Chất độc sarin thường được sử dụng ở dạng nào

Đồng minh Pháp – Mỹ đang bất đồng về việc chính phủ Sirya sử dụng khí độc sarin hay không khi hôm qua, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel khẳng định ông không thấy có bằng chứng về việc sử dụng vũ khí hóa học ở Syria như điều Chính phủ Pháp đã tuyên bố. Vậy khí độc sarin là gì?

Khí độc sarin, theo Bộ Y tế tiểu bang North Dakota (Mỹ), sarin (còn có tên gọi khác là GB) là một loại chất độc chiến tranh nhân tạo được phân loại là chất độc; thần kinh.

Các chất độc thần kinh là các chất có nồng độ độc hại cao nhất và phản ứng nhanh nhất trong số các loại hóa chất chiến tranh được biết tới. Các chất này tương tự như một số chất diệt côn trùng có tên gọi là organophosphates. Tên gọi này được hình thành dựa trên cách thức hoạt động và các ảnh hưởng có hại mà các chất này có thể gây ra. Tuy nhiên, các chất độc thần kinh thường dễ lây lan hơn nhiều so với chất các diệt côn trùng organophosphate.

Sarin là một loại chất lỏng trong suốt, không màu, không mùi không vị ở dạng nguyên chất. Tuy nhiên, sarin có thể bay hơi thành khí và phát tán vào trong không khí.

Sarin và các chất độc thần kinh khác có thể đã được sử dụng làm hóa chất chiến tranh trong Cuộc chiến tranh Iran-Iraq vào những năm 1980. Chất khí sarin cũng được sử dụng trong hai cuộc tấn công khủng bố của giáo phái tận thế Aum đầu độc hệ thống tàu điện ngầm Tokyo (Nhật Bản) vào năm 1994 và 1995.

Sarin là chất dễ bay hơi nhất trong số các chất độc thần kinh, điều đó có nghĩa là chất này dễ bay hơi nhanh từ dạng lỏng thành dạng khí và phát tán vào trong môi trường. Ta có thể tiếp xúc với chất khí sarin ngay cả khi không tiếp xúc với sarin dạng lỏng.

Vì bay hơi nhanh như vậy nên sarin gây nguy hiểm tức thì, tuy nhiên mối nguy hiểm này chỉ kéo dài trong thời gian ngắn.

Mức độ nhiễm độc sarin tùy thuộc vào lượng sarin đã tiếp xúc, cách thức tiếp xúc và khoảng thời gian tiếp xúc. Các triệu chứng sẽ xuất hiện trong vòng vài giây sau khi tiếp xúc với chất sarin ở dạng khí và trong vòng vài phút cho tới 18 giờ đồng hồ sau khi tiếp xúc với chất sarin ở dạng lỏng.

Tất cả các chất độc thần kinh đều có ảnh hưởng độc hại vì ngăn chặn hoạt động bình thường của loại hóa chất có chức năng làm "công tắc tắt" cho các tuyến và cơ bắp trong cơ thể. Nếu không có "công tắc tắt," các tuyến và cơ bắp sẽ liên tục bị kích thích. Chúng có thể trở nên mệt mỏi và không còn có khả năng duy trì chức năng hô hấp.

Những người tiếp xúc với sarin ở mức độ nhẹ hoặc vừa phải thường bình phục hoàn toàn. Hầu hết những người tiếp xúc ở mức độ nghiêm trọng thường ít có khả năng qua khỏi. Không giống như một số chất diệt côn trùng organophosphate, chưa có bằng chứng nào cho thấy các chất độc thần kinh có liên quan tới các vấn đề về thần kinh kéo dài hơn một hoặc hai tuần sau khi tiếp xúc.

Vụ tấn công bằng chất độc sarin năm 1995 trên tàu điện ngầm ở Tokyo đã dùng thứ vũ khí hóa học để gây ra sức tàn phá khủng khiếp cho thành phố đông người trong giờ cao điểm

Giáo phái Aum Shinrikyo thực hiện năm vụ tấn công phối hợp cùng lúc, thả chất độc sarin trên những chuyến tàu đông đúc tại Nhật Bản trong giờ cao điểm, làm 13 người chết và hàng ngàn người bị thương.

