Cách mạng 4.0 với ngành ngân hàng

Trong lĩnh vực ngân hàng tài chính, một trong những lĩnh vực chịu nhiều cơ hội mới cũng như rủi ro tiềm ẩn của xu hướng này. Về tốc độ phát triển thị trường cũng như công nghệ mới đã đặt ra một số thách thức lớn đối với Chính phủ nói chung hay Ngân hàng Nhà nước nói riêng về quá trình xây dựng chính sách và hoạt động thị trường ngân hàng, tài chính nhằm mục tiêu tận dụng cũng như khai thác triệt để các cơ hội, đồng thời phòng ngừa, khắc phục thêm các rủi ro và nguy cơ tiềm tàng. 

Thế công nghệ sẽ làm thay đổi ngân hàng 4.0 như thế nào cùng theo dõi ngay bài viết này. 

Cách mạng 4.0 với ngành ngân hàng
Cách mạng 4.0 với ngành ngân hàng

Công nghệ số đã đổi mới và sáng tạo hơn trong việc sản xuất và kết nối, chia sẻ thông tin đã tạo nên cuộc cách mạng trong tất cả các ngành nghề và lĩnh vực. Dữ liệu này trở thành nguồn tài nguyên quan trọng cho các sản phẩm, dịch vụ khi cung cấp chủ yếu dưới dạng số tới tay người tiêu dùng, không bị giới hạn bởi không gian cũng như thời gian. Công nghệ số đã và đang làm chuyển đổi lĩnh vực ngân hàng, tài chính ở nhiều khía cạnh khác nhau:

Thứ nhất, đối với dữ liệu trung tâm. Dữ liệu được thay đổi gần như hết toàn bộ các dịch vụ tài chính ngân hàng 4.0. Cùng với đó mô hình định hướng dữ liệu sẽ được xây dựng với góc nhìn toàn cảnh 360 độ về khách hàng để tăng cường cung cấp dịch vụ và tuân thủ pháp lý của mình. 

Thứ hai, phương thức mô hình kinh doanh. Các ngân hàng và công ty công nghệ tài chính dần ứng dụng mới trí tuệ nhân tạo khi kết hợp với khoa học dữ liệu để thay đổi mô hình kinh doanh truyền thống sang dạng mô hình nhạy bén, linh hoạt hơn như ngân hàng số, ngân hàng nền tảng, kinh tế nền tảng, hay ngân hàng như một dịch vụ…. 

Thứ ba, tăng cường cơ hội phát triển đột phá mới từ công nghệ. Những tổ chức đầu tư mạnh dạn vào quá trình nghiên cứu phát triển nền công nghệ và tận dụng sức mạnh của dữ liệu để tăng khả năng vượt trội hơn với các tổ chức truyền thống. 

Thứ tư, thay đổi pháp lý về mặt chính sách: Tốc độ này được nhanh chóng thay đổi và đặt ra yêu cầu về cơ quan quản lý phải thay đổi và tiếp cận hơn theo hướng quản lý thận trọng, đảm bảo và tuân thủ quy định, luật lệ sang thúc đẩy đổi mới và sáng tạo. Trong bối cảnh này việc thay đổi đã tác động tới ngân hàng 4.0, thích ứng với môi trường và đảm bảo chính sách mở cửa hiện nay. 

Cách mạng 4.0 với ngành ngân hàng
Cách mạng 4.0 với ngành ngân hàng

Ngay tại các chế định pháp lý đã khuyến khích rằng chưa bắt buộc việc chia sẻ dữ liệu ngân hàng như quốc gia Châu Á, xu hướng về chuyển đổi số tại ngân hàng truyền thống và Fintech thành lập nên ngân hàng số độc lập, hợp tác và mang tính cạnh tranh trực tiếp với ngân hàng truyền thống nhằm phát triển mạnh mẽ. Hàn Quốc và Trung Quốc là điểm sáng khi tiên phong trong việc mở cửa cho mô hình ngân hàng số độc lập và ứng dụng Kakao Bank của Hàn Quốc nhằm cung cấp dịch vụ cơ bản như các ngân hàng truyền thống.

