Các câu hỏi về kế toán nguyên vật liệu năm 2024

  • 1. TẮT Từ viết tắt Nội dung TNHH Trách nhiệm hữu hạn TSCĐ Tài sản cố định GTGT Giá trị gia tăng KT Kế toán TNDN Thu nhập doanh nghiệp SXKD Sản xuất kinh doanh CK Chuyển khoản TK Tài khoản NVL, CCDC Nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ VNĐ Việt Nam đồng QĐ-BTC Quyết định của Bộ Tài chính SL Số lượng TT Thành tiền CP Chi phí CP QLDN Chi phí quản lý doanh nghiệp NTGS Ngày tháng ghi sổ SH Số hiệu NT Ngày tháng Tr số Trang số TKĐƯ Tài khoản đối ứng STTD Số thứ tự dòng BH Bán hàng
  • 2. BIỂU Số biểu Tên bảng biểu Trang BẢNG BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH (Năm 2011, 2012, 2013) Biểu 3.1 Sổ danh điểm vật liệu 44 Biểu 3.2 Bảng định mức nguyên vật liệu 46 Biểu 3.3 Hoá đơn GTGT 50 Biểu 3.4 Biên bản kiểm nghiệm 51 Biểu 3.5 Phiếu nhập kho 53 Biểu 3.6 Hoá đơn GTGT 54 Biểu 3.7 Phiếu nhập kho 55 Biểu 3.8 Sổ chi tiết thanh toán 56 Biểu 3.9 Bảng kê phiếu nhập vật tư 57 Biểu 3.10 Phiếu xin lĩnh vật tư 59 Biểu 3.11 Phiếu xuất kho 60 Biểu 3.12 Bảng kê phiếu xuất vật tư 61 Biểu 3.13 Thẻ kho 64 Biểu 3.14 Sổ chi tiết vật liệu 65 Biểu 3.15 Bảng tổng hợp Nhập - Xuất - Tồn NVL 66 Biểu 3.16 Sổ nhật ký chung 67 Biểu 3.17 Sổ cái tài khoản 152 69 Biểu 3.18 Bảng tổng hợp chi tiết vật liệu 71 Biểu 3.20 Biên bản kiểm kê vật tư 74 Biểu 4.1 Mẫu sổ danh điểm vật liệu 82 Biểu 4.2 Phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ 84 Biểu 4.3 Nhật ký mua hàng 87 Biểu 4.4 Nhật ký chi tiền 87 Biểu 4.5 Dự toán chi phí nguyên vật liệu 88 Biểu 4.6 Dự toán chi ngân sách theo nhu cầu cung ứng NVL 89
  • 3. ĐỒ Số sơ đồ Tên sơ đồ Trang Sơ đồ 2.1 Hạch toán chi tiết NVL, CCDC theo phương pháp thẻ song song 12 Sơ đồ 2.2 Hạch toán chi tiết NVL, CCDC theo phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển 13 Sơ đồ 2.3 Hạch toán chi tiết NVL, CCDC theo phương pháp sổ số dư 14 Sơ đồ 2.4 Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký chung 27 Sơ đồ 3.1 Bộ máy tổ chức Công ty TNHH Đầu tư Thương mại Tuấn Đạt 31 Sơ đồ 3.2 Bộ máy kế toán tại Công ty TNHH đầu tư thương mại Tuấn Đạt 33 Sơ đồ 3.3 Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức nhật ký chung tại Công ty TNHH đầu tư thương mại Tuấn Đạt. 39 Sơ đồ 3.4 Trình tự ghi sổ kế toán trên phần mềm kế toán máy Fast accounting 10.2 41 Sơ đồ 3.5 Trình tự hạch toán chi tiết nguyên vật liệu 62
  • 4. VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG BIỂU DANH MỤC SƠ ĐỒ MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU................................................................................................ 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ ................................................................ 3 1.1.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI............................................................................. 3 1.2. TỔNG QUAN VỀ CÁC CÔNG TRÌNH CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI.. 3 1.3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU..................................................................... 4 1.4. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.................................................................. 4 1.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................................. 4 1.6. BỐ CỤC ĐỀ TÀI..................................................................................... 4 CHƯƠNG 2: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TRONG DOANH NGHIỆP .............................. 5 2.1. SỰ CẦN THIẾT CỦA KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TRONG DOANH NGHIỆP .......................................................... 5 2.1.1. Khái niệm và đặc điểm nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ........................ 5 2.1.2. Vai trò của nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ và yêu cầu quản lý............. 5 2.1.3. Ý nghĩa và nhiệm vụ của kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ......... 6 2.2.1. Phân loại nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ............................................ 7 2.2.2. Tính giá nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ.............................................. 8 2.3.1. Phương pháp Thẻ song song................................................................ 11 2.3.2. Phương pháp Sổ đối chiếu luân chuyển................................................ 12 2.3.3. Phương pháp Sổ số dư......................................................................... 13 2.4 KẾ TOÁN TỔNG HỢP NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ... 15 2.4.1. Các phương pháp kế toán tổng hợp nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ.... 15 2.4.1.1. Phương pháp kê khai thường xuyên................................................... 15
  • 5. kiểm kê định kỳ........................................................... 15 2.4.2. Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu, côngcụ dụng cụ theo phương pháp kê khai thường xuyên........................................................................................ 16 2.4.2.1. Tài khoản kế toán sử dụng................................................................ 16 2.4.2.2. Phương pháp kế toán....................................................................... 18 2.4.3. Kế toán tổng hợp NVL, CCDC theo phương pháp kiểm kê định kỳ....... 24 2.4.3.1. Tài khoản kế toán sử dụng................................................................ 24 2.4.3.2. Phương pháp kế toán........................................................................ 25 2.4.4. Sổ kế toán Nguyên vật liệu .................................................................. 26 3.1. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ- KỸ THUẬT CỦA CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI TUẤN ĐẠT ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ.............................................. 28 3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty..................................... 28 3.1.2. Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty............... 28 3.1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Công ty..................................... 31 3.1.4. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán của Công ty ..................................... 33 3.1.5. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán của Công ty.................................... 35 3.1.5.1. Chính sách kế toán áp dụng tại Công ty............................................. 35 3.1.5.2. Tổ chức vận dụng chứng từ kế toán................................................... 36 3.1.5.3. Tổ chức vận dụng tài khoản kế toán .................................................. 36 3.1.5.4. Tổ chức vận dụng hình thức kế toán.................................................. 39 3.1.5.5. Tổ chức vận dụng báo cáo tài chính .................................................. 41 3.2. ĐẶC ĐIỂM, PHÂN LOẠI VÀ QUẢN LÝ NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI TUẤN ĐẠT…......................................................................................................... 42 3.2.1. Đặc điểm nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại Công ty ........................ 42 3.2.2. Phân loại nguyên vật liệu..................................................................... 42 3.2.3. Công tác quản lý nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại Công ty ............. 45
  • 6. NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI TUẤN ĐẠT ............................................. 48 3.3.1. Tính giá nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ nhập kho............................. 48 3.4. KẾ TOÁN CHI TIẾT NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI TUẤN ĐẠT............................ 49 3.4.1. Chứng từ sử dụng và quy trình luân chuyển chứng từ ........................... 49 3.4.2. Phương pháp hạch toán chi tiết........................................................... 61 3.5. KẾ TOÁN TỔNG HỢP NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI TUẤN ĐẠT............................ 68 CHƯƠNG 4: HOÀN THIỆN KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI TUẤN ĐẠT... 75 4.1. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI TUẤN ĐẠT... 75 4.1.1. Những ưu điểm ................................................................................... 75 4.1.2. Những tồn tại...................................................................................... 77 4.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THỆN KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY .............................................. 79 KẾT LUẬN DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
  • 7. chế thị trường và quy luật khắt khe của nó buộc các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh muốn tồn tại và phát triển phải không ngừng đổi mới và hoàn thiện công tác kế toán. Trong đó việc xác định các yếu tố đầu vào hợp lý sao cho kết quả đầu ra với giá cả và chất lượng sản phẩm có sức thu hút đố với người tiêu dùng là vấn đề quan tâm hàng đầu của các nhà quản lý. Một doanh nghiệp sản xuất nhất thiết phải có nguyên vật liệu, chi phí nguyên vật liệu luôn chiếm một tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm. Do đó một trong những mối quan tâm của doanh nghiệp sản xuất là công tác tổ chức ghi chép, phản ánh chi tiết, tổng hợp số liệu về tình hình thu, vận chuyển, nhập, xuất và tồn kho vật liệu, tính toán giá thành thực tế của vật liệu thu mua tình hình thực hiện kế hoạch cung ứng vật liệu cả về số lượng, chất lượng về mặt hàng. Với sự phát triển của xã hội, nhu cầu của con người ngày càng tăng, chủng loại hàng hóa phong phú và đa dạng thì vai trò của nguyên vật liệu là rất lớn trong việc đáp ứng nhu cầu của thị trường. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác kế toán nguyên vật liệu, được sự hướng dẫn tận tình của TS.Trần Văn Thuận cũng như sự giúp đỡ của các cán bộ phòng Kế toán- tài chính tại Công ty TNHH Đầu tư Thương mại Tuấn Đạt, em đã mạnh dạn đi sâu nghiên cứu đề tài “Kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại Công ty TNHH Đầu tư Thương mại Tuấn Đạt”. Khoá luận tốt nghiệp ngoài lời mở đầu và kết luận gồm có 4 chương: Chương 1: Tổng quan về đề tài nghiên cứu Kế toán nguyên vật liệu, công cụ trong doanh nghiệp. Chương 2: Những vấn đề cơ bản về kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ trong doanh nghiệp. Chương 3: Thực trạng kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại Công ty TNHH Đầu tư Thương mại Tuấn Đạt. Chương 4: Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại Công ty TNHH Đầu tư thương mại Tuấn Đạt.
  • 8. thực tập có hạn nên Khoá luận không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp của các thầy cô giáo và các cán bộ nghiệp vụ ở Công ty để Khoá luận được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo TS.Trần Văn Thuận cùng các thầy cô giáo trong Khoa Kinh tế và các cán bộ nghiệp vụ của Công ty TNHH Đầu tư Thương mại Tuấn Đạt đã giúp đỡ em hoàn thiện Khoá luận này. Em xin chân thành cảm ơn!
  • 9. QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ 1.1.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Thị trường kinh tế ngày càng phát triển trên đất nước Việt Nam cũng như toàn thế giới thì con người cũng có nhiều cơ hội tìm kiếm thu nhập cho các nhân và cho tập thể. Mỗi doanh nghiệp – đơn vị kinh tế cũng phải tìm cách để đứng vững cũng như giữ vững uy tín và thương hiệu cho mình. Điều này không chỉ đơn giản như giải một bài toán khó theo cách giải đơn thuần mà nó còn cần có cách giải thông minh, sáng tạo. Nguồn lực ngày càng cạn kiệt, chúng ta không chỉ biết sử dụng, khai thác nó mà còn phải biết cách để tái tạo. Nguồn nguyên vật liệu luôn là một dấu hỏi mà mỗi nhà quản lý, nhà quản trị cần quan tâm và tìm kiếm làm sao để đảm bảo ổn định tình hình sản xuất kinh doanh. Nguyên vật liệu chiếm tỉ lệ lớn trong chi phí giá thành sản phẩm. Nếu không có cách quản lý cũng như kiểm tra thường xuyên nguyên vật liệu thì sẽ làm gián đoạn quá trình sản xuất, ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Do đó, doanh nghiệp cần xây dựng phương án quản lý đúng đắn, sử dụng tiết kiệm nguyên vật liệu sao cho phù hợp với tình hình sản xuất. Nếu không đáp ứng đầy đủ thì doanh nghiệp sẽ trở nên thất bại trong kinh doanh và không đáp ứng được các hợp đồng kinh tế, đồng nghĩa với không tạo ra doanh thu, lợi nhuận. Đây cũng chính là điểm cạnh tranh trên thị trường hiện nay về mọi mặt trong đó là nguyên vật liệu đầu vào chiếm phần lớn trong bài toán đảm bảo ổn định nguồn lực. Nhìn nhận được tầm quan trọng của nguyên vật liệu và để trau dồi kiến thức thực tế cũng như ý muốn tìm hiểu về nguyên vật liệu, em đã quyết định chọn đề tài: “ Kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại Công ty TNHH Đầu tư Thương mại Tuấn Đạt” để hoàn thành khoá luận tốt nghiệp của mình. 1.2. TỔNG QUAN VỀ CÁC CÔNG TRÌNH CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI Từ trước đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu thuộc lĩnh vực nghiên cứu của đề tài Nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ. Các công trình đã mở ra các hướng nghiên cứu mới trong nghiên cứu nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ và góp phần ứng dụng trong thực tiễn. Danh mục các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài :
  • 10. triển vọng nguồn nguyên vật liệu làm vật liệu xây dựng trên địa bàn huyện Sa Thầy, tỉnh Kon tum ( CN. Bùi Minh Quốc- 2004) - Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại Công ty TNHH Công nghệ tin học Hà Nội ( 2012) - Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại Công ty TNHH Thương mại và sản xuất Anh Thế ( 2013) 1.3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU - Hệ thống hoá các lý thuyết về kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ. - Tìm hiểu thực trạng kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại Công ty TNHH Đầu tư Thương mại Tuấn Đạt. - Đánh giá, nhận xét về thực trạng kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại Công ty, đề xuất ý kiến để hoàn thiện công tác kế toán tại Công ty. 1.4. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Công tác kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tạo Công ty TNHH Đầu tư Thương mại Tuấn Đạt. 1.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Phương pháp phỏng vấn trực tiếp - Phương pháp nghiên cứu tài liệu (sách, báo chí, internet…) - Phương pháp quan sát - Phương pháp kế toán 1.6. BỐ CỤC ĐỀ TÀI Ngoài lời mở đầu và kết luận, Khoá luận gồm 4 chương: Chương 1: Tổng quan về đề tài nghiên cứu Kế toán nguyên vật liệu, công cụ trong doanh nghiệp. Chương 2: Những vấn đề cơ bản về kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ trong doanh nghiệp. Chương 3: Thực trạng kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại Công ty TNHH Đầu tư Thương mại Tuấn Đạt. Chương 4: Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại Công ty TNHH Đầu tư thương mại Tuấn Đạt.
