Ca sĩ đàm vĩnh hưng thành phố buồn là ai?

Ca sĩ đàm vĩnh hưng thành phố buồn là ai?
- Việc dàn dựng tiết mục cho học trò hát lại ca khúc Bolero kinh điển kết hợp cùng phong cách Beatbox sôi động khiến Đàm Vĩnh Hưng vấp phải làn sóng phản đối dữ dội từ khán giả.

Bản phối gây tranh cãi ca khúc 'Thành phố buồn/

Tối 18/5, tập 11 Thần tượng Bolero lên sóng với tiết mục dự thi của các thành viên đội Đàm Vĩnh Hưng, bao gồm: Trương Diễm, Helen Thủy, Hoàng Tuấn và Hoàng Oanh. Cẩm Ly sẽ là cố vấn đặc biệt cho đội nam HLV.

Lựa chọn ca khúc Thành phố buồn cho học trò Chu Hoàng Tuấn dự thi, HLV Đàm Vĩnh Hưng quyết định mạo hiểm chuyển giai điệu da diết, sâu lắng vốn có của bài hát sang phong cách sôi động hơn khi kết hợp với beatbox. Nam HLV nhắn nhủ đến học trò: "Trong một đám đông nếu muốn khác biệt thì bản thân phải thực sự nổi bật." Anh cũng cho biết thêm với ca khúc này "Được ăn cả, ngã về không".

Ca sĩ đàm vĩnh hưng thành phố buồn là ai?
Chu Hoàng Tuấn và tiết mục bị gắn mác "thảm họa".

Tiết mục trình diễn của Hoàng Tuấn nhận được nhiều lời khen từ các HLV. HLV Quang Lê chia sẻ đây là một bài hát rất cá tính, cách phối làm người nghe phấn khích và nhận định đây là 1 bước ngoặt trong cách hát với Thành phố buồn. Trong khi đó, HLV Lệ Quyên chia sẻ, đôi khi rất cần những nghệ sĩ táo bạo như HLV Đàm Vĩnh Hưng, đã dám nghĩ dám làm cho thí sinh của mình.

HLV Đàm Vĩnh Hưng không cầm được nước mắt khi ca khúc kết thúc, anh chia sẻ đây là sự hy sinh rất đặc biệt vì là bản phối chính thức nằm trong Liveshow kỷ niệm 20 năm sắp tới dành cho nhạc xưa của mình.

Tuy nhiên, trái với sự ủng hộ của các HLV, phần đông khán giả khi xem qua tiết mục của Chu Hoàng Tuấn đã bày tỏ thái độ thất vọng, ngao ngán. Theo đó, nhiều ý kiến bức xúc của cộng đồng mạng cho biết họ chưa từng nghe qua phiên bản Thành phố buồn nào thảm họa đến vậy và yêu cầu cuộc thi cần tôn trọng đúng tinh thần Bolero.

Ca sĩ đàm vĩnh hưng thành phố buồn là ai?
Nhiều comment tranh cãi nổ ra trên fanpage Thần tượng Bolero.

Độc giả Nguyễn Kim Tình bình luận: "Chưa bao giờ nghe Thành Phố Buồn lại méo mó vô hồn vô cảm như hôm nay. Quá buồn!".

Đồng quan điểm, tài khoản Đinh Đức Tùng chia sẻ: "Bolero là Bolero chứ sao lại còn lồng hip hop và các thể loại khác vào như cái chợ thế này? Tôi thấy quá nhảm, hãy trả lại borelo thuần thúy, đơn sơ, mộc mạc chúng tôi đã được nghe từ bấy lâu nay".

Trong khi đó, bạn Tài Nguyễn lại lên án đích danh Đàm Vĩnh Hưng vì nam HLV là người dàn dựng nên tiết mục "thảm họa" này. Anh viết: "Chiêu trò made in Đàm Vĩnh Hưng. Từ nhạc Trịnh, nhạc tiền chiến giờ là đến Bolero. Chơi trội mà chẳng ra gì".

Ca sĩ đàm vĩnh hưng thành phố buồn là ai?
Trương Diễm có sự thay đổi đáng kinh ngạc cả về ngoại hình lẫn giọng hát.