Hoàn thiện hơn về quy định pháp lý trong quá trình giao dịch điện tử: Đối với nhiều quốc gia trên thế giới khi nắm bắt được xu hướng phát triển của nền kinh tế số đã sớm ban hành thêm nhiều quy định pháp lý về giao dịch điện tử như: Luật về định danh điện tử và dịch vụ xác thực và chứng thực của EU, Luật về chữ ký điện tử trong thương mại nội bộ và quốc tế tại Hồng Kông. Các bộ luật này đều điều chỉnh quá trình sử dụng các bản ghi và chữ ký điện tử trong giao dịch, gồm các quy định có liên quan tới tiêu chuẩn chữ ký, chứng chỉ và con dấu điện tử, cơ chế xác thực khác để đảm bảo về giao dịch có giá trị pháp lý tương đương. 

Xây dựng quy định về luật bảo vệ dữ liệu cá nhân và quyền riêng tư: đi kèm với đó là xu hướng phát triển của sản phẩm về dịch vụ số và những rủi ro lộ sọt, sử dụng sai dữ liệu cá nhân của người tiêu dùng. Do vậy, nhiều quốc gia đã chú trọng hơn khi ban hành các quy định về bảo vệ dữ liệu cá nhân và quyền riêng tư với mục đích đưa quyền kiểm soát dữ liệu cho người dùng cuối. 

Dịch vụ ngân hàng tự động, ứng dụng ngân hàng, thanh toán số đã được nhiều ngân hàng nghiên cứu, triển khai (ví dụ: Ứng dụng ngân hàng số Timo/YoLo của VPbank, ngân hàng tự động – Livebank của TpBank; chi nhánh số ATM OPBA của Nam Á Bank; các ngân hàng MB, Việt Á, Nam Á… ứng dụng trí tuệ nhân tạo, công nghệ học máy, ChatBot,… vào hoạt động hỗ trợ giao dịch, tư vấn khách hàng 24×7. 

Nếu tổ chức của bạn cũng đang cân nhắc tìm một giải pháp ngân hàng, thanh toán số tân tiến nhất, hãy liên hệ với SmartOSC Fintech để được tư ván nhé!

Cách mạng 4.0 với ngành ngân hàng
Cách mạng 4.0 với ngành ngân hàng

Thứ nhất, vươn xa hơn và bắt kịp về công nghệ số ngân hàng số của thế giới. Qua đó, đẩy nhanh tiến bộ từ cuộc cách mạng công nghệ số và tiếp theo là cuộc cách mạng công nghệ 4.0 tạo nên điều kiện thuận lợi cho ngân hàng tại Việt Nam. 

Thứ hai, cải tiến hơn quá trình quản tị và điều hành, ứng dụng công nghệ tốt trong quản lý nhằm tiết giảm chi phí quản lý, chi phí cho việc đầu tư chi nhánh truyền thống, phát triển thêm các sản phẩm với dịch vụ mới là nền tảng công nghệ 4.0 thu hút và tiếp cận gần hơn với khách hàng. 

Thứ ba, công nghệ mới tạo nên tính đột phá trong trọng khi triển khai dịch vụ ngân hàng hiện đại, đáp ứng rõ về nhu cầu đa dạng của phía khách hàng. Xu hướng ứng dụng về trí tuệ nhân tạo và khoa học dữ liệu giúp cho quá trình tăng nhanh trải nghiệm khách hàng, cung cấp về những sản phẩm mang tính cá nhân hóa tới người dùng trong mọi thời điểm và nhu cầu. 

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về công nghệ 4.0 sẽ thay đổi ngân hàng như thế nào và đề cập tới vấn đề ngân hàng 4.0 rõ ràng nhất. Hy vọng nguồn thông tin này là bổ ích, chúc tổ chức thành công!

(thitruongtaichinhtiente.vn) - Bài viết đánh giá tác động của Cách mạng Công nghiệp 4.0 đến nhân lực ngành ngân hàng, gồm 4 phần: (i) Khái quát về Cách mạng Công nghiệp 4.0, (ii) tác động của Cách mạng Công nghiệp 4.0 đến khu vực ngân hàng, (iii) Cách mạng Công nghiệp 4.0 và sự thay đổi nhân lực lao động ngành ngân hàng và (iv) Một số khuyến nghị chính sách.