  • 11. VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TRONG DOANH NGHIỆP 2.1. SỰ CẦN THIẾT CỦA KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TRONG DOANH NGHIỆP 2.1.1. Khái niệm và đặc điểm nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ  Khái niệm và đặc điểm nguyên vật liệu - Khái niệm: Nguyên vật liệu (NVL) của doanh nghiệp là những đối tượng lao động, thể hiện dưới dạng vật hoá. Trong DN, NVL được sủ dụng phục vụ cho việc sản xuất, chế tạo sản phẩm hoặc thực hiện dịch vụ hay sử dụng cho bán hàng, cho quản lý doanh nghiệp. - Đặc điểm: Chỉ tham gia vào một chu kì sản xuất kinh doanh nhất định. Toàn bộ giá trị vật liệu được chuyển hết một lần vào chi phí kinh doanh trong kì. Khi tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh, vật liệu bị biến dạng hoặc tiêu hao hoàn toàn.  Khái niệm và đặc điểm công cụ dụng cụ - Khái niệm: Công cụ dụng cụ là những tư liệu lao động không đủ tiêu chuẩn về giá trị và thời gian sử dụng quy định để xếp vào loại tài sản cố định. - Đặc điểm: Tham gia vào nhiều chu kì sản xuất kinh doanh. Giá trị bị hao mòn dần trong quá trình sử dụng. Giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu cho đến lúc hư hỏng. 2.1.2. Vai trò của nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ và yêu cầu quản lý - Vai trò của NVL, CCDC NVL, CCDC có vai trò hết sức quan trọng đối với hoạt động SXKD của DN. Nếu thiếu NVL, CCDC thì không thể tiến hành được hoạt động sản xuất vật chất nói chung và từng DN nói riêng. Trong DN, chi phí về vật liệu thường chiếm tỉ trọng lớn từ 55%- 60% tổng giá trị SP, do vậy việc cung cấp NVL, CCDC kịp thời có ảnh hưởng to lớn đến việc thực hiện kế hoạch SXSP. Đồng thời, chất lượng NVL, CCDC cũng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng SP- đây là nhân tố quyết định thị trường va uy tín của mỗi DN.
  • 12. lượng SP được đảm bảo thì phải nói đến giá cả của SP. Giá cả của thành phẩm hợp lý sẽ tạo cho DN có sức cạnh tranh cao trong cơ chế thị trường hiện nay, điều đó khiến DN phải có phương án quản lý NVL, CCDC chặt chẽ, nhằm hạ thấp chi phí SX trong chừng mực nhất định… Có thể nói rẳng NVL, CCDC giữ vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh. - Yêu cầu quản lý: Tập trung quản lý chặt chẽ, có hiệu quả NVL, CCDC trong quá trình thu mua, dự trữ bảo quản và sử dụng. Trong quá trình SXKD, tổ chức hạch toán NVL chặt chẽ, khoa học là công cụ quan trọng để quản lý tình hình thu mua, nhập, xuất, bảo quản, sử dụng vật liệu. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, kiểm kê định kỳ nhằm ngăn chặn các hiện tượng tiêu cực. 2.1.3. Ý nghĩa và nhiệm vụ của kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ - Nhiệm vụ của kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ: Phải tuân thủ nguyên tắc về thủ tục chứng từ nhập xuất NVL, CCDC; ghi chép phản ánh trung thực, đầy đủ, kịp thời tình hình biến động của NVL, CCDC; trên cơ sở đó ngăn ngừa và phát hiện kịp thời những hành vi tham ô, thiếu trách nhiệm làm tổn hại đến tài sản của doanh nghiệp. Tổ chức hợp lý kế toán chi tiết kết hợp chặt chẽ giữa hạch toán nghiệp vụ ở nơi bảo quản với kế toán kế toán chi tiết ở phòng kế toán. Xác định đúng đắn giá gốc của NVL, CCDC để làm cơ sở xác định kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Kế toán phải cùng với các bộ phận khác trong đơn vị thực hiện nghiêm túc chế độ kiểm kê định kì NVL, CCDC nhằm đảm bảo sự phù hợp giữa số liệu trên sổ sách kế toán với số thực tế trong kho. - Ý nghĩa của kế toán NVL, CCDC: Tổ chức công tác kiểm tra NVL, CCDC kịp thời, đầy đủ, chính xác và nghiêm túc là cơ sở cung cấp số liệu cho việc hạch toán giá thành sản phẩm trong DN. Nhờ có công tác hạch toán NVL, CCDC mà DN biết được tình hình sử dụng NVL, CCDC từ đó có biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
  • 13. CCDC cung cấp những thông tin hữu ích, giúp cho DN có kế hoạch thu mua, dự trữ tránh tình trạng làm gián đoạn quá trình sản xuất 2.2 PHÂN LOẠI VÀ TÍNH GIÁ NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ 2.2.1. Phân loại nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ  Phân loại nguyên vật liệu - Căn cứ vào yêu cầu quản lý, NVL bao gồm: Nguyên liệu, vật liệu chính: là những NVL khi tham gia vào quá trình sản xuất sẽ cấu thành nên thực thể sản phẩm; toàn bộ giá trị của NVL được chuyển vào giá trị sản phẩm mới. Vật liệu phụ: là các loại vật liệu được sử dụng trong sản xuất để làm tăng chất lượng sản phẩm, hoàn chỉnh sản phẩm hoặc phục vụ cho công việc quản lý sản xuất, bao gói sản phẩm… Các loại vật liệu này không cấu thành nên thực thể sản phẩm. Nhiên liệu: là những thứ có tác dụng cung cấp nhiệt lượng trong quá trình sản xuất kinh doanh, phục vụ cho công nghệ sản xuất, phương tiện vận tải, công tác quản lý… Nhiên liệu có thể tồn tại ở thể lỏng, thể rắn hay thể khí. Phụ tùng thay thế: là những vật tư dùng để thay thế, sửa chữa máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải, công cụ, dụng cụ… Vật liệu và thiết bị xây dựng cơ bản: là những vật tư được sử dụng cho công việc xây dựng cơ bản. Đối với thiết bị xây dựng cơ bản bao gồm cả thiết bị cần lắp và thiết bị không cần lắp, công cụ, khí cụ và vật kết cấu dùng để lắp đặt cho công trình xây dựng cơ bản. Vật liệukhác: làcác loại vật liệukhông được xếp vào các loại trên. Các loại vật liệu này do quá trình sản xuất loại ra như các loại phế liệu, vật liệu thu hồi do thanh lý TSCĐ. - Căn cứ vào nguồn gốc, NVL được chia thành: NVL mua ngoài. NVL tự chế biến, gia công. - Căn cứ vào mục đích và nơi sử dụng, NVL được chia thành: NVL dùng cho công tác quản lý. NVL dùng cho các mục đích khác.  Phân loại công cụ dụng cụ - Căn cứ vào phương pháp phân bổ, CCDC được chia thành: Loại phân bổ 1 lần (100% giá trị)
  • 14. 2 lần ( 50% giá trị) Loại phân bổ nhiều lần Loại phân bổ 1 lần là những CCDC có giá trị nhỏ và thời gian sử dụng ngắn. Loại phân bổ 2 lần trở lên là những CCDC có giá trị lớn hơn, thời gian sử dụng dài hơn và những CCDC chuyên dùng. - Căn cứ vào nội dung CCDC được chia thành: Lán trại tạm thời, dàn giáo, cốp pha dùng trong XDCB, dụng cụ giá lắp chuyên dùng cho sản xuất, vận chuyển hàng hoá. Dụng cụ, đồ dùng bằng thuỷ tinh, sành sứ. Quần áo bảo hộ lao động. Công cụ, dụng cụ khác. - Căn cứ vào yêu cầu quản lý và công việc ghi chép kế toán, CCDC được chia thành: Công cụ, dụng cụ. Bao bì luân chuyển. Đồ dùng cho thuê. - Căn cứ vào mục đích sử dụng, CCDC được chia thành: CCDC dùng cho SXKD. CCDC dùng cho quản lý. CCDC dùng cho các mục đích khác. 2.2.2. Tính giá nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ  Tính giá nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ nhập kho Giá gốc ghi sổ của NVL, CCDC nhập kho trong trường hợp cụ thể được tính như sau: - Đối với NVL, CCDC mua ngoài Nếu NVL, CCDC mua vào sừ dụng cho hoạt động SXKD thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ: Trị giá thực tế NVL, CCDC nhập kho trong kỳ = Trị giá mua ghi trên hoá đơn ( không bao gồm VAT) + Các chi phí trực tiếp phát sinh ( CP vận chuyển, bốc xếp…) - Các khoản CKTM, giảm giá + Các khoản thuế không được hoàn lại ( thuế nhập khẩu, thuế TTĐB)
  • 15. mua để dùng vào hoạt động SXKD thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp: Trị giá thực tế NVL, CCDC nhập kho trong kỳ = Trị giá mua ghi trên hoá đơn ( có VAT) + Các chi phí trực tiếp phát sinh ( CP vận chuyển, bốc xếp…) - Các khoản CKTM, giảm giá + Các khoản thuế không được hoàn lại ( thuế nhập khẩu, thuế TTĐB) - - Đối với NVL, CCDC do doanh nghiệp gia công, chế biến: Trị giá NVL, CCDC gia công chế biến nhập trong kỳ = Trị giá thực tế NVL, CCDC xuất gia công chế biến + Chi phí gia công chế biến - Đối với NVL, CCDC doanh nghiệp thuê ngoài gia công chế biến: Trị giá NVL, CCDC thuê gia công chế biến nhập trong kỳ = Trị giá thực tế NVL, CCDC xuất gia công chế biến + Chi phí phải trả cho đơn vị gia công, chế biến + Chi phí vận chuyển, bốc dỡ - Đối với NVL, CCDC nhận góp vốn liên doanh, cổ phần thì giá thực tế là giá do hội đồng liên doanh đánh giá. - Đối với NVL, CCDC nhận cấp, biếu, tặng… thì giá thực tế của NVL, CCDC nhập kho là giá ghi trong biên bản của đơn vị cấp hoặc được xác định trên cơ sở giá thị trường của NVL, CCDC tương đương. - Đối với NVL, CCDC nhập kho từ nguồn phế liệu thu hồi. Giá thực tế NVL, CCDC nhập kho được đánh giá theo giá trị thực tế nếu còn sử dụng hoặc đánh giá theo giá ước tính.  Tính giá nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ xuất kho Việc tính giá thực tế xuất kho có thể áp dụng theo một số phương pháp sau:
  • 16. giá đích danh Theo phương pháp này giá thực tế NVL xuất kho được tính trên cơ sở số lượng NVL xuất kho và đơn giá thực tế nhập kho của chính lô hàng NVL xuất kho đó. - Phương pháp nhập trước- xuất trước trước (FIFO) Với phương pháp này, kế toán phải theo dõi được đơn giá thực tế và số lượng của từng lô hàng nhập kho. Sau đó, khi xuất kho căn cứ vào số lượng xuất tính ra giá thực tế thoe công thức: Trị giá thực tế NVL xuất kho = Số lượng NVL xuất kho x Đơn giá thực tế NVL của lô hàng nhập trước Khi nào xuất kho hết số lượng của lô hàng nhập trước mới lấy đơn giá thực tế của lô hàng tiếp sau để tính giá thưc tế xuất kho. - Phương pháp nhập sau- xuất trước (LIFO) Ở phương pháp này, kế toán cũng phải theo dõi được đơn giá thực tế và số lượng của từng lô hàng nhập kho. Sau đó khi xuất, căn cứ vào số lượng xuất kho để tính giá thực tế NVL xuất kho bằng cách: Trị giá thực tế NVL xuất kho = Số lượng NVL xuất kho x Đơn giá thực tế NVL của lô hàng nhập sau cùng Khi nào hết số lượng của lô hàng nhập sau cùng thì mới lấy đơn giá thực tế của lô hàng nhập ngay trước đó và cứ tính lần lượt như thế. Như vậy, giá thực tế của NVL tồn kho cuối kỳ chính là giá thực tế của NVL nhập kho của các lần mua đầu kỳ. - Phương pháp giá thực tế bình quân Đây là phương pháp mà giá thực tế NVL xuất kho được tính trên cơ sở đơn giá thực tế bình quân của NVL: Giá thực tế NVL xuất kho = Số lượng NVL xuất kho x Đơn giá thực tế bình quân của NVL Hiện nay các doanh nghiệp có thể sử dụng một trong số các loại đơn giá thực tế bình quân như sau:
  • 17. bình quân gia quyền cả kỳ: Đơn giá bình quân = Trị giá thực tế NVL, CCDC tồn đầu kỳ và nhập trong kỳ Số lượng NVL, CCDC tồn đầu kỳ và nhập trong kỳ Cách tính này được xác định sau khi kết thúc kỳ hạch toán, dựa trên số liệu đánh giá NVL cả kỳ dự trữ. - Đơn giá bình quân cuối kỳ trước Trị giá thực tế NVL xuất kho trong kỳ lấy theo đơn giá bình quân cuối kỳ trước đã tính được làm cơ sở tính giá. Giá đơn vị bình quân cuối kỳ trước = Giá gốc NVL, CCDC tồn kho đầu kỳ (hoặc cuối kỳ trước) Số lượng thực tế NVL, CCDC tồn kho đầu kỳ (hoặc cuối kỳ trước) - Đơn giá bình quân liên hoàn ( hay đơn giá bình quân sau mỗi lần nhập): Sau mỗi lần nhập, kế toán xác định đơn giá bình quân mới: Đơn giá bình quân sau mỗi lần nhập = Giá thực tế NVL, CCDC tồn kho sau mỗi lần nhập Số lượng thực tế NVL, CCDC tồn kho sau mỗi lần nhập 2.3. KẾ TOÁN CHI TIẾT NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ 2.3.1. Phương pháp Thẻ song song Về nguyên tắc, phương pháp này yêu cầu ở kho ghi chép về mặt số lượng, phòng kế toán ghi chép cụ thể cả về số lượng và giá trị từng thứ NVL, CCDC. Cụ thể: - Tại kho: Công tác ghi chép tình hình nhập, xuất, tồn kho vật liệu do thủ kho tiến hành trên thẻ kho theo chỉ tiêu số lượng. Thẻ kho do kế toán lập theo mẫu quy định ( mẫu 06-VT) cho từng danh điểm vật liệu của từng kho rồi phát cho thủ kho ghi chép hàng ngày.
