Bài tập xác định giá trị hiện tại thuần của dự an

Academia.edu no longer supports Internet Explorer.

To browse Academia.edu and the wider internet faster and more securely, please take a few seconds to upgrade your browser.

Bài tập xác định giá trị hiện tại thuần của dự an

NPV là gì? Cách tính giá trị NPV như thế nào. Bài viết ngày hôm nay chúng tôi xin chia sẻ tới các bạn bài tập để tính giá trị của NPV trong tài chính.

Giá trị hiện tại ròng (Net Present Value – NPV):

Ý nghĩa của nó trong kinh tế là phản ánh khả năng sinh lời của dự án trong kỳ tính toán. Thể hiện dòng tiền thuần do dự án tạo ra tại các thời điểm khác nhau theo tỷ lệ chiết khấu quy định là i0. Và thu nhập ròng có thể nhận trong suốt thời gian tồn tại vào thời kỳ đầu chiết khấu.

Nếu giá trị hiện tại ròng của dự án bằng 0. Điều đó có nghĩa là dự án vừa đạt đến tỷ suất sinh lợi chuẩn cần thiết.

Nếu giá trị hiện tại ròng của dự án lớn hơn 0. Điều đó có nghĩa là dự án có thể thu được lợi nhuận vượt mức ngoài tỷ suất sinh lợi chuẩn được chỉ định.

Nếu giá trị hiện tại ròng của dự án nhỏ hơn 0. Điều đó có nghĩa là dự án không đạt được tỷ suất sinh lợi chuẩn bắt buộc.

Do vậy, tiêu chuẩn để đánh giá dự án đơn lẻ với chỉ tiêu giá trị hiện tại ròng là: nếu NVP ≥ 0 thì dự án đó hợp lý về mặt kinh tế. Nếu NVP <0 thì dự án đó nên bị loại bỏ.

1, Giá trị hiện tại ròng tài chính

NPV có nghĩa là Y đồng trong một năm nhất định tương đương với X đồng trong năm nay.

Bài tập xác định giá trị hiện tại thuần của dự an

Trong đó: CI: dòng tiền vào, CO: dòng tiền ra, (CI – CO): dòng tiền thuần của năm thứ t, i: tỷ lệ chiết khấu tiêu chuẩn. Khi tính toán khoản đầu tư thời kỳ đầu: t = 0, dòng tiền năm đầu tiên sau khi đầu tư, t = 1.

Cách tính tiền vốn ở từng thời điểm khác nhau:

Tính giá trị cuối cùng dựa trên giá trị hiện tại: Fn = P (1 + R) n.

Trong đó: F là giá trị cuối cùng của cuối năm n, P là giá trị hiện tại ở đầu năm n, R là lãi suất hàng năm, và (1 + R) n là hệ số lãi kép

NPV > 0: Có nghĩa là sau khi dự án được thực hiện, ngoài việc đảm bảo đạt được tỷ suất sinh lợi đã định trước. Còn có thể thu được lợi nhuận cao hơn.

NPV < 0: Có nghĩa là sau khi thực hiện dự án mà chưa đạt được tỷ suất sinh lợi đã định trước. Thì chưa chắc dự án đã bị lỗ.

NPV = 0: Có nghĩa là lợi tức đầu tư sau khi thực hiện dự án chỉ đáp ứng kỳ vọng chứ không phải là tỷ lệ hòa vốn của dự án đầu tư.

Ví dụ: nếu tỷ lệ chiết khấu là 10%, thì tỷ lệ chiết khấu cho năm đầu tiên là (1 + 10%). Và hệ số chiết khấu là trong năm thứ hai là (1 + 10%) * (1 + 10%). Tức là bình phương của 1.1…

Tương tự như vậy, nhân hệ số chiết khấu hàng năm với giá trị thu nhập hàng năm và trừ tiền gốc để có giá trị hiện tại ròng NPV.

>> Kho ngân hàng các câu hỏi về Tâm lý học đại cương (Các câu hỏi kiểm tra, thi về Tâm lý học)

2, Lợi tức đầu tư (ROI)

Lợi tức đầu tư (ROI) là tỷ lệ thu nhập ròng thu được trong năm hoạt động bình thường trên tổng mức đầu tư của dự án sau khi hoàn thành và đưa vào sản xuất.