Ngày nhận bài: 17/11/2019 - Ngày biên tập: 20/11/2019 - Ngày duyệt đăng: 21/11 /2019. Bài đăng trên Tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ số 23/2019.

Tóm tắt: Cách mạng Công nghiệp 4.0 tác động tới mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội của các quốc gia. Đối với thị trường lao động, cuộc cách mạng này làm thay đổi nhanh chóng cơ cấu lao động, có thể mang lại bất bình đẳng lớn khi tự động hóa dần thay thế con người. Tương tự như thị trường lao động nói chung, sự thay thế đông đảo người lao động bởi máy móc sẽ làm cho việc làm dành cho con người trong ngành ngân hàng sụt giảm. Tuy nhiên, ở một khía cạnh khác, để có thể vận hành và làm chủ công nghệ, thì yêu cầu về chất lượng nhân lực ngành ngân hàng lại gia tăng. Yêu cầu nhân lực ngành ngân hàng 4.0 không chỉ giỏi về chuyên môn nghiệp vụ mà đòi hỏi có sự am hiểu về công nghệ thông tin và các kỹ năng mềm khác. Bài viết đánh giá tác động của Cách mạng Công nghiệp 4.0 đến nhân lực ngành ngân hàng, gồm 4 phần: (i) Khái quát về Cách mạng Công nghiệp 4.0, (ii) tác động của Cách mạng Công nghiệp 4.0 đến khu vực ngân hàng, (iii) Cách mạng Công nghiệp 4.0 và sự thay đổi nhân lực lao động ngành ngân hàng và (iv) Một số khuyến nghị chính sách.

Từ khóa: cách mạng công nghiệp 4.0, công nghệ số, kỹ năng nghề nghiệp, nhân lực

Industrial Revolution 4.0 and human resources in banking industry

Abstract: The Industrial Revolution 4.0 affects all socio-economic aspects of countries in the world. For labor market, this revolution rapidly changes  labor structure, potentially bringing about great inequalities when automation gradually replaces people. Similar to the labor market in general, the overwhelming replacement of workers by machines will cause jobs decline in banking industry. However, in another aspect, to be able to operate and master technology, the demand for human resources quality of the banking industry has increased. Manpower requirements for 4.0 banking industry are not only good at professional skills but also have good knowledge of information technology and other soft skills. The paper assesses the impact of Industry 4.0 on banking manpower, including 4 parts: (i) Overview of Industrial Revolution 4.0, (ii) the impact of I R 4.0 on the banking sector (iii) Industrial Revolution 4.0 and changes in banking labor force and (iv) Some policy recommendations.

Key words: industrial revolution 4.0, digital technology, job skills, human resources

Khái quát về cách mạng công nghiệp 4.0

Trong lịch sử nhân loại, các chuyên gia đã phân định 4 giai đoạn lịch sử của các cuộc cách mạng công nghiệp (CNCM). CMCN lần thứ nhất diễn ra từ thế kỷ 18 đến thế kỷ 19 ở châu Âu và Hoa Kỳ với sự ra đời và phát triển của động cơ hơi nước. CMCN lần thứ hai diễn ra từ năm 1870 đến 1914 với việc sử dụng điện năng để sản xuất hàng loạt. Cuộc CMCN lần thứ 3 bắt đầu vào những năm 1969 với sự ra đời của máy tính cá nhân, internet, công nghệ thông tin và truyền thông. Cuộc CMCN lần thứ 4 (Industrial Revolution 4.0 - IR 4.0) diễn ra từ cuối thế kỷ 20, trên cơ sở dịch chuyển từ cuộc CMCN lần thứ 3. IR 4.0 là cuộc cách mạng dựa trên nền tảng công nghệ số và tích hợp tất cả các công nghệ thông minh để tối ưu hóa quy trình, phương thức sản xuất.

