Cách đo tirixto

■y- ỆpỊỆi Thực hành ĐIÔT - TIRIXTO - TRIAC Nhận dạng được các loại điôt, tirixto và triac. Đo được điện trở thuận, điện trở ngược của các linh kiện để xác định điện cực anôt, catôt và xác định loại tốt hay xấu. Có ý thức thực hiện đúng quy trình và các quy định về an toàn. - CHUẨN BỊ Dụng cụ, vật liệu (cho một nhóm học sinh) Đồng hồ vạn năng : 1 chiếc. Điôt các loại : tiếp điểm, tiếp mặt (loại tốt và xấu) : 6 chiếc. Tirixto và triac (loại tốt và xấu) : 6 chiếc. Những kiến thức có liên quan Ôn lại bài 4. Ôn lại cách sử dụng đồng hồ vạn năng. - NỘI DUNG VÀ QUY TRÌNH THỤC HÀNH Bước 1. Quan sát, nhận biết các loại linh kiện Căn cứ vào hình dạng, cấu tạo bên ngoài của linh kiện để chọn riêng ra : điôt tiếp điểm, điôt tiếp mặt, tirixto, triac. Điôt tiếp điểm có hai điện cực, dây dẫn nhỏ. Điôt tiếp mặt có hai điện cực, dây dẫn to. Tirixto và triac đều có 3 điện cực. Bước 2. Chuẩn bị đồng hồ đo Chuyển đồng hồ vạn năng về thang đo điện trở X 100 íì. Kiểm tra, chỉnh lại kim đồng hồ cho đúng vị trí 0 Q khi chập hai đầu que đo lại. Chú ỷ : Que đỏ cắm ở cực dương (+) của đồng hồ là cực âm (-) của pin 1,5V ở trong đồng hồ ; Que đen cắm ở cực âm (-) của đồng hồ là cực dương (+) của pin 1,5V ở trong đồng hồ. Bước 3. Đo điện trở thuận và điện trở ngược của các linh kiện Thông thường điện trở thuận khoảng vài chục ôm, điện trở ngược khoảng vài trăm kilô ôm. a) Chọn ra hai loại điôt rồi lần lượt đo điện trở thuận, điện trở ngược giữa hai đầu của điôt theo sơ đồ hình 5-1. Ghi kết quả vào bảng 1. Cột nhận xét cần ghi : cực anôt ở đâu ? điôt tốt hay xấu ? Đo phân cực thuận Que đen © Que đỏ —WK ■ Đo phân cực ngược Que đỏ © © Que đen Hình 5-1. Cách đo kiểm tra điôt © : Cực dương của pin ; © : Cực âm của pin Chọn ra tirixto rồi lần lượt đo điện trở thuận, điện trở ngược giữa hai đầu của tirixto trong hai trường hợp cho UGK = 0 và UGK > ov theo sơ đồ hình 5-2. Ghi kết quả vào bảng 2 (báo cáo thực hành). Cột nhận xét cần ghi: tirixto dẫn điện hay không dẫn điện, cực anôt ở đâu ? Que đen © Que đỏ Que đỏ © K Khi UGK = 0 Que đen a) Hình 5-2. Cách đo kiểm tra tirixto Chọn ra triac rồi lần lượt đo điện trở giữa hai đầu A1 và A2 trong hai trường hợp : Cực G để hở và đo theo hình 5 - 3a. Cực G nối với cực A-, và đo theo hình 5 - 3b. Ghi kết quả vào bảng 3. Chỗ nhận xét cần ghi : dẫn điện hay không dẫn điện. a) Hình 5-3. Cách kiểm tra triac - TỔNG KẾT, ĐÁNH GIÁ KÊT QUẢ THựC HÀNH Học sinh hoàn thành báo cáo theo mẫu, thảo luận và tự đánh giá. Giáo viên đánh giá kết quả dựa vào quá trình theo dõi và chấm bài báo cáo của học sinh. MẪU BÁO CÁO THỰC HÀNH ĐIÔT - TIRIXTO - TRIAC Họ và tên : - Lớp : Tìm hiểu và kiểm tra điôt Bảng 1 Các loại điôt Trị sô điện trở thuận Trị số điện trở ngược Nhận xét Điôt tiếp điểm Điôt tiếp mặt Tìm hiểu và kiểm tra tirixto Bảng 2 UGK Trị số điện trở thuận Trị số điện trở ngược Nhận xét Khi UGK = 0 Khi UGK > 0 Tìm hiểu và kiểm tra triac Bảng 3 UG Trị số điện trở thuận giữa cực A1 và cực A2 Trị số điện trở ngược giữa cực A1 và cực A2 Nhận xét Khi cực G hở Khi cực G nối với cực A2 Đánh giá kết quả thực hành Học sinh tự đánh giá kết quả thực hành theo sự hướng dẫn của giáo viên.

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 12: tại đây

Sách giải bài tập công nghệ 12 – Bài 5: Thực hành: Điôt – Tirixto- Triac giúp HS giải bài tập, lĩnh hội các kiến thức, kĩ năng kĩ thuật và vận dụng được vào thực tế cần khơi dậy và phát huy triệt để tính chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập:

    • Sách Giáo Viên Công Nghệ Lớp 12

    I – Nội dung thực hành

    Bước 1: Quan sát, nhận biết các loại linh kiện

    Căn cứ vào hình dạng, cấu tạo bên ngoài của linh kiện để chọn riêng ra: điôt tiếp điểm, điôt tiếp mặt, tirixto, triac.

    – Điôt tiếp điểm có hai dây điện cực, dây dẫn nhỏ.

    – Điôt tiếp mặt có hai điện cực, dây dẫn to.

