của ta được lưu mãi ở nơi chôn rau cắt rốn này. Những khuya nghe bà kể chuyện cổ tích:nào là cô công chúa nhỏ bé, rồi những chú chim sơn ca, bà tiên hiền hậu mang phép màu tới,…dayjcho ta những lẽ sống, cái hay, cái đẹp.

Rồi những chiều thả diều ngoài đồng sao mà đẹp đến thế. Rồi khi ta lớn lên… ta lại xa quê hương của mình, xa người mẹ hiền ấy của ta. nhưng trong lòng vẫn ghi nhớ những hình ảnh ấy, những kỉ niệm đẹp đẽ ấy mãi mãi chẳng bao giờ phai nhòa đi trong tâm trí của ta. để rồi một ngày nào đó ta sẽ trở về với hương lúa, trở về với những câu chuyện cổ tích ngọt ngào ấm áp tình người, trở về với người bạn gắn bó suốt tuổi thơ của ta, nâng cánh ước mơ cho ta…

Xin chào các bạn và quý Thầy Cô. Hãy nhập từ khóa mình muốn vào ô tìm kiếm trên Website để tìm kiếm mọi thứ hoặc trên google các bạn hãy nhập từ khóa + dethihsg247.com để tìm kiếm các bài viết của chúng tôi nhé.

  • Hiện tại chúng tôi có hơn 25 nghìn bài văn mẫu các thể loại.
  • Kho tài liệu, đề thi học sinh giỏi các lớp vô cùng phong phú.
  • Mỗi ngày cập nhật hơn 100 đề thi chất lượng từ các website bán tài liệu lớn.

Tải đề thi VIP với giá siêu rẻ tại Vip.Dethihsg247.Com

  • Phân tích bài thơ Quê Hướng của Tế Hanh hay nhất

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

  • Phần I
  • Câu 2
  • Phần II
  • Câu 2
  • Phần III
  • Câu 2
  • Câu 3
  • Câu 4
  • Câu 5
  • Câu 6

Câu 2

Câu 2 (trang 65 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Trong văn bản tác giả tập trung miêu tả những hình ảnh nào tiêu biểu của con người Việt Nam và nói đến những vẻ đẹp nào của quê hương?

Phương pháp giải:

Xem văn bản và liệt kê hai ý :

- Hình ảnh con người Việt Nam (các phẩm chất của con người)

- Vẻ đẹp quê hương.

Lời giải chi tiết:

- Hình ảnh tiêu biểu của con người Việt Nam : những người lao động cần cù, chịu khó, những truyền thống đấu tranh bất khuất của ông cha, những tấm lòng chung thuỷ, sự tài hoa của người dân đất Việt.

- Vẻ đẹp của quê hương: cánh đồng lúa, cánh cò, núi đồi, dãy núi bao la, mênh mông. Là những vùng thiên nhiên trù phú, đẹp tươi và che chắn cho con người Việt Nam từ bao đời.

Câu 3

Câu 3 (trang 65 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Tìm và nêu tác dụng của những từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ đặc sắc mà tác giả sử dụng để miêu tả cảnh sắc quê hương trong bốn dòng thơ đầu.

Phương pháp giải:

Đọc 4 dòng thơ đầu và liệt kê ra các điểm trên, nhớ lại các biện pháp tu từ em đã học.

Lời giải chi tiết:

- Các biện pháp tu từ trong đoạn thơ đầu :

+ Nhân hoá: Việt Nam đất nước ta ơi

+ So sánh không ngang bằng: Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn

+ Liệt kê : biển lúa, cánh cò, mây mờ

=> Tác dụng: khiến cho hình ảnh đất nước trở nên gần gũi, thân quen, làm tăng mức độ của đất trời Việt Nam không đâu sánh bằng. Từ đó toát lên vẻ đẹp của quê hương đất nước. 

Câu 4

Câu 4 (trang 65 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Tìm và nêu tác dụng của hình ảnh, từ ngữ đặc sắc được dùng để khắc hoạ vẻ đẹp của con người Việt Nam trong đoạn thơ còn lại.

Phương pháp giải:

Trước tiên, em tìm từ ngữ về con người Việt Nam sau đó nêu lên tác dụng của những hình ảnh đó.

Lời giải chi tiết:

Những vẻ đẹp của con người Việt Nam đã được khắc hoạ trong đoạn thơ đó là:

- Sự vất vả, cần cù trong lao động: vất vả in sâu, áo nâu nhuộm bùn.

- Sự anh hùng, mạnh mẽ, kiên cường trong chiến đấu (chịu nhiều đau thương, chìm trong máu lửa lại vùng đứng lên, đạp quân thù xuống đất đen) nhưng khi trở về cuộc sống đời thường lại hiền lành, chịu thương chịu khó (súng gươm vứt bỏ lại hiền hơn xưa).

- Sự thuỷ chung, khéo léo, chăm chỉ : yêu ai yêu trọn tấm lòng thuỷ chung, tay người như có phép tiên, trên tre lá cũng dệt nghìn bài thơ.

