Bài tập củng cố kiến thức và phát triển năng lực môn Tiếng Việt lớp 2 tập 2 Tuần 32

 Hôm ấy, tiến sĩ nông học Lương Định Của cùng cán bộ xuống xem xét tình hình nông nghiệp ở tỉnh Hưng Yên.

 Thấy bà con nông dân đang cấy lúa trên những thửa ruộng ven đường, bác Của bảo dừng xe, lội xuống ruộng trò chuyện với mọi người. Bác khuyên bà con nên cấy ngửa tay để rễ mạ ăn nông, cây lúa dễ phát triển. Lúc cấy cần chăng dây cho thẳng hàng để sau này dễ dùng cào cải tiến làm cỏ sục bùn….

 Rồi bác cười vui và nói với mọi người :

- Nào, ai cấy nhanh nhất xin mời cấy thi với tôi xem kĩ thuật cũ và kĩ thuật mới đằng nào thắng, nghe !

 Thế là cuộc thi bắt đầu. Chỉ ít phút sau, bác đã bỏ xa cô gái cấy giỏi nhất vài mét. Lúa bác cấy vừa đều vừa thẳng hàng. Thấy vậy, ai nấy đều trầm trồ, thán phục nhà bác học nói và làm đều giỏi.

( Theo Nguyễn Hoài Giang )

Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng

1. Bác Của khuyên bà con nông dân nên cấy lúa thế nào ?

a- Cấy ngửa tay để rễ mạ ăn nông, lúa dễ phát triển

b- Cấy ngửa tay để rễ mạ ăn sâu, lúa dễ phát triển

c- Cấy úp tay để rễ mạ ăn nông, lúa mau phát triển

2. Bác Của khuyên bà con khi cấy cần chăng dây để làm gì ?

a- Để cấy cho thẳng hàng, sau này dễ lội ruộng đi lại làm cỏ sục bùn

b- Để cấy cho thẳng hàng, sau này dễ dùng cào cải tiến làm cỏ sục bùn

c- Để cấy cho thẳng hàng, sau này dễ dùng máy gặt lúa ngay tại ruộng

3. Kết quả thi cấy giữa bác Của và cô gái cấy giỏi nhất ra sao ?

a- Bác Của cấy đều, nhanh, bỏ xa cô gái hơn chục mét

b- Bác Của cấy đều, thẳng hàng, bỏ xa cô gái vài mét

c- Bác Của cấy nhanh, thẳng hàng, vượt lên trước cô gái.

(4). Bà con nông dân trầm trồ, thán phục bác Của về điều gì ?

a- Nhà bác học nói về cấy lúa rất giỏi

b- Nhà bác học cấy lúa nhanh và giỏi

c- Nhà bác học nói và làm đều giỏi

II - Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn

1. Viết lại các từ ngữ sau khi đã điền đúng :

a) l hoặc n

b) v hoặc d

c) it hoặc ich

2. Xếp các từ sau thành từng cặp có nghĩa trái ngược nhau ( từ trái nghĩa ) :

nhỏ, tối, chìm, cuối cùng, ít, to, sáng, đầu tiên, nổi, nhiều.

M : to/ nhỏ

3. Đặt dấu chấm hoặc dấu phẩy vào chỗ chấm rồi chép lại đoạn sau :

 Xóm làng tưng bừng mở hội mừng xuân….Nhiều hình thức hội hè vui chơi diễn ra sôi nổi, như : đấu võ dân tộc…đua thuyền…đấu cờ tướng…thi hát xướng… ngâm thơ.

……………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………

4. a) Viết lời đáp của em trong những trường hợp sau :

(1) Em muốn bố mẹ đưa đi xem xiếc vào sáng chủ nhật. Bố mẹ bảo : “Sáng chủ nhật này bố mẹ bận một chút việc, con ạ ”

Lời đáp : -…………………………………………………………….……………………………………

(2) Em nhờ bạn làm hộ bài tập toán. Bạn bảo : “ Bạn  phải tự làm thì mới hiểu bài chứ ! ”

Lời đáp : -……………………………………………………………..……………………………………

b) Trả lời câu hỏi : Sổ liên lạc có tác dụng gì đối với em và gia đình ?