3,  Thời gian hoàn vốn (Payback period)

Thời gian hoàn vốn (Payback period) là thời gian thu hồi toàn bộ vốn đầu tư ban đầu bằng thu nhập ròng hàng năm kể từ năm dự án đi vào sản xuất.

Công thức tính thời gian hoàn vốn đầu tư tĩnh (Pt):

Pt = [số năm mà dòng tiền ròng tích lũy bắt đầu hiển thị giá trị dương] -1+ [giá trị tuyệt đối của dòng tiền ròng tích lũy của năm trước / dòng tiền ròng của năm hiện tại]

Công thức tính thời gian hoàn vốn đầu tư động (T):

Thời gian hoàn vốn đầu tư động (năm) = [số năm mà giá trị hiện tại của dòng tiền ròng tích lũy bắt đầu thể hiện giá trị dương] -1+ [giá trị tuyệt đối của giá trị hiện tại của dòng tiền ròng tích lũy của năm trước / giá trị hiện tại của dòng tiền ròng của năm hiện tại]

Ví dụ 1: Bảng phân tích lợi nhuận của dự án A của một công ty phần mềm được trình bày trong bảng dưới đây. Giả sử tỷ lệ chiết khấu là 10%. Giá trị hiện tại ròng của lợi nhuận trong năm thứ hai là () nghìn đồng.

Bài tập xác định giá trị hiện tại thuần của dự an

A: 231,000,000       B: 200,000,000       C: 220,000,000       D: 210,000,000

Đáp án và phân tích:

Tính khả thi về kinh tế là thước đo hiệu quả chi phí của một dự án hoặc phương án nào đó. Có ba kỹ thuật thường được sử dụng để đánh giá tính khả thi về kinh tế. Hay còn được gọi là hiệu quả chi phí. Đó là: phân tích lợi tức đầu tư, tỷ lệ lợi tức đầu tư và giá trị hiện tại ròng. Công thức tính giá trị hiện tại là: Fn = P (1 + R) n. Tức là 139000 / (1 + 10%) 2.

Ví dụ 2: Giả sử rằng khoản đầu tư trong năm đầu tiên là 10,000 đô. Thu nhập trong 3 năm tới sẽ lần lượt là 3,000, 4,200 và 6,800. Giả sử rằng lãi suất chiết khấu hàng năm là 10%. Giá trị hiện tại ròng của khoản đầu tư là bao nhiêu ().

Đáp án và phân tích

Bài tập xác định giá trị hiện tại thuần của dự an

(3000 / 1.1 + 4200 / 1.12  + 6800 / 1.13) – 10000.

Tiếp theo bài Đánh giá dự án đầu tư – Phần 1, chúng ta hãy đi tìm hiểu về 3 phương pháp đánh giá dự án đầu tư áp dụng kỹ thuật chiết khấu dòng tiền: NPV, IRR và DPP. Cụ thể, chúng ta sẽ đi tìm hiểu cách tính NPV và IRR cũng như DPP. Phần này tương ứng với Phần D trong sách BPP các bạn nhé!

VIDEO 7 – VIDEO 11

Phần 1. Cách tính NPV và IRR hay DPP

1. Phương pháp NPV

(1) NPV là gì? Công thức tính NPV?

NPV là viết tắt của Net Present value. Nghĩa là Giá trị hiện tại thuần của dự án đầu tư.

NPV được xác định bằng: “Tổng giá trị hiện tại của dòng tiền thuần hàng năm trong tương lai – Khoản vốn đầu tư ban đầu”

Tất cả “dòng tiền liên quan” đến dự án đều phải chiết khấu về thời điểm hiện tại theo một lãi suất chiết khấu nhất định. Trên cơ sở đó so sánh tổng giá trị hiện tại của dòng tiền thuần hàng năm và Vốn đầu tư ban đầu sẽ xác định được giá trị hiện tại thuần của dự án.

Cách xác định “dòng tiền liên quan” thì các bạn đọc ở bài Đánh giá dự án đầu tư – Phần 1

(2) Nguyên tắc lựa chọn

– Khi NPV < 0: thì dự án đầu tư bị từ chối.