Mở màn chương trình là thí sinh Trương Diễm với ca khúc Một đời yêu anh. HLV Đàm Vĩnh Hưng cho biết đây là ca khúc không đơn giản và rất kén khán giả, phải hiểu được tâm trạng của nhân vật trong bài hát mới truyền tải được nội dung. HLV Lệ Quyên dành sự nể phục cho cả hai thầy trò vì màn trình diễn cảm xúc, lay động người nghe.

Ca sĩ đàm vĩnh hưng thành phố buồn là ai?
Cao Hoàng Oanh sở hữu giọng hát đặc biệt với chất Bolero nguyên thuỷ 100%.

Cao Hoàng Oanh, thí sinh thứ 3 dự thi của team Đàm Vĩnh Hưng mang đến ca khúc Tình yêu trả lại trăng sao. Không làm HLV mình thất vọng, Hoàng Oanh đã thể hiện trọn vẹn ca khúc, từng câu chữ trau chuốt ngọt ngào và nhấn nhá đúng nơi, đúng chỗ. HLV Lệ Quyên quá mê ý tưởng, cách xây dựng tiết mục của cả hai thầy trò nhưng cảm thấy chưa "đã" vì thí sinh vẫn còn pha lẫn chút dân ca.

Ca sĩ đàm vĩnh hưng thành phố buồn là ai?
Helen Thủy tạo nên cái kết trọn vẹn cho đêm thi.

Với lối hát nhấn nhá rất Bolero, Helen Thủy cùng tiết mục Nếu anh đừng hẹn - Nhớ nhau hoài khép lại đêm thi của đội HLV Đàm Vĩnh Hưng. Cô gây ấn tượng không chỉ bởi tạo hình đẹp mà còn mang đến cảm giác hoài niệm cho người nghe.

Hai HLV Lệ Quyên, Ngọc Sơn đều khen thí sinh có đủ cả thanh lẫn sắc nhưng vẫn còn an toàn vì chưa dám thử thách bản thân. Tuy nhiên, HLV Đàm Vĩnh Hưng lại dành lời khen cho Helen Thuỷ và khẳng định mình rất hài lòng về phần thi của thí sinh.

Ca sĩ đàm vĩnh hưng thành phố buồn là ai?
HLV Ðàm Vĩnh Hưng xúc động chia tay hai học trò Trương Diễm và Hoàng Tuấn.

Kết thúc 4 phần trình diễn các thí sinh cùng nhau bước ra sân khấu để lắng nghe kết quả. Sau khi cân nhắc kỹ lưỡng, HLV Đàm Vĩnh Hưng lựa chọn Hoàng Oanh  đi tiếp, 3 HLV còn lại lựa chọn Hellen Thủy và nói chia tay với Trương Diễm và Hoàng Tuấn.

Tập 12 Thần tượng Bolero với màn tranh tài của 4 thành viên team Ngọc Sơn sẽ lên sóng ngày 25/5.

Tuấn Chiêu

Khi nhạc sĩ Lam Phương mất, nhiều khán giả tìm nghe các ca khúc nổi tiếng của ông, trong đó có bài Thành phố buồn. Tác phẩm ra đời năm 1970, lúc nhạc sĩ theo đoàn văn công Hoa Tình Thương lên Đà Lạt trình diễn. Giữa khung cảnh thành phố bảng lảng khói sương, ông tức cảnh sinh tình sáng tác. Cố nhạc sĩ lồng ghép câu chuyện về một đôi tình nhân không đến được với nhau, khiến nhiều người từng lầm tưởng đó là chuyện tình thật của ông.

Đà Lạt trong ca khúc giống như nhân chứng tình yêu cho đôi tình nhân. Bức tranh thành phố hiện lên với nét buồn thơ mộng, lãng đãng:

"Thành phố nào vừa đi đã mỏi Đường quanh co quyện gốc thông già Chiều đan tay nghe nắng chan hòa Nắng hôn nhẹ làm hồng môi em

Mắt em buồn trong sương chiều anh thấy đẹp hơn"

Lời thủ thỉ của chàng trai đau khổ vì tình thêm cảm xúc nhờ từng chi tiết cảnh vật ở phố núi được lồng ghép. Những ai từng đặt chân đến Đà Lạt, từng cảm nhận nỗi cô đơn giữa con dốc, hay thiếu vắng vòng tay người yêu trong đêm lạnh sẽ không khỏi chùng lòng khi nghe lại:

"Thành phố buồn lắm tơ vương. Cơn gió chiều lạnh buốt tâm hồn. và con đường ngày xưa lá đổ. Giờ không em sỏi đá u buồn. Giờ không em hoang vắng phố phường. Tiếng chuông chiều chầm chậm thê lương.