  • 18. kế toán: Kế toán NVL, CCDC sử dụng sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết NVL,CCDC cho từng danh điểm tương ứng với thẻ kho của từng kho để theo dõi về mặt số liệu và giá trị. Khi nhận được các chứng từ nhập, xuất kho của các thủ kho chuyển lên, kế toán NVL, CCDC phải kiểm kê từng chứng từ, ghi đơn giá và tính thành tiền rồi ghi vào sổ chi tiết. Cuối tháng, kế toán cộng sổ chi tiết NVL, CCDC tồn kho trên sổ (thẻ) kế toán chi tiết phải khớp với số tồn kho ghi trên thẻ kho. Ngoài ra, để có số liệu đối chiếu, kiểm tra với kế toán tổng hợp, kế toán NVL, CCDC phải tổng hợp số liệu trên các sổ (thẻ) kế toán chi tiết NVL, CCDC vào “Bảng tổng hợp nhập, xuất, tồn kho vật liệu”. Sơ đồ 2.1 Hạch toán chi tiết NVL, CCDC theo phương pháp thẻ song song Ghi chú: 2.3.2. Phương pháp Sổ đối chiếu luân chuyển Theo phương pháp này, công việc giữa kho và phòng kế toán diễn ra như sau: Phiếu nhập kho Thẻ kho Sổ kế toán chi tiết NVL Phiếu nhập kho Bảng tổng hợp nhập, xuất, tồn kho Sổ kế toán tổng hợp Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu số liệu
  • 19. Giống phương pháp thẻ song song, thủ kho mở thẻ kho để theo dõi tình hình biến động từng thứ NVL, CCDC theo số lượng. - Tại phòng kế toán: Định kỳ, sau khi nhận được chứng từ nhập, xuất kho của thủ kho, kế toán kiểm tra và mở sổ đối chiếu luân chuyển để ghi chép về số lượng và giá trị của từng thứ vật liệu ở từng kho. Số đối chiếu luân chuyển không ghi theo từng chứng từ xuất kho mà chỉ ghi một lần vào cuối tháng, mỗi danh điểm vật liệu ghi một dòng. Cuối tháng, kế toán tiến hành kiểm tra, đối chiếu giữa số lượng vật liệu trên sổ đối chiếu luân chuyển với số liệu trên thẻ kho của thủ kho và đối chiếu số tiền của từng loại vật liệu trên bảng tổng hợp nhập, xuất, tồn với số liệu trên sổ kế toán tổng hợp. Sơ đồ 2.2 Hạch toán chi tiếtNVL, CCDC theo phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển Ghi chú: 2.3.3. Phương pháp Sổ số dư Phương pháp này yêu cầu phòng kế toán theo dõi và phản ánh từng thứ vật liệu về chỉ tiêu giá trị còn thủ kho vẫn quản lý về số lượng. - Tại kho: Hàng ngày hoặc định kỳ sau khi thẻ kho xong, thủ kho tập hợp toàn bộ chứng từ nhập, xuất kho phát sinh trong ngày, trong kỳ và phân loại theo từng nhóm như quy định, sau đó lập một bản chứng từ nhập và một bản chứng từ xuất. Phiếu nhập kho Bảng kê nhập Bảng luỹ kế nhập Thẻ kho Phiếu xuất kho Bảng kê xuất Sổ đối chiếu luân chuyển Bảng luỹ kế xuất Báo cáo TH nhập, xuất, tồn Sổ kế toán tổng hợp Ghi hàng ngày Đối chiếu số liệu Ghi cuối tháng
  • 20. ghi đầy đủ các chỉ tiêu trong phiếu rồi giao cho kế toán kèm theo phiếu nhập kho và phiếu xuất kho. Cuối tháng căn cứ vào số tồn kho ghi vào sổ số dư (cột số lượng), sau đó chuyển trả cho kế toán. Sổ số dư là một loại sổ do kế toán mở cho từng kho, sử dụng cho cả năm, cuối mỗi tháng giao thủ kho ghi một lần. Thông qua đó kế toán kiểm tra và tính thành tiền. - Tại phòng kế toán: Khi nhận được các chứng từ nhập, xuất và phiếu giao nhận chứng từ do nhân viên phụ trách kho chuyển lên, kế toán NVL lập bảng luỹ kế nhập, luỹ kế xuất như ở phương pháp trên cho từng kho để ghi chép tình hình nhập, xuất vật liệu hàng ngày hoặc định kỳ theo chỉ tiêu giá trị. Cuối tháng, khi sổ số dư đã được thủ kho chuyển lên, kế toán căn cứ vào số lượng tồn kho mà thủ quỹ đã ghi vào đơn giá từng thứ vật liệu tính ra thành tiền vào cột số tiền. Số liệu trên cột số tiền của sổ số dư sẽ phải đối chiếu với số tồn kho trên bảng tổng hợp nhập, xuất, tồn và số liệu kế toán tổng hợp. Sơ đồ 2.3: Hạch toán chi tiết NVL, CCDC theo phương pháp sổ số dư Ghi chú: Phiếu nhập kho Thẻ kho Sổ số dư Phiếu xuất kho Báo cáo TH nhập, xuất, tồn Sổ kế toán tổng hợp Phiếu GNCTN Bảng LKN Phiếu GNCTX Bảng LKX Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu, kiểm tra
  • 21. TỔNG HỢP NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ 2.4.1. Các phương pháp kế toán tổng hợp nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ 2.4.1.1. Phương pháp kê khai thường xuyên Phương pháp kê khai thường xuyên (KKTX) là phương pháp theo dõi và phản ánh tình hình hiện có, biến động tăng, giảm hàng tồn kho nói chung và NVL, CCDC nói riêng một cách thường xuyên, liên tục trên các tài khoản phản ánh từng loại. Trị giá hàng tồn cuối kỳ = Trị giá hàng tồn đầu kỳ + Trị giá hàng nhập kho - Trị giá hàng xuất kho - Ưu điểm: + Xác định, đánh giá về số lượng và trị giá hàng tồn kho vào từng thời điểm xảy ra nghiệp vụ. + Nắm bắt, quản lý hàng tồn kho thường xuyên, liên tục, góp phần điều chỉnh nhanh chóng kịp thời tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của DN. + Giảm tình trạng sai sót trong việc ghi chép và quản lý (giữa thủ kho và kế toán). - Nhược điểm: tăng khối lượng ghi chép hằng ngày, gây áp lực cho người làm công tác kế toán. Tuy nhiên, nhược điểm này được khắc phục khi doanh nghiệp tin học hoá công tác kế toán. 2.4.1.2. Phương pháp kiểm kê định kỳ Phương pháp kiểm kê định kỳ (KKĐK) là phương pháp không theo dõi một cách thường xuyên, liên tục về tình hình biến động của các loại vật tư, hàng hoá, sản phẩm trên các tài khoản phản ánh từng loại hàng tồn kho mà chỉ phản ánh trị giá tồn đầu kỳ và cuối kỳ của chúng trên cơ sở kiểm kê cuối kỳ, xác định lượng tồn kho thực tế và lượng xuất dùng cho SXKD và các mục đích khác. Giá trị vật tư, hàng hoá xuất dùng = Giá trị vật tư, hàng hoá tồn đầu kỳ + Giá trị vật tư, hàng hoá nhập trong kỳ - - Giá trị vật tư, hàng hoá tồn cuối kỳ - Ưu điểm: giảm khối lượng ghi chép cho người làm công tác kế toán. - Nhược điểm: + công việc kế toán dồn vào cuối kỳ. + công việc kiểm tra không thường xuyên trong tình hình nhập, xuất kho là liên tục sẽ gây hạn chế chức năng kiểm tra của kế toán trong quản lý.
  • 22. hiện sai sót nếu khi kiểm kê hàng thực tế nhập kho không trùng với ghi sổ kế toán. 2.4.2. Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ theo phương pháp kê khai thường xuyên 2.4.2.1. Tài khoản kế toán sử dụng Để hạch toán NVL, CCDC theo phương pháp KKTX, kế toán sử dụng các tài khoản: - TK151- Hàng mua đang đi đường. TK này phản ánh giá trị vật tư, hàng hoá doanh nghiệp đã mua, đã thanh toán tiền hoặc đã chấp nhận thanh toán nhưng chưa nhập kho và số hàng đang đi đường cuối tháng trước. Kết cấu: TK 151 - Trị giá vật tư, hàng hoá đang đi đường đã thuộc quyền sở hữu của DN - Trị giá vật tư, hàng hoá đang đi đường cuối tháng trước, tháng này đã về nhập kho hay đưa vào sử dụng ngay. SD: Phản ánh giá trị vật tư, hàng hoá đang đi đường cuối tháng - TK152- Nguyên liệu, vật liệu TK này phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động của nguyên liệu, vật liệu theo giá gốc. Kết cấu: TK 152 - Trị giá gốc của NVL nhập trong kỳ - Số tiền điều chỉnh tăng giá khi đánh giá lại NVL - Trị giá NVL thừa phát hiện khi kiểm kê - Trị giá gốc của NVL xuất dùng - Số điều chỉnh giảm do đánh giá lại NVL - Số tiền được giảm giá NVL khi mua - Trị giá NVL thiếu phát hiện khi kiểm kê SD: Phản ánh giá gốc của NVL tồn kho
  • 23. cụ, dung cụ: TK này phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động của công cụ, dụng cụ trong kỳ theo giá gốc. Kết cấu TK153 giống kết cấu TK152- Nguyên liệu, vật liệu.
