Các món ăn cho người tiểu đường

Tiểu đường là bệnh diễn tiến thầm lặng nhưng có thể gây những biến chứng nghiêm trọng như nhồi máu cơ tim, suy thận, đột quỵ,... Chính vì vậy, để tránh bệnh tiến triển nặng, mỗi người cần có chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học. Trong bài viết này, Vinmec sẽ giới thiệu thực đơn 7 ngày cho người tiểu đường để bạn có thêm sự lựa chọn trong bữa ăn hàng ngày.

Tiểu đường là tình trạng tăng nồng độ glucose trong máu do giảm tiết insulin tương đối hoặc tuyệt đối, có thể có các biểu hiện như ăn nhiều, gầy sút nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều,... Việc điều trị bệnh bao gồm: Dùng thuốc, chế độ ăn uống và luyện tập. Trong đó, chế độ ăn là quan trọng nhất nhằm đảm bảo cung cấp đầy đủ, cân bằng về số lượng, chất lượng các thành phần dinh dưỡng. Từ đó, giúp người bệnh tiểu đường kiểm soát tốt đường huyết, duy trì cân nặng theo mong muốn để có đủ sức khỏe hoạt động, làm việc.

Tiểu đường ăn gì? Nguyên tắc xây dựng thực đơn tiểu đường là cần cung cấp đủ dinh dưỡng từ các thành phần sau:

  • Tinh bột: Chế độ ăn của người bệnh nên giảm tinh bột, ưu tiên thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp và nhiều chất xơ. Bệnh nhân không nên ăn thực phẩm có chỉ số đường huyết cao đơn độc mà nên phối hợp với các thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp hoặc rất thấp. GI thấp là < 55%, rất thấp là < 40%;
  • Đạm: Bệnh nhân tiểu đường nên ăn khoảng 1 -1,5g/kg trọng lượng/ngày (ở những người không bị suy giảm chức năng thận);
  • Chất béo: Người bị tiểu đường nên dùng các thực phẩm có chứa acid béo không no như dầu mè, dầu oliu, dầu lạc, mỡ cá,...;
  • Chất xơ: Nên tăng cường trong khẩu phần ăn. Một số thực phẩm giàu chất xơ là: Cần tây, cà tím, su hào, các loại cải, măng tây, mồng tơi, rau ngót, súp lơ xanh,...

Thực đơn cho bệnh nhân tiểu đường cần phải đa dạng hóa các món ăn, liên tục thay đổi để bệnh nhân đỡ ngán. Ngoài ra, cần ưu tiên cân bằng dinh dưỡng và lựa chọn những thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp. Một số thực đơn tiểu đường mà bệnh nhân có thể tham khảo và áp dụng:

Thứ 2:

  • Bữa sáng: Phở gà + hoa quả;
  • Bữa trưa: 1 bát cơm + canh bí đỏ nấu thịt + đậu phụ + cá kho + hoa quả;
  • Bữa nhẹ buổi chiều: Bánh quy ít đường;
  • Bữa tối: 1 bát cơm + rau cải luộc + thịt kho + hoa quả.

Thứ 3:

  • Bữa sáng: Bánh cuốn + hoa quả;
  • Bữa trưa: 1 bát cơm + canh cá hồi nấu măng chua + rau muống luộc + thịt gà kho + hoa quả;
  • Bữa nhẹ buổi chiều: Sữa chua ít đường;
  • Bữa tối: 1 bát cơm + canh cải xoong nấu tôm + dưa cải + thịt luộc + hoa quả.

Thứ 4:

  • Bữa sáng: Bún thang;
  • Bữa trưa: 1 bát cơm + canh cua rau cải + trứng cuộn + hoa quả;
  • Bữa nhẹ buổi chiều: Bánh Flan;
  • Bữa tối: 1 bát cơm + salad rau càng cua + gà nấu nấm + hoa quả.

