Cây thông tạo khí ozone như thế nào

Trong một hội thảo về cách sử dụng ozone để bảo quản đu đủ và các loại trái cây khác diễn ra tại Malaysia . Giáo sư Ali – người đứng đầu hội nhóm các nhà nghiên cứu tại  Trung tâm công nghệ sinh học  ( CEPB) đã chia sẻ: “ Thật đáng buồn khi những ứng dụng hiện nay phụ thuộc quá nhiều vào chất hoá học tổng hợp. Chúng cho tác dụng tốt, nhưng ảnh hưởng tới sức khoẻ con người”. Theo Science Daily, bệnh sau thu hoạch làm giảm giá trị và chất lượng của nông sản. Thuốc diệt nấm có thể giúp nông sản lâu hỏng, tuy nhiên lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với sức khoẻ của con người và môi trường.

Ứng dụng ozone trong bảo quản trái cây

Để giúp bảo quản đu đủ, và các loại trái cây khác tránh bị hư hỏng trong quá trình vận chuyển bảo quản, các nhà nghiên cứu Malaysia đã nghiên cứu phương pháp sử dụng ozone để bảo quản đu đủ và các loại  trái cây ngoại lai. Ở nghiên cứu này nhóm thực hiện  đã xem xét thương mại hoá những ứng dụng ozone giúp tăng năng xuất trồng trọt, lợi nhuận, mang tới sự an toàn cho con người và môi trường một phương pháp hoàn hảo dùng để thay thế các phương pháp bảo quản như sử dụng thuốc diệt nấm nấm, hay một số chất hoá học bảo quản hiện đang được sử dụng. Trong nghiên cứu các nhà khoa học thử cho đu đủ mới thu hoạch sục với khí ozone trong 96 giờ, sau đó bảo quản ở nhiệt độ thấp trong 14 ngày.

Cây thông tạo khí ozone như thế nào

Kết quả cho thấy, xử lý bằng ozone giúp đu đủ có khả năng chống oxy hoá cao hơn, lượng vitamin C, beta-caroten, lycopene có trong đu đủ cũng tăng lên đáng kể so với đu đủ không được xử lý với ozone. Ozone là một chất khí có trong tự nhiên, được cấu tạ từ 3 nguyên tử Oxy. Ozone là một chất có khả năng oxy hoá cao ( gấp 3000 lần so với clo, và gấp hàng nghìn lần so với các hoá chất tẩy rửa khác) Nhờ đó Ozone cũng sẽ giúp làm chậm và giảm tỉ lệ mắc bệnh thán thư, và một số loại bệnh đốm do nấm  gây ra trên vỏ đu đủ sau khi thu hoạch bằng cách ức chế vi sinh vật tăng trưởng trên vỏ quả. Ngoài ra Ozone giúp loại bỏ thuốc diệt nấm, và các loại hoá chất dư thừa được sử dụng bảo quản quả. Để chính xác hơn về công dụng của ozone, nhóm nghiên cứu đã thử nghiệm trên các loại hoa quả khác, và kết quả cho thấy ozone cho hiệu quả đáng kinh ngạc,. Ozone có tác dụng kháng khuẩn tương tự trên trái cây và rau tươi mới cắt, và giúp loại bỏ 98% lượng hoá chất, thuốc bảo vệ thực vật ở rau, củ, quả. Với việc đem lại những hiệu quả vượt trội, hiện máy ozone khử độc thực phẩm đang được ứng dụng rất rộng rãi tại các nước. Ngoài ra công nghệ ozone còn được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực từ công nghiệp- nông nghiệp- khoa học kỹ thuận và ngay trong sinh hoạt hằng ngày của con người.

Xã hội phát triển, nhu cầu của con người ngày càng cao thì việc chăm sóc sức khỏe được quan tâm nhiều hơn. Trong đó, việc sử dụng máy ozone để bảo vệ môi trường, sức khỏe…là việc làm cần thiết . Vậy, ozone là gì? Máy ozone được ứng dụng vào đời sống con người như thế nào?

Ozone là gì?

Ozone là một chất khí đặc biệt, là ôxy hoạt tính, một nguyên tố có trong tự nhiên. Mỗi phân tử ozone chứa 3 nguyên tử ôxy.

+ Công thức cấu tạo: O3

+ Thế ôxy hoá khử: 2.07V

+ Màu sắc: xanh nhạt

+ Mùi hắc (xốc)

Ozone được tạo ra như thế nào?

+ Ozone được tạo ra trong tự nhiên bởi sự kết hợp của các phân tử ôxy trong không khí dưới tác dụng của tia tử ngoại hoặc sự kích hoạt của ánh sáng, các tia chớp.

+ Ozone xuất hiện sau mưa bão, làm cho không khí trở nên mát mẻ, trong lành và sạch sẽ hơn.

Cây thông tạo khí ozone như thế nào

Ozone được tạo ra dưới tác dụng của tia tử ngoại…(Ảnh minh họa)

Ozone được sản xuất như thế nào?