  • 24. kế toán Kế toán nguyên vật liệu  Kế toán tổng hợp các trường hợp tăng NVL - Tăng NVL do mua ngoài: Trường hợp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ TH DN không thuộc đối tượng nộp thuế GTGT hoặc nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp - Nếu hàng và hoá đơn cùng về: Nợ TK 152 Nợ TK 621, 627, 641, 642 Nợ TK 133 Có TK 111, 112, 141, 311 Có TK 331 - Nếu trong tháng hàng về nhập kho nhưng cuối tháng vẫn chưa nhận được hoá đơn, kế toán ghi giá trị NVL nhập kho theo giá tạm tính. Nợ TK 152 Có TK 331 Khi nhận được hoá đơn sẽ tiến hành điều chỉnh giá tính theo giá ghi trên hoá đơn. + Nếu giá ghi trên HĐ > giá tạm tính thì kế toán ghi bổ sung số chênh lệch Nợ TK 152 Có TK 331 + Nếu giá ghi trên HĐ < giá tạm tính thì kế toán điều chỉnh giảm bằng bút toán đảo: Trong trường hợp này đơn vị không được khấu trừ số thuế GTGT đầu vào, giá nhập kho NVL bao gồm cả thuế GTGT đầu vào, cụ thể: - Nếu mua NVL đưa về nhập kho hoặc đua ngay vào sử dụng, kế toán ghi: Nợ TK 152 Nợ TK 621, 627, 641, 642 Có TK 111, 112, 141, 311 Có TK 331 - Nếu phát sinh hàng mua đang đi đường, cuối tháng kế toán ghi: - Nếu phát sinh hàng nhập kho theo giá tạm tính: Khi nhận được hoá đơn: có sự chênh lệch giữa giá tạm tính với giá ghi trên hoá đơn:  Giá ghi trên HĐ > giá tạm tính, kế toán ghi bổ sung số chênh lệch: Nợ TK 152 Có TK 331  Giá ghi trên HĐ < giá tạm tính, kế toán điều chỉnh giảm số chênh lệch: Nợ TK 331 Có TK 152
  • 25. TK 152 Đồng thời phản ánh số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ: Nợ TK 133 Có TK 331 - Nếu trong tháng nhận được hoá đơn nhưng cuối tháng hàng vẫn chưa về nhập kho, ghi: Nợ TK 151 Nợ TK 133 Có TK 111, 112, 141, 331 Khi hàng đang đi đường về nhập kho hoặc đưa thẳng vào sử dụng không qua nhập kho: Nợ TK 152 Nợ TK 621, 627, 641, 642 Có TK 151 - Các chi phí phát sinh liên quan đến mua NVL, kế toán ghi: Nợ TK 152, 151, 621, 622, 627, 641, 642 Nợ TK 133 Có TK 111, 112, 331 - Khi thanh toán cho người bán, nếu có phát sinh giảm giá hoặc trả lại hàng mua do hàng mua không đảm bảo chất lượng, quy cách ghi trong hợp đồng, kế toán ghi: - Các chi phí phát sinh liên quan đến quá trình mua NVL: Nợ TK 152, 621, 627, 641, 642 Có TK 111, 112, 331 - Khi thanh toán cho người bán, nếu phát sinh giảm giá, trả lại hàng mua: Nợ TK 331 Có TK 152, 621, 627, 641, 642 Có TK 111, 112, 311 - Khi thanh toán nếu phát sinh chiết khấu được hưởng: Nợ TK 331 Có TK 515 Có TK 111, 112
  • 26. TK 152, 621, 627, 641, 642 Có TK 133 -Khi thanh toán nếu có phát sinh chiết khấu được hưởng: Nợ TK 331 Có TK 515 Có TK 133
  • 27. được Nhà nước, cấp trên cấp, nhận vốn góp liên doanh: Nợ TK 152 Có TK 411 - Tăng do nhập kho NVL tự chế hoặc thuê ngoài gia công: Nợ TK 152 Có TK 154 (chi tiết tự gia công chế biến) Có TK154 (chi tiết thuê ngoài gia công chế biến) - Tăng do phát hiện thừa khi kiểm kê: Nợ TK 152 Có TK 338 (3381): Tài sản thừa chờ giải quyết Khi xử lý, tuỳ thuộc vào nguyên nhân: Nợ TK 338 (3381) Có TK 711, 334… - Tăng do đánh giá lại theo quyết định của cấp có thẩm quyền: Nợ TK 152: Số chênh lệch tăng Có TK 412 - Nhập kho phế liệu thu hồi: Nợ TK 152 Có TK 711  Kế toán tổng hợp các trường hợp giảm nguyên vật liệu - Xuất kho NVL dùng cho SXKD, căn cứ giá thực tế xuất kho, ghi: Nợ TK 621: Dùng trực tiếp cho sản xuất, chế tạo sản phẩm Nợ TK 627 (6272): Dùng cho công tác quản lý chung ở BPSX Nợ TK 641 (6412): Dùng phục vụ cho hoạt động bán hàng Nợ TK 642 (6422): Dùng cho quản lý chung toàn DN Nợ TK 241 (2412, 2413): Dùng cho XDCB, sửa chữa TSCĐ Có TK 152 - Xuất kho NVL tự chế biến hoặc thuê ngoài gia công chế biến: Nợ TK 154 Có TK 152
  • 28. tư vào công ty liên kết, cơ sở kinh doanh đồn kiểm soát dưới hình thức góp vốn bằng NVL, căn cứ vào giá trị đánh giá lại NVL được thoả thuận giữa nhà đầu tư và công ty liên kết: Nợ TK 222, 223: Đầu tư vào công ty liên kết Nợ TK 811: Nếu giá đánh giá lại < giá trị ghi sổ của NVL Có TK 152: Giá trị ghi sổ NVL Có TK 711: Nếu giá đánh giá lại > giá trị ghi sổ NVL - Phát hiện thiếu NVL khi kiểm kê, nếu chưa rõ nguyên nhân: Nợ TK 138 ( 1381): Tài sản thiếu chờ xử lý Có TK 152 - Khi có quyết định xử lý: Nếu thiếu trong định mức được tính vào giá vốn hàng bán: Nợ TK 632: Giá vốn hàng bán Có TK 138 (1381) Nếu thiếu ngoài định mức, người chịu trách nhiệm phải bồi thường: Nợ TK 111: Số bồi thường đã thu Nợ TK 138 (1388): Số bồi thường phải thu Có TK 138 (1381)
  • 29. cụ dụng cụ  Kế toán tổng hợp các trường hợp tăng CCDC - Tăng CCDC do mua ngoài: TH nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ TH nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp Mua CCDC về nhập kho Nợ TK 153: CCDC Nợ TK 133 Có TK 111, 112, 141, 331, 311 Nợ TK 153 Có TK 111, 112, 141, 331, 311 Khi phát sinh các khoản chi phí mua CCDC về nhập kho Nợ TK 153 Nợ TK 133 Có TK 111, 112, 141, 331, 311 Nợ TK 153 Có TK 111, 112, 141, 331, 311 Phát sinh các khoản giảm giá, trả lại hàng mua Nợ TK 331 Nợ TK 111, 112 Có TK 153 Có TK 133 Nợ TK 331 Nợ TK 111, 112 Có TK 153 Phát sinh khoản chiết khấu do thanh toán trước thời hạn quy định Nợ TK 331 Có TK 515 Có TK 111, 112 Mua CCDC chuyển thẳng xuống bộ phận sử dụng không qua kho: + Đối với CCDC phân bổ 1 lần: Nợ TK 627: CP SXC Nợ TK 641: CPBH Nợ TK 642: CP QLDN Nợ TK 133 Có TK 111, 112, 141, 331 Nợ TK 627, 641, 642 Có TK 111, 112, 141, 331 + Đối với CCDC phân bổ 2 hoặc nhiều lần: Nợ TK 142, 242: CP trả trước (Giá trị thực tế CCDC) Nợ TK 133 Có TK 111, 112, 141, 331,… Nợ TK 142, 242 Có TK 111, 112, 141, 331,…
  • 30. do tự chế hoặc thuê ngoài gia công chế biến: Nợ TK 153 Có TK 154 - Tăng do nhận vốn góp liên doanh, được cấp phát: Nợ TK 153 Có TK 411  Kế toán tổng hợp các trường hợp giảm CCDC Phản ánh các nghiệp vụ xuất kho CCDC, kế toán sử dụng nhiều TK khác nhau như TK 153, 241, 623, 627, 641, 642, 142… Căn cứ vào các chứng từ xuất kho CCDC, kế toán tập hợp, phân loại theo đối tượng sử dụng, tính giá thực tế xuất dùng phản ánh vào các tài khoản liên quan. Tuy nhiên, do đặc điểm, tính chất cũng như giá trị và thời gian sử dụng của CCDC và tính hiệu quả của công tác kế toán mà việc tính toán, phân bổ giá thực tế CCDC xuất dùng vào các đối tượng sử dụng có thể thực hiện một hoặc nhiều lần. - Phương pháp phân bổ 1 lần (phân bổ ngay 100% giá trị) Khi xuất dùng CCDC, kế toán căn cứ vào các phiếu xuất kho tính ngay 1 lần vào chi phí SXKD trong kỳ: Nợ TK 627, 641, 642 Có TK 153 - Phương pháp phân bổ nhiều lần (phân bổ nhiều kỳ) Căn cứ vào giá thực tế xuất dùng phân bổ dần vào chi phí SXKD từng kỳ hạch toán. Nợ TK 142, 242: CP trả trước Có TK 153 Đồng thời phân bổ ngay 50% giá trị CCDC vào chi phí thuộc bộ phận sử dụng: Nợ TK 627, 641, 642: CP SXKD Có TK 142, 242 Khi bộ phận sử dụng báo hỏng sẽ phân bổ nốt phần giá trị còn lại: Nợ TK 153 Nợ TK 138 (1388): Phải thu khác Nợ TK 627, 641, 642: CP SXKD Có TK 142, 242 2.4.3. Kế toán tổng hợp NVL, CCDC theo phương pháp kiểm kê định kỳ 2.4.3.1. Tài khoản kế toán sử dụng Để ghi chép vật tư, hàng hoá theo phương pháp kiểm kê định kỳ, kế toán sử dụng TK 611- Mua hàng
  • 31. Kết chuyển trị giá thực tế vật tư tồn kho đầu kỳ - Trị giá thực tế vật tư nhập kho trong kỳ. - Trị giá thực tế vật tư xuất trong kỳ cho các mục đích khác nhau. - Kết chuyển trị giá thực tế vật tư tồn kho cuối kỳ 2.4.3.2. Phương pháp kế toán - Đầu kỳ, kế toán kết chuyển giá trị hàng tồn kho từ các tài khoản 151, 152, 153 sang TK 611: Nợ TK 611: Mua NVL, hàng hoá Có TK 151: Hàng mua đang đi đường Có TK 152: Nguyên liệu, vật liệu Có TK 153: CCDC - Trong kỳ kế toán căn cứ vào các hoá đơn chứng từ mua hàng để phản ánh giá trị thực tế vật liệu, dụng cụ mua vào: Nợ TK 611: Trị giá hàng mua và chi phí thu mua Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có) Có TK 111, 112, 331…: Tổng giá thanh toán Nếu phát sinh các khoản giảm giá hàng mua hay hàng mua trả lại do hàng mua không đúng quy cách, phẩm chất: Nợ TK 111, 112, 331… Có TK 133 Có TK 611 - Cuối kỳ, căn cứ vào kết quả kiểm kê vật liệu, dụng cụ tồn kho, kế toán kết chuyển giá trị vật liệu, dụng cụ tồn cuối kỳ về các TK 151, 152,153. Nợ TK 151, 152, 153 Có TK 611 Giá trị vật liệu, dụng cụ xuất dùng cho SXKD được xác định bằng cách lấy tổng phát sinh bên Nợ TK 611 trừ đi số phát sinh bên Có TK 611 rồi phân bổ cho các đối tượng sử dụng (theo mục đích sử dụng hay tỷ lệ định mức) Nợ TK 621, 627, 641, 642,… Có TK 611
  • 32. toán Nguyên vật liệu Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Nhật ký chung: - Ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký chung (NKC) là: Tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đã được ghi nhận vào sổ Nhật ký chung dựa trên các chứng từ kế toán: Hoá đơn, phiếu thu, phiếu chi, giấy. Dựa vào những dữ liệu đã ghi trên sổ NKC, kế toán vào sổ cái cho từng đối tượng kế toán theo trình tự thời gian. - Ưu điểm và nhược điểm: Ưu điểm:  Mẫu sổ đơn giản, dễ thực hiện, thuận tiện cho phân công lao động kế toán  Có thể thực hiện đối chiếu, kiểm tra về số liệu kế toán cho từng đối tượng kế toán ở mọi thời điểm, do đó cung cấp kịp thời thông tin cho nhà quản lý Nhược điểm: Lượng ghi chép tương đối nhiều. - Điều kiện vận dụng: Áp dụng cho mọi loại hình doanh nghiệp sản xuất, dịch vụ, thương mại có quy mô vừa và nhỏ. - Các loại sổ sử dụng trong kế toán NVL, CCDC  Sổ Nhật ký chung, Sổ Nhật ký đặc biệt  Sổ Cái  Các sổ, thẻ kế toán chi tiết - Quy trình ghi sổ:  Hàng ngày: Căn cứ vào các chứng từ đã kiểm tra được dùng làm căn cứ ghi sổ, trước hết ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký chung, sau đó căn cứ số liệu đã ghi trên sổ Nhật ký chung để ghi vào Sổ Cái theo các tài khoản kế toán phù hợp. Nếu đơn vị có mở sổ, thẻ kế toán chi tiết thì đồng thời với việc ghi sổ Nhật ký chung, các nghiệp vụ phát sinh được ghi vào các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan. Trường hợp đơn vị mở các sổ Nhật ký đặc biệt thì hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ được dùng làm căn cứ ghi sổ, ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký đặc biệt liên quan. Định kỳ (3, 5, 10... ngày) hoặc cuối tháng, tuỳ khối lượng nghiệp vụ phát sinh, tổng hợp từng sổ Nhật ký đặc biệt, lấy số liệu để ghi vào các tài khoản phù hợp trên Sổ Cái, sau khi đã loại trừ số trùng lặp do một nghiệp vụ được ghi đồng thời vào nhiều sổ Nhật ký đặc biệt (nếu có). Cuối tháng, cuối quý, cuối năm: Cộng số liệu trên Sổ Cái, lập Bảng cân đối số phát sinh. Sau khi đã kiểm tra đối chiếu khớp, đúng số liệu ghi trên Sổ Cái và bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ các sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập các Báo cáo tài chính.Về nguyên tắc, Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh Có trên Bảng cân đối số phát sinh phải bằng Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh Có trên sổ