Câu 5

Câu 5 (trang 65 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Tình cảm của tác giả đối với quê hương, đất nước được thể hiện như thế nào trong văn bản? Hãy chỉ ra một số từ ngữ, hình ảnh thể hiện trực tiếp tình cảm ấy.

Phương pháp giải:

Em liệt kê những từ ngữ, hình ảnh thể hiện tình cảm của tác giả trong văn bản này.

Lời giải chi tiết:

Tình cảm của tác giả trong văn bản :

+ Sự tự hào về đất nước, quê hương qua những khung cảnh thiên nhiên và văn hoá, con người như (mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn, Quê hương biết mấy thân yêu).

+ Sự đồng cảm với những vất vả, hi sinh của người dân (bao nhiêu đời đã chịu nhiều đau thương, mặt người vất vả in sâu).

=> Qua đó thể hiện tình cảm yêu mến, quý trọng và tự hào đối với dân tộc và những gì mà cha ông đã dựng xây cho Tổ quốc.

Bài thơ này đã được đưa vào sách giáo khoa từ khi chúng tôi còn nhỏ - những thế hệ không phải trải qua bao đau thương, mất mát trong chiến tranh. Để rồi, những câu thơ ấy lúc được nhớ đến lúc thì không và không phải con dân Việt nào cũng hiểu được đức hi sinh cao cả của thế hệ đi trước. Nhưng dù thế nào thì tình yêu đất nước sẽ luôn trường tồn cùng thời gian trong mỗi chúng ta.


Bài học rút ra từ bài thơ Việt Nam quê hương ta


Hôm nay, chúng tôi xin được nhắc lại một chút về bài thơ ấy:

Việt Nam đất nước ta ơi

Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn

Cánh cò bay lả rập rờn (dập dờn)

Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều

Quê hương biết mấy thân yêu

Bao nhiêu đời đã chịu nhiều thương đau

Mặt người vất vả in sâu

Gái trai cũng một áo nâu nhuộm bùn.

Đất nghèo nuôi những anh hùng

Chìm trong máu lửa lại vùng đứng lên

Đạp quân thù xuống đất đen

Súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa

Việt Nam đất nắng chan hoà

Hoa thơm quả ngọt bốn mùa trời xanh

Mắt đen cô gái long lanh

Yêu ai yêu trọn tấm tình thuỷ chung.


Đất trăm nghề của trăm vùng


Khách phương xa tới lạ lùng tìm xem

Tay người như có phép tiên

Trên tre lá cũng dệt nghìn bài thơ

Nước bâng khuâng những chuyến đò

Đêm đêm còn vọng câu hò Trương Chi

Đói nghèo nên phải chia ly

Xót xa lòng kẻ rời quê lên đường.

Ta đi ta nhớ núi rừng

Ta đi ta nhớ dòng sông vỗ bờ

Nhớ đồng ruộng, nhớ khoai ngô

Bữa cơm rau muống quả cà giòn tan.

(Việt Nam quê hương ta - Nguyễn Đình Thi - Trích từ trường ca Bài thơ Hắc Hải (1958))Bài thơ được viết dưới thể lục bát, âm điệu nhẹ nhàng, bay bổng nhưng cũng không kém phần sôi nổi, trầm hùng. Câu thơ mở đầu như câu hát ca ngợi da diết.

Nhà thơ đã tinh tế vẽ nên một bức tranh màu sắc hài hòa, tươi đẹp, rất đặc trưng của làng quê Việt. Giữa nền xanh biếc “biển lúa” là hình ảnh đàn cò trắng chao nghiêng rập rờn. Cánh cò ấy không cao vút tầng không mà “bay lả” giữa cánh đồng, dưới những đám mây mờ bị che phủ bởi đỉnh núi, mở ra khung cảnh về một đất nước thanh bình.

Bài học rút ra từ bài thơ Việt Nam quê hương ta

Để có được sự thanh bình ấy, dân tộc ta đã phải trải qua bao đau thương, mất mát, chịu bao gông xiềng của phong kiến, đế quốc. Hình ảnh “mảnh áo nâu nhuộm bùn” như minh chứng cho sự gian lao, tảo tần, cho đức hy sinh của những con người thật thà, chất phác. Trước muôn vàn khổ đau, mảnh đất nghèo biến những con người bé nhỏ thành những anh hùng bất khuất, không chịu lùi bước trước bạo tàn mà “chìm trong máu lửa lại vùng đứng lên”. Trong mọi hoàn cảnh, lòng yêu nước luôn được đặt lên trên hết.

Đất nước ngày một khang trang, đời sống nhân dân cũng đổi thay rõ rệt. Vậy nhưng, hình ảnh hào hùng trong quá khứ và niềm vui của con người những năm đầu hòa bình sẽ mãi trường tồn với thời gian. Để mỗi chúng ta có thể tự hào rằng, 

Việt Nam đất nước ta ơi 

Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn…

Bài đăng Mới hơn Bài đăng Cũ hơn