Như chúng ta đã biết, oxy phân tử (O2) của không khí có thể lão hóa, phá hủy hầu hết các đơn chất, hợp chất vô cơ, hữu cơ tự nhiên hay nhân tạo do phản ứng oxy hóa. Đó là quy trình làm sạch trong tự nhiên nhưng quá trình này rất chậm.

Song, nếu là oxy nguyên tử (O) thì sự làm sạch nhanh hơn rất nhiều. Vì vậy, người ta đã chế ra các chất chứa oxy nguyên tử để làm sạch nhanh như: thuốc tím (KmnO4), nước Javen (NaClO), nước oxy già (H2O2), ozone (O3)… trong đó dùng ozone đơn giản, tiện lợi và an toàn hơn bởi nó không bền, luôn tự phân giải và cuối cùng chỉ còn oxy vô hại và không có tạp chất nào khác.

2O3 →(O2 + O)  và  (O2 + O) = 2O2 + 2O

Và  2O → O2

Tính chất của ozone

+ Ozone có tính ôxy hoá mạnh nhất.

+ Phân tử ozone không bền, dễ bị phân rã thành ôxy phân tử và một nguyên tử ôxy tự do.

Cây thông tạo khí ozone như thế nào

Phân tử ozone không bền vững (Ảnh minh họa)

+ Ozone được sử dụng thay thế cho các chất khử trùng truyền thống như chlo và brôm…

+ Ozone không bền vững nên chỉ có thể sản xuất dùng ngay tại chỗ.

Tác dụng của Ozone

+ Tầng ozone trong khí quyển bảo vệ trái đất khỏi tia tử ngoại.

+  Ozone tiêu diệt vi khuẩn, virus và các loại nấm mốc.

+ Ozone khử các bào tử, u nang, men và các nấm.

+  Ozone ôxy hoá sắt, mangan sulfua và hydro sulffua.

Cây thông tạo khí ozone như thế nào

Ozone tiêu diệt vi khuẩn, virus và các loại nấm mốc (Ảnh minh họa)

+ Ozone phân huỷ dầu mỡ và các chất gây ô nhiễm khác trong nước.

+ Ozone khử mùi trong không khí như khói thuốc lá, bồn cầu…

+ Ozone giữ cho nước sạch và trong  hơn.

+ Ozone giữ cho nước mát mẻ trong lành hơn….

Lịch sử ra đời và phát triển ngành công nghệ ozone

Ozone được 1 nhà khoa học người Hà Lan tên là Van Marum phát hiện vào đầu năm 1785.

Chuỗi thời gian phát minh liên quan tới ozone và ứng dụng của chúng trong công nghiệp.

+ Năm 1840, ông Schonbein (người Đức) đặt tên ozone – nghĩa là không khí trong lành.

+ Năm 1873, ông Werner Von Svemens sáng chế ra ống tạo ozone.

+ Năm 1873, ông Vox phát hiện ra khả năng diệt vi sinh của ozone.

+ Từ đầu 1900, nhiều nước đã sử dụng ozone vào việc sát khuẩn, khử độc, bảo quản thịt cá, thực phẩm đông lạnh, sữa, trứng và các chế phẩm từ chúng.

+ Từ đầu 1900, nhiều nước đã sử dụng ozone để làm sạch nguồn nước cấp cho sinh hoạt với công suất lớn như: Nhà máy nước ở Schiertein, Wiesbaden, Padenborn (Đức), Nice (1906- Pháp), Maur- Pari (1909- Pháp), Peterburg (1910- Nga), Whiting (1940- Mỹ).

+ Nửa đầu thế kỉ 20 do khủng hoảng kinh tế toàn cầu và chiến tranh thế giới nên nhiều nước đã thay thế sử dụng ozone bằng Chlorine với giá thành rẻ hơn và công nghệ ít tốn kém hơn và tạm quên đi ozone.

Cây thông tạo khí ozone như thế nào

Máy khử độc rau quả, thực phẩm…bằng ozone (Ảnh minh họa)

+ Đến năm 1950, người ta lại quay trở lại ozone và sau đó ozone đã được trọng dụng và phổ biến rất nhanh chóng trong nhiều lĩnh vực: sát khuẩn, khử độc, khử mùi, khử màu, làm sạch không khí, nước uống, nước thải, bảo quản, chế biến thực phẩm, oxi hoá trong công nghệ hoá chất…

+  Năm 1973, Hiệp hội ozone Quốc tế (IOA) được thành lập và phát triển rất nhanh các hội thành viên ở hầu hết các nước phát triển.

+ Từ thập niên 90, ozone đã ở vị trí đầu của công nghệ làm xanh, sạch, an toàn.

+ Năm 1986, Mỹ ban hành hàng loạt các quy chế về vệ sinh an toàn thực phẩm, an toàn cho công nhân sản xuất, an toàn môi trường chung… trong các quy chế đó ozone đóng vai trò quan trọng.

+ Từ năm 1999, Nhật Bản nghiên cứu sử dụng đồng thời ion âm với ozone trong việc sát khuẩn, cho phép giảm đi 5 lần lượng Ozone và vẫn đạt hiệu quả tương đương.