  • 33. (hoặc sổ Nhật ký chung và các sổ Nhật ký đặc biệt sau khi đã loại trừ số trùng lặp trên các sổ Nhật ký đặc biệt) cùng kỳ. Sơ đồ 2.4: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký chung Ghi chú: Chứng từ kế toán Sổ Nhật ký đặc biệt SỔ NHẬT KÝ CHUNG Sổ, thẻ kế toán chi tiết SỔ CÁI BẢNG CÂN ĐỐI SỐ PHÁT SINH BÁO CÁO TÀI CHÍNH Bảng tổng hợp chi tiết Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng hoặc định kỳ Quan hệ đối chiếu, kiểm tra
  • 34. TRẠNG KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI TUẤN ĐẠT 3.1. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ- KỸ THUẬT CỦA CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI TUẤN ĐẠT ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ 3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty - Tên Doanh nghiệp: CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI TUẤN ĐẠT - Tên giao dịch: Tuan Dat commerce- investment company limited - Mã số thuế: 0105705751 - Địa chỉ: Số 2- ngõ 72 Hoa Bằng- Yên Hoà- Cầu Giấy- Hà Nội - Điện thoại: (04) 37841964 – (84)988528869 - Fax: (04)37841988 Công ty TNHH đầu tư thương mại Tuấn Đạt thành lập ngày 20 tháng 04 năm 2005 theo quyết định của Sở kế hoạch và đầu tư Hà Nội cấp. Công ty là một tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân, hạch toán độc lập, có con dấu riêng, được phép mở tài khoản tại Ngân hàng mang tên Công ty TNHH đầu tư thương mại Tuấn Đạt. Một số ngành nghề kinh doanh của công ty:  Gia công, chế tạo cơ khí  Xử lý, tráng phủ kim loại Kinh doanh máy móc, thiết bị dân dụng 3.1.2. Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty  Chức năng, nhiệm vụ của Công ty - Chức năng của Công ty: Công ty là đơn vị sản xuất kinh doanh hạch toán độc lập, có con dấu riêng và được mở tài khoản giao dịch tại Ngân hàng. Chấp hành nghiêm chỉnh các chủ trương, chính sách của Đảng, Pháp luật Nhà nước, các quy định của Bộ, Ngành. Ngoài ra, chịu sự quản lý hành chính, an ninh… của UBND các cấp nơi đặt trụ sở của Công ty. - Nhiệm vụ của Công ty: Công ty TNHH đầu tư thương mại Tuấn Đạt có nhiệm vụ tổ chức SXKD đúng ngành nghề đã đăng ký, theo quy chế hoạt động của Công ty, hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế đầy đủ theo quy định của pháp luật.
  • 35. các đơn vị trong ngành và địa phương để thực hiện nhiệm vụ SXKD. Phát triển đơn vị theo chức năng, quyền hạn được phép…  Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty một số năm gần đây: BẢNG BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH NĂM 2011, 2012, 2013 Đơn vị tính: VNĐ Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 1.Doanh thu thuần 1.150.536.096.326 562.153.042.096 1.056.881.066.556 2.Giá vốn hàng bán 1.062.399.156.910 532.903.331.037 1.005.576.895.237 3.Lợi nhuận gộp 88.136.939.416 29.249.711.059 51.304.171.379 4.Doanh thu hoạt động tài chính 1.949.322.443 1.140.959.835 2.121.575.302 5.Chi phí tài chính 2.826.875.446 1.169.316.459 2.334.520.432 6.Chi phí bán hàng 67.023.455.863 20.543.032.608 32.733.980.296 7.Chi phí quản lý doanh nghiệp 18.750.400.734 5.543.061.455 1.286.054.317 8.Lợi nhuận thuần từ HĐKD 1.485.529.816 3.135.260.372 5.485.699.576 9.Thu nhập khác 4.482.330.836 779.883.548 4.179.411.272 10.Chi phí khác 1.777.281.131 140.998.311 2.482.691.425 11.Lợi nhuận khác 2.705.049.705 638.885.237 1.696.719.847 12.Tổng LNTT 4.190.579.521 3.774.145.609 7.182.419.423 13.Chi phí thuế TNDN hiên hành 1.047.644.880 943.536.402,3 1.795.604.856 14.Chi phí thuế TNDN hoãn lại (946.289.138) (249.743.679) (386.693.632) 15.Lợi nhuận sau thuế TNDN 4.089.223.779 3.080.352.886 5.773.508.199 (Nguồn Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty năm 2011, 2012, 2013)
  • 36. cáo tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty trong 3 năm 2011, 2012, 2013 có thể thấy tình hình kinh doanh của Công ty có những chuyển biến theo hướng tích cực. Doanh thu thuần năm 2012 giảm so với năm 2011 nhưng đến năm 2013 đã tăng trở lại. Thêm đó các chi phí năm 2011 rất cao nhưng đến năm 2012, 2013 lại giảm rõ rệt. Điều này cho thấy Công ty đã cắt giảm những khoản chi phí chi tiêu không cần thiết, tổ chức lại bộ máy tiêu thụ phù hợp nhằm mang lại lợi nhuận kinh tế cao. Cụ thể là năm 2011, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp rất lớn (CPBH: 67.023.455.863VNĐ, CP QLDN: 18.750.400.734VNĐ) nhưng sang năm 2012, 2013 chi phí đã giảm nhiều như năm 2012 CPBH: 20.543.032.608VNĐ, CP QLDN: 5.543.061.455VNĐ; năm 2013 CPBH: 32.733.980.296VNĐ, CP QLDN: 1.286.054.317VNĐ. Lợi nhuận thuần sau thuế TNDN của Công ty năm 2012 giảm so với năm 2011, tuy nhiên đã tăng trở lại vào năm 2013, cụ thể: năm 2011 là 4.089.223.779VNĐ, năm 2012 là 3.080.352.886VNĐ, năm 2013 là 5.773.508.199VNĐ. Qua đó cho thấy Công ty đã áp dụng những chính sách 1 cách đúng đắn, mở rộng thị trường tiêu thụ, cắt giảm những khoản chi kém hiệu quả.  Quy trình công nghệ của Công ty
  • 37. tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Công ty TNHH đầu tư thương mại Tuấn Đạt có đội ngũ lãnh đạo và cán bộ công nhân viên có bề dày kinh nghiệm trong hoạt động kinh doanh, đặc biệt là đội ngũ cán bộ trong bộ phận bán hàng được huấn luyện và trau dồi kinh nghiệm khá vững chắc nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh cho toàn Công ty. Hiện nay, Công ty có hơn 300 nhân viên, trong đó những người có trình độ đại học và cao đẳng là hơn 165 người chiếm 55%, trình độ trung cấp là 135 người chiếm 45%. Bộ máy quản lý của Công ty được tổ chức theo mô hình phù hợp với đặc điểm hoạt động kinh doanh, chức năng nhiệm vụ của Công ty, giúp quản lý kiểm soát chặt chẽ hoạt dộng của cán bộ nhân viên,công tác quản lý tiền hàng, công tác báo cáo kết quả kinh doanh. Cụ thể sơ đồ bộ máy tổ chức Công ty TNHH đầu tư thương mại Tuấn Đạt như sau: Sơ đồ 3.1: Bộ máy tổ chức Công ty TNHH đầu tư thương mại Tuấn Đạt Ghi chú:  Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận ở Công ty: Ban Giám đốc gồm Giám đốc, Phó giám đốc có nhiệm vụ chỉ đạo trực tiếp và chịu trách nhiệm chung về hoạt động SXKD của Công ty. Giám đốc Phó giám đốc Phòng Tổ chức- hành chính Phòng Tài chính- kế toán Phòng Kế hoạch- kỹ thuật Phòng Vật tư dịch vụ Bộ phận quảng cáo Bộ phận bán hàng Bộ phận thị trường Quan hệ chỉ đạo
  • 38. Là người quản lý cao nhất của Công ty, đại diện cho cán bộ công nhan viên, quản lý Công ty theo cơ chế môt thủ trưởng, Giám đốc có quyền quyết định mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. - Phó Giám đốc: Là người được Giám đốc uỷ quyền giải quyết các công việc khi đi vắng và là người chịu trách nhiệm về công việc được giao. - Phòng Tổ chức- hành chính: có nhiệm vụ quản lý cán bộ, đề bạt cán bộ, tổ chức biên chế lao động trong Công ty, lập bảng lương, khen thưởng, nhận xét, đánh giá cán bộ hàng năm, nâng lương, nâng bậc và thực hiện chính sách, chế độ có liên quan đến người lao động, bổ nhiệm và miễn nhiệm cán bộ, kiểm tra mọi hoạt động của dơn vị. Tham mưu cho Giám đốc Công ty trong lĩnh vực quản lý, lao động, tiền lương, sắp xếp, tổ chức sản xuất, tiếp cận và bố trí cán bộ công nhân viên, quy hoạch và đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công nhân viên, báo cáo thống kê nghiệp vụ, công tác bảo vệ nội bộ, thực hiện chế độ chính sách Nhà nước đối với người lao động, công tác thi đua khen thưởng trong toàn Công ty. Tham mưu cho Giám đốc Công ty trong việc quản lý, điều hành công tác, công văn giấy tờ, phương tiện trang thiết bị, văn phòng, xe ô tô, trụ sở làm việc. - Phòng Tài chính- Kế toán: chuyên cập nhật mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh hàng ngày của Công ty, chịu trách nhiệm về mọi kết quả trước ban Giám đốc. Phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty theo từng quý, năm. Kiểm tra, kiểm soát việc thu- chi, thanh toán các khoản nợ, theo dõi tình hình công nợ của khách hàng. Phân tích tình hình tài chính trong Công ty, đánh giá hiệu quả SXKD của Công ty. Cuối quý, kế toán tổng hợp lập báo cáo kế toán để trình lên ban lãnh đạo về tình hình thực hiện kinh doanh của Công ty. Tham mưu cho Giám đốc trong lĩnh vực quản lý tài chính, công tác hạch toán kế toán trong toàn Công ty theo đúng chuẩn mực kế toán, quy chế tài chính và pháp luật của Nhà nước. Tham mưu đề xuất với Giám đốc Công ty ban hành các quy chế tài chính phù hợp với nhiệm vụ SXKD của đơn vị, xây dựng các định mức kinh tế, định mức chi phí, xác định giá thành đảm bảo kinh doanh có hiệu quả. - Phòng Kế hoạch- kỹ thuật: chuyên trách về giám sát sản xuất và kinh doanh. Tham mưu cho Giám đốc trong việc xây dựn kế hoạch SXKD ngắn và dài hạn. Chủ trì
  • 39. với các phòng ban để soạn thảo, triển khai các hợp đồng kinh tế, đôn đốc, kiểm tra trong quá trình thực hiện và thanh lý hợp đồng kinh tế. - Phòng Vật tư, dịch vụ: chuyên trách về việc cung ứng vật tư cho bộ phận quảng cáo và các bộ phận khác. Lập kế hoạch cung ứng vật tư cho phù hợp để không bị gián đoạn công việc khác. Tham mưu cho Giám đốc trong lĩnh vực quản lý tài sản, vật tư, công cụ, dụng cụ, máy móc, thiết bị… của Công ty. Chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra công tác cung cấp, điều động xe, thiết bị của Công ty đảm bảo hoạt động tiêu thụ đạt hiệu quả. 3.1.4. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán của Công ty Sơ đồ 3.2: Bộ máy kế toán tại Công ty TNHH đầu tư thương mại Tuấn Đạt Ghi chú: Công tác phần hành kế toán được làm tại phòng kế toán tài chính và được sắp xếp một cách hợp lý: - Kế toán trưởng: Là người đứng đầu bộ máy kế toán, giúp việc và chịu trách nhiệm với Giám đốc vè toàn bộ hoạt động tài chính phụ trách công tác tài chính đúng pháp luật, đúng điều lệ Công ty, là người giúp Giám đốc xây dựng kế hoạch tài chính hàng tháng, quý, năm; phân tích tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh, soạn thảo Quan hệ chỉ đạo KẾ TOÁN TRƯỞNG KẾ TOÁN TỔNG HỢP KẾ TOÁN THUẾ KẾ TOÁN THANH TOÁN CÔNG NỢ KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG KẾ TOÁN MUA HÀNG KẾ TOÁN TIỀN MẶT KẾ TOÁN TIỀN GỬI NGÂN HÀNG KẾ TOÁN BÁN HÀNG