Thứ 5:

  • Bữa sáng: Bánh mì + hoa quả;
  • Bữa trưa: 1 bát cơm + canh ngao nấu chua + cá rán + hoa quả;
  • Bữa nhẹ buổi chiều: Ngô luộc;
  • Bữa tối: Bún mọc + hoa quả.

Thứ 6:

  • Bữa sáng: Hủ tiếu + hoa quả;
  • Bữa trưa: 1 bát cơm + canh bí đao nấu xương + hoa thiên lý xào thịt bò + hoa quả;
  • Bữa nhẹ buổi chiều: Sữa chua ít đường;
  • Bữa tối: 1 bát cơm + rau muống luộc + đậu phụ nhồi thịt + hoa quả.

Thứ 7:

  • Bữa sáng: Cháo đậu đỏ;
  • Bữa trưa: Phở cuốn + hoa quả;
  • Bữa nhẹ buổi chiều: Chè đậu đen;
  • Bữa tối: 1 bát cơm + cà tím nấu đậu và thịt + mướp đắng xào trứng + hoa quả.

Chủ nhật:

  • Bữa sáng: Bún bò Huế;
  • Bữa trưa: 1 bát cơm + canh thập cẩm (bông cải, nấm, tôm, thịt) + đậu phụ sốt cà chua + hoa quả;
  • Bữa nhẹ buổi chiều: Sữa chua ít đường;
  • Bữa tối: Cháo sườn + hoa quả.

Xem ngay: Tháp dinh dưỡng cho người tiểu đường

Khi xây thực thực đơn dinh dưỡng cho người mắc bệnh tiểu đường, cần lưu ý:

  • Nên ăn vừa phải các món ăn có chứa nhiều tinh bột. Người bệnh chỉ nên tiêu thụ khoảng 50 - 60% lượng tinh bột so với những người khỏe mạnh bình thường;
  • Người bệnh tiểu đường chỉ nên ăn khoảng 2 bữa trứng/tuần. Bệnh nhân không nên sử dụng những thực phẩm đóng hộp hay thức ăn nhanh như pate, xúc xích, thịt nguội,...;
  • Người bệnh tiểu đường nên chế biến các món ăn bằng cách luộc, hấp; hạn chế chiên, xào, hầm nhừ,...;
  • Bệnh nhân tiểu đường nên ăn thịt nạc, ăn nhiều cá để bổ sung chất đạm;
  • Bệnh nhân tiểu đường tốt nhất không nên ăn nội tạng động vật;
  • Nên bổ sung nhiều hoa quả, rau xanh để cung cấp thêm vitamin và chất xơ cho cơ thể. Cần ưu tiên những loại trái cây ít đường như dâu tây, cam, dưa lưới, dứa, táo, lê,... và hạn chế hoa quả nhiều đường như nho, xoài, anh đào, sầu riêng,...;
  • Nên ăn nhạt, mỗi ngày ăn không quá 6g muối; hạn chế các món mặn như mắm, dưa muối,...;
  • Trong bữa ăn, người bệnh nên ăn rau trước khi ăn cơm, đa dạng thực đơn ăn uống, nên ăn đúng giờ để không bị đói quá hoặc no quá, nên cố định về thời gian ăn uống.

Người bệnh tiểu đường có thể chung sống hòa bình với căn bệnh này nếu có một chế độ dinh dưỡng hợp lý, thực hiện lối sống lành mạnhsuy nghĩ tích cực. Ngoài việc xây dựng thực đơn tiểu đường hợp lý, bệnh nhân nên tập luyện khoảng 30 - 40 phút mỗi ngày để cải thiện sức khỏe thể chất.

Theo dõi website Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để nắm thêm nhiều thông tin sức khỏe, dinh dưỡng, làm đẹp để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và những người thân yêu trong gia đình.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 (phím 0 để gọi Vinmec) hoặc đăng ký lịch khám tại viện TẠI ĐÂY. Nếu có nhu cầu tư vấn sức khỏe từ xa cùng bác sĩ Vinmec, quý khách đặt lịch tư vấn TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn

XEM THÊM:

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Khoa Khám bệnh & Nội khoa, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang.

