Chính sách đối ngoại của Đảng ta là gì

Chính sách đối ngoại của Đảng ta là gì
Đồng chí Lê Hoài Trung

(Thanhuytphcm.vn) - Sáng 30/1, chia sẻ với báo chí bên lề Đại hội XIII của Đảng, đồng chí Lê Hoài Trung, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Chủ nhiệm Ủy ban Biên giới quốc gia đã trao đổi với báo chí về công tác đối ngoại.

* Phóng viên: Đồng chí đánh giá thế nào về nội dung chủ trương, chính sách, đường lối đối ngoại được đề ra trong dự thảo văn kiện Đại hội XIII của Đảng, đâu là những điểm mới, trọng tâm?

Đồng chí Lê Hoài Trung: Dự thảo văn kiện Đại hội XIII của Đảng đề cập rất nhiều vấn đề từ báo cáo Chính trị, chiến lược phát triển kinh tế-xã hội; đánh giá quá trình thực hiện Cương lĩnh cùng với đó là các vấn đề xây dựng Đảng. Trong Báo cáo chính trị và đánh giá về thực hiện chiến lược phát triển kinh tế-xã hội vừa qua và định hướng thời gian tới có nội dung về công tác đối ngoại. Báo cáo chính trị đánh giá chúng ta giành được những thành tựu có ý nghĩa rất quan trọng, nhiều dấu ấn nổi bật, trong đó có đóng góp của công tác đối ngoại, bao gồm đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước, ngoại giao Nhân dân. Đối ngoại là vấn đề rất quan trọng của đất nước chúng ta, một dân tộc đã trải qua nhiều cuộc đấu tranh để gìn giữ nền độc lập, giữ vững độc lập, tự chủ trong tình hình quốc tế rất phức tạp.

Chúng ta đã nâng cao hiệu quả và làm sâu sắc hơn quan hệ với các đối tác quốc tế, mở rộng thêm quan hệ với nhiều đối tác quốc tế, nâng số lượng đối tác chiến lược và đối tác toàn diện lên con số 30, gồm tất cả các nước là Ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc, phần lớn các nước thành viên các nhóm chính trị, kinh tế lớn trên thế giới, đặc biệt là các nước láng giềng.

Một điều rất quan trọng là chúng ta đã giữ vững được toàn vẹn lãnh thổ, chủ quyền, đạt được nhiều thành tựu cụ thể trong giải quyết vấn đề biên giới. Đối với đường biên giới trên bộ (khoảng trên 5.000 km), chúng ta đã hoạch định xong toàn bộ với cả ba nước có biên giới chung là Lào, Campuchia, Trung Quốc. Trước đây chúng ta đã phân giới cắm mốc xong với Lào, Trung Quốc, và vừa qua đã hoàn thành 84% phân giới cắm mốc với Campuchia.

Điểm lớn nữa là chúng ta đã tranh thủ tốt hội nhập quốc tế cho phát triển kinh tế xã hội, thể hiện từ chủ trương quan hệ chính trị, hội nhập quốc tế. Chúng ta đã thu hút được nguồn lực đầu tư rất lớn, thúc đẩy thương mại, du lịch, tranh thủ về khoa học, công nghệ, giáo dục… Đồng thời chúng ta vẫn giữ được độc lập, tự chủ, trong đó có tự chủ về kinh tế.

Về những nét lớn, nội dung liên quan đến công tác đối ngoại trong thời gian tới, trước hết các dự thảo văn kiện đánh giá tình hình có những thuận lợi về môi trường đối ngoại như: hoà bình hợp tác, phát triển là xu thế lớn; quá trình toàn cầu hoá và liên kết kinh tế vẫn tiếp tục, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư… Nhưng bên cạnh đó chúng ta cũng đứng trước rất nhiều khó khăn, thách thức trong môi trường quốc tế và khu vực. Đặc biệt những biến động rất lớn của những thách thức an ninh phi truyền thống, mà điển hình là tác động của dịch bệnh Covid-19 trong hơn 1 năm qua; rồi vấn đề an ninh mạng, tội phạm xuyên quốc gia, ma tuý…

Điều đó cho thấy đối với công tác đối ngoại, đánh giá tình hình thế giới, khu vực, bên cạnh những thuận lợi thì cần hết sức chú ý đến những khó khăn, thách thức, phức tạp, đặc biệt là những diễn biến mới hoặc vấn đề mới xuất hiện.