    – Tirixto và triac đều có 3 điện cực.

    Bước 2: Chuẩn bị đồng hồ đo

    Chuyển đồng hồ vạn năng về thang đo điện trở x 100Ω. Kiểm tra, chỉnh lại kim đồng hồ cho đúng vị trí 0Ω khi chập hai đầu que đo lại.

    Chú ý:

    – Que đỏ cắm ở cực dương (+) của đồng hồ là cực âm (-) của pin 1,5V ở trong đồng hồ.

    – Que đen cắm ở cực âm (-) của đồng hồ là cực dương (+) của pin 1,5V ở trong đồng hồ.

    Bước 3: Đo điện trở thuận và điện trở ngược của các linh kiện

    a) Chọn ra hai loại điốt rồi lần lượt đo điện trở thuận, điện trở ngược giữa hai đầu của điôt theo sơ đồ hình 5 – 1. Ghi vào bảng báo cáo. Ghi kết quả vào bảng 1. Cột nhận xét cần ghi: cực anôt ở đâu? Điôt tốt hay xấu?

    b) Chọn ra tirixto rồi lần lượt đo điện trở thuận, điện trở ngược giữa hai đầu của tririxto trong hai trường hợp cho UGK = 0 và UGK ⟩ 0V theo hình 5 – 2. Ghi kết quả vào bảng 2 (báo cáo thực hành). Cột nhận xét cần ghi: tririxto dẫn điện hay không dẫn điện, cực anôt ở đâu?

    c) Chọn ra triac rồi lần lượt đo điện trở giữa hai đầu A1 và A2 trong hai trường hợp :

    – Cực G để hở và đo theo hình 5 – 3a.

    – Cực G nối với A2 và đo theo hình 5 – 3b. Ghi kết quả vào bảng 3. Chỗ nhận xét cần ghi: dẫn điện hay không dẫn điện.

    II. Mẫu báo cáo thực hành

    ĐIÔT – TIRIXTO – TRIAC

    Họ và tên: Đào Anh Đăng.

    Lớp: 12A2.

    1. Kiểm hiểu và kiểm tra điôt

    Cách đo tirixto

    2. Tìm hiểu và kiểm tra tirixto

    Cách đo tirixto

    3. Tìm hiểu và kiểm tra triac

    Cách đo tirixto

    4. Đánh giá kiết quả thực hành

    Học sinh tự đánh giá kết quả thực hành theo sự hướng dẫn của giáo viên.

    1. Cấu tạo và kí hiệu của Thyristor

    Cách đo tirixto


    Cấu tạo Thyristor     Ký hiệu của Thyristor     Sơ đồ tương tương

        Thyristor có cấu tạo gồm 4 lớp bán dẫn ghép lại tạo thành hai Transistor mắc nối tiếp, một Transistor thuận và một Transistor ngược ( như sơ đồ tương đương ở trên ) .  Thyristor có 3 cực là Anot, Katot và Gate gọi là A-K-G,  Thyristor là Diode có điều khiển , bình thường khi được phân cực thuận, Thyristor chưa dẫn điện, khi có một điện áp kích vào chân G => Thyristor dẫn cho đến khi điện áp đảo chiều hoặc cắt điện áp nguồn Thyristor mới ngưng dẫn..

    2. Thí nghiệm sau đây minh hoạ sự hoạt động của Thyristor

        



    Thí nghiêm minh hoạ sự hoạt động của Thyristor.

    • Ban đầu công tắc K2 đóng, Thyristor mặc dù được phân cực thuận nhưng vẫn không có dòng điện chạy qua, đèn không sáng.

    • Khi công tắc K1 đóng,  điện áp U1 cấp vào chân G làm Transistor Q2 dẫn => kéo theo Transistor Q1 dẫn => dòng điện từ nguồn U2 đi qua Thyristor làm đèn sáng.

    • Tiếp theo ta thấy công tắc K1 ngắt nhưng đèn vẫn sáng, vì khi Q1 dẫn, điện áp chân B đèn Q2 tăng làm Q2 dẫn, khi Q2 dẫn làm áp chân B Transistor Q1 giảm làm Transistor Q1 dẫn , như vậy hai đèn định thiên cho nhau và duy trì trang thái dẫn điện.

    • Đèn sáng duy trì cho đến khi K2 ngắt => Thyristor không được cấp điện và ngưng trang thái hoạt động.

    • Khi Thyristor đã ngưng dẫn, ta đóng K2 nhưng đèn vẫn không sáng như trường hợp ban đầu.

    Cách đo tirixto

    Hình dáng Thyristor

       3. Đo kiểm tra Thyristor

    Cách đo tirixto

    Đo kiểm tra Thyristor

        Đặt động hồ thang x1W , đặt que đen vào Anot, que đỏ vào Katot ban đầu kim không lên , dùng Tovit chập chân A vào chân G => thấy  đồng hồ lên kim , sau đó bỏ Tovit ra => đồng hồ vẫn lên kim => như vậy là Thyristor tốt .

       4. Ứng dụng của Thyristor

      Thyristor thường  được sử dụng trong các mạch chỉnh lưu nhân đôi tự động của nguồn xung Ti vi mầu .

        Thí dụ mạch chỉnh lưu nhân 2 trong nguồn Ti vi mầu JVC 1490 có sơ đồ như sau :

    Ứng dụng của Thyristor trong mạch chỉnh lưu 
    nhân 2 tự động của nguồn xung Tivi mầu JVC

    5. Các số liệu kĩ thuật của Thyristor

     Khi dùng thyristor cần quan tâm đến các số liệu kĩ thuật chủ yếu là :

    IAK định mức,  UAK định mức, UGK định mức, IGK định mức