………………………………………………………………………….……………………………………

………………………………………………………………………….……………………………………

………………………………………………………………………….……………………………………


Page 2

1. Bác Của khuyên bà con nông dân nên cấy lúa thế nào ?

a- Cấy ngửa tay để rễ mạ ăn nông, lúa dễ phát triển

2. Bác Của khuyên bà con khi cấy cần chăng dây để làm gì ?

b-Để cấy cho thẳng hàng, sau này dễ dùng cào cải tiến làm cỏ sục bùn

3. Kết quả thi cấy giữa bác Của và cô gái cấy giỏi nhất ra sao ?

b- Bác Của cấy đều, thẳng hàng, bỏ xa cô gái vài mét

(4). Bà con nông dân trầm trồ, thán phục bác Của về điều gì ?

c- Nhà bác học nói và làm đều giỏi

II - Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn

1.a) nỗi niềm – cái liềm ; nương rẫy – lương thực

   b) vỗ tay – dỗ dành ; sách vở - dở dang

   c) tích tắc – xa tít ; vở kịch – đen kịt

2. Ta xếp như sau:

(1) tối / sáng

(2) chìm / nổi 

(3) ít / nhiều 

(4) cuối cùng / đầu tiên

3. Xóm làng tưng bừng mở hội mừng xuân. Nhiều hình thức hội hè vui chơi diễn ra sôi nổi, như : đấu võ dân tộc, đua thuyền, đấu cờ tướng, thi hát xướng, ngâm thơ.

4. a) VD ( lời đáp )

(1) Vâng, thế thì hôm nào bố mẹ cho con đi nhé.

(2) Thế thì tớ sẽ cố gắng làm, có gì khó thì bạn hướng dẫn tớ nhé.

   b) VD : Sổ liên lạc có tác dụng ghi lại tình hình học tập của em, giúp nhà trường và gia đình liên hệ chặt chẽ với nhau.

Bài tập nâng cao Tiếng Việt 2: Tuần 32

Bài tập nâng cao Tiếng Việt 2 - Tuần 32: Tập làm văn bao gồm chi tiết các bài tập về tập làm văn để các em học sinh ôn tập tốt phần tập làm văn, hệ thống lại toàn bộ kiến thức đã học môn Tiếng Việt lớp 2 và ôn tập củng cố kiến thức cuối học kì 2 đạt kết quả cao.

Bài tập nâng cao Tiếng Việt 2

Tuần 32: Phần C – Tập làm văn

ĐÁP LỜI TỪ CHỔI. ĐỌC SỎ LIÊN LẠC

Đề 1

Em hãy chọn lời đáp lịch sự cho từng trường hợp sau:

a) – A lô.

– Lan à, tớ ở nhà một mình, chán quá, cậu có bận không, sang đây chơi với tớ.

– Bây giờ thì không được, tớ đang chuẩn bị sang nhà bà ngoại với mẹ.

a1. Thế à, chán nhỉ.

a2. Vậy à, thế thì khi nào về, cậu sang chơi với tớ nhé!

a3. Thôi tớ cũng chẳng cần cậu. Để tớ gọi Hương vậy.

b) – Lan ơi, mình để quên thước ở nhà.

– Rất tiếc, hôm nay tớ cũng không mang.

b1. Sao chán thế.

b2. Thế thì còn nói làm gì, tớ mượn bạn khác vậy.

b3. Thế à, không sao đâu, để tớ hỏi mượn bạn khác vậy.

c) – Mẹ ơi!Hôm nay sinh nhật bạn Mai lớp con. Mẹ cho con đi dự nhé.

– Hôm nay thì không được, con còn phải chuẩn bị bài ngày mai.

c1. Mẹ thì lúc nào cũng “học bài, học bài”.. Thế không chúc mừng bạn ấy à?

c2. Mẹ ơi nhưng Mai là bạn thân của con, con không đi thì bạn ấy buồn lắm. Mẹ cho con đi đi, con sẽ về sớm và hoàn thành bài đầy đủ.

c3. Mẹ không cho con đi, con ngồi ở nhà cũng chẳng học được!

Đề 2

Những câu văn nào phù hợp với nội dung trong sổ liên lạc?

a) Có triển vọng trong môn nghệ thuật.

b) Đôi khi vẫn mất trật tự trong lớp.

c) Chúc em khoẻ, ngoan và học tập ngày càng tiến bộ.

d) Chữ viết đã có nhiều tiến bộ.

e) Em hãy cố gắng mạnh dạn hơn nhé!