Trên cơ sở đó, chúng ta vẫn thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại đã đem lại những thành tựu phát triển của đất nước và được sự ủng hộ rộng rãi của khu vực và cộng đồng quốc tế. Đó là đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, hoà bình, hợp tác và phát triển, Việt Nam là bạn, đối tác trách nhiệm, tin cậy trong cộng đồng quốc tế; đa phương hoá, đa dạng hoá và bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia, dân tộc dựa trên luật pháp quốc tế, bình đẳng giữa các quốc gia. Lần này có điểm nhấn rất mạnh là chúng ta đặt ra nhiệm vụ đối ngoại, phát huy vai trò tiên phong trong tạo dựng và gìn giữ môi trường hoà bình, tranh thủ điều kiện thuận lợi cho quá trình phát triển và đổi mới đất nước cũng như nâng cao vị thế của Việt Nam.

Chúng ta cũng nêu rất rõ đối ngoại gồm 3 trụ cột: đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước, ngoại giao Nhân dân. Đây là 3 lực lượng phát huy tác dụng trong quá trình kháng chiến để nâng cao vị thế của đất nước, tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế, kể cả tinh thần và vật chất cũng như trong quá trình đổi mới thời gian qua. Đây là lần đầu tiên trong văn kiện của Đại hội nói rõ 3 trụ cột này. Để thực hiện điều đó phải xây dựng đội ngũ cán bộ đối ngoại có năng lực cao hơn, có trình độ tốt hơn, toàn diện hơn, đặc biệt là xây dựng nền ngoại giao toàn diện và hiện đại.

* Đồng chí đánh giá như thế nào về hình ảnh vị thế Việt Nam trong mắt cộng đồng bạn bè quốc tế trong thời gian qua?

Tôi nghĩ rằng hình ảnh và uy tín của Việt Nam đã được nâng cao trong mắt bạn bè trong thời gian qua. Việt Nam vốn được biết đến và được yêu quý, vì là đất nước có nền văn hóa rất đặc sắc, có nhiều cộng đồng dân tộc và có lịch sử lâu dài. Đặc biệt người ta biết đến Việt Nam là dân tộc yêu chuộng hòa bình nhưng là dân tộc bất khuất và đã giành được thắng lợi trong việc bảo vệ nền độc lập của mình trong chiều dài lịch sử. Việt Nam cũng được biết đến nhiều về thành tựu của quá trình đổi mới, Việt Nam trở thành điểm đến của các nhà đầu tư là đối tác thương mại trên thế giới. Do đó, hình ảnh Việt Nam được thế giới rất trân trọng. Lại thêm việc trong 5 năm qua, Việt Nam tạo ấn tượng rất lớn khi đóng góp tích cực và có trách nhiệm đối với các vấn đề quốc tế, tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình.

Có thể khẳng đinh, hình ảnh Việt Nam hiện nay rất tốt đẹp đối với cộng đồng quốc tế. Với những lý do như vậy, tôi cho rằng đó là thuận lợi rất lớn cho chúng ta, không chỉ trong quá trình triển khai công tác đối ngoại mà cả trong quá trình đổi mới, triển khai chiến lược phát triển kinh tế xã hội với những mục tiêu rất lớn.

* Bảo vệ lãnh thổ biên giới, chủ quyền, quyền chủ quyền biển, đảo là một nhiệm vụ tiên quyết, trọng tâm của Đảng và Nhà nước ta, được nhắc trong các nghị quyết. Công tác này trong nhiệm kỳ tới được triển khai như thế nào?