Khái niệm IR 4.0 lần đầu tiên được giới thiệu trong báo cáo của Chính phủ Đức vào năm 2013 đề cập tới chiến lược công nghệ cao, điện toán hóa ngành sản xuất mà không cần sự tham gia của con người. Đến năm 2016, tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới, Klaus Schwab đưa ra một khái niệm mới rộng hơn rằng “IR 4.0 được xây dựng dựa trên cuộc Cách mạng Kỹ thuật số lần thứ 3, mang đến sự hợp nhất giữa các công nghệ đang làm mờ đi ranh giới giữa vật lý, kỹ thuật số và sinh học. Những đột phá của công nghệ này đang đến với tốc độ theo cấp số nhân và đang phá vỡ hầu như mọi ngành nghề ở mọi quốc gia”. Những yếu tố cốt lõi của IR 4.0 gồm: Trí tuệ nhân tạo (AI), Vạn vật kết nối (IoT) và Dữ liệu lớn (Big - Data).

Tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 đến khu vực ngân hàng

Mặc dù không nằm trong 9 khu vực/lĩnh vực được đánh giá là chịu ảnh hưởng mạnh nhất của IR 4.0, nhưng lĩnh vực ngân hàng sẽ có những thay đổi đáng kể.

Thứ nhất, IR 4.0 làm thay đổi kênh phân phối sản phẩm, dịch vụ ngân hàng truyền thống từ các chi nhánh, quầy giao dịch, ATM vật lý sang các kênh số hóa và từng bước trở thành ngân hàng số khi hầu hết các giao dịch ngân hàng được thực hiện bằng hình thức trực tuyến thông qua Internet. Đây là tác động mạnh mẽ và rõ nét nhất của IR 4.0 trong lĩnh vực ngân hàng. Ứng dụng tiến bộ của công nghệ, đặc biệt là công nghệ tài chính đã hình thành nên những kênh phân phối sản phẩm, dịch vụ ngân hàng mới như Internet Banking, Mobile Banking.... Nhờ công nghệ kỹ thuật số, các sản phẩm dịch vụ ngân hàng có thể tích hợp được với nhiều sản phẩm, dịch vụ phụ trợ. Sự thay đổi này tạo thuận lợi cho khách hàng trong việc sử dụng các dịch vụ ngân hàng, mang lại nhiều tiện ích và trải nghiệm thú vị cho khách hàng.

Thứ hai, thay đổi mô hình kinh doanh, quy trình nghiệp vụ và phương thức quản trị nhờ sự phát triển mạnh mẽ của AI. AI là một bước tiến đáng kể trong việc số hóa chuyển đổi các doanh nghiệp hiện đại. Hiện nay, trong lĩnh vực ngân hàng, AI đang được thử nghiệm để nhận dạng thời gian thực và ngăn chặn gian lận trong ngân hàng trực tuyến. Tương tự, AI  cũng được thử nghiệm trong các quy trình để xác định danh tính khách hàng, Robot cố vấn cũng phát triển theo thời gian để trở thành giải pháp AI thực sự. Với những tiến bộ đó, các ngân hàng có thể ứng dụng AI trong việc quản lý rủi ro, quản lý khách hàng, quản lý cơ sở dữ liệu. Kết quả một nghiên cứu cho thấy: “77% ngân hàng có kế hoạch sử dụng AI để tự động hóa các nhiệm vụ lớn hoặc rất lớn trong ba năm tới” (Accenture, 2018).

Thứ ba, hệ thống cơ sở dữ liệu ngân hàng được mở rộng và cải thiện. Đối với hệ thống ngân hàng, dữ liệu là tài sản lớn nhất, nguồn tài nguyên vô cùng quan trọng. Bởi, dữ liệu không chỉ giúp nâng cao quản trị nội bộ mà còn giúp tăng lợi thế cạnh tranh, tối đa hóa lợi nhuận, giúp ngân hàng phát triển đột phá và bền vững. Ngày nay, hầu hết các ngân hàng cũng như các tổ chức tài chính khác đang nỗ lực tiếp cận theo hướng khai thác dữ liệu để đổi mới các dịch vụ mà họ cung cấp cho khách hàng. Với những ưu việt của công nghệ Big Data về quy mô, tốc độ xử lý việc thu thập và phân tích dữ liệu của ngân hàng trở nên thuận tiện hơn, hỗ trợ ngân hàng đưa ra những quyết định đúng đắn và phù hợp.