Một năm trước đó, trong 1994 nhóm giáo phái này thực hiện cuộc tấn công bằng chất độc sarin, giết chết tám người và làm bị thương 600 người.

Một trong những người sống sót sau vụ tấn công năm 1995 là Atsushi Sakahara, cựu giám đốc quảng cáo, hiện đang sống ở Kyoto, Nhật Bản.

Ông khi đó đứng cách một trong các gói chất lỏng chứa chất độc sarin chỉ vài mét. "Lúc đầu, tôi không để ý gì đến nó cả," ông nhớ lại. "Tôi cảm thấy bị khô mắt, tựa như tôi đang kéo căng chúng ra vậy. Sáng hôm đó, tôi có một bài thuyết trình quan trọng trước khách hàng nên tôi buộc phải đến văn phòng."

Ngờ đâu đó lại là sự kiện tác động đến toàn bộ phần đời còn lại của ông.

Sakahara khởi đầu một ngày như mọi ngày. Ông tắt chuông báo thức, nằm nướng thêm vài phút rồi trở dậy, đi bộ lên con dốc ngắn đến ga tàu, mua một tờ báo và lên tuyến tàu Hibiya Line ở ga Roppongi, bắt đầu hành trình thường nhật kéo dài 15 phút đi về phía ga Tsukiji.

Chất độc sarin thường được sử dụng ở dạng nào

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Một giọt sarin nhỏ xíu đã đủ gây chết người, vì vậy những người làm công tác dọn dẹp sau các vụ như vụ tấn công 1995 ở Tokyo cần được trang bị quần áo và thiết bị bảo hộ phòng độc đầy đủ

"Lúc tàu vào ga, tôi đang đọc bài báo về vụ tấn công bằng chất độc sarin ở Matsumoto khoảng chín tháng trước," Sakahara nhớ lại. "Cửa thứ ba của toa tàu đầu tiên đỡ đông người hơn nên tôi bước vào cửa đó. Ở phía bên trái cửa có một cái túi nhựa. Tôi đã định ngồi xuống ngay bên cạnh cái túi, nhưng rồi lại đổi ý không ngồi chỗ đó nữa."

Bản năng của ông đã mách bảo chính xác. Các túi nhựa được bọc giấy báo có chứa một loại dung dịch trong đó có 30% là chất độc sarin. Khi tàu đi được hai bến kể từ lúc Sakahara bước vào toa, một thành viên của Aum Shinrikyo đã đặt túi chất độc xuống sàn tàu và dùng đầu nhọn của chiếc ô đâm thủng - dung dịch bên trong thoát ra, bốc hơi, lan ra khắp toa tàu.

"Có một người ngồi ngay cạnh cái túi, trông anh ấy không khỏe chút nào - anh ấy như sụm người xuống, ướt sũng mồ hôi," Sakahara kể lại. "Tôi cảm thấy mình lẽ ra không nên ở đó. Lẽ ra lúc đó tôi cần phải hét lên, bảo mọi người khác cũng phải ra khỏi toa tàu, nhưng tôi đã không làm. Ước gì tôi đã làm điều đó."

Thay vào đó, Sakahara di chuyển đến phía đầu toa tàu thứ hai; có hai hành khách khác cũng đi, và họ đóng sầm cánh cửa ngăn cách các toa phía sau lưng.

Ngoái đầu nhìn lại, Sakahara nói rằng ông nhìn thấy một người phụ nữ có thai trong toa tàu ông vừa rời khỏi. Đó là một ký ức ám ảnh khi ông tận mắt chứng kiến những tác hại kinh hoàng mà chất độc sarin gây ra.

"Tôi được cho biết là cô ấy là ổn, nhưng tôi không biết rõ chuyện gì đã xảy ra với cô ấy," ông nói.

Khi tàu tiếp tục chuyển bánh, người đàn ông mà ông nhìn thấy ngồi cạnh cái túi nhựa đã gục hẳn. "Họ nói rằng anh ấy ngất lịm. Khi chúng tôi đến bến tiếp theo là ga Kamiyachō, anh ấy được đưa ra khỏi tàu và nhân viên nhà ga vội vã chạy tới ứng cứu."