Tiễn đưa người quên núi đồi quên cả tình yêu!"

Tờ nhạc "Thành phố buồn" xuất bản năm 1970. Ảnh: Gia đình cung cấp.

Thành phố buồn của Lam Phương được Đài Phát thanh Đà Lạt phát sóng đầu tiên, sau đó lan tỏa khắp miền Nam. Trong sách Lam Phương - Trăm nhớ ngàn thương, do Nguyễn Thanh Nhã chấp bút theo tài liệu của gia đình, hồi đó, ông nhận khoảng 12 triệu đồng tác quyền, tiền Việt Nam Cộng hòa (tương đương 432.000 USD). Năm 1971, vợ chồng nhạc sĩ Lam Phương mua căn biệt thự gần 300 mét vuông ở số 42 đường Nguyễn Lâm, quận 10, Sài Gòn. Ngôi nhà này giờ là tài sản của người thân gia đình nhạc sĩ Lam Phương.

Thành phố buồn không chỉ phổ biến trên đài phát thanh mà còn lan tỏa nhờ kịch nói. Thời đó mỗi tối thứ năm, Đài Truyền hình Sài Gòn có tiết mục thoại kịch và những vở của Ban Kịch Sống Túy Hồng bao giờ cũng thu hút người xem. Người ta kéo nhau tới những nhà có tivi, đứng kín trong nhà, cửa ra vào và cả cửa sổ để xem kịch. Ngay sau đêm vở Phi vụ cuối cùng phát sóng với ca khúc Thành phồ buồn vang lên xuyên suốt, người dân lùng sục tờ in bài hát. Chàng học sinh, sinh viên nào cũng muốn có tờ bài nhạc Thành phố buồn để trên kệ sách, theo tác giả kịch Thanh Thủy.

Thành phố buồn đại chúng đến mức có thể người nghe không biết tên tác giả nhưng chỉ cần nghe đoạn nhạc dạo là nhận ra ca khúc. Bài hát gắn với Chế Linh - một trong "tứ đại danh ca Sài Gòn" cùng với Nhật Trường (Trần Thiện Thanh), Duy Khánh và Hùng Cường.

Ca sĩ Quang Thành nói: "Ca khúc đi vào lòng mọi tầng lớp, từ người thành thị đến nông thôn, bình dân đến trí thức, qua nhiều bản phối khác nhau nhưng phổ biến nhất là điệu slow rock của chú Chế Linh. Những người thích lối hát sang trọng có thể tìm nghe bản thể hiện của chú Tuấn Ngọc". Với riêng Quang Thành, nhạc sĩ Lam Phương từng gợi ý anh phối ca khúc theo âm hưởng rumba.

Nhạc sĩ cũng từng uốn nắn Quang Thành câu hát "trốn phong ba, em làm dâu nhà người". Anh sử dụng ngữ âm miền Bắc nên hay hát thành "chốn". Ông giải thích: "Đà Lạt đâu phải chốn phong ba. Cô gái - nhân vật trong ca khúc chia tay chàng trai, chọn một bến đỗ bình yên hơn để tránh những phong ba, giông bão tình yêu trong đời".

Đàm Vĩnh Hưng kể anh thu âm ca khúc năm 2008, trong đĩa Dạ khúc cho tình nhân 2. "Thành phố buồn là bản hit đi qua nhiều thời. Giai điệu trầm buồn của bài hát ám ảnh tâm trí tôi từ khi còn nhỏ. Khi thể hiện bài hát, tôi tự tạo áp lực cho mình, không thể trật nhịp, luyến láy sai. Tôi hát một cách thành kính, trân trọng với tư cách một đại diện mới, sau cái bóng quá lớn mà chú Chế Linh đã tạo ra", Đàm Vĩnh Hưng nói.

Hà Thu