Sự thay đổi về nhân lực lao động ngân hàng

IR 4.0 gắn với những đột phá về công nghệ, internet, kỹ thuật số… sẽ thay đổi hoàn toàn cách mà con người sống, làm việc, sản xuất; đặc biệt trong lĩnh vực lao động khi máy móc dần thay thế con người. Tự động hóa sẽ tác động sâu sắc đến lực lượng lao động, làm giảm số lượng việc làm, đặc biệt đối với lao động trình độ thấp và trung bình bởi sự thay thế của máy móc. Theo Nguyễn Hồng Minh (2016) “trong một số lĩnh vực, với sự xuất hiện của robot, số lượng nhân viên sẽ giảm đi 1/10 so với hiện nay”.  Trong khi đó, Manpower Group cho rằng “có đến 45% công việc con người làm có thể được tự động hóa. Các ngành chịu tác động nhiều nhất từ công nghệ và tự động hóa là IT (26%), nhân sự (20%) và dịch vụ khách hàng (15%)”. Tuy nhiên, mức độ công nghệ thay thế cho con người phụ thuộc vào tốc độ phát triển và sự chấp nhận của con người, tăng trưởng kinh tế và tăng trưởng nhu cầu công việc. Đối với thị trường lao động, công nghệ tự động hóa sẽ gây ra sự suy giảm trong một số ngành nghề. Theo Manpower Group, “ngành bán lẻ và tài chính chịu tác động rất lớn với 47% hoạt động mà nhân viên làm hàng ngày có thể được tự động hóa bằng công nghệ; đối với công việc kế toán, ghi sổ và xử lý dữ liệu khác, tỷ lệ này lên tới 86%”. Trong lĩnh vực ngân hàng, “máy móc có thể thay thế khoảng 30% công việc hiện có của nhân viên ngân hàng” (Bank Governance Leadership Network, 2018). Một minh chứng cho thấy, vào năm 2000 bàn giao dịch cổ phiếu tiền mặt tại trụ sở Goldman Sachs New York sử dụng 600 giao dịch viên, thì ngày nay chỉ còn lại 2 giao dịch viên, với sự hỗ trợ của 200 kỹ sư máy tính cho các chương trình giao dịch tự động. Kết quả này cũng cho thấy rằng, công việc kỹ năng thấp và trung bình là những công việc chịu rủi ro bị thay thế nhiều nhất.

Ở một khía cạnh khác, nhiều nhà nghiên cứu tin rằng, việc giảm tổng số việc làm là không thể. Bởi, siêu tự động hóa và siêu kết nối có thể nâng cao năng suất những công việc hiện tại hoặc tạo ra nhu cầu về những công việc hoàn toàn mới. Kết quả nghiên cứu cho thấy: “67% số người được khảo sát cho rằng công nghệ AI sẽ cải thiện năng suất lao động và tạo cơ hội cho công việc của họ” (Accenture, 2018). Trong lĩnh vực ngân hàng, khi các loại tiền điện tử mới ra đời, công nghệ Blockchain ngày càng được tích hợp thì nhu cầu về công việc mới liên quan đến bảo mật, phân tích, dự báo... sẽ gia tăng.

Công nghệ hiện đại đã tác động đáng kể đến chức năng cũng như hoạt động của ngân hàng truyền thống. Và để đáp ứng được với những sự thay đổi này, các chuyên gia ngân hàng không còn mong muốn sở hữu kỹ năng kỹ thuật mà thay vào đó là những yêu cầu am hiểu về công nghệ và kỹ năng mềm. Kỹ năng mềm sẽ đóng vai trò ngày càng quan trọng khi máy móc đảm nhận các công việc của con người. Theo Học viện Tài chính Ngân hàng Singapore (IBF), có 6 kỹ năng cần thiết đối với nhân viên ngân hàng trong bối cảnh ngân hàng số gồm:

Cách mạng 4.0 với ngành ngân hàng

Kỹ năng truyền thông tương lai: với việc suy giảm của các chi nhánh/phòng giao dịch ngân hàng và sự gia tăng của các kênh phân phối hiện đại thì các cam kết hiệu quả với khách hàng là điều cần thiết.