Chất độc sarin thường được sử dụng ở dạng nào

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Các bệnh viện ở Tokyo tràn ngập nạn nhân và cả những người lo sợ rằng họ đã tiếp xúc với khí độc vài giờ sau vụ tấn công bằng chất độc sarin năm 1995

Sức tàn phá khủng khiếp của chất độc sarin

Chất độc sarin có tác dụng trong vòng vài giây ngay khi hít phải và các triệu chứng nhiễm độc xuất hiện ngay trong phút đầu tiên nạn nhân bị phơi nhiễm.

Nó có khả năng gây chết người trong khoảng 5-10 phút. Tuy nhiên, dưới dạng hơi, nó nặng hơn không khí và do đó sẽ mất một thời gian để tràn đầy toa tàu.

Tin tức nói hành khách đã mở cửa sổ trên tàu khi họ bắt đầu cảm thấy không khỏe. Việc này đã cứu nhiều sinh mạng trong toa - chỉ một người thiệt mạng trên chuyến tàu của Sakahara.

Trong những phút tiếp theo, toa đầu tiên của chuyến tàu này được sơ tán, và người ta nghe thấy thông báo theo đó nói đã xảy ra vụ nổ tại ga Tsukiji.

Trong thực tế thì thật ra là không xảy ra vụ nổ nào - chỉ là có một chuyến tàu khác cũng bị tấn công bằng chất độc sarin. Tàu đó vừa về đến sân ga Tsukiji, hành khách loạng choạng bước ra rồi gục ngã hàng loạt. Các sự kiện đồng thời diễn ra quá nhanh đã gây bối rối, nhầm lẫn.

"Ga Tsukiji lại chính là điểm đến của tôi," Sakahara nói. "Vì vậy, tôi quyết định xuống tàu và rời khỏi ga."

Ông bắt một chiếc taxi đến phòng tập thể dục, cố gắng tập một chút nhưng sau đó quyết định đi tắm trước khi đến gặp khách hàng.

Chất độc sarin thường được sử dụng ở dạng nào

Nguồn hình ảnh, Good People Inc

Chụp lại hình ảnh,

Atsushi Sakahara (trái) hiện đang thực hiện một bộ phim tài liệu về giáo phái Aum Shinrikyo và cố gắng nhớ lại những sự kiện mình đã chứng kiến tại nhà ga Roppongi

"Lúc đó tôi bắt đầu cảm thấy rất khó chịu, nhưng nước từ vòi hoa sen đã giúp tôi trấn tĩnh," ông nói. Ông không hề biết rằng hoá ra mình đã vô tình làm theo đúng ba bước mà Bộ Nội An Hoa Kỳ khuyến nghị cần làm trong trường hợp bị tấn công hóa học, gồm có: di chuyển tới nơi có không khí sạch, cởi bỏ quần áo, tắm kỹ bằng xà phòng và nước.

"Nhưng mà khi bước ra bên ngoài, tôi cảm giác như mình đang nhìn mọi thứ qua một cặp kính râm rất sẫm màu," ông nói thêm.

Tầm nhìn bị tối sầm là một trong những triệu chứng điển hình của việc tiếp xúc với chất độc sarin, bên cạnh các triệu chứng đau mắt, co đồng tử, buồn nôn và chảy máu mũi. Chỉ đến khi Sakahara gặp một đồng nghiệp trong thang máy văn phòng và người đó nói đôi mắt ông đỏ ngầu, ông mới nhận ra có lẽ mình đã bị nhiễm độc.

"Anh ấy nói rằng tôi nên đến bệnh viện," Sakahara nhớ lại. "Khi tôi đến bệnh viện, ở đó đã có rất nhiều nạn nhân. Lúc đó, tôi thấy đau đầu và đau mắt, toàn thân nhớp nháp mồ hôi. Một bác sĩ đến thăm khám tôi, tôi hỏi bác sĩ liệu như vậy nghĩa là gì. Ông ấy đáp, 'chưa biết'."

Phải mất vài giờ sau, giới chức Nhật Bản mới xác định được đó là chất độc sarin. Với liều lượng đủ để gây chết người, các chất độc thần kinh gây tác động trong vòng từ vài giây đến vài phút, còn nếu tiếp xúc nhẹ hoặc liều lượng thấp, nạn nhân sẽ có các triệu chứng khó chịu như bị sưng tấy mắt, chóng mặt, đau đầu, chảy nước mũi và khó thở. Các triệu chứng này rất dễ bị nhầm với tình trạng cảm lạnh nghiêm trọng nếu như chúng diễn ra không quá nhanh.

