Chính phủ việt namquanr lý những kho hàng nào

Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa kiên quyết bảo vệ tính mệnh, tài sản cho toàn thể nhân dân trong thành phố. Toàn thể nhân dân hãy giữ gìn trật tự, ai nấy yên ổn làm ăn.

Những kẻ nào phá rối trật tự, phá hoại của công, cướp bóc hoặc xâm phạm đến tính mệnh tài sản của người khác đều sẽ bị nghiêm trị.

2- Bảo hộ công thương nghiệp

Tất cả các nhà máy, cửa hiệu, ngân hàng, kho tàng của tư nhân đều được bảo hộ, không ai được xâm phạm.

Các công việc sản xuất, buôn bán của tư nhân đều được tiếp tục như thường.

3- Tiếp thu và quản lý các xí nghiệp, công sở của chính quyền Pháp và Bảo Đại

Tất cả các xí nghiệp (nhà máy, cơ quan vận tải, thương mại…) công sở, kho tàng trước đây của chính quyền Pháp và Bảo Đại thì từ nay đều do Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tiếp thu và quản lý.

Nếu trong xí nghiệp, kho tàng nào có một phần tài sản riêng của tư nhân, thì sau khi điều tra đích xác, Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sẽ công nhận quyền sở hữu của họ.

Tất cả những người đang làm việc trong các xí nghiệp, công sở, kho tàng đều được tiếp tục làm việc và chịu trách nhiệm giữ gìn máy móc, nguyên liệu vật liệu và các hồ sơ tài liệu để đợi Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phái người đến tiếp quản.

Ai có công trong việc giữ gìn các xí nghiệp, công sở, kho tàng sẽ được khen thưởng. Ai phá hoại sẽ bị trừng trị.

4- Bảo hộ các trường học, nhà thương, cơ quan văn hóa, giáo dục,…

Các trường học, nhà thương, cơ quan văn hóa giáo dục, các sân vận động, rạp hát, rạp chiếu bóng và những kiến trúc công cộng khác đều được bảo hộ và tiếp tục hoạt động.

Tất cả những người đang làm việc ở những nơi ấy đều được tiếp tục làm việc.

5- Những viên chức trong các cơ quan chính quyền Pháp và Bảo Đại được tuyển dụng theo tài năng

Tất cả viên chức trong các cơ quan chính quyền Pháp và Bảo Đại kể cả cảnh binh và viên chức cũ của các khu phố đều được tuyển dụng tùy theo tài năng; những người được lưu dụng được giữ nguyên lương cũ.

Ai nấy phải phục tùng và thi hành mệnh lệnh của Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, phải giữ gìn tài sản, hồ sơ của cơ quan, để đợi Chính phủ phái người đến tiếp quản.

Những kẻ cố ý phá hoại, lấy cắp của công hoặc chống lại không chịu phục tùng mệnh lệnh của Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đều sẽ bị nghiêm trị.

6- Những sĩ quan binh lính trong quân đội Pháp và Bảo Đại còn ở lại trong vùng mới giải phóng sau khi đã ghi tên đều có thể được phép trở về quê quán hoặc được tuyển dụng tùy theo năng lực.

Để bảo đảm việc trị an trong thành phố và ổn định trật tự xã hội, tất cả những sĩ quan, binh lính trong quân đội Pháp và Bảo Đại ở lại vùng giải phóng đều phải đến ghi tên ở Ủy ban quân chính và nộp tất cả vũ khí. Những người đến ghi tên sẽ tùy theo khả năng có thể được giúp đỡ về quê quán làm ăn. Ai muốn làm việc với Chính phủ thì sẽ được xét và dùng.

7- Bảo hộ tính mệnh, tài sản của ngoại kiều

Tính mệnh và tài sản của ngoại kiều (kể cả kiều dân Pháp) đều được bảo hộ.

Trong phạm vi pháp luật của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, ngoại kiều được tự do làm ăn, sinh sống.

Tất cả ngoại kiều đều phải tôn trọng mệnh lệnh của Ủy ban quân chính thành phố và pháp luật của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

8- Thực hiện tự do dân chủ, bảo hộ tự do tín ngưỡng của nhân dân

Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa bảo bảo đảm tự do tín ngưỡng cho tín đồ các tôn giáo; không ai được xâm phạm đến nhà thờ, đền, chùa, miếu và tài sản của các tôn giáo hoặc xâm phạm đến an toàn của những người tu hành.

Tất cả mọi người công dân nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, kể cả tín đồ các tôn giáo và các người tu hành đều phải tuân theo pháp luật của Chính phủ, đều phải làm trọn nghĩa vụ của người công dân.

Toàn thể nhân dân đều có trách nhiệm làm đúng 8 điều trên đây, góp sức vào việc giữ gìn trật tự trong thành phố ngăn ngừa và chống lại mọi sự phá hoại.

Ai có công đặc biệt trong việc giữ gìn trật tự thì sẽ được khen thưởng.

Ai hành động phá hoại sẽ nghiêm trị.

Cán bộ, nhân viên Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Quân đội nhân dân Việt Nam có kỷ luật nghiêm minh, thái độ đúng đắn, mua bán công bằng, không phạm đến một cái kim sợi chỉ của dân.

