Cạn thị là gì tại sao lại bị cận năm 2024

Cận thị là vấn đề khá phổ biến và ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống hàng ngày của chúng ta. Cùng Mắt Việt tìm hiểu về nguyên nhân gây ra bệnh cận thị và các phương pháp điều trị căn bệnh này nhé!

Mục lục

1. Cận thị là gì?

Cạn thị là gì tại sao lại bị cận năm 2024

Cận thị (Myopia, Nearsightedness) là tật khúc xạ phổ biến nhất và đang có dấu hiệu tiếp tục tăng lên mạnh mẽ trong những năm gần đây. Mắt kính nam cận, mắt kính nữ cận là những sản phẩm đang được quan tâm hàng đầu khi tật khúc xạ này gia tăng.

Nguyên nhân của tật cận thị chưa được xác định chính xác, nhưng các bác sĩ nhãn khoa cho rằng có thể do môi trường, do di truyền, các hoạt động nhìn gần kéo dài hoặc mắt bị mệt mỏi vì sử dụng máy tính quá nhiều.

2. Triệu chứng và dấu hiệu mắc bệnh cận thị

Cạn thị là gì tại sao lại bị cận năm 2024

Ngườimắc tật khúc xạ cận thị thường có các dấu hiệu/ triệu chứng sau:

  • Khó nhìn thấy các vật ở xa như biển báo, bảng đèn,…
  • Nheo mắt để tập trung nhìn rõ nhìn mọi thứ.
  • Mỏi mắt khi nhìn tập trung vào một chỗ trong một thời gian dài mà không chớp mắt. Điều này làm mắt khô và mệt mỏi.
  • Nhức đầu: Có cảm giác đau khắp đầu hoặc một vùng cụ thể trên đầu.
  • Chớp mắt thường xuyên: tốc độ chớp mắt đạt tối thiểu 14 – 17 lần/phút ở tuổi thiếu niên và tăng lên 15 – 30 lần/phút ở tuổi trưởng thành. Nếu nhận thấy chớp mắt quá nhiều có thể là dấu hiệu của một nguyên nhân tiềm ẩn như cận thị.
  • Người bị cận thị thường gặp khó khăn khi đọc bảng chỉ dẫn trên đường phố hoặc nhìn vật ở xa, nhưng có thể nhìn thấy rõ vật ở gần.
  • Nếu bạn cảm thấy mệt mỏi khi lái xe hoặc tham gia các hoạt động thể thao, đó cũng có thể là dấu hiệu của cận thị. Nếu bạn phát hiện dấu hiệu này khi đang đeo kính hoặc kính áp tròng, hãy đi khám mắt tại các bệnh viện uy tín để kiểm tra và theo dõi.

3. Nguyên nhân gây ra cận thị?

Cận thị xảy ra khi trục nhãn cầu dài hơn bình thường, do tác động giữa giác mạc và thể thủy tinh của mắt khiến ánh sáng hội tụ tại một điểm trước võng mạc thay vì trên võng mạc. Tật cận thị cũng có thể do giác mạc hoặc thể thủy tinh quá cong so với nhãn cầu. Trong một số trường hợp, cận thị còn do sự kết hợp của các nguyên nhân trên.

Những người có bố mẹ, người thân mắc bệnh cận thị có khả năng rất cao cũng mắc bệnh cận thị ngay cả khi còn nhỏ. Mức độ cận thị không tăng nhanh khi bạn trưởng thành nhưng nó có thể tiếp tục phát triển theo thời gian.

4. Phương pháp điều trị cận thị

Cạn thị là gì tại sao lại bị cận năm 2024

Cận thị có thể được điều trị bằng cách đeo mắt kính nam cận, mắt kính nữ cận , kính áp tròng, hoặc qua phẫu thuật khúc xạ.

Khi chọn kính cận, bạn nên chú ý mua kính mắt nam, kính mắt nữ có tròng với độ chiết suất phù hợp với độ cận, tròng kính có chiết suất cao sẽ mỏng và nhẹ hơn. Bạn cũng nên chọn tròng kính có các lớp phủ phù hợp với nhu cầu công việc, cuộc sống như lớp phủ chống lóa, chống ánh sáng xanh, chống UV…. Bên cạnh đó, bạn nên chọn tròng mắt kính đổi màu để bảo vệ mắt khỏi tia UV, mắt kính chống ánh sáng xanh có hại, đồng thời tiết kiệm được chi phí cho kính mát.

Phẫu thuật khúc xạ có thể giúp giảm bớt hoặc thậm chí là loại bỏ hoàn toàn bệnh cận thị. Phẫu thuật phổ biến nhất hiện nay là phẫu thuật bằng Laser Excimer.

5. Biến chứng của cận thị

Cận thị có nhiều biến chứng từ nhẹ đến nặng, chẳng hạn như:

  • Mỏi mắt: Cận thị không được điều trị gây mỏi mắt và đau đầu dai dẳng.
  • Bong võng mạc: Bong võng mạc là vấn đề nghiêm trọng có thể gây mù lòa. Cận thị càng nghiêm trọng thì nguy cơ bong võng mạc càng cao.
  • Tăng nhãn áp: Bệnh này thường xảy ra khi chất lỏng tích tụ ở phần trước của mắt. Chất lỏng dư thừa này làm tăng áp lực trong mắt và hỏng dây thần kinh thị giác. Tăng nhãn áp là nguyên nhân hàng đầu gây mù cho người bệnh trên 60 tuổi.
  • Đục thủy tinh thể: Khi thủy tinh thể tự nhiên của mắt bị đục. Protein trong thủy tinh thể bị hỏng và khiến mọi thứ trông mờ hoặc ít màu sắc hơn.

6. Cận thị thoái hóa

Cạn thị là gì tại sao lại bị cận năm 2024

Cận thị thoái hoá là loại cận thị nặng trên 6 Diop, bắt đầu xuất hiện ở lứa tuổi thanh niên. Thường xuất hiện ở đối tượng bị cận thị từ trước tuổi thiếu niên. Cận thị thoái hóa thường được cho là do di truyền và thường bắt đầu từ khi còn nhỏ.

Trong cận thị thoái hóa, trục nhãn cầu có thể dài ra rất nhanh, dẫn đến việc tăng độ cận nhanh chóng và mất thị lực. Người mắc bệnh có nguy cơ bong võng mạc, chảy máu mắt do sự phát triển bất thường của các mạch máu mới và làm tăng nguy cơ đục thủy tinh thể.

Các phương pháp phẫu thuật để điều trị biến chứng của cận thị thoái hóa bao gồm sử dụng thuốc kết hợp với liệu pháp laser gọi là liệu pháp quang động học (photodynamic therapy).

Phương pháp này cũng được sử dụng để điều trị thoái hóa vùng điểm vàng. Ngoài ra, một nghiên cứu thí điểm mới đây cho thấy một loại thuốc có tên là 7-methylxanthine (7-mx) có thể làm chậm sự dài ra của trục nhãn cầu ở trẻ em từ 8-13 tuổi.