Các gói chứa chất độc đã được nhân viên nhà ga nhặt mang đi vứt bỏ, và họ cũng trở thành nạn nhân của vụ tấn công.

Cũng giống như Sakahara, nhiều người trên các chuyến tàu bị nhiễm độc và ở tại các nhà ga đã nhanh chóng rời khỏi hiện trường trong lúc lực lượng khẩn cấp còn đang vật lộn kiểm soát tình hình. Sau đó, họ lại tự đến bệnh viện, khiến cho tình hình càng trở nên hỗn loạn.

Một vấn đề khác sau vụ tấn công hóa học là tâm lý hoảng loạn.

"Phần lớn - khoảng 80% trong số đó - không cần chăm sóc tại bệnh viện. Bạn có thể tưởng tượng tình hình sẽ ra sao tại một bệnh viện bận rộn khi có hàng trăm bệnh nhân đến cùng lúc như vậy. Nếu bà của bạn bị đột quỵ đúng vào ngày hôm đấy, bà ấy sẽ không được chăm sóc đúng mức. Nguy cơ tử vong do bệnh viện quá tải thật là khủng khiếp quá mức chịu đựng. Nhiều người bị tổn hại do tình trạng bệnh viện quá đông cũng như do bị tác động của cuộc tấn công."

Chất độc sarin thường được sử dụng ở dạng nào

Nguồn hình ảnh, Andy Weekes/Loughborough University

Chụp lại hình ảnh,

Việc tiến hành xét nghiệm hơi thở cho những nạn nhân bị phơi nhiễm sẽ giúp đảm bảo cho họ được điều trị đúng cách

Di chứng để lại

Di chứng có lẽ là tác hại lâu dài mà vũ khí hóa học và các vụ tai nạn hóa học để lại cho nạn nhân.

Không có mấy nghiên cứu về tác hại lâu dài của vũ khí hóa học, nhưng báo cáo từ các bác sĩ và những người sống sót sau các cuộc tấn công cho thấy chúng cũng để lại di chứng về bệnh tật và dị tật bẩm sinh cho thế hệ sau.

Nghiên cứu về những người sống sót sau vụ tấn công sarin năm 1995 ở Tokyo cho thấy các vấn đề về tim, bị dị tật ở cơ bắp và khó thở. Những người sống sót cũng bị suy giảm trí nhớ và bị tổn thương tâm lý sâu sắc.

Atsushi Sakahara năm nay đã 52 tuổi và vẫn đang phải gồng mình với những tổn thương để lại từ vụ tấn công kinh hoàng.

Về thể lực, ông cho biết ông ho rất nhiều; mắt ông luôn phải gắng sức điều tiết theo sự thay đổi của ánh sáng. Ông cũng bị suy nhược nghiêm trọng và thỉnh thoảng bị liệt tay chân mỗi khi gặp áp lực căng thẳng. Ông cũng phải vật lộn cả về mặt tâm lý.

"Cuộc sống thực sự khổ sở, tôi luôn cảm thấy không an toàn khi đi ra ngoài," ông nói. Nỗi ân hận vì đã không hét lên để cảnh báo những người khác trên tàu về mối nghi ngờ khí độc vẫn còn đeo đẳng trong tâm trí. "Tôi bị mặc cảm tội lỗi về điều đó."

Dẫu phải chịu đựng rất nhiều tổn thương, Sakahara cũng cho thấy ông có thể vượt qua nghịch cảnh. Giờ đây, ông là đạo diễn phim và giành được giải Cành cọ Vàng tại Liên hoan phim Canne năm 2001 cho bộ phim ngắn có tên Bánh Đậu (Bean Cake).

Ông hiện đang thực hiện một bộ phim tài liệu về giáo phái Aum Shinrikyo, tổ chức đã đứng sau cuộc tấn công mà ông may mắn thoát chết.

"Tôi muốn giúp mọi người hiểu rõ về điều gì đã xảy ra," ông nói. "Điều đó sẽ không bao giờ xảy ra một lần nữa."