Kỹ năng nhận thức về công nghệ: với việc áp dụng công nghệ mới trong ngân hàng, điều quan trọng là nhân viên phải hiểu được các khía cạnh chính về công nghệ và cách thức áp dụng. Đồng thời, nhân viên ngân hàng cũng phải nắm được sự thay đổi của công nghệ trong ngắn hạn và dài hạn.

Tư duy nhanh nhẹn và kỹ năng thích ứng: đây là chìa khóa giúp các ngân hàng tăng khả năng cạnh tranh trong thời đại công nghệ số. Mục tiêu cốt lõi của ngân hàng là đạt được sự linh hoạt của tổ chức, điều này kích thích sự đổi mới và khả năng thích ứng để đáp ứng nhu cầu của hệ sinh thái. Có nghiên cứu chứng minh rằng, một ngân hàng bán lẻ có thể mất 35% thị phần vào năm 2020 nếu không có tư duy nhanh nhẹn và kỹ năng thích ứng.

Kỹ năng quản lý rủi ro: trong thời kỳ số hóa các dịch vụ ngân hàng, các loại rủi ro mới là vô cùng phong phú. Các rủi ro liên quan đến gian lận nhận dạng tổng hợp, an ninh mạng, tuân thủ quy định có khả năng đe dọa sự kiểm soát của ngân hàng đối với trải nghiệm của khách hàng. Tiềm năng rủi ro không gian mạng gia tăng với sự kết nối và sử dụng công nghệ mới trong hệ sinh thái ngân hàng. Do đó, điều quan trọng là ngân hàng phải hiểu và quản lý được các loại rủi ro này.

Kỹ năng ra quyết định dựa trên dữ liệu: trong môi trường kỹ thuật số, phân tích dữ liệu là một yếu tố quyết định cho các tổ chức tài chính cung cấp các dịch vụ mục tiêu và xây dựng mối quan hệ khách hàng bền chặt hơn. Để làm được điều này, đòi hỏi phải có kỹ năng áp dụng và kết hợp phân tích dữ liệu vào việc ra quyết định.

Kỹ năng thiết kế sản phẩm lấy khách hàng làm trung tâm: công nghệ số tập trung vào khách hàng, cung cấp trải nghiệm khách hàng liền mạch thông qua các kênh khác nhau. Cách tiếp cận này đòi hỏi ngân hàng phải thiết kế sản phẩm, dịch vụ từ góc độ của khách hàng, kết hợp khách hàng trong quá trình thiết kế để góp phần mang lại sản phẩm, dịch vụ với nhiều giá trị hơn cho khách hàng. 

Một số khuyến nghị chính sách

Đối với Ngân hàng Nhà nước: Cần xây dựng chiến lược đào tạo nguồn nhân lực 4.0 ngành ngân hàng. Giao cho 2 cơ sở đào tạo là Học viện Ngân hàng và Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh làm đầu mối nghiên cứu và đề xuất chiến lược đào tạo nguồn nhân lực 4.0 trên cơ sở nghiên cứu, đánh giá tác động của IR 4.0 đến khu vực ngân hàng cũng như lực lượng lao động ngành ngân hàng. Trong chiến lược đó, cần cụ thể các thông tin về số lượng nhân lực 4.0, các yêu cầu về chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp theo từng vị trí công việc. Đồng thời,  xây dựng lộ trình thực hiện một cách hợp lý, kèm theo cơ chế, chính sách đặc thù để phát triển nguồn nhân lực 4.0 một cách đồng bộ và toàn diện.

