Bệnh tay chân miệng nên vô bệnh viên nào tphcm

Là một trong những bệnh viện tuyến cuối, đang tiếp nhận điều trị số lượng lớn ca mắc tay chân miệng, BS.CKII Dư Tuấn Quy, Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1cho biết, tình hình bệnh tay chân miệng vẫn tiếp tục gia tăng trong những tuần gần đây.

Hiện khoa Nhiễm đang có 140 ca điều trị nội trú, trong đó có 22 ca nặng. Mỗi ngày, có khoảng 50-60 ca xuất viện và cũng nhận số lượng tương đương ca mới nhập viện. Đây được xem là thời điểm đỉnh của dịch khi số ca nhập viện ở mức cao mỗi ngày.

BS.CKII Dư Tuấn Quy cho biết các ca nhập viện chủ yếu đến từ các tỉnh thành khác. Điều này nếu không được truyền thông rộng rãi, các ca bệnh đều về TP.HCM khám và điều trị dễ gây ra tình trạng quá tải.

Bệnh tay chân miệng nên vô bệnh viên nào tphcm

Bệnh nhi mắc tay chân miệng nhập viện ở TP.HCM ngày càng đông

Theo bác sĩ, nhân lực y tế tuyến tỉnh, huyện ở các địa phương đều đã trải qua rất nhiều đợt dịch lớn từ năm 2011, 2012, 2018… Nhân viên y tế địa phương cũng được trang bị đầy đủ kiến thức cũng như phác đồ điều trị, thuốc men, cơ sở thiết bị cũng đầy đủ do vậy bệnh viện tuyến huyện, tỉnh hoàn toàn có khả năng điều trị được các ca mắc ở mức độ nhẹ.

Do vậy, khi nghi ngờ trẻ bị tay chân miệng, BS.CKII Dư Tuấn Quy khuyên phụ huynh nên đem trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám, chăm sóc và điều trị tại chỗ.

"Đừng vì quá lo lắng, không để ý đến tình trạng của con mà bất chấp đưa lên TP.HCM. Điều này vô tình làm cho tình trạng của trẻ dễ chuyển nặng trong quá trình di chuyển. Nhiều trường hợp đã vào bệnh viện tuyến tỉnh khám và được chẩn đoán mắc tay chân miệng, thay vì cho nhập viện điều trị thì cha mẹ lại bắt xe đưa con lên thẳng TP.HCM", BS.CKII Dư Tuấn Quy nói.

Trong quá trình di chuyển, phụ huynh không kịp chuẩn bị đầy đủ thuốc hạ sốt, thức ăn lỏng, sữa cho con. Trên đường đi trẻ không được ăn uống đủ, di chuyển chặng đường xa khi lên tới bệnh viện thành phố vì bị đói trẻ đã bị hạ đường huyết. Tình trạng này vô tình khiến cho trẻ chuyển nặng.

"Hãy nhìn vào đứa trẻ để làm, đừng vì sự lo lắng của bản thân hay quan điểm phải đưa lên bệnh viện lớn mà ảnh hưởng đến trẻ", bác sĩ Quy nhấn mạnh.

Bệnh tay chân miệng nên vô bệnh viên nào tphcm

Trẻ nghi mắc tay chân miệng được thăm khám ở Bệnh viện Nhi đồng 1

Có dấu hiệu trở nặng, phải đưa trẻ tới bệnh viện ngay lập tức

Không nóng vội, nhưng khi có dấu hiệu nghi ngờ con mắc tay chân miệng thì cần phải đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để thăm khám ngay.

Ví dụ có một trường hợp trẻ mới nhập viện gần đây, phụ huynh khi thấy con sốt và giật mình liên tục, bám mẹ không rời. Dù hôm đó mưa rất lớn nhưng người mẹ vẫn nhất quyết đưa con tới bệnh viện giữa đêm. Ca này sau đó được nhận định là chuyển nặng, may mắn phụ huynh đưa con tới viện kịp thời.

Từ câu chuyện này, BS.CKII Dư Tuấn Quy muốn nhắn nhủ phụ huynh không nên quá lo lắng nhưng cũng không được ỷ lại. Dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào, khi thấy con có những dấu hiệu trở nặng thì phải đưa tới bệnh viện ngay lập tức.