  • 40. tài chính kế toán của đơn vị, đồng thời chỉ đạo nghiệp vụ hướng dẫn và tổ chức các kế toán viên thực hiện nhiệm vụ được giao. - Kế toán tổng hợp: Phụ trách khâu tổng hợp, chịu trách nhiệm chính về số liệu kế toán, báo cáo và có nhiệm vụ theo dõi tình hình biến động tăng giảm TSCĐ, lập kế hoạch sửa chữa lớn TSCĐ, tập hợp chi phí và các khoản khác để xác định kết quả sản xuất kinh doanh. - Kế toántiềnmặt: Chịu trách nhiệm theo dõi các nghiệp vụ liên quan đến tiền mặt, tiền tạm ứng. Ngoài ra, kế toán tiền mặt trong Công ty còn đảm nhiệm công việc viết hoá đơn bán hàng các dịch vụ cho thuê kho và các dịch vụ tiền điện, nước, sinh hoạt. - Kế toán tiền gửi ngân hàng: Chịu trách nhiệm theo dõi giao dịch thanh toán của Công ty với các khách hàng thông qua tài khoản tại Ngân hàng. Ngoài ra, còn đảm nhiệm việc tính toán, thực hiện chi trả tiền lương, các khoản BHXH, BHYT và KPCĐ và các khoản chi khác thông qua tài khoản tại ngân hàng. - Kế toán thanh toán công nợ: theo dõi tình hình tạm ứng, chi tiết công nợ của từng khách hàng, từng nhà cung cấp. Liên lạc thường xuyên với các bộ phận về tình hình thực hiện hợp đồng. Đôn đốc và trực tiếp tham gia thu hồi nợ với các khoản công nợ khó đòi, nợ lâu và các khoản công nợ trả trước cho nhà cung cấp đã quá thời hạn nhập hàng hoặc nhận dịch vụ… - Kế toán thuế: căn cứ vào các hoá đơn mua bán hàng hoá, vào kết quả kinh doanh của Công ty, kế toán thuế tính toán, tổng hợp thuế và tính ra các khoản phải nộp ngân sách Nhà nước. - Kế toán tiền lương: Tổ chức ghi chép, phản ánh kịp thời, đầy đủ tình hình hiện có và sự biến động về số lượng và chất lượng lao động, tình hình dùng thời gian lao động và kết quả lao động. Tính toán chính xác, kịp thời, đúng chính sách, chế độ về các khoản tiền lương, tiền thưởng, các khoản trợ cấp phải trả cho người lao động. Kiểm tra tình hình dùng quỹ tiền lương, quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ và lập báo cáo về lao động, tiền lương, BHXH, BHYT, KPCĐ. - Kế toán mua hàng: theo dõi quá trình mua hàng, hạch toán chi tiết các khoản phải trả cho nhà cung cấp, kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp, chính xác của chứng từ mua hàng hoá trước khi ghi chép sổ sách và làm thủ tục thanh toán cho nhà cung cấp. - Kế toán bán hàng: theo dõi quá trình bán hàng, hạch toán chi tiết doanh thu, các khoản phải thu khách hàng, đồng thời kế toán cũng lưu trữ toàn bộ hợp đồng, hoá
  • 41. có liên quan của từng khách hàng mua hàng, cố gắng thực hiện thu hồi công nợ nhanh để đảm bảo vốn cho kinh doanh cho Công ty. 3.1.5. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán của Công ty 3.1.5.1. Chính sách kế toán áp dụng tại Công ty Hệ thống tài khoản sử dụng: Công ty TNHH đầu tư thương mại Tuấn Đạt đang sử dụng hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp ban hành theo quyết định số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14 tháng 09 năm 2006 của Bộ tài chính. - Hình thức sổ kế toán: Công ty áp dụng hình thức kế toán Nhật ký chung. - Các chính sách kế toán: Công ty thực hiện công tác kế toán theo chuẩn mực kế toán Việt Nam, ngoài ra Công ty còn sử dụng thêm các chính sách sau: Niên độ kế toán: Bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 hàng năm và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 năm dương lịch. Kỳ kế toán: là một tháng, cuối tháng lập báo cáo quyết toán và gửi báo cáo theo quy định. Đơn vị tiền tệ sử dụng: Việt Nam Đồng. Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: áp dụng theo phương pháp kê khai thường xuyên. Nguyên tắc đánh giá hàng tồn kho: theo nguyên tắc giá thực tế đích danh. Tình hình nhập xuất hàng hoá xi măng được kế toán theo dõi chi tiết theo từng lần phát sinh cả về số lượng và đơn giá. Hàng tồn kho được tính theo giá gốc. Giá gốc của hàng tồn kho mua ngoài bao gồm giá mua, các loại thuế không được hoàn lại, chi phí vận chuyển, bốc xếp, bảo quản trong quá trình mua hàng và các chi phí khác có liên quan trực tiếp đến việc mua hàng tồn kho. Xác định giá xuất kho từng loại hàng hoá theo giá thực tế của từng lần nhập hàng, từng nguồn nhập cụ thể. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho được lập vào thời điểm cuối năm là số chênh lệch giữa giá gốc của hàng tồn kho lớn hơn giá thị trường tại thời điểm cuối năm. Phương pháp tính thuế giá trị gia tăng: theo phương pháp khấu trừ. Chế độ trích lập và khấu hao TSCĐ: áp dụng theo TT 203/2009/TT-BTC. Phương pháp tính khấu hao theo phương pháp đường thẳng, thời gian tính khấu hao theo khung thời gian đã được Nhà nước quy định cho mỗi loại TSCĐ
  • 42. vận dụng chứng từ kế toán Công ty TNHH đầu tư thương mại Tuấn Đạt vận dụng chế độ chứng từ kế toán theo quyết định số 48/2006/QĐ-BTC của Bộ tài chính. Nội dung chứng từ kế toán bao gồm: - Nhóm chứng từ về tiền mặt, gồm có: Giấy đề nghị thanh toán (mẫu số 05-TT), Phiếu thu (mẫu số 01-TT), Phiếu chi (mẫu số 02-TT), Biên lai thu tiền (mẫu số 06- TT), bảng kê chi tiền (mẫu số 09-TT),… - Nhóm chứng từ về hàng tồn kho, gồm: Phiếu nhập kho (mẫu số 01-VT), Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ (mẫu số 03 PXK- 3LL), Biên bản kiểm nghiệm (mẫu số 03-VT), Phiếu xuất kho (mẫu số 02-VT), Biên bản kiểm kê (mẫu số 05-VT), Thẻ kho (mấu số 06-VT),… - Nhóm chứng từ về lao động- tiền lương, bao gồm: Giấy đi đường (mẫu số 04- LĐTL), Bảng chấm công (mẫu số 01a-LĐTL), bảng kê các khoản trích lập theo lương (mẫu số 02-LĐTL), Bảng thanh toán tiền lương (mẫu số 03-LĐTL), Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội (mẫu số 11-LĐTL),… - Nhóm chứng từ về bán hàng: Phiếu xuất kho hàng gửi bán đại lý (mẫu số 04DHL-3LL), Hoá đơn gí trị gia tăng (mẫu số 01GTGT-3LL), Bảng thanh toán hàng đại lý ký gửi (mẫu số 01-BH),… - Nhóm chứng từ về TSCĐ, gồm: Biên bản thanh lý TSCĐ (mẫu số 05-TSCĐ), Biên bản giao nhận TSCĐ (mẫu số 01-TSCĐ), Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ (mẫu số 06-TSCĐ),… 3.1.5.3. Tổ chức vận dụng tài khoản kế toán Hệ thống danh mục tài khoản Công ty đang áp dụng là hệ thống tài khoản được ban hành theo quyết định số 48/2006/QĐ-BTC. Công ty sử dụng chủ yếu các tài khoản sau trong việc hạch toán:
  • 43. mặt TK 112 Tiền gửi ngân hàng TK 131 Phải thu của khách hàng TK 133 Thuế GTGT được khấu trừ TK 138 Phải thu khác TK 141 Tạm ứng (chi tiết theo đối tượng) TK 142 Chi phí trả trước ngắn hạn TK 152 Nguyên liệu, vật liệu (chi tiết theo yêu cầu quản lý) TK 153 Công cụ, dụng cụ TK 154 Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang TK 155 Thành phẩm TK 156 Hàng hoá TK 211 TSCĐ hữu hình TK 214 Hao mòn TSCĐ TK 242 Chi phí trả trước dài hạn TK 311 Vay ngắn hạn TK 315 Nợ dài hạn đến hạn trả TK 331 Phải trả cho người bán TK 333 Thuế và các khoản phải nộp nhà nước TK 334 Phải trả người lao động TK 338 Phải trả, phải nộp khác TK 411 Nguồn vốn kinh doanh TK 421 Lợi nhuận chưa phân phối TK 431 Quỹ khen thưởng, phúc lợi
  • 44. thu bán hàng và cung cấp dịch vụ TK 521 Chiết khầu thương mại TK 627 Chi phí sản xuất chung TK 632 Giá vốn hàng bán TK 641 Chi phí bán hàng TK 642 Chi phí QLDN TK 711 Thu nhập khác TK 811 Chi phí khác TK 821 Chi phí thuế TNDN TK 911 Xác định kết quả kinh doanh
  • 45. vận dụng hình thức kế toán Công ty áp dụng hình thức kế toán Nhật ký chung kết hợp với phần mềm kế toán Fast accounting 10.2 Sơ đồ 3.3: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức nhật ký chung tại Công ty TNHH đầu tư thương mại Tuấn Đạt. Ghi chú: Chứng từ kế toán Sổ Nhật ký đặc biệt SỔ NHẬT KÝ CHUNG Sổ, thẻ kế toán chi tiết SỔ CÁI BẢNG CÂN ĐỐI SỐ PHÁT SINH BÁO CÁO TÀI CHÍNH Bảng tổng hợp chi tiết Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng hoặc định kỳ Quan hệ đối chiếu, kiểm tra
  • 46. toán viên căn cứ vào các chứng từ đã kiểm tra được dùng làm căn cứ ghi sổ, trước hết ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký chung, sau đó căn cứ số liệu đã ghi trên sổ Nhật ký chung để ghi vào Sổ cái theo các tài khoản kế toán phù hợp. Đồng thời ghi vào các sổ chi tiết, sổ Nhật ký đặc biệt như Nhật ký thu tiền, Nhật ký chi tiền, Nhật ký bán hàng và Nhật ký mua hàng. Cuối tháng, cuối quý, cuối năm, từ số liệu phòng kế toán nhập hàng ngày, phần mềm kế toán sẽ tự động tổng hợp số liệu để lập các sổ như Sổ cái, Bảng cân đối số phát sinh. Sau khi kế toán tổng hợp đã kiểm tra đối chiếu khớp đúng với số liệu ghi trên các Sổ cái và Bảng tổng hợp chi tiết thì từ các sổ này sẽ được dùng để lập Báo cáo tài chính… Phần mềm kế toán máy Fast Accounting 10.2 Hiện nay, Công ty TNHH đầy tư thương mại Tuấn Đạt đang sử dụng phần mềm kế toán máy Fast accounting 10.2 nhằm giảm thiểu khối lượng công việc trong phòng kế toán. Với phần mềm kế toán này, người sử dụng chỉ việc cập nhật các chứng từ, tài liệu gốc ban đầu. Các khâu công việc ghi chép tổng hợp tiếp theo, chương trình kế toán máy đã tự động tính toán, tổng hợp số liệu và kết xuất tạo ra các báo cáo sổ sách, báo cáo kế toán theo các mẫu biểu đã được Nhà nước quy định, đồng thời kết xuất và cung cấp các thông tin và các báo cáo phân tích quản trị phục vụ cho công tác quản lý và cho Ban giám đốc Công ty. Nhờ áp dụng phần mềm kế toán máy với khả năng tập hợp tự động của máy tính mà hai bộ phận kế toán chi tiết và tổng hợp được thực hiện đồng thời giúp giảm thiểu khối lượng công việc đối với kế toán. Vì vậy, các thông tin trên các sổ tài khoản được ghi chép thường xuyên trên cơ sở cộng dồn từ các nghiệp vụ đã được cập nhật một cách tự động. Với phần mềm này, kế toán không nhất thiết phải đến cuối kỳ mới có số liệu tổng hợp mà khi cần có thể xem trên máy tính và in sổ tổng hợp bất kỳ lúc nào. Nhà quản lý sẽ theo dõi hoạt động của bộ phận kế toán thường xuyên và luôn có các báo cáo, số liệu ngay khi cần.