Mục tiêu đường lối đối ngoại của Việt Nam là giữ được môi trường hòa bình, ổn định cho phát triển đất nước, tranh thủ được tốt nhất điều kiện thuận lợi cho quá trình đổi mới cũng như quá trình phát triển kinh tế xã hội. Đó cũng là mục tiêu nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Đồng thời đó cũng là mục tiêu làm sao đóng góp vào công việc của cộng đồng quốc tế. Một mục tiêu đã được đề ra rất quan trọng là chúng ta kiên quyết, kiên trì giữ vững độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ. Điều này được khẳng định giữ vị trí hàng đầu trong đường lối đối ngoại của chúng ta trong nhiều Đại hội vừa qua, trong đại hội này, trong tổng thể thực hiện các mục tiêu đó.

* Xin cảm ơn đồng chí!

Trung Kiên (ghi)

Tin liên quan

Chính sách đối ngoại của một quốc gia, còn được gọi là chính sách ngoại giao, bao gồm các chiến lược do nhà nước lựa chọn để bảo vệ lợi ích của quốc gia mình và đạt được các mục tiêu trong môi trường quan hệ quốc tế. Các phương pháp được sử dụng một cách chiến lược để tương tác với các quốc gia khác. Nghiên cứu về các chiến lược như vậy được gọi là phân tích chính sách đối ngoại. Trong thời gian gần đây, do mức độ toàn cầu hóa và các hoạt động xuyên quốc gia ngày càng sâu rộng, các quốc gia cũng sẽ phải tương tác với các chủ thể phi quốc gia. Sự tương tác nói trên được đánh giá và giám sát trong nỗ lực tối đa hóa lợi ích của hợp tác quốc tế đa phương. Vì lợi ích quốc gia là tối quan trọng, các chính sách đối ngoại được chính phủ thiết kế thông qua các quy trình ra quyết định cấp cao. Thành tựu lợi ích quốc gia có thể xảy ra do kết quả hợp tác hòa bình với các quốc gia khác, hoặc thông qua khai thác hay lợi dụng. Thông thường, việc tạo chính sách ngoại giao là công việc của người đứng đầu chính phủ và bộ trưởng ngoại giao (hoặc tương đương). Ở một số nước, cơ quan lập pháp cũng có tác dụng đáng kể. Chính sách đối ngoại của các quốc gia có tỷ lệ thay đổi và phạm vi ý định khác nhau, có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố làm thay đổi lợi ích quốc gia hoặc thậm chí ảnh hưởng đến sự ổn định của chính quốc gia đó. Chính sách đối ngoại của một quốc gia có thể có tác động sâu sắc và lâu dài đối với nhiều quốc gia khác và trên toàn bộ quan hệ quốc tế, như Học thuyết Monroe mâu thuẫn với các chính sách trọng thương của các nước châu Âu thế kỷ 19 và mục tiêu độc lập của các nước Trung Mỹ và Nam Mỹ mới thành lập.

Lịch sửSửa đổi

Nhà triết học Hy Lạp cổ đại Aristotle đã mô tả con người là động vật xã hội. Do đó, tình bạn và quan hệ đã tồn tại giữa con người kể từ khi bắt đầu tương tác với con người. Khi tổ chức phát triển trong các vấn đề của con người, quan hệ giữa người với người cũng được tổ chức lại. Chính sách đối ngoại vì thế đã tồn tại từ thời nguyên thủy. Sự khởi đầu trong các vấn đề của con người về quan hệ đối ngoại và sự cần thiết phải có chính sách đối ngoại để đối phó với họ cũng lâu đời như tổ chức cuộc sống của con người theo từng nhóm. Trước khi có chữ viết, hầu hết các mối quan hệ này được thực hiện bằng lời nói và để lại ít bằng chứng khảo cổ trực tiếp.

