Cách nhân giống cây tầm vông

Cây tầm vông gắn liền với trường kỳ 2 cuộc kháng chiến hào hùng của dân tộc Việt Nam. Từ xa xưa, người dân Việt Nam chúng ta đã rất khéo léo và thông minh khi sử dụng bẫy tầm vông chống giặc. Bởi hầm chông sử dụng cây tầm vông vọt nhọn cực kỳ sắc bén và tỏ ra hiệu quả.

Ngày nay, tầm vông còn được ứng dụng trong cây cảnh công trình, làm đẹp cảnh quan sân vườn, biệt thự rất đẹp. Bởi vẻ ngoài dù mảnh mai, thân nhỏ nhưng sức sống loài cây tầm vông có thể nói là vô đối, loài cây này gần như có thể sống được trong mọi môi trường dù là khắc nghiệt nhất.

Ở bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về loại cây tầm vông rất thú vị này nhé. Bài viết bao gồm các phần sau:

  • Giới thiệu, đặc điểm cây tầm vông.
  • Giá bán và địa chỉ bán cây tầm vông.
  • Ứng dụng của cây tầm vông.
  • Cách trồng và chăm sóc cây tầm vông
Giới thiệu, đặc điểm cây tầm vông

Cách nhân giống cây tầm vông

Cây tầm vông còn gọi là tre cà lay, tre cán giáo, trúc xiêm la, trúc thái, tên khoa học là Thyrsostachys siamensis (Kurz ex Munro) Gamble được cha ông chúng ta đưa về từ bên Lào trồng tại các vùng Quảng Trị đổ vào Nam. Hiện nay, cây tầm vông được trồng nhiều nhất tại các vùng Đông và Tây Nam Bộ.

Thân cây tầm vông thuộc loại thân củ mọc ngầm, những đốt cây tầm vông được chia đoạn, từ đoạn gốc thì đốt cây trưởng thành rơi vào khoảng 20-30cm, dài nhất là đoạn giữa thân cây, đốt tre tầm vông có thể lên đến 50cm.

Ngọn cây tầm vông vươn cao, lá mảnh khảnh dạng lá tre.

Cây có thói quen mọc thành bụi, tự sinh măng và phát triển thành cây con gần gốc cây mẹ.

Cây tầm vông ưa khí hậu ẩm, mưa nhiều, có thể sống trên môi trường từ đất thịt cho đến đất cát đều được.

Chiều cao trưởng thành của cây tầm vông khoảng 10m-12m.

Giá bán và địa chỉ bán cây tầm vông

Cách nhân giống cây tầm vông

Hiện nay, cây tầm vông là loại cây có giá làm đẹp cảnh quan sân vườn và giá trị kinh tế cao, ứng dụng trong khá nhiều lĩnh vực sản xuất nội thất như bàn ghế, thang, giường… vì vậy cây tầm vông có giá khá cao trên thị trường.

Tuy nhiên, tại vườn ươm cây tầm vông Hoa Sen Việt. Chúng tôi đã ươm giống thành công với số lượng lớn cây tầm vông từ cây con nhỏ. Bởi vậy, giá cây tầm vông tại vườn ươm của chúng tôi là rẻ nhất và chất lượng được kiểm soát tối ưu nhất.

Cách nhân giống cây tầm vông

Các bạn có thể tham khảo giá bán cây tầm vông bên dưới:

  • Cây tầm vông giống cao 40cm-60cm: 20.000đ/1 cây.
  • Cây tầm vông cao 60cm-100cm: 30.000đ/1 cây.
  • Cây tầm vông giống cao 100cm-150cm: 40.000đ/1 cây.
  • Cây tầm vông giống cao 150cm-250cm: 50.000đ/1 cây.
  • Cây tầm vông giống cao 250cm-400cm: 70.000đ/1 cây.
  • Cây tầm vông trưởng thành đường kính từ 8cm-10cm: 120.000đ/1 cây.

