Cách hạch toán chi phí du lịch cho nhân viên năm 2024

CHI PHÍ DU LỊCH CHO NHÂN VIÊN CÔNG TY CÓ PHẢI CHI PHÍ ĐƯỢC TRỪ KHI XÁC ĐỊNH NGHĨA VỤ THUẾ TNDN HAY KHÔNG?

Câu hỏi: Công ty tôi có phát sinh chi phí du lịch cho toàn nhân viên nhân ngày thành lập công ty. Toàn bộ chi phí phát sinh lần này đều do công ty chi trả. Vậy công ty tôi có được tính chi phí du lịch này vào chi phí hợp lý khi tính thuế TNDN hay không?

Trả lời:

Căn cứ Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC ngày 22/6/2015 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC (đã được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 2 Điều 6 Thông tư số 119/2014/TT-BTC và Điều 1 Thông tư số 151/2014/TT-BTC) như sau:

“Điều 6. Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế

“1. Trừ các khoản chi không được trừ nêu tại Khoản 2 Điều này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:

  1. Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
  1. Khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.
  1. Khoản chi nếu có hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.

Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt thực hiện theo quy định của các văn bản pháp luật về thuế giá trị gia tăng...

2. Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế bao gồm:

...2.30. Các khoản chi không tương ứng với doanh thu tính thuế, trừ các khoản chi sau:

...- Khoản chi có tính chất phúc lợi chi trực tiếp cho người lao động như: chi đám hiếu, hỷ của bản thân và gia đình người lao động; chi nghỉ mát, chi hỗ trợ điều trị; chi hỗ trợ bổ sung kiến thức học tập tại cơ sở đào tạo; chi hỗ trợ gia đình người lao động bị ảnh hưởng bởi thiên tai, địch họa, tai nạn, ốm đau; chi khen thưởng con của người lao động có thành tích tốt trong học tập; chi hỗ trợ chi phí đi lại ngày lễ, tết cho người lao động; chi bảo hiểm tai nạn, bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm tự nguyện khác cho người lao động (trừ khoản chi mua bảo hiểm nhân thọ cho người lao động hướng dẫn tại điểm 2.6, bảo hiểm hưu trí tự nguyện cho người lao động hướng dẫn tại điểm 2.11 Điều này) và những khoản chi có tính chất phúc lợi khác. Tổng số chi có tính chất phúc lợi nêu trên không quá 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế của doanh nghiệp.

Việc xác định 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế của doanh nghiệp được xác định bằng quỹ tiền lương thực hiện trong năm chia (:) 12 tháng. Trường hợp doanh nghiệp hoạt động không đủ 12 tháng thì: Việc xác định 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế được xác định bằng quỹ tiền lương thực hiện trong năm chia (:) số tháng thực tế hoạt động trong năm.

Quỹ tiền lương thực hiện là tổng số tiền lương thực tế đã chi trả của năm quyết toán đó đến thời hạn cuối cùng nộp hồ sơ quyết toán theo quy định (không bao gồm số tiền trích lập quỹ dự phòng tiền lương của năm trước chi trong năm quyết toán thuế)…”

- Căn cứ Điều 2 Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15 tháng 08 năm 2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Luật thuế thu nhập cá nhân, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân và Nghị định số 65/2013/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân như sau:

"Điều 2. Các khoản thu nhập chịu thuế

Theo quy định tại Điều 3 Luật Thuế thu nhập cá nhân và Điều 3 Nghị định số 65/2013/NĐ-CP, các khoản thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân bao gồm:

...2. Thu nhập từ tiền lương, tiền công

...đ.3.2) Khoản chi dịch vụ khác phục vụ cho cá nhân trong hoạt động chăm sóc sức khoẻ, vui chơi, giải trí thẩm mỹ... nếu nội dung chi trả ghi rõ tên cá nhân được hưởng. Trường hợp nội dung chi trả phí dịch vụ không ghi tên cá nhân được hưởng mà chi chung cho tập thể người lao động thì không tính vào thu nhập chịu thuế..."

Ngoài ra Cục thuế Hà Nội cũng có Công văn số 41659/CT-TTHT ngày 19/06/2018 trả lời về chính sách thuế TNDN, TNCN đối với chi phí phúc lợi.

Căn cứ các quy định nêu trên:

1. Về thuế TNDN:

Trường hợp Công ty có quy định chi tiền nghỉ mát trực tiếp cho người lao động là khoản chi có tính chất phúc lợi đáp ứng đủ các điều kiện nêu tại Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC, đồng thời tổng số chi nghỉ mát và các khoản chi có tính chất phúc lợi khác của Công ty không quá 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế, thì các khoản chi tiền nghỉ mát này được hạch toán vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN.

2. Về thuế TNCN:

Trường hợp khoản chi nghỉ mát do Công ty chi trả cho người lao động nếu nội dung chi trả ghi rõ tên cá nhân được hưởng thì tính vào thu nhập chịu thuế TNCN của người lao động theo quy định tại Thông tư số 111/2013/TT-BTC nêu trên.

Chi phí lương nhân viên bán hàng hạch toán vào đầu?

Ví Dụ: Chi phí tiền lương cho nhân viên bán hàng thuộc bộ phận bán hàng và DN áp dụng chế độ kế toán theo Thông tư 133, thì hạch toán vào: Nợ 6421.

Chi phí khám sức khỏe cho nhân viên hạch toán vào đầu?

Theo quy định nêu trên thì chi phí tổ chức khám sức khỏe cho người lao động do người sử dụng lao động chi trả được hạch toán vào chi phí được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp theo Luật thuế thu nhập doanh nghiệp và hạch toán vào chi phí hoạt động thường xuyên đối với cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp không có ...

Chi phí dịch vụ mua ngoài hạch toán vào đầu?

- Tài khoản 6277 - Chi phí dịch vụ mua ngoài: Phản ánh các chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ cho hoạt động của phân xưởng, bộ phận sản xuất như: Chi phí sửa chữa, chi phí thuê ngoài, chi phí điện, nước, điện thoại, tiền thuê TSCĐ, chi phí trả cho nhà thầu phụ (đối với doanh nghiệp xây lắp).

Chi phí phục lỗi bao gồm những gì?

Các khoản chi phí phúc lợi cho nhân viên bao gồm những khoản nào?.

Chi đám hiếu, hỷ của bản thân và gia đình người lao động;.

Chi nghỉ mát, chi hỗ trợ Điều trị;.

Chi hỗ trợ bổ sung kiến thức học tập tại cơ sở đào tạo;.

Chi hỗ trợ gia đình người lao động bị ảnh hưởng bởi thiên tai, địch họa, tai nạn, ốm đau;.