  • 47. Trình tự ghi sổ kế toán trên phần mềm kế toán máy Fast accounting 10.2 Ghi chú: 3.1.5.5. Tổ chức vận dụng báo cáo tài chính - Công ty lập Báo cáo tài chính định kỳ theo tháng, quý, năm và lập đủ bốn Báo cáo tài chính theo quy định của Bộ tài chính: Bảng cân đối kế toán  Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Báo cáo lưu chuyển tiền tệ  Thuyết minh báo cáo tài chính. Chứng từ kế toán ban đầu Nhập dữ liệu vào máy tính Xử lý tự động theo chương trình Sổ kế toán:  Sổ tổng hợp  Sổ chi tiết BÁO CÁO TÀI CHÍNH Nhập số liệu hàng ngày In sổ báo cáo cuối tháng, cuôí năm báo cáo cuối tháng, cuois nămĐối chiếu, kiểm tra
  • 48. lập báo cáo tài chính Số dư tài khoản tại thời điểm 31/12 năm trước Số phát sinh kỳ báo cáo, số phát sinh luỹ kế từ đầu năm đến kỳ báo cáo. Số dư các tại khoản tại thời điểm lập báo cáo. - Các báo cáo tài chính được lập theo năm của Công ty được gửi cho Cục thuế Hà Nội, Công ty TNHH dịch vụ tư vấn tài chính kế toán và kiểm toán AASC, Cục Thống kê Hà Nội, Trung tâm hỗ trợ doanh nghiệp- Sở Kế hoạch và Đầu tư. 3.2. ĐẶC ĐIỂM, PHÂN LOẠI VÀ QUẢN LÝ NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI TUẤN ĐẠT 3.2.1. Đặc điểm nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại Công ty - Mỗi ngành nghề kinh doanh khác nhau sử dụng các loại NVL khác nhau. Do đặc điểm sản xuất của Công ty TNHH Đầu Tư Thương Mại Tuấn Đạt mà đặc điểm về nguyên vật liệu của công ty cũng rất đa dạng về số lượng nguyên vật liệu và chủng loại khác nhau, mỗi loại vật liệu có vai trò, tính năng lý hoá riêng. Các loại nguyên vật liệu công ty thường sử dụng như: Thép, nhựa, Phôi,Sơn, Que hàn… - Mỗi loại NVL đều có đặc tính lý hóa riêng hoặc chịu ảnh hưởng của khí hậu môI trường bên ngoài nên đòi hỏi phải bảo quản và dự trữ một cách phù hợp. Do đặc điểm chủ yếu là các kim loại như nhôm, sắt, thép… rất dễ bị ăn mòn và ô xi hóa nên công tácbảo quản phải được chú trọng. Ngoài ra nhiên liệu của công ty là xăng, dầu là chất dễ cháy nên phải để nơi an toàn, cấm lửa. Hiện nay việc bảo quản dự trữ NVL ở kho của công ty sắp xếp theo từng kho riêng biệt. Nguyên vật liệu được xếp riêng rẽ từng đơn đặt hàng đồng thời thủ kho ghi chép kịp thời mọi biến động xuất, nhập, tồn. - Khối lượng nguyên vật liệu hiện có trong kho và các quy trình sản xuất của công ty là rất lớn nhằm đảm bảo cho quá trình sản xuất được liên tục. - Giá cả của các nguyên vật liệu này thương không ổn định do thi trường biến động nên doanh nghiệp phải thường xuyên có những chính sách về giá cả để tránh những tổn thất cho doanh nghiệp . 3.2.2. Phân loại nguyên vật liệu Để tiến hành sản xuất sản phẩm công ty phải sử dụng nhiều loại vật liệu khác nhau với khối lượng vật liệu tương đối lớn, trong đó mỗi loại vật liệu có vai trò và công dụng khác nhau. Vì vậy để quản lý được chặt chẽ, hạch toán chính xác tình
  • 49. tồn kho vật liệu đảm bảo cung cấp vật liệu kịp thời cho sản xuất công ty đã tiến hành phân loại vật liệu như sau: - Nguyên vật liệu chính: là những nguyên liệu dùng trực tiếp trong quá trình sản xuất để tạo ra sản phẩm như: Hạt nhựa, thép, nhôm, đồng… - Vật liệu phụ: Có tác dụng phụ trợ trong sản xuất được dùng với vật liệu chính làm tăng chất lượng sản phẩm, như hình dáng màu sắc hoàn chỉnh sản phẩm. Vật liệu phụ bao gồm: Sơn các loại, que hàn, keo dán nhựa... - Vật liệu khác: Băng dính, tem mác, xốp lót thùng, bìa cát tông… - Nhiên liệu: là những vật liệu cung cấp nhiệt năng trong quá trình sản xuất như: xăng, dầu, mỡ bôi trơn… - Phụ tùng thay thế: là những loại vật tư để thay thế, bảo dưỡng các loại máy móc, thiết bị phục vụ công tác sản xuất như các chi tiết máy, ốc vít... - Phế liệu: Sản phẩm hỏng, chi tiết thừa trong quá trình sản xuất, gia công, chế tạo như: Phoi thép, phoi đồng, phoi nhôm, phoi nhựa. - Danh mục và mã hoá nguyên vật liệu: Để đảm bảo thuận tiện, tránh nhầm lẫn cho công tác quản lý và hạch toán về số lượng và giá trị đối với từng thứ nguyên vật liệu, trên cơ sở phân loại theo vai trò và công dụng của nguyên vật liệu, doanh nghiệp tiếp tục chi tiết và hình thành nên “Sổ danh điểm vật liệu”.
  • 50. ĐIỂM VẬT LIỆU Ký hiệu Tên, nhãn hiệu, quy cách, phẩm chất NVL ĐVT Đơn giá hạch toán (VNĐ) Ghi chúNhóm Danh điểm NVL 1 Thép Thép CT3 kg 22.000 Thép S55CF kg 38.000 Thép P20 kg 20.000 Thép phi SKD11 kg 75.000 Thép tấm SKD11 kg 70.000 Thép 40XM kg 45.000 Thép 9XC kg 65.000 Thép 65T kg 45.000 2 Hạt nhựa Hạt nhựa ABS – AG 15 kg 38.000 Hạt nhựa PPHC 500 kg 26.000 Hạt nhựa PSGP kg 30.000 Hạt nhựa PC kg 58.000 Hạt nhựa PP kg 18.000 ..... ... ... 3 Phôi nhôm Phôi nhôm LI kg 75.000 Phôi nhôm đúc kg 65.000 Phôi nhôm 40X kg 55.000 4 Đồng Đồng vàng kg 185.000 Đồng đỏ kg 235.000 5 Que hàn Que hàn kg 35.000 6 Xốp Xốp trắng m2 30.000 7 Bìa Bìa carton kg 5.000 8 Dầu Dầu Diesel lít 22.750 Dầu nhớt HD50 lít 39.000 Dầu thuỷ lực lít 25.850 9 Sơn Sơn chống gỉ lọ 350.000 10 Mỡ bôi trơn Mỡ CH10 hộp 155.000 11 Phoi Phoi thép kg 32.000 Phoi nhựa kg 7.000 Phoi nhôm kg 28.000 … … … … … Người lập biểu (Ký, ghi rõ họ tên)
  • 51. quản lý nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại Công ty - Xuất phát từ vị trí, đặc điểm của vật liệu trong quá trình sản xuất kinh doanh. Để quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra một cách liên tục thì phải đảm bảo cung cấp nguyên vật liệu kịp thời về mặt số lượng, chất lượng cũng như chủng loại vật liệu. Do nhu cầu sản phẩm ngày càng đa dạng đòi hỏi vật liệu ngày càng nhiều để đáp ứng cho nhu cầu sản xuất sản phẩm và kinh doanh có lãi là mục tiêu mà các doanh nghiệp hướng tới. - Nguyên vật liệu phục vụ cho quá trình sản xuất của công ty chủ yếu là do mua ngoài nên khi có kế hoạch sản xuất, dựa vào định mức sản xuất yêu cầu bộ phận quản lý nguyên vật liệu ở kho xuất cho các bộ phận phục vụ quá trình sản xuất. Nguyên vật liệu được sử dụng trực tiếp cho sản xuất sản phẩm. - Do phương thức hình thành nguyên vật liệu của công ty chủ yếu là mua ngoài nên vật liệu mua về qua quá trình giao nhận, kiểm kê sẽ được nhập kho. Việc dự trữ vật liệu tại kho thực hiện theo đúng chế độ quy định cho từng loại vật liệu phù hợp với tính chất lý, hóa của mỗi loại. - Từ đặc điểm luân chuyển và cách phân loại vật liệu đòi hỏi công tác quản lý vật liệu của công ty phải chặt chẽ ở tất cả các khâu từ việc thu mua đến việc sử dụng vật liệu phải đảm bảo về giá mua, chi phí thu mua cũng như xác định định mức sử dụng vật tư cho mỗi loại sản phẩm. Chính vì vậy mà tổ chức kế toán vật liệu được thực hiện tốt sẽ giúp cho lãnh đạo công ty có những thông tin chính xác, kịp thời, về việc sử dụng vật liệu của công ty, về nguồn cung cấp, chất lượng, giá cả cũng như sử dụng vật liệu thay thế... Mặt khác quản lý chặt chẽ vật liệu thông qua việc sử dụng hợp lý tiết kiệm giảm định mức tiêu hao...từ đó giảm chi phí vật liệu để giảm giá thành sản phẩm. Vì vậy, quản lý tốt ở khâu thu mua, dự trữ và sử dụng nguyên vật liệu là điều kiện cần thiết để đảm bảo chất lượng sản phẩm, tiết kiệm chi phí, giảm giá thành, tăng lợi nhuận của doanh nghiệp. * Ở khâu thu mua: Do đặc điểm vật liệu của công ty chủ yếu là mua ngoài nên khi có kế hoạch sản xuất, định mức tiêu hao vật tư và sự biến động giá cả trên thị trường sẽ tiến hành xác định số lượng, chủng loại nguyên vật liệu và nguồn cung ứng, công ty cử cán bộ vật tư đến nơi ký hợp đồng. Khi vật liệu chuyển về kho công ty thành lập ban kiểm nghiệm vật tư để tiến hành kiểm tra về chất lượng, số lượng, quy cách, đơn giá vật liệu, nguồn mua, tiến độ thực hiện hợp đồng, đảm bảo cung cấp đầy đủ kịp thời nguyên vật liệu cho sản xuất sản phẩm. Tất cả mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh của công ty liên quan đến việc nhập, xuất vật liệu đều được lập các chứng từ kế toán