Để biết được chính xác giá cây tầm vông, các bạn có thể gọi điện số điện thoại: 0935.114.968 (bán sỉ và lẻ) – 0916.700.968 (bán sỉ và lẻ) – 0905.593.968 (dự án).

Cách nhân giống cây tầm vông

Có thể bạn quan tâm?

Địa chỉ bán cây tầm vông giá rẻ nhất

  • Địa chỉ 1: 330 Xô Viết Nghệ Tĩnh, Khuê Trung, Cẩm Lệ, Đà Nẵng.
  • Địa chỉ 2: Đường Thăng Long (sau lưng trung tâm triển lãm CMT8).
  • Địa chỉ 3: Trong Viện Khoa Học Xã Hội, Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Đà Nẵng.
Ứng dụng của cây tầm vông

Cách nhân giống cây tầm vông

  • Ứng dụng làm đẹp cảnh quan sân vườn: Cây tầm vông là loại cây gắn liền với lịch sử hào hùng dân tộc Việt Nam. Tượng trưng cho tinh thần, ý chí bất khuất, mặc dù thân mỏng manh, nhưng lại đoàn kết tạo ra sức mạnh vững bền. Cây tre tầm vông gần như chống chọi được mọi loại bão táp cấp cao nhất. Dáng cây cao vươn thẳng, hiên ngang, vì vậy, cây tầm vông thường được ứng dụng trong làm đẹp cảnh quan sân vườn, trồng làm cảnh tại các khu resort, biệt thự cao cấp.
  • Ứng dụng trong sản xuất đồ nội thất: Từ xa xưa, cây tre tầm vông đã gắn liền với các dụng cụ nội thất được tôi rèn qua các bàn tay nghệ nhân. Ngày nay, với khoa học công nghệ ngày càng phát triển, cây tre tầm vông vẫn có một chỗ đứng vững chắc trong các ngành nội thất dân dụng. Các ứng dụng cụ thể được làm từ các bàn tay nghệ nhân khéo léo và sử dụng tre tầm vông làm nguyên liệu chính đó là: Bàn, ghế, các đồ vật thủ công mỹ nghệ mang đậm bản sắc dân tộc Việt Nam.
  • Cây tre tầm vông được trồng thành bụi giúp cải tạo và giữ đất trồng rất tốt.
  • Ứng dụng trong sản xuất phân bón hữu cơ: Lá và thân cây còn được sử dụng làm nguyên liệu chế tạo phân bón hữu cơ tốt cho các loại cây trồng.
Cách trồng và chăm sóc cây tầm vông

Phương pháp nhân giống tầm vông bằng hom gốc

Cách nhân giống cây tầm vông

Xử lý cây làm giống: Cây được chọn làm giống được chặt ngắn, chỉ đề lại phần phía gốc dài 70-80cm. Lóng trên cùng để lại còn khoảng 1/3 và cắt vát một góc khoảng 450 . Dùng đất nhão trát lên vết cắt để tránh khô.

Tách lấy giống: Đào lộ gốc, dùng thuổng sắc cắt tách gốc cây mẹ ở vị trí cổ thân ngầm (chỗ bé nhất tiếp giáp với cây già). Sau khi tách, đem ngâm vào nước, ngập đến hết phần củ thân ngầm để tránh cho cây giống bị khô héo.

Chuẩn bị vườn ươm: Đất được cày toàn diện, nhặt bỏ cỏ dại và đá sỏi lớn . Đất để phủ gốc gồm: đất mặt, phân chuồng hoai, rơm rạ băm nhỏ theo tỷ lệ 1:1:1. Giàn che tạm với độ che bóng trong 3 tuần đầu khoảng 80%, 4-5 tuần tiếp theo: 50% và đến tuần thứ 6 dỡ ra hoàn toàn.