Các tài liệu từ thời cổ đại, Kinh thánh, các truyện thơ Homer, sách lịch sử của Herodotus và Thucydides, và nhiều người khác, cho thấy sự tích lũy kinh nghiệm trong việc giao tiếp với người nước ngoài. Các tác phẩm cổ của Trung Quốc và Ấn Độ[cái gì?]đưa ra nhiều bằng chứng về tư tưởng liên quan đến việc quản lý quan hệ giữa các dân tộc dưới hình thức trao đổi ngoại giao giữa các nhà cai trị và các quan chức của các quốc gia khác nhau và trong các hệ thống quan hệ chính trị nhiều tầng như triều đại nhà Hán và các vị vua trực thuộc, với các thế lực mạnh mẽ hơn mà[cái gì?] đã tiến hành các mối quan hệ đối ngoại hạn chế của riêng mình miễn là những điều đó không can thiệp vào nghĩa vụ chính của họ đối với chính quyền trung ương, các chuyên luận của Chanakya và các học giả khác, và văn bản của các hiệp ước cổ đại, cũng như các tác phẩm cổ đại đã biết đến. thậm chí các nguồn cũ hơn đã bị mất hoặc chỉ còn ở dạng rời rạc từng phần.

Thế kỷ 20Sửa đổi

Chiến tranh toàn cầu đã xảy ra hai lần trong thế kỷ XX. Do đó, quan hệ quốc tế trở thành mối quan tâm của công chúng cũng như một lĩnh vực nghiên cứu và nghiên cứu quan trọng. Sau chiến tranh thế giới thứ hai và trong những năm 1960, nhiều nhà nghiên cứu[ai nói?] ở Mỹ nói riêng và từ các quốc gia khác, đã đưa ra vô số tác phẩm nghiên cứu và lý thuyết. Nghiên cứu này được thực hiện cho quan hệ quốc tế và không phải cho chính sách đối ngoại. Dần dần, các lý thuyết khác nhau bắt đầu phát triển xung quanh quan hệ quốc tế, hệ thống quốc tế và chính trị quốc tế, nhưng nhu cầu về lý thuyết chính sách đối ngoại (nghĩa là điểm khởi đầu ở mỗi quốc gia có chủ quyền) tiếp tục nhận được sự quan tâm không đáng kể. Lý do là các quốc gia thường giữ bí mật chính sách đối ngoại của mình như văn kiện bảo mật chính thức và không giống như ngày nay, việc công chúng biết về các chính sách này được coi là không thích hợp.[cần dẫn nguồn] Bí mật này là một phần thiết yếu cho khuôn khổ xây dựng chính sách đối ngoại.

Chiến tranh thế giới thứ hai và sự tàn phá của nó đặt ra một mối đe dọa và thách thức lớn cho nhân loại, điều này cho mọi người thấy tầm quan trọng của quan hệ quốc tế. Mặc dù việc xây dựng chính sách đối ngoại tiếp tục vẫn là một quá trình được bảo vệ chặt chẽ ở cấp quốc gia, nhưng việc tiếp cận rộng hơn với hồ sơ chính phủ và lợi ích công cộng lớn hơn đã cung cấp nhiều dữ liệu hơn từ đó công việc hàn lâm đặt quan hệ quốc tế trong khuôn khổ khoa học chính trị. Các khóa học sau đại học và sau đại học được phát triển. Nghiên cứu được khuyến khích, và dần dần, quan hệ quốc tế đã trở thành một ngành học thuật trong các trường đại học trên khắp thế giới.[cần dẫn nguồn] Chủ đề của việc các công dân có tham gia xây dựng hay không có lợi cho các môn "nghệ thuật", hoặc liệu các môn học như truyền thông đa văn hóa và đa cá nhân và những người khác có thể đóng một vai trò quan trọng trong tương lai của quan hệ quốc tế có thể là một chủ đề cho nghiên cứu thêm bởi các cá nhân / nhóm quan tâm và được khuyến khích ở cấp giáo dục.

Người[ai nói?] làm nghiên cứu chính sách đối ngoại trong thế kỷ 20 không biết rằng có hay không các tổ chức làm việc chặt chẽ nