Cách giải bài toán hình lớp 7

Giải SGK Toán 7 Hình học tập 1 (trang 114, 115, 116)

Giải bài tập Toán 7 trang 114, 115, 116 giúp các em học sinh lớp 7 xem đáp án giải các bài tập của Bài 3: Trường hợp thứ nhất của tam giác cạnh - cạnh - cạnh (c.c.c) chương II.

Tài liệu giải các bài tập 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23 với nội dung bám sát chương trình sách giáo khoa trang 114 đến trang 116 Toán lớp 7 tập 1. Qua đó giúp học sinh lớp 7 tham khảo nắm vững hơn kiến thức trên lớp. Mời các bạn cùng theo dõi bài tại đây.

Giải toán 7 Chương 2 Bài 3: Trường hợp thứ nhất của tam giác cạnh - cạnh - cạnh (c.c.c)

Tính chất: Nếu ba cạnh của tam giác này bằng ba cạnh của tam giác kia thì hai tam giác đó bằng nhau.

Xét tam giác ABC và tam giác A'B'C' có:

Vẽ tam giác MNP biết MN = 2,5cm, NP = 3cm, PM = 5cm.

Xem gợi ý đáp án

Cách giải bài toán hình lớp 7

- Vẽ đoạn thẳng MN = 2,5cm.

- Trên cùng một nửa mặt phẳng bờ MN vẽ cung tròn tâm M bán kính 5cm, và cung tròn tâm N bán kính 3cm

- Hai cung tròn cắt nhau tại P. Vẽ các đoạn thẳng MP, NP ta được tam giác MNP.

Bài 16 (trang 114 - SGK Toán lớp 7 Tập 1)

Vẽ tam giác ABC biết độ dài mỗi cạnh bằng 3cm. Sau đó đo mỗi góc của mỗi tam giác

Xem gợi ý đáp án

Vẽ tam giác ABC

- Vẽ cạnh AB có độ dài bằng 3 cm.

- Trên một nửa mặt phẳng bờ AB lần lượt vẽ hai cung tròn tại A và B có bán kính 3 cm

- Hai cung tròn này cắt nhau tại C. Nối các điểm A, B, C ta được tam giác ABC cần vẽ.

Đo mỗi góc của tam giác ABC ta được: góc A = góc B = góc C = 60º

Cách giải bài toán hình lớp 7

Bài 17 (trang 114 - SGK Toán lớp 7 Tập 1)

Trên mỗi hình 68, 69, 70 có các tam giác nào bằng nhau ? Vì sao

Cách giải bài toán hình lớp 7

Xem gợi ý đáp án

- Hình 68

Xét tam giác ABC và tam giác ABD có:

AB = AB (cạnh chung)

AC = AD (gt)

BC = BD (gt)

Vậy ΔABC = ΔABD (c.c.c)

- Hình 69

Xét tam giác MNQ và tam giác QPM có:

MN = QP (gt)

NQ = PM (gt)

MQ cạnh chung

Vậy ΔMNQ = ΔQPM (c.c.c)

- Hình 70

Xét tam giác EHI và tam giác IKE có:

EH = IK (gt)

HI = KE (gt)

EI = IE (cạnh chung)

Vậy ΔEHI = ΔIKE (c.c.c)

Xét tam giác EHK và tam giác IKH có:

EH = IK (gt)

EK = IH (gt)

HK = KH (cạnh chung)

Vậy ΔEHK = ΔIKH (c.c.c)

Giải bài tập Toán 7 trang 114 : Luyện tập 1

Bài 18 (trang 114 - SGK Toán lớp 7 Tập 1)

Xét bài toán: tam giác AMB và tam giác ANB có MA = MB, NA = NB (hình 71). Chứng minh rằng

1) Hãy ghi giả thiết và kết luận của bài toán

2) Hãy sắp xếp bốn câu sau đây một cách hợp lí để giải bài toán

a) Do đó Δ MNA = ΔBMN (c.c.c)

b) MN: cạnh chung

MA = MB (giả thiết)

NA = NB (giả thiết)

c) Suy ra (hai góc tương ứng)

d) ΔAMN và Δ BMN có:

Cách giải bài toán hình lớp 7

Xem gợi ý đáp án

1) Ghi giả thiết và kết luận:

Cách giải bài toán hình lớp 7

2) Thứ tự sắp xếp là d-b-a-c

ΔAMN và Δ BMN có:

MN: cạnh chung

MA = MB (giả thiết)

NA = NB (giả thiết)

Do đó Δ AMN = ΔBMN (c.c.c)

Suy ra (hai góc tương ứng)

Bài 19 (trang 114 - SGK Toán lớp 7 Tập 1)

Cho hình 72, chứng minh rằng

a) ΔADE = ΔBDE

b) góc DAE = góc DBE

Xem gợi ý đáp án

a) ΔADE và ΔBDE có:

DE cạnh chung

AD = BD (gt)

AE = BE (gt)

Vậy ΔADE = ΔBDE (c.c.c)

b) Từ ΔADE = ΔBDE (cmt) suy ra góc DAE = góc DBE (hai góc tương ứng ).

Bài 20 (trang 115 - SGK Toán lớp 7 Tập 1)

Cho góc xOy (hình 73). Vẽ cung tròn tâm O cung này cắt Ox, Oy theo thứ tự ở A, B (1) vẽ các cung tròn tâm A và tâm B có cùng bán kính sao cho chúng cắt nhau tại điểm C nằm trong góc xOy (2), (3) Nối O với C. (4) Chứng minh rằng OC là tia phân giác của góc xOy.

Chú ý: Bài toán trên cho ta cách dùng thước và compa để vẽ tia phân giác của mỗi góc.

Xem gợi ý đáp án

Nối BC, AC

ΔOBC và ΔOAC có:

OB = OA (bán kính)

AC = BC (gt)

OC cạnh chung

Nên ΔOBC = ΔOAC (c.c.c)

Suy ra (góc tương ứng) nên OC là tia phân giác của góc xOy.

Bài 21 (trang 115 - SGK Toán lớp 7 Tập 1)

Cho tam giác ABC. Dùng thước và compa vẽ các tia phân giác của các góc A, B, C.

Cách vẽ phân giác của góc A (Dựa trên kết quả bài 20).

Vẽ cung tròn tâm A cung này cắt tia AB, AC theo thứ tự ở M,N

Vẽ các cung tròn tâm M và tâm N có cùng bán kính sao cho chúng cắt nhau ở điểm I.

Nối AI, ta được AI là tia phân giác của góc A.

- Tương tự cho cách vẽ tia phân giác của góc B, C

Giải bài tập Toán 7 trang 114 : Luyện tập 2

Bài 22 (trang 115 - SGK Toán lớp 7 Tập 1)

Cho góc xOy và tia Am ( h.74a).

Vẽ cung tròn tâm O bán kính r, cung này cắt Ox, Oy theo thứ tự ở B, C. Vẽ cung tròn tâm A bán kính r, cung này cắt tia Am ở D (h.74b).Vẽ cung tròn tâm D có bán kính bằng BC, cung này cắt cung tròn tâm A, bán kính r ở E (h.74c).

Chứng minh rằng góc DAE = góc xOy

Xem gợi ý đáp án

Kí hiệu: (O ;r) là đường tròn tâm O bán kính r.

B, C thuộc (O; r) nên OB = OC = r.

D thuộc (A;r) nên AD = r.

E thuộc (D; BC) và (A;r) nên AE = r, DE = BC.

Xét OBC và ADE có:

OB = AD (cùng bằng r)

OC = AE (cùng bằng r)

BC = DE

Nên ΔOBC = ΔADE (c.c.c)

Suy ra (điều phải chứng minh)

Bài 23 (trang 116 - SGK Toán lớp 7 Tập 1)

Cho đoạn thẳng AB dài 4cm Vẽ đường tròn tâm A bán kính 2cm và đường tròn tâm B bán kính 3cm, chúng cắt nhau ở C và D, chứng minh rằng AB là tia phân giác của góc CAD.

Xem gợi ý đáp án

Nối BC, BD, AC, AD.

ΔABC và ΔABD có:

AC = AD (=2cm)

BC = BD (=3cm)

AB cạnh chung

Nên ΔABC = ΔABD (c.c.c)

Suy ra góc CAB = góc DAB (góc tương ứng)

⇒ AB là tia phân giác của góc CAD

Cập nhật: 16/12/2020

Trong chương trình trung học cơ sở, toán học chiếm vị trí quan trọng là công cụ có tính thực tiễn trong cuộc sống. Ở cấp tiểu học, học sinh đã được làm quen với toán hình, xong lên lớp 7 các bạn mới được tiếp xúc với hình học chứng minh. Để có cách học tốt toán hình lớp 7, các em phải có cách học và giải toán phù hợp.

Nói đến hình học, học sinh thường ngại, không biết lập luận, trình bày như thế nào cho đúng, thậm chí còn không biết vẽ hình đã đúng chưa. Các em mới dừng lại ở việc làm những bài toán chứng minh đơn giản mà chưa hiểu sâu sắc vấn đề, còn rất nhiều kiến thức chưa đụng đến. Hơn nữa, giáo viên chưa có cách gây hứng thú cho học sinh với hình học, dạy chưa sáng tạo càng khiến các em sợ toán hình.

Một trong những yếu tốt quyết định cách học tốt toán hình lớp 7 là phải biết vẽ hình chính xác. Do đó, các em phải đọc kỹ đề bài, phân tích các dữ liệu sẵn có và tưởng tượng hình vẽ ngay trong đầu trước khi đặt những dòng kẻ đầu tiên. Đọc kỹ đề bài là một trong những kỹ năng không thể thiếu trong toán học nói chung và toán hình nói riêng. Từ đó, nhận biết những giả thiết của bài toán để tìm cách chứng minh.

Rèn luyện cách trình bày bài toán chứng minh là cách giúp học tốt toán hình lớp 7. Trong khi làm bài cần giải một cách ngắn gọn, lập luận phải súc tích để tránh mất thời gian và “ăn”điểm dễ dàng. Học sinh vẫn thường có câu “khó lý, bí như hình, linh tinh như đại”, nên lúc bí hình quá chắc chắn chúng ta cần phải hỏi bạn bè thầy cô. Sau đó hãy cố gắng giải lại theo cách hiểu của mình. Nếu bạn không biết đáp án, bỏ qua bài hoặc dạng bài đó thì chắc chắn những “điểm mù” hình học không gian sẽ xuất hiện, tồn tại trong đầu bạn. Sự chăm chỉ làm bài tập bạn đã có thì thêm một chút kiên nhẫn chẳng khác gì “hổ thêm cánh” mau chóng giải quyết đống bài tập và có những phút giây thư giãn.

Dành thời gian nghiên cứu những bài tập từ đơn giản đến phức tạp và tập giải dần dần. Toán học cần phải làm bài tập thật nhiều, hình học cũng không nằm ngoài quy luật đó. Những bài phức tạp là tổ hợp của nhiều bài đơn giản, chỉ cần suy luận là có thể giải quyết được. Hình học cần vận dụng tư duy ngược, suy từ đáp án đến cách làm. Có rất nhiều cách học tốt toán hình lớp 7, nhưng muốn học giỏi cái gì đó thì phải có tâm huyết và quyết tâm làm đến cùng thì mới thành công.
 

Tại MathX, thầy Trần Hữu Hiếu  đã xây dựng chương trình lớp 7 rất chi tiết, cẩn thận. Thầy muốn hướng dẫn các học sinh cách tư duy tiếp cận khi học toán, đặc biệt là khi học hình học. Sau mỗi bài giảng ứng với chương trình sách giáo khoa, thầy đều có hẳn 1 bài giảng luyện tập về phần đó rất kỹ lưỡng, sau đó yêu cầu các con làm bài tập về nhà. Để rèn luyện việc trình bày bài, thầy còn làm file hướng dẫn tỉ mỉ và chi tiết . Điều này sẽ giúp con tao thói quen học tập tốt và sẽ chủ động tiến bộ hơn sau này. 

Nguồn tài liệu toán lớp : https://mathx.vn/tai-lieu.html?category=936