Đề 3

Hãy đọc quyển sổ liên lạc của em rồi trả lời những câu hỏi sau:

a) Trong sổ liên lạc, thầy cô giáo khen em điều gì?

b) Thầy cô giáo nhắc nhở em điều gì?

c) Em đã làm gì để thầy cô và bố mẹ vui lòng?

Hướng dẫn làm bài

Đề 1

a) a2 ;

b) b3 ;

c) c2.

Đề 2

Những câu văn phù hợp với nội dung trong sổ liên lạc: a, b, d.

Đề 3

a) Thầy (cô giáo) khen em hăng hái phát biểu, sôi nổi, có tiến bộ về môn Toán…

b) Cần giữ trật tự…

c) Học chăm ngoan, học ngày một tiến bộ, biết vâng lời bố mẹ, thầy cô, đoàn kết với bạn bè.

Ngoài Bài tập nâng cao Tiếng Việt 2 - Tuần 32: Tập làm văn trên, các em học sinh có thể tham khảo đề thi học kì 1 lớp 2, đề thi học kì 2 lớp 2 đầy đủ các môn, chuẩn bị cho các bài thi sắp tới đạt kết quả cao. Mời các em cùng tham khảo, luyện tập cập nhật thường xuyên.

Bài tập nâng cao Tiếng Việt 2: Tuần 32

Bài tập nâng cao Tiếng Việt 2 - Tuần 32: Luyện từ và câu bao gồm chi tiết các bài tập về luyện từ để các em học sinh ôn tập tốt phần luyện từ và câu, hệ thống lại toàn bộ kiến thức đã học môn Tiếng Việt lớp 2 và ôn tập củng cố kiến thức cuối học kì 2 đạt kết quả cao.

Bài tập nâng cao Tiếng Việt 2

TỪ TRÁI NGHĨA. DẤU CHẤM, DẤU PHẨY

1. Tìm các cặp từ trái nghĩa trong các thành ngữ sau

a) Chân cứng đá mềm.

b) Lên thác xuống ghềnh,

c) Làng trên xóm dưới.

d) Ra khơi vào lộng.

2. Với mỗi nghĩa dưới đây của từ lành và từ mở, em hãy tìm từ trái nghĩa:

a) Lành

– vị thuốc lành M: vị thuốc độc

– tính tình lành

– quần áo lành

– chén bát lành

b) Mở

– mở cửa M: đóng cửa

– mở sách

– mở vung (nồi)

– mở màn (sân khấu)

– mở mắt

3. Điền dấu chấm hoặc dấu phẩy vào ô trống trong đoạn văn sau. Chép lại đoạn văn đã điền dấu câu hoàn chỉnh (nhớ viết hoa chữ đầu câu).

Ngoài việc dạy văn hoá [_] thầy Nguyễn Tất Thành còn dạy học sinh luyện tập thể dục [_] mỗi buổi lên lớp [_] học trò thường chăm chú lắng nghe thầy giáo trẻ giảng bài [_] giọng thầy ấm áp [_] thái độ ân cần [_] đôi mắt ảnh lên niềm tin yêu [_]

Hướng dẫn làm bài

1. Các cặp từ trái nghĩa:.

a) cứng – mềm ; b) lên – xuống ; c) trên – dưới ; d) ra – vào.

2. a) vị thuốc lành – vị thuốc độc

b) mở cửa – đóng cửa

tính tình lành – tính tình dữ

mở sách vở – gấp sách vở

quần áo lành – quần áo rách

mở vung (nồi) – đậy vung (nồi)

chén bát lành – chén bát vỡ

mở màn (sân khấu) – khép màn (sân khấu)

mở mắt – nhắm mắt

3. Đoạn văn đã điền dấu chấm và dấu phẩy:

Ngoài việc dạy vãn hoá, thầy Nguyễn Tất Thành còn dạy học sinh luyện tập thể dục. Mỗi buổi lên lớp, học trò thường chăm chỉ lắng nghe thầy giáo trẻ giảng bài. Giọng thầy ấm áp, thái độ ân cần, đôi mắt ánh lên niềm tin yêu.

Ngoài Bài tập nâng cao Tiếng Việt 2 - Tuần 32: Luyện từ và câu trên, các em học sinh có thể tham khảo đề thi học kì 1 lớp 2, đề thi học kì 2 lớp 2 đầy đủ các môn, chuẩn bị cho các bài thi sắp tới đạt kết quả cao. Mời các em cùng tham khảo, luyện tập cập nhật thường xuyên.