Theo khoản 1 đến khoản 3 Điều 85 Nghị định 08/2015/NĐ-CP quy định về hàng hóa được gửi kho ngoại quan như sau:

Hàng hóa gửi kho ngoại quan
1. Hàng hóa từ Việt Nam đã làm xong thủ tục hải quan xuất khẩu, hàng hóa từ nước ngoài chờ làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam hoặc chờ xuất khẩu sang nước thứ ba của các đối tượng được phép thuê kho ngoại quan quy định tại Khoản 1 Điều 84 Nghị định này được đưa vào lưu giữ trong kho ngoại quan.
2. Hàng hóa từ nước ngoài đưa vào kho ngoại quan gồm:
a) Hàng hóa của chủ hàng nước ngoài chưa ký hợp đồng bán hàng cho doanh nghiệp ở Việt Nam;
b) Hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu từ nước ngoài chờ đưa vào thị trường trong nước hoặc chờ xuất khẩu sang nước thứ ba;
c) Hàng hóa từ nước ngoài đưa vào kho ngoại quan để chờ xuất khẩu sang nước thứ ba.
3. Hàng hóa từ nội địa Việt Nam đưa vào kho ngoại quan bao gồm:
a) Hàng hóa xuất khẩu đã làm xong thủ tục hải quan chờ xuất khẩu;
b) Hàng hóa hết thời hạn tạm nhập phải tái xuất.
...

Theo đó, hàng hóa được đưa vào lưu giữ trong kho ngoại quan là hàng hóa từ Việt Nam đã làm xong thủ tục hải quan xuất khẩu, hàng hóa từ nước ngoài chờ làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam hoặc chờ xuất khẩu sang nước thứ ba của các đối tượng được phép thuê kho ngoại quan.

Hàng hóa từ nước ngoài đưa vào kho ngoại quan gồm hàng hóa của chủ hàng nước ngoài chưa ký hợp đồng bán hàng cho doanh nghiệp ở Việt Nam; hàng hóa từ nước ngoài đưa vào kho ngoại quan để chờ xuất khẩu sang nước thứ ba.

Và hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu từ nước ngoài chờ đưa vào thị trường trong nước hoặc chờ xuất khẩu sang nước thứ ba.

Hàng hóa từ nội địa Việt Nam đưa vào kho ngoại quan bao gồm hàng hóa xuất khẩu đã làm xong thủ tục hải quan chờ xuất khẩu và hàng hóa hết thời hạn tạm nhập phải tái xuất.

Chính phủ việt namquanr lý những kho hàng nào

Những loại hàng hóa nào được đưa vào lưu giữ trong kho ngoại quan? Thời gian lưu giữ hàng hóa tại kho ngoại quan là bao lâu?

(Hình từ Internet)

Những loại hàng hóa nào không được gửi vào kho ngoại quan?

Theo quy định tại khoản 4 Điều 85 Nghị định 08/2015/NĐ-CP quy định về hàng hóa không được gửi kho ngoại quan như sau:

Hàng hóa gửi kho ngoại quan
...
4. Hàng hóa sau đây không được gửi kho ngoại quan:
a) Hàng hóa giả mạo nhãn hiệu hoặc tên gọi xuất xứ Việt Nam;
b) Hàng hóa gây nguy hiểm cho người hoặc ô nhiễm môi trường;
c) Hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu, trừ trường hợp được Thủ tướng Chính phủ cho phép.
Ngoài hàng hóa quy định tại các Điểm a, b và c Khoản 4 Điều này, căn cứ tình hình xuất khẩu, nhập khẩu trong từng thời kỳ, Thủ tướng Chính phủ quyết định Danh mục hàng hóa nhập khẩu không được gửi kho ngoại quan.

Theo quy định trên, hàng hóa không được gửi vào kho ngoại quan là hàng hóa giả mạo nhãn hiệu hoặc tên gọi xuất xứ Việt Nam; hàng hóa gây nguy hiểm cho người hoặc ô nhiễm môi trường.

Đồng thời hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu cũng là những hàng hóa không được gửi vào kho ngoại quan, trừ trường hợp được Thủ tướng Chính phủ cho phép.

Ngoài những lại hàng hóa nêu trên thì căn cứ tình hình xuất khẩu, nhập khẩu trong từng thời kỳ, Thủ tướng Chính phủ có thể quyết định Danh mục hàng hóa nhập khẩu không được gửi kho ngoại quan.

Thời gian lưu giữ hàng hóa tại kho ngoại quan là bao lâu?

Căn cứ khoản 1 Điều 61 Luật Hải quan 2014 quy định về hàng hóa gửi tại kho ngoại quan như sau:

Hàng hóa gửi tại kho ngoại quan, kho bảo thuế, địa điểm thu gom hàng lẻ
1. Hàng hóa gửi kho ngoại quan được lưu giữ trong thời gian không quá 12 tháng kể từ ngày được gửi vào kho; trường hợp có lý do chính đáng thì được Cục trưởng Cục Hải quan đang quản lý kho ngoại quan gia hạn một lần không quá 12 tháng.
...

Như vậy, thời gian lưu giữ hàng hóa tại kho ngoại quan là không quá 12 tháng kể từ ngày được gửi vào kho.

Trường hợp có lý do chính đáng thì được Cục trưởng Cục Hải quan đang quản lý kho ngoại quan gia hạn một lần không quá 12 tháng.