Ngoài ra, trong mùa dịch, cha mẹ cũng cần quan tâm, để ý đến con nhiều hơn. Mỗi lần con đi học, đi nhà trẻ về phụ huynh cần kiểm tra tay chân, nhiệt độ cơ thể để nếu con mắc bệnh thì có thể phát hiện sớm nhất. Người lớn cũng phải vệ sinh, tắm rửa sạch sẽ khi đi làm về để không vô tình mang trùng gây bệnh lây cho trẻ.

Đặc biệt, với những nhà trẻ tự phát, người trông trẻ không được cập nhật, tập huấn kiến thức về nhận biết và phòng bệnh cho trẻ. Do vậy ngành y tế cũng nên quan tâm, phổ cập kiến thức phòng và nhận biết bệnh cho những nhà trẻ tư nhân.

Bệnh tay chân miệng cấp độ 1 là thể nhẹ nhất của bệnh tay chân miệng và thường không gây biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, trong một số trường hợp bố mẹ lơ là trong quá trình chăm sóc và điều trị bệnh khiến bệnh để lại nhiều hậu quả gây ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm lý và cuộc sống sau này của trẻ.

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi ThS.BS Nguyễn Anh Duy Tùng – Trung tâm Thông tin Y khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM.

Bệnh tay chân miệng nên vô bệnh viên nào tphcm

Bệnh tay chân miệng cấp độ 1 là gì?

Tay chân miệng và một bệnh lý truyền nhiễm có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Trẻ dưới 5 tuổi chiếm tỷ lệ mắc bệnh cao nhất và trẻ dưới 3 tuổi là đối tượng dễ gặp các biến chứng nhất. Tại Việt Nam, bệnh tay chân miệng thường bùng phát mạnh vào khoảng tháng 3-5 và tháng 9-12.

Dựa vào các triệu chứng và mức độ nghiêm trọng của bệnh, tay chân miệng được chia làm 4 cấp độ. Trong đó, tay chân miệng cấp độ 1 là giai đoạn mắc bệnh nhẹ nhất với các triệu chứng nhẹ như tổn thương trên da, loét miệng, xuất hiện ít mụn nước và không gây ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân.

Nguyên nhân bị tay chân miệng độ 1

Bệnh tay chân miệng gây ra bởi các chủng virus đường ruột thuộc nhóm Enterovirus, thường gặp nhất là Coxsackievirus A16 và Enterovirus 71 (EV71). Đối với các trường hợp mắc bệnh tay chân miệng do Enterovirus 71, bệnh nặng, dễ lây lan và có nguy cơ gây biến chứng cao. Một số biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra như viêm não, viêm màng não, gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh, rối loạn hệ thống điều hòa tim mạch và hô hấp, thậm chí gây tử vong ở trẻ.

Triệu chứng tay chân miệng cấp độ 1

Ở cấp độ 1 của bệnh tay chân miệng, trẻ thường sẽ bắt đầu với các triệu chứng phổ biến như mệt mỏi, sốt nhẹ. Sau đó, các nốt mụn nước đặc trưng của bệnh tay chân miệng sẽ bắt đầu xuất hiện trên cơ thể trẻ, tập trung chủ yếu ở vùng miệng, mông, tay và chân. Thông thường, các nốt mụn nước này sẽ biến mất sau khoảng 1-2 tuần khi được chăm sóc tốt. Trong một số trường hợp, nốt mụn nước bị vỡ ra, chúng sẽ tạo các vết loét và gây đau trẻ. (1)

Bên cạnh các triệu chứng điển hình trên, trẻ bị tay chân miệng ở giai đoạn 1 có thể có các triệu chứng đi kèm như đau nhức cơ, cứng cổ, đau đầu, ngủ giật mình, ngủ không sâu giấc, hay ngủ gật, đau họng, khó nuốt, hay chảy nước miếng, thường xuyên quấy khóc,…

Bệnh tay chân miệng nên vô bệnh viên nào tphcm
Trẻ xuất hiện các nốt mụn nước ở tay do bệnh tay chân miệng gây ra.