Ươm và chăm sóc: Cuốc rãnh nhỏ rộng khoảng 30 cm, sâu khoảng 40 cm. Rãnh cách rãnh khoảng 50 cm. Gốc ươm được đặt xuống rãnh theo một hướng và nghiêng 450 , phần thân ngầm để lưng quay xuống dưới, bụng lên trên. Để tiện chăm sóc, tất cả các cây đều bố trí nghiêng theo một hướng, mỗi gốc ươm đều có 1 cọc đỡ. Đặt gốc cách gốc khoảng 40 cm. Để theo dõi quá trình ra rễ, sau khi đặt gốc vào rãnh trên luống, chỉ phủ lớp đất ươm mỏng vừa che kín phần rễ. Tưới nước 2 lần/ ngày. Sau 8 ngày tiến hành lấp đất đầy rãnh (lấp kín gốc) và phủ thêm lớp rơm rạ dầy khoảng 5cm. Tiếp tục chăm sóc cho đến khi đem đi trồng.

Phương pháp nhân giống tầm vông bằng cành chiết

Cách nhân giống cây tầm vông

Chuẩn bị đất để bó bầu: Đất mùn trộn với rơm rạ, xơ dừa ủ mục, theo tỷ lệ thể tích: 1:1, trộn đều với nước đến khi được hỗn hợp mềm, dẻo.

Tiến hành chiết: Cắt phần ngọn của cành chiết, để lại phần hom còn 3-4 lóng (khoảng 30 – 40cm), lóng cuối chừa lại 4 – 5cm, cắt vát góc 450 . Cắt bỏ toàn bộ cành phụ ở 2 bên gốc cành chiết. Dùng cưa cầm tay cưa phía trên gốc cành chiết chỗ sát thân cây mẹ sâu đến 2/3 đường kính gốc cành, sau đó cưa phía dưới gốc cành sâu khoảng 2mm (vết cắt trên và dưới hợp thành đường thẳng). Dùng tay bóc sạch lớp bẹ quanh gốc cành chiết. Đưa túi ni lông đã chứa hỗn hợp đất bó bầu như nêu ở trên đưa lên đầu cành chiết, miệng túi quay đối diện với đầu cành chiết, kéo mạnh túi xuống đến đế cành sao cho để cành chiết chọc vào chính giữa khối đất bầu. Điều chỉnh lại cho đất bọc kín gốc cành chiết dài khoảng 5cm. Dùng dây nilon quấn chặt bên ngoài bầu.

Cách nhân giống cây tầm vông

Sau 20 – 30 ngày, khi kiểm tra thấy đa số cành hom đã có bộ rễ đã phát triển hoàn chỉnh, rễ chuyển từ trắng sang trắng đục ngả vàng (nhận biết qua lớp nilon trắng) tiến hành bẻ cành chiết đưa vào nuôi dưỡng tại vườn ươm.

Chuẩn bị vườn ươm: Chọn nơi bằng phẳng, thoát nước, sau đó san lấp và dẩy sạch mặt bằng, làm dàn che có độ tàn che từ 60% đến 70%.

Ươm và chăm sóc: Cành chiết lấy về vườn ươm và gỡ bỏ túi ni lông. Dùng hỗn hợp đất vào bầu theo tỷ lệ 1:1:1 (đất-phân bò-xơ dừa), đổ 1/3 hỗn hợp đất ươm vào bầu ươm có kích cỡ 15x20cm đặt gốc cành chiết vào giữa bầu cho ngay ngắn tiếp tục cho hỗn hợp đất ươm vào rồi ấn chặt cho tới khi đầy bầu sau đó xếp bầu cây vào dàn che theo từng luống để chăm sóc (tưới ngày 2 lần, nhổ cỏ, phòng trừ sâu bệnh).

Trích đoạn trồng và chăm sóc tại nguồn website bài viết: Cây tầm vông

Trên đây là những chia sẻ của Ad về sự hiểu biết về cây tầm vông được rút ra từ kinh nghiệm 10 năm trồng và ươm giống cây tầm vông. Bài viết được tự viết từ kinh nghiệm thực tiễn nên có những phần không giống chia sẻ trên internet. Các bạn có thể tham khảo các thông tin từ bài viết này và bắt tay vào làm một vườn tầm vông nho nhỏ, xinh xắn nhé.