  • 52. thời, chính xác theo đúng chế độ ghi chép về vật liệu được nhà nước ban hành, đồng thời đảm bảo được những thủ tục đã quy định. Trong công tác quản lý nguyên vật liệu tại công ty chức năng, nhiệm vụ của các cá nhân, bộ phận như sau: * Bộ phận xây dựng định mức nguyên vật liệu: - Phòng kỹ thuật: Thiết kế khuôn mẫu, xây dựng, cải tiến quy trình công nghệ sản xuất và đưa vào thực tiễn các sáng kiến, cải tiến trong sản xuất nhằm nâng cao năng lực của máy móc thiết bị. Căn cứ vào các mẫu thiết kế xây dựng định mức tiêu hao nguyên vật liệu chuyển cho phòng kế hoạch vật tư để lập kế hoạch thu mua nguyên vật liệu. Biểu 3.2: Bảng định mức nguyên vật liệu TT Tên sản phẩm Định mức NVL Loại NVL Số lượng 1 Khuôn bảo vệ máy ATM Thép CT3 900 kg 2 Khuôn đầu Máy ATM Thép phi SKD11 205 kg Thép P20 320 kg 3 Khuôn Phần Thân máy ATM Thép tấm SKD11 365 kg Thép phi SKD11 257 kg 4 Khuôn Trục Máy Thép S55CF 1085 kg 5 Khuôn Nắp Máy Thép KPM30 350 kg Thép CT3 125 kg Thép S50C 280 kg 6 Phôi Hạt nhựa AB15 2 kg 7 Khuôn xương Thép 65T 415 kg Thép S50C 285 kg 8 Khuôn Két Thép phi SKD11 420 kg Thép tấm SKD11 270 kg 9 Khuôn Mũ Thép 40XM 810 kg Thép 9XC 435 kg … …..… …… ...… Người lập Trưởng phòng kỹ thuật (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
  • 53. thu mua nguyên vật liệu: - Phòng kế hoạch vật tư: Dựa vào kế hoạch sản xuất, định mức tiêu hao vật tư và sự biến động giá cả trên thị trường sẽ tiến hành xác định số lượng, chủng loại và nguồn cung ứng nguyên vật liệu thông qua việc ký kết hợp đồng mua hàng đảm bảo cung cấp đầy đủ kịp thời nguyên vật liệu cho sản xuất sản phẩm. * Bộ phận kiểm kê, bảo quản nguyên vật liệu: Vật liệu mua về đều được kiểm nghiệm trước khi đưa vào kho bảo quản. - Thủ kho: Có trách nhiệm nhập, xuất vật tư theo phiếu nhập, phiếu xuất. Ghi thẻ kho đồng thời kết hợp với các cán bộ chuyên môn khác như phòng kế hoạch vật tư, kế toán nguyên vật liệu tiến hành kiểm kê nguyên vật liệu thừa, thiếu cuối kỳ. - Kế toán nguyên vật liệu: Thực hiện thủ tục thanh toán nguyên vật liệu, theo dõi số lượng và giá trị vật tư trong kho, thực hiện ghi sổ chi tiết nguyên vật liệu, tính và lập bảng phân bổ nguyên vật liệu. * Bộ phận sử dụng nguyên vật liệu: Sử dụng vật liệu theo đúng định mức tiêu hao, đúng chủng loại vật liệu, nhằm phát huy hiệu quả sử dụng vật liệu nâng cao chất lượng sản phẩm, chi phí vật liệu trong giá thành sản phẩm. Vì vậy đòi hỏi tổ chức tốt việc ghi chép, theo dõi phản ánh tình hình xuất vật liệu. Tính toán phân bổ chính xác vật liệu cho từng đối tượng sử dụng theo phương pháp thích hợp. Cung cấp số liệu kịp thời chính xác cho công tác tính giá thành sản phẩm. Đồng thời thường xuyên phân tích tình hình thu mua, bảo quản dự trữ và sử dụng vật liệu, trên cơ sở đề ra những biện pháp cần thiết cho việc quản lý ở từng khâu, nhằm giảm mức tiêu hao vật liệu trong sản xuất sản phẩm, là cơ sở để tăng thêm số lượng sản phẩm. - Bộ phận sản xuất: Dựa vào mẫu thiết kế và định mức nguyên vật liệu bộ phận sản xuất kiểm tra tiếp nhận nguyên vật liệu tiến hành sản xuất sản phẩm. * Bộ phận dự trữ nguyên vật liệu: Xuất phát từ đặc điểm nguyên vật liệu của công ty luôn cần số lượng lớn và biến động thường xuyên nên việc dự trữ nguyên vật liệu như thế nào để đáp ứng yêu cầu của sản xuất kinh doanh hiện tại là điều kiện hết sức quan trọng, không quá nhiều gây ứ đọng vốn nhưng không quá ít làm gián đoạn quá trình sản xuất.
  • 54. quản lý kho: Việc dự trữ nguyên vật liệu tại kho, bãi được thực hiện theo đúng chế độ quy định cho từng loại vật liệu, phù hợp với tính chất lý hoá của mỗi loại tránh tình trạng thất thoát, lãng phí vật liệu ảnh hướng đến quá trình sản xuất. 3.3. TÍNH GIÁ NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI TUẤN ĐẠT 3.3.1. Tính giá nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ nhập kho - Để đáp ứng yêu cầu công tác quản lý hạch toán nguyên vật liệu nhằm đảm bảo yêu cầu trung thực, thống nhất của số liệu kế toán để thực hiện công tác kế toán một cách thuận tiện, công ty xác định giá thực tế để hạch toán vật liệu nhập kho và dùng phương pháp tính giá nhập trước xuất trước để phản ánh giá trị nguyên vật liệu xuất kho. - Về nguyên tắc đánh giá vật liệu nhập kho là phải đánh giá theo đúng giá mua thực tế. Giá này được xác định theo từng nguồn nhập vật liệu tức là kế toán phải phản ánh đầy đủ chi phí thực tế công ty đã bỏ ra để có được vật liệu đó. Tổ chức kế toán vật tư, do yêu cầu phản ánh chính xác giá trị nguyên vật liệu nên khi nhập kho công ty đã sử dụng giá thực tế. Giá thực tế vật liệu mua ngoài = Giá mua ghi trên + Chi phí thu mua phát sinh hoá đơn Ví dụ: Theo hóa đơn số 000369 ngày 02/9, mua thép phi SKD11của Công ty TNHH TM và sản xuất Chiến Nguyệt với số lượng 205 kg, đơn giá 65.000đ/kg trị giá 13.325.000đ, Thuế GTGT 10%. Giá trị nhập kho của số thép này là: 13.325.000đ. 3.3.2. Tính giá nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ xuất kho Tại Công ty TNHH ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI TUẤN ĐẠT kế toán sử dụng phương pháp Nhập trước - Xuất trước để tính giá trị nguyên vật liệu xuất kho. Ví dụ: - Ngày 01/9 tồn kho thép P20 là 106 kg, đơn giá là 20.000đ/kg. - Ngày 02/9 nhập kho thép P20 là 900 kg, đơn giá là 20.500đ/kg. - Ngày 4/9 xuất kho thép P20 là 352 kg.
  • 55. 352 kg thép P20 xuất kho ngày 4/9 theo phương pháp Nhập trước - Xuất trước là: ( 106kg * 20.000 ) + ( 246kg * 20.500) = 7.163.000đ. 3.4. KẾ TOÁN CHI TIẾT NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI TUẤN ĐẠT 3.4.1. Chứng từ sử dụng và quy trình luân chuyển chứng từ Để đáp ứng nhu cầu quản lý doanh nghiệp, kế toán chi tiết vật liệu được thực hiện theo từng kho, từng loại, nhóm vật liệu và được tiến hành đồng thời ở kho và phòng kế toán trên cùng một cơ sở chứng từ. Hệ thống chứng từ kế toán được sử dụng thống nhất trong công ty theo tài liệu “Chế độ kế toán doanh nghiệp” ban hành theo Quyết định 48/2006-QĐ/BTC. - Chứng từ, hoá đơn thuế GTGT (mẫu 01 - GTGT - 3LL) - Phiếu nhập kho (mẫu số 01- VT) - Phiếu xuất kho (mẫu số 02 - VT) - Biên bản kiểm nghiệm vật tư, công cụ, sản phẩm (mẫu số 03 - VT) - Bảng phân bổ nguyên vật liệu (mẫu số 07-VT) +Trường hợp 1 : Nhập kho do mua ngoài . VD1 : Căn cứ vào hoá đơn GTGT số 000368 ngày 2 tháng 9 năm 2013, Công ty mua vật tư của công ty TNHH TM và sản xuất Chiến Nguyệt.
  • 56. TRỊ GIA TĂNG Liên 2: Giao khách hàng Ngày 02 tháng 9 năm 2013 Mẫu số: 01 GTGT-3LL LH/2013B 000368 Đơn vị bán hàng: Công ty TNHH TM và Sản xuất Chiến Nguyệt. Địa chỉ: 17 Quang Trung –TT Sắt –HD. Số tài khoản: 2318.5463.21158 Điện thoại: 0321.3792856 MST: Họ tên người mua hàng: Nguyễn Đình Thanh Tên đơn vị: Công ty TNHH Đầu tư Thương mại Tuấn Đạt Địa chỉ: Số 2- ngõ 72- Yên Hoà-Cầu Giấy- Hà Nội Số tài khoản: 14643106000056 Hình thức thanh toán: CK - MST: STT Tên hàng, quy cách ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền 1 Thép CT3 Kg 900 15.000 13.500.000 2 Thép S55CF Kg 1085 30.000 32.550.000 3 Hạt nhựa PP Kg 150 40.000 6.000.000 4 Hạt nhựa PC Kg 300 55.000 16.500.000 Cộng tiền hàng 68.550.000 Thuế suất GTGT: 10% Tiền thuế GTGT 6.855.000 Tổng cộng tiền thanh toán 75.405.000 Số tiền viết bằng chữ: Bảy mươi lăm triệu bốn trăm linh năm nghìn đồng chẵn. Người mua hàng (Ký, họ tên) Người bán hàng (Ký, họ tên) Thủ trưởng đơn vị (Ký, họ tên, đóng dấu) 0 1 0 5 7 0 5 7 5 1 0 9 0 0 2 8 4 23 2
  • 57. Cty TNHH Đầu tư Thương mại Tuấn Đạt ĐC: Số 2- ngõ 72 Hoa Bằng- Yên Hoà- Cầu Giấy- HN Bộ phận: Phòng vật tư dịch vụ Mẫu số 03 - VT Theo QĐ: 48/2006/QĐ – BTC ngày 14/8/2006 của Bộ trưởng BTC BIÊN BẢN KIỂM NGHIỆM (Vật tư, sản phẩm, hàng hoá) Ngày 02 tháng 9 năm 2013 - Căn cứ vào hoá đơn số 000368 ngày 02 tháng 9 năm 2013 của Công ty TNHH TM và Sản xuất Chiến Nguyệt - Ban kiểm nghiệm gồm: 1 Ông Nguyễn Văn Phong Trưởng phòng vật tư - Trưởng ban 2 Ông Nguyễn Văn Cẩm Cán bộ phòng vật tư - Uỷ viên 3 Bà Nguyễn Thị Minh Thủ kho - Uỷ viên Đã kiểm nghiệm các loại: Nhập thép T T Tên vật tư, sản phẩm, hàng hoá Mã số Phương thức kiểm nghiệm ĐVT Số lượng theo chứng từ Kết quả kiểm nghiệm Ghi chú Số lượng đúng quy cách Số lượng không đúng quy cách A B C D E 1 2 3 F 1 Thép CT3 CT3 Qua cân Kg 900 900 0 2 Thép S55CF S55CF Qua cân Kg 1085 1085 0 3 Hạt nhựa PP PP Qua cân Kg 150 150 0 4 Hạt nhựa PC PC Qua cân Kg 300 300 0 Ý kiến của Ban kiểm nghiệm: Đạt chất lượng, đồng ý cho nhập kho và đưa vào sử dụng. Đại diện kỹ thuật Thủ kho Trưởng ban (Ký, họ tên) ( Ký, họ tên) ( Ký, họ tên)