Chế độ ăn đóng vai trò quan trọng trong kiểm soát bệnh tiểu đường. Một chế độ ăn đảm bảo cung cấp dinh dưỡng, đủ về số lượng và chất lượng có thể cân bằng đường huyết, đảm bảo tình trạng cân bằng, an toàn khi bị bệnh tiểu đường. Bị bệnh tiểu đường nên ăn gì là điều mà bất cứ người bệnh nào cũng nên biết để bảo vệ và duy trì sức khỏe bản thân.

Về nguyên tắc cơ bản trong chế độ ăn của người bệnh tiểu đường nói chung và bệnh tiểu đường type 2 nói riêng là hạn chế tối đa gluxit (chất đường bột), điều này có tác dụng tránh tăng đường huyết, hạn chế các axit béo bão hòa để tránh rối loạn chuyển hóa. Thực đơn cho người bệnh tiểu đường cần được xây dựng để cung cấp đủ cho cơ thể một lượng đường vừa đủ ổn định và hài hòa là điều tốt nhất

Các món ăn cho người tiểu đường

Bị tiểu đường nên bổ sung ngũ cốc nguyên hạt vào thực đơn hàng ngày

Người bệnh tiểu đường cần biết mình nên bổ sung thực phẩm như thế nào cho phù hợp, nên ăn gì và không nên ăn gì. Theo đó, những thực phẩm người bệnh tiểu đường nên ăn bao gồm:

Nhóm đường bột: Ngũ cốc nguyên hạt, đậu đỗ, gạo còn vỏ cám, rau củ... được chế biến bằng cách hấp, luộc, nướng, hạn chế tối đa rán, xào... Các loại củ như khoai sắn cũng cung cấp khá nhiều tinh bột, nên nếu người bệnh tiểu đường ăn các loại này thì cần phải giảm hoặc cắt cơm.

Nhóm thịt cá: Người bệnh tiểu đường nên ăn cá, thịt nạc, thịt gia cầm bỏ da, thịt lọc bỏ mỡ, các loại đậu đỗ... được chế biến đơn giản như hấp, luộc, áp chảo nhằm loại bớt mỡ.

Nhóm chất béo, đường: Các thực phẩm có chất béo không bão hòa được ưu tiên trong chế độ ăn của người bệnh tiểu đường như dầu đậu nành, vừng, dầu cá, mỡ cá, olive...

Nhóm rau: Người bệnh tiểu đường nên ăn rau nhiều hơn trong thực đơn của mình thông qua các cách chế biến đơn giản như ăn sống, hấp, luộc, rau trộn nhưng không nên sử dụng nhiều loại sốt có chất béo.

Hoa quả: Người bệnh tiểu đường cần tăng cường ăn trái cây tươi, không nên chế biến thêm bằng cách cho thêm kem, sữa, hạn chế ăn các loại quả chín ngọt như: sầu riêng, hồng chín, xoài chín...

Cũng theo Viện dinh dưỡng quốc gia, tỷ lệ giữa các thành phần sinh năng lượng trong bữa ăn hàng ngày của người bệnh tiểu đường được xác định cụ thể như sau sẽ rất tốt trong ổn định, điều trị bệnh:

  • Protein: lượng protein nên đạt 1- 1,2 g/kg/ngày đối với người lớn, tức là tỷ lệ này nên đạt tương đương 15- 20% năng lượng khẩu phần.
  • Lipit: Tỷ lệ chất béo nên là 25% tổng số năng lượng khẩu phần, không nên vượt quá 30%. hạn chế các axit béo bão hòa .Điều này giúp ổn định đường huyết, ngăn ngừa xơ vữa động mạch
  • Gluxit: Tỷ lệ năng lượng do gluxit cung cấp nên đạt từ 50-60% tổng số năng lượng khẩu phần của người bệnh tiểu đường. Nên chọn lựa loại thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp như : Gạo lức, bánh mì đen,yến mạch, các loại đậu nguyên hạt...