– Khi NPV = 0: Doanh nghiệp có thể lựa chọn hoặc từ chối dự án.

– Khi NPV > 0: Nếu đó là các dự án độc lập nhau thì các dự án đầu tư đều có thể được chấp thuận. Ngược lại, nếu đó là các dự án loại trừ lẫn nhau thì dự án nào có NPV lớn nhất sẽ được chọn

(3) Bài tập tính NPV

1 Công ty đang cân nhắc 1 dự án 4 năm. Các thông tin liên quan:

  • Vốn đầu tư ban đầu cho dự án là 6 tỷ
  • Đầu năm 2, phải bổ sung VLĐ là 0.5 tỷ.
  • Số VLĐ này sẽ được thu hồi ở năm cuối cùng của DA.
  • Trong suốt mỗi năm từ Năm 1 – Năm 4, dự án sẽ tạo ra dòng tiền là 2tỷ / năm

Công ty có nên thực hiện dự án không? Biết r = 10%

Đáp án:

Chỉ tiêuNăm 0Năm 1Năm 2Năm 3Năm 4
1. Dòng tiền vào     
Dòng tiền từ HĐKD 2222
Thu hồi VLĐ    0.5
2. Dòng tiền ra     
Vốn ban đầu6    
Vốn bổ sung 0.5   
3. Dòng tiền thuần-61.5222.5
Hệ số chiết khấu tại 10% 1.00 0.91 0.83 0.75 0.68
Present Value (6) 1.36 1.65 1.50 1.71
NPV                                              0.23

Kết luận: Dự án có NPV > 0 nên được lựa chọn

Lưu ý về cách tính NPV trong excel

Vì giờ chúng ta thi trên máy nên các bạn nên học cách tính NPV trong excel để nhanh chóng kiểm tra kết quả tính toán thủ công của mình có đúng hay không. Các bạn xem file excel đính kèm để biết công thức và cách vận dụng nhé.

Cách tính NPV và IRR trong ExcelTải xuống

2. Phương pháp IRR

(1) IRR là gì?

IRR – Tỷ suất sinh lời nội bộ (hay còn gọi là lãi suất hoàn vốn nội bộ): là một tỷ lệ mà khi chiết khấu dòng tiền thuần của dự án đầu tư với mức tỷ lệ này sẽ làm cho NPV của dự án đầu tư = 0.

(2) Nguyên tắc lựa chọn

IRR là một trong những thước đo mức sinh lời của một khoản đầu tư. IRR đóng vai trò như là điểm ngưỡng tối đa của chi phí sử dụng vốn (r) đối với dự án.

– Khi IRR < r (chi phí sử dụng vốn): loại bỏ

– Khi IRR = r: có thể lựa chọn hoặc từ chối dự án.

– Khi IRR > r: cần xem xét 2 trường hợp: Nếu đó là các dự án độc lập nhau thì các dự án đầu tư đều có thể được chấp thuận. Ngược lại, nếu đó là các dự án loại trừ lẫn nhau thì dự án nào có IRR lớn nhất sẽ được chọn.

(3) Cách xác định IRR

IRR = a + NPVa * (b – a) / (NPVa – NPVb)

Trong đó: a và b là tỷ lệ chiết khấu & a là tỷ lệ nhỏ hơn

Lưu ý khi tính IRR: Nếu bạn chọn 1 tỷ lệ chiết khấu đầu tiên mà có NPV > 0, thì tỷ lệ chiết khấu thứ 2 bạn nên chọn tỷ lệ > tỷ lệ thứ 1. Và ngược lại.

(4) Bài tập tính IRR

Tiếp tục bài tập về NPV bên trên. Tuy nhiên yêu cầu đánh giá dự án theo phương pháp IRR.

Tại r  = 10% thì NPV = 0.23

Như vậy, chúng ta cần tính thêm NPV tại 1 tỷ lệ chiết khấu khác. Vì tại r = 10% thì NPV > 0 nên chúng ta nên chọn 1 tỷ lệ chiết khấu > 10%. Ví dụ chọn r = 15%.