Bệnh chân tay miệng cấp độ 1 bao lâu thì khỏi?

Đa số các trường hợp mắc bệnh tay chân miệng cấp độ 1 sẽ khỏi bệnh trong khoảng 7-10 ngày qua chăm sóc và điều trị đúng cách tại nhà. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho trẻ, bố mẹ vẫn nên đưa trẻ đến bệnh viện để được bác sĩ chẩn đoán và hướng dẫn điều trị cho đến khi bệnh được chữa khỏi hoàn toàn.

Tay chân miệng cấp độ 1 có lây không?

Có. Tay chân miệng có thể lây trực tiếp từ người này sang người khác, dễ bùng phát thành dịch bệnh khi không có biện pháp phòng ngừa và kiểm soát tốt. Theo thống kê của Bộ Y tế, trong hơn 2 tháng đầu năm 2023, cả nước đã ghi nhận 315 ca mắc tay chân miệng, cao hơn 2,2 lần so với cùng kỳ năm 2022.

Bệnh tay chân miệng lây truyền chủ yếu qua đường tiêu hóa. Khi một người bình thường tiếp xúc với chất tiết từ mũi, miệng hay dịch tiết từ các nốt ban, nốt mụn nước, đặc biệt là phân của người mắc bệnh tay chân miệng, virus gây bệnh sẽ lây nhiễm qua người bình thường, bắt đầu tấn công và gây bệnh. Do đó, người mắc bệnh này cần được phát hiện và cách ly với nhằm ngăn chặn sự lây lan của bệnh. Đồng thời, mọi người cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa tay chân miệng, nhất vào vào các khoảng thời gian bệnh phát triển mạnh.

Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh tay chân miệng ở trẻ em gồm: trẻ trong độ tuổi đến trường, thường xuyên lui tới các khu vực công cộng, tập thể như nhà trẻ, trường học, siêu thị, công viên, khu vui chơi giải trí…

Điều trị bệnh tay chân miệng cấp độ 1

Để bệnh nhanh khỏi tránh gây ra biến chứng, bệnh cần được phát hiện bệnh sớm và thực hiện các phương pháp điều trị tay chân miệng cấp độ 1 đúng cách:

1. Nguyên tắc điều trị tay chân miệng độ 1

Hiện nay, bệnh tay chân miệng vẫn chưa có thuốc đặc trị. Tuy nhiên, để quá trình chăm sóc và điều trị tay chân miệng cấp độ 1 diễn ra an toàn, hiệu quả, bố mẹ nên tuân thủ các nguyên tắc điều trị bệnh dưới đây:

  • Chỉ dùng thuốc kháng sinh khi cần thiết, khi trẻ bị bội nhiễm do vi khuẩn.
  • Duy trì chế độ dinh dưỡng phù hợp, đảm bảo trẻ được cung cấp đủ chất để nâng cao sức đề kháng, sức khỏe.
  • Theo dõi chặt chẽ, phát hiện và có phương pháp điều trị sớm, đúng cách khi trẻ có mới xuất hiện biến chứng bệnh tay chân miệng.
  • Trẻ bị tay chân miệng cấp độ 1 nên được điều trị ngoại trú và theo dõi tại cơ sở y tế uy tín gần nhà.
  • Cách ly trẻ với những người xung quanh. Trong trường hợp trẻ phải tiếp xúc với người khác hay đến những khu vực công cộng, bố mẹ cần cho trẻ thực hiện các biện pháp hạn chế tiếp xúc như đeo khẩu trang, găng tay,…
  • Thường xuyên vệ sinh đồ dùng của trẻ bằng dung dịch sát khuẩn y tế.
  • Xịt khử khuẩn, vệ sinh môi trường sống xung quanh sạch sẽ.
    Bệnh tay chân miệng nên vô bệnh viên nào tphcm
    Trẻ bị tay chân miệng cần được chăm sóc và điều trị kịp thời, đúng cách.