+  Năm 2000, công nghệ ôxy hoá sâu (Advanced Oxidation Process viết tắt là AOP) đã được báo cáo trong hội nghị Quốc tế ở Tokyo.

+ Ngày 26/6/2001, Cục quản lý dược và thực phẩm Mỹ (FDA) cho phép dùng ozone sát khuẩn trực tiếp đối với thực phẩm.

+ Ở Việt nam, từ năm 1990 ozone nhân tạo đã được nhiều cá nhân, đơn vị … nghiên cứu ứng dụng nhưng chủ yếu dựa trên cơ sở các máy của nước ngoài như Pháp, Canada, Mỹ, Nga … Máy ozone – ion gia dụng và công nghiệp cỡ nhỏ bắt đầu được sản xuất bằng công nghệ nội sinh từ năm 2000.

Ozone được sử dụng ở đâu

+ Năm 1906, tại Nice – Pháp đã  xây dựng nhà máy sản xuất nước tinh khiết đầu tiên sử dụng máy ozone.

+ Năm 1986, tại thành phố Los Angeles, bang California Mỹ có nhà máy xử lý nước uống lớn nhất thế giới.

Cây thông tạo khí ozone như thế nào

Ozone được đưa vào sử dụng tại hầu hết các quốc gia trên thế giới (Ảnh minh họa)

+ Tại Việt Nam, ozone đã được đưa vào nghiên cứu và sử dụng từ năm 1990.

+ Hiện tại ozone đã được đưa vào sử dụng tại hầu hết các quốc gia trên thế giới.

Ozone ứng dụng trong công tác chăm sóc sức khoẻ

+ Giúp loại bỏ các hợp chất hoá học trong nước.

+ Khử mùi vị của các hoá chất.

+ Không gây bỏng mắt.

+ Không gây ảnh hưởng (bỏng rát) tới da, mũi và tai.

+ Không làm mất màu tóc và quần áo.

+ Không tạo thành các sản phẩm phụ gây ô nhiễm cho nước.

+ Tiêu diệt các mầm vi sinh gây bệnh nước và không khí .

+ Không gây ung thư.

Tác dụng của máy ozone dùng khử trùng trong chế biến thực phẩm

+ Khử mùi trong các kho đông lạnh, kho thành phẩm, kho bảo quản và phòng chế biến.

+ Khử độc rau quả thực phẩm.

+ Thực phẩm sau khi rửa bằng ozone có thể bảo quản tươi và lâu hơn.

+ Thời gian lưu trữ lâu hơn và giảm tỷ lệ thực phẩm hư hỏng, giảm tổn thất và nâng cao lợi nhuận.

+ Tiêu diệt hầu hết các vi khuẩn gây hại, loại bỏ dư lượng các chất bảo vệ thực vật, các chất phụ gia bảo quản thực phẩm. Duy trì độ tươi ngon cho thực phẩm bảo quản.

+ Rửa rau, trái cây, thịt cá, thuỷ sản để khử mùi hôi tanh.

+ Diệt khuẩn, phân huỷ thuốc trừ sâu, hoá chất, màu trên thực phẩm.

Những lưu ý khi sử dụng máy ozone

Lưu ý khi mua máy

Cây thông tạo khí ozone như thế nào

Không dùng máy ozone kiểu phóng sét (Ảnh minh họa)

+ Không dùng loại máy ozone kiểu phóng sét, hút nén không khí trực tiếp.

+ Không dùng máy không có bộ phận lọc sạch, tách dị khí, sấy khô…

+ Sử dụng máy có công suất tương ứng với nhu cầu (sử dụng máy công suất thấp sẽ không phát huy được tác dụng)

+ Mua sản phẩm chính hãng của các quốc gia có uy tín như: Mỹ, Pháp, Nga, Nhật…

Lưu ý khi thao tác

+ Không nên ngửi sát vào vòi nước ngậm ozone.

+ Hệ thống tạo nước ngậm ozone phải có thiết bị khử ẩm không khí trước khi qua máy tạo khí ozone.

+ Nước ngậm ozone chỉ sử dụng một lần để nâng cao hiệu quả của ozone.

Cây thông tạo khí ozone như thế nào

Nước ngậm ozone chỉ sử dụng một lần (Ảnh minh họa)

+ Khi sử dụng máy ozone dùng để rửa thực phẩm phải mặc đồng phục an toàn vệ sinh thực phẩm, đeo khẩu trang nhằm giảm thiểu việc tiếp xúc trực tiếp với khí ozone, đảm bảo sức khỏe.

Lời kết

Máy ozone ra đời và được áp dụng vào cuộc sống giúp con người khỏe mạnh, nâng cao tuổi thọ nhờ chế độ bảo quản thức ăn, nguồn nước, môi trường không khí trong sạch không bị ô nhiễm…

Tuy nhiên, khi sử dụng máy ozone tại các gia đình, người tiêu dùng cần lưu ý mua những sản phẩm chính hãng và có uy tín trên thị trường. Không nên sử dụng máy ozone kiểu phóng sét, không có túi lọc dị khí, máy có công suất tương ứng với nhu cầu…để đảm bảo phát huy một cách tốt nhất tác dụng của máy.