Áp dụng công thức tính NPV tương tự tại phần 2, ta có: tại r = 15% thì NPV = – 0.44

Như vậy: IRR = 10% + 0.23 * (15% – 10%) / (0.23 + 0.44) = 11.7%

Kết luận: Dự án có IRR > r nên dự án nên được lựa chọn.

Lưu ý cách tính IRR trong excel

Vì giờ chúng ta thi trên máy nên các bạn nên học cách tính IRR trong excel để nhanh chóng kiểm tra kết quả tính toán thủ công của mình có đúng hay không. Các bạn xem file excel đính kèm để biết công thức và cách vận dụng nhé.

Cách tính NPV và IRR trong ExcelTải xuống

3. So sánh phương pháp, cách tính NPV và IRR (IRR vs NPV)

  • IRR là phương pháp dễ hiểu hơn. Vì khái niệm IRR (tỷ suất sinh lời) sẽ dễ hiểu hơn so với khái niệm NPV. Do vậy, IRR thường được sử dụng nhiều hơn NPV.
  • Khái niệm IRR có 1 nhược điểm là dễ bị nhầm lẫn với khái niệm ROCE
  • IRR là số tương đối (%) nên không xem xét đến quy mô của khoản đầu tư. Trong khi những khoản đầu tư nhỏ thường sẽ có IRR cao hơn những khoản đầu tư lớn.
  • Khi dòng tiền của dự án là “conventional” (1 dòng tiền ra theo sau bởi các dòng tiền vào): 2 phương pháp sẽ đưa ra cùng kết quả lựa chọn dự án. Tuy nhiên, khi dòng tiền là “unconventional”: NPV vẫn áp dụng bình thường nhưng IRR sẽ có thể đưa ra kết quả sai. Vì với dòng tiền “unconventional”, phương pháp IRR có thể đưa ra nhiều kết quả IRR. Nếu người ra quyết định không biết vấn đề này, có thể sẽ đưa ra sai kết quả lựa chọn.
  • Giả định của NPV thực tế hơn IRR: NPV dựa trên giả định rằng dòng tiền do dự án tạo ra sẽ được tái đầu tư với tỷ lệ sinh lời = chi phí sử dụng vốn (tỷ lệ chiết khấu ban đầu) của dự án. Còn IRR giả định dòng tiền dự án tạo ra sẽ được tái đầu tư với tỷ lệ sinh lời tương đương tỷ lệ IRR ban đầu của dự án. Như vậy, giả định của IRR sẽ khó đạt được trong thực tế.
  • Khi các dự án là loại trừ lẫn nhau (chỉ 1 dự án được chọn): 2 phương pháp có thể đưa ra kết quả lựa chọn khác nhau. NPV sẽ là phương pháp được ưu tiên sử dụng vì giả định của NPV thực tế hơn IRR.
  • Khi tỷ lệ chiết khấu thay đổi qua thời gian thực hiện dự án: sự thay đổi này có thể dễ dàng được bao gồm trong phương pháp NPV. Nhưng IRR thì không.
  • Về cách tính NPV và IRR thì công thức tính toán của NPV đơn giản, dễ thực hiện hơn IRR

Kết luận: NPV là phương pháp có nhiều ưu điểm hơn. Nhưng IRR là phương pháp được sử dụng rộng rãi hơn trong thực tế.

4. Phương pháp Thời gian hoàn vốn có chiết khấu DPP (Discounted Payback Period)

Thời gian hoàn vốn có chiết khấu (DPP): là khoảng thời gian cần thiết để tổng giá trị hiện tại của dòng tiền thuần trong tương lai mà dự án đưa lại = Số vốn đầu tư bỏ ra ban đầu.

Đây có thể coi là một biến thể nhằm khắc phục nhược điểm của phương pháp Thời gian hoàn vốn PP. Do vậy, nguyên tắc lựa chọn dự án và cách áp dụng của DPP sẽ hoàn toàn tương tự PP.

Điểm khác biệt đó là: PP sử dụng dòng tiền thuần của dự án (không có chiết khấu) trong khi DPP thì sử dụng giá trị hiện tại của dòng tiền thuần của dự án (có chiết khấu).