2. Phương pháp điều trị tay chân miệng độ 1

Khi trẻ bị tay chân miệng cấp độ 1, bố mẹ nên điều trị bệnh cho trẻ bằng các phương pháp dưới đây:

  • Khi trẻ bị sốt cao, bố mẹ nên cho trẻ uống thuốc hạ sốt Paracetamol hoặc Ibuprofen với liều lượng phù hợp, theo chỉ định của bác sĩ. Đồng thời, cho trẻ đến gặp bác sĩ để được kiểm tra và hỗ trợ cho đến khi hạ sốt ít nhất 48 giờ.
  • Thoa gel Antacid lên các vết thương, vết loét ở miệng để trẻ cảm thấy dễ chịu, dễ nhai và nuốt thức ăn hơn.
  • Sử dụng các loại thuốc kháng histamin để điều trị triệu chứng ngửa của mụn nước
  • Tham khảo ý kiến bác sĩ về một số loại thuốc kháng sinh giúp điều trị nhiễm trùng tại các vết loét do mụn nước vỡ ra
  • Tái khám theo đúng lịch hẹn do bác sĩ yêu cầu.
  • Thực hiện chế độ dinh dưỡng đủ chất, khoa học, phù hợp với độ tuổi. Bên cạnh đó, bố mẹ nên chia nhỏ bữa ăn hàng cho trẻ nhằm đảm bảo trẻ ăn đủ, đảm bảo đủ cung cấp đủ năng lượng và dưỡng chất cần thiết. Lưu ý, bố mẹ không nên ép buộc bé ăn.

3. Lưu ý khi điều trị tay chân miệng độ 1

Mặc dù các triệu chứng và mức độ ảnh hưởng của tay chân miệng cấp độ 1 đến sức khỏe của trẻ khá nhẹ, bệnh dễ kiểm soát và điều trị nhưng để đề phòng các biến chứng nguy hiểm, bố mẹ cần lưu ý một số vấn đề dưới đây:

  • Thường xuyên kiểm tra thân nhiệt của trẻ.
  • Cho trẻ uống nhiều nước.
  • Theo dõi và kiểm tra xem trẻ có nôn hay giật mình không.
  • Thường xuyên kiểm tra nhịp tim, huyết áp.
  • Tránh cho trẻ ăn thức ăn nhanh, đồ ăn cay, mặn, nóng.
  • Tránh cho trẻ ăn các loại trái cây có nguy cơ gây kích ứng mụn nước như cam, quýt,…
  • Nếu nhiệt độ môi trường quá nóng, bố mẹ có thể cho trẻ ăn một ít kem mềm, không quá lạnh để giúp trẻ cảm thấy dễ chịu hơn, giảm đau rát.
    Xem thêm: Nguyên nhân, triệu chứng tay chân miệng cấp độ 3

Khi nào nên gặp bác sĩ?

Trong quá trình chăm sóc và điều trị tay chân miệng cấp độ 1 tại nhà, bố mẹ cần chú ý theo dõi chặt chẽ các triệu chứng của trẻ. Nếu bệnh không có dấu hiệu thuyên giảm, thậm chí tiến triển nghiêm trọng hơn, chuyển sang tay chân miệng cấp độ 2, bố mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện để được chẩn đoán và hỗ trợ điều trị kịp thời.

Bố mẹ cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được hỗ trợ ngay khi trẻ có các triệu chứng sau:

  • Sốt cao;
  • Thở nhanh;
  • Đi loạng choạng;
  • Môi tím tái;
  • Vã mồ hôi;
  • Tay chân lạnh;
  • Co giật;
  • Hôn mê;
  • Mất ý thức.

Để biết thêm thông tin về cách chăm sóc và những vấn đề sức khỏe khác của trẻ, bạn có thể liên hệ khoa Nhi, bệnh viện đa khoa Tâm Anh theo địa chỉ:

Trên đây là những thông tin hữu ích về bệnh tay chân miệng cấp độ 1. Hy vọng với những thông tin này, các bậc phụ huynh đã hiểu rõ hơn về bệnh tay chân miệng, từ đó, phát hiện và có phương pháp điều trị kịp thời các trường hợp mắc bệnh này ngay từ giai đoạn đầu.