Đối với các cơ sở đào tạo nguồn nhân lực ngành ngân hàng: Phải tiến hành rà soát nội dung chương trình, mô hình đào tạo và phương pháp đào tạo. Về nội dung chương trình, nên được thiết kế theo hướng mở và linh hoạt, tăng cường hàm lượng tri thức về công nghệ thông tin, cập nhật kịp thời và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới nhất, trang bị ngoại ngữ và kỹ năng mềm cho sinh viên. Về mô hình đào tạo, nên nghiên cứu và có lộ trình chuyển đổi mô hình đào tạo truyền thống sang đào tạo trực tuyến. Theo đó, hoạt động dạy và học diễn ra mọi lúc, mọi nơi, giúp người học có thể cá nhân hóa, hoàn toàn quyết định việc học tập theo nhu cầu của bản thân. Về phương pháp đào tạo, các cơ sở đào tạo nhân lực ngành ngân hàng cũng cần nghiên cứu và có lộ trình triển khai áp dụng phương pháp STEM một cách toàn diện và triệt để. STEM là phương pháp tiếp cận hiện đại giúp sinh viên có kiến thức tích hợp, liên ngành, có kỹ năng làm việc, kỹ năng tư duy và giải quyết vấn đề thông qua việc học gắn liền với thực hành, đẩy mạnh đổi mới, sáng tạo từ trải nghiệm thực tế. Đây là giải pháp quan trọng để tạo ra những con người có thể đáp ứng yêu cầu của công việc trong thời kỳ IR 4.0.

Tăng cường gắn kết giữa cơ sở đào tạo với ngân hàng, trên cơ sở trách nhiệm xã hội của ngân hàng, hướng ngân hàng là “cánh tay nối dài” trong hoạt động đào tạo của cơ sở giao dục nhằm sử dụng có hiệu quả trang thiết bị, công nghệ của ngân hàng cho giáo dục; đồng thời, hình thành năng lực nghề nghiệp cho người học trong quá trình đào tạo và thực tập tại ngân hàng. Bằng cách kết nối đó, giúp hình thành hệ sinh thái giáo dục toàn diện.

Đồng thời, các cơ sở đào tạo cũng cần nghiên cứu để xây dựng chương trình đào tạo các chuyên ngành mới phù hợp với yêu cầu của xã hội; chuyển dần từ định hướng “đào tạo những gì thị trường cần” sang “đào tạo những gì thị trường sẽ cần”.

Đối với các ngân hàng thương mại: Cần có chính sách tuyển dụng, đãi ngộ, sử dụng thu hút nhân tài phục vụ cho sự phát triển lâu dài của ngân hàng. Đồng thời, các ngân hàng cần tăng cường đào tạo và đạo tào lại cán bộ đảm bảo đội ngũ cán bộ có đủ trình độ để vận hành và làm chủ công nghệ. Để làm được điều này, các ngân hàng thương mại có thể phối hợp với các tổ chức hoặc trung tâm đào tạo chuyên nghiệp nhằm cải thiện kỹ năng chuyên nghiệp của nhân viên ngay cả khi họ đang làm việc.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

- Bank Governance Leadership Network (2018), The future of talent in banking: workforce evolution in the digital era, https://www.ey.com/Publication/vwLUAssets/ey-the-future-of-talent-in-banking/$FILE/ey-the-future-of-talent-in-banking.pdf

- Accenture (2018), Future Workforce Survey – Banking Realizing The Full Value Of AI, https://www.accenture.com/_acnmedia/PDF-77/Accenture-Workforce-Banking-Survey-Report

- Nguyễn Hồng Minh (2016), Cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 và những vấn đề đặt ra đối với hệ thống giáo dục nghề nghiệp, Trang Thông tin điện tử Học viện Cảnh sát nhân dân ngày 5/12/2016, http://hvcsnd.edu.vn/nghien-cuu-trao-doi/dai-hoc-40/cuoc-cach-mang-cong-nghiep-4-0-va-nhung-van-de-dat-ra-doi-voi-he-thong-giao-duc-nghe-nghiep-viet-nam-3234

- Vũ Văn Thực (2016), Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành ngân hàng, Tạp chí Phát triển và hội nhập, Số 26 (36), Tháng 1-2/2016, Trang 110-115, https://www.uef.edu.vn/newsimg/tap-chi-uef/2016-01-02-26/17.pdf,

- Phan Thanh Tam & Bui Van Thuy (2017), The Industry 4.0 Factor Affecting The Serviec Quality Of Commercial Banks In Dong Nai Province, European Journal of Accounting Auditing and Finance Research, Vol.5, No.9, Pp.81-91, http://www.eajournals.org/wp-content/uploads/The-Industry-4.0-Factor-Affecting-The-Service-Quality-of-Commercial-Banks-in-Dong-Nai-Province.pdf