Ưu nhược điểm của DPP

Phương pháp này sẽ thừa hưởng các ưu điểm của phương pháp PP. Ví dụ như đơn giản, dễ thực hiện và tập trung vào tính thanh khoản của dự án. Ngoài ra, bởi vì nó sử dụng dòng tiền chiết khấu. Nên nó còn có ưu điểm là đã xem xét đến giá trị thời gian của dòng tiền. Do đó rút ngắn khoảng cách giữa phương pháp NPV và phương pháp Thời gian hoàn vốn thông thường.

So với phương pháp PP, vì DPP áp dụng kỹ thuật chiết khấu dòng tiền. Nên thời gian hoàn vốn tính theo DPP sẽ dài hơn theo PP. Do vậy, xem xét được nhiều dòng tiền của dự án hơn.

Tuy nhiên cũng như PP, DPP không xem xét đến dòng tiền của dự án sau thời gian hoàn vốn.

Ví dụ: Công ty xem xét 2 dự án A & B. Thời gian hoàn vốn có chiết khấu mong muốn: 2.5 năm. Chi phí sử dụng vốn: r = 10%. Thông tin về dòng tiền dự kiến của các dự án như sau:

Dòng tiềnDự án ADự án B
Vốn đầu tư ban đầu (Năm 0) 10,000 5,000
Lợi nhuận trước khấu hao:
Năm 1 4,000 3,000
Năm 2 4,000 2,500
Năm 3 5,000 1,500

Hỏi dự án nào sẽ được lựa chọn theo phương pháp DPP?

Đáp án:

Giả định rằng Lợi nhuận trước khấu hao = Dòng tiền thuần của mỗi dự án

Lập bảng tính thời gian hoàn vốn có chiết khấu cho các dự án như sau:

Dự án A

NămDòng tiềnDF 10%Giá trị hiện tại PVNPV luỹ kế
Năm 0 (10,000)1.0000 (10,000) (10,000)
Năm 1 4,0000.9091 3,636 (6,364)
Năm 2 4,0000.8264 3,306 (3,058)
Năm 3 5,0000.7513 3,757 699

Thời gian hoàn vốn có chiết khấu của A = 2 + 3.058/3.757 = 2.81 năm

Dự án B

NămDòng tiềnDF 10%Giá trị hiện tại PVNPV luỹ kế
Năm 0 (5,000)1.0000 (5,000) (5,000)
Năm 1 3,0000.9091 2,727 (2,273)
Năm 2 2,5000.8264 2,066 (207)
Năm 3 1,5000.7513 1,127 920

Thời gian hoàn vốn có chiết khấu của B = 2 + 207/1.127 = 2.18 năm

Kết luận: Dự án B có thời gian hoàn vốn có chiết khấu <= Thời gian hoàn vốn có chiết khấu mong muốn (2.5 năm). B là dự án được chọn.

Phần 2. Ưu nhược điểm của kỹ thuật chiết khấu dòng tiền (“DCF”)

Ưu điểmNhược điểm
1. Bao gồm giá trị thời gian của dòng tiền bằng cách chiết khấu dòng tiền tương lai về hiện tại1. Kỹ thuật này sử dụng các dòng tiền trong tương lai. Mà để dự đoán các dòng tiền này 1 cách chính xác là không dễ dàng
2.  Xem xét đến toàn bộ dòng tiền liên quan đến dự án2. Phương pháp NPV (áp dụng kỹ thuật này) sẽ không sử dụng được cho trường hợp khan hiếm vốn (Capital rationing)
3. Xem xét đến thời gian phát sinh của dòng tiền3. Không đơn giản để ước tính Tỷ lệ chiết khấu dòng tiền
4. Kỹ thuật này được áp dụng rộng rãi nên có thể dễ dàng so sánh giữa các dự án, doanh nghiệp với nhau4. Tỷ lệ chiết khấu có thể thay đổi theo thời gian thực hiện dự án. Do vậy, việc áp dụng 1 tỷ lệ duy nhất sẽ không phù hợp

Sau bài viết này, hy vọng các bạn đã biết cách tính NPV và IRR, DPP. Trong bài tiếp theo, chúng ta sẽ đi nốt các nội dung còn lại của Chủ đề Đánh giá dự án đầu tư.