Để quá trình điều trị bệnh tiểu đường đạt kết quả tốt nhất, người bệnh tiểu đường cần hạn chế các loại thực phẩm sau:

  • Hạn chế ăn gạo trắng, bánh mì, miến, bột sắn dây, các loại củ nướng
  • Hạn chế các thực phẩm chứa chất béo bão hòa, nhiều cholesterol gây nguy cơ tăng bệnh tim mạch, không tốt cho sức khỏe nói chung và người bệnh tiểu đường nói riêng.
  • Người bệnh tiểu đường không nên ăn thịt lợn mỡ, phủ tạng động vật, da của gia cầm, kem tươi, dầu dừa, các loại bánh kẹo ngọt, mứt, sirô, các loại nước có ga...
  • Hạn chế tối đa các loại hoa quả sấy khô, mứt hoa quả... bởi loại này chứa một lượng đường rất cao, không hề tốt cho sức khỏe người bệnh.

Các món ăn cho người tiểu đường

Hạn chế tối đa các loại hoa quả sấy khô

Người bệnh tiểu đường nên ăn gì và không nên ăn gì cần tuân theo sự tư vấn, chỉ định nhất định của bác sĩ. Bên cạnh đó cần biết và nắm rõ các nguyên tắc để tránh đường huyết tăng, ngăn chặn và làm chậm các biến chứng của bệnh tiểu đường:

  • Chia khẩu phần ăn thành nhiều bữa trong ngày để tránh tình trạng đường huyết tăng đột ngột.
  • Ăn uống điều độ, đúng giờ, không nên để tình trạng quá đói, hoặc quá no.
  • Không nên thay đổi quá nhanh và quá nhiều cơ cấu và khối lượng các bữa ăn hàng ngày.
  • Cần vận động sau khi ăn, tránh nằm, ngồi một chỗ sau ăn, dành thời gian tập luyện thể dục thể thao để đảm bảo sức khỏe, hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường.

Với những thông tin về chế độ ăn cho người bệnh tiểu đường ở trên, hy vọng sẽ giúp người bệnh có một sức khỏe ổn định nhất. Để điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả, quý khách hàng có thể đặt lịch qua website của Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để nhận được sự hỗ trợ hiệu quả từ đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm tại Vinmec.


Từ giữa tháng 4/2020, Hệ thống Y tế Vinmec triển khai dịch vụ chăm sóc sức khỏe từ xa, nhằm đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của người dân trong khi vẫn đảm bảo hạn chế tối đa nguy cơ lây lan của dịch bệnh COVID-19. Đây cũng là bước khởi động đón đầu xu hướng mô hình chăm sóc sức khỏe từ xa (telehealth) của Vinmec một cách bài bản, đảm bảo an toàn, bảo mật thông tin và hiệu quả.Dịch vụ chăm sóc sức khỏe từ xa trước mắt sẽ được áp dụng tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City (Hà Nội) và Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park (TP.HCM); bước đầu cung cấp cho khách hàng đã từng khám chữa bệnh tại Vinmec. Các chuyên khoa được triển khai ngay là Tim mạch, Nội tiết - Đái tháo đường tại cả hai bệnh viện, tiếp đến dự kiến là Dị ứng - Miễn dịch lâm sàng tại Vinmec Times City và Hen suyễn tại Vinmec Central Park.

Xem chi tiết tại: Vinmec triển khai dịch vụ chăm sóc sức khỏe từ xa trong mùa dịch bệnh Covid 19

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 (phím 0 để gọi Vinmec) hoặc đăng ký lịch khám tại viện TẠI ĐÂY. Nếu có nhu cầu tư vấn sức khỏe từ xa cùng bác sĩ Vinmec, quý khách đặt lịch tư vấn TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn

Bài viết trên tham khảo nguồn: Viện dinh dưỡng Quốc gia

[Vinmec Central Park] Hội thảo: Phát hiện sớm và phòng ngừa bệnh đái tháo đường

Hướng dẫn sử dụng bút tiêm Insulin điều trị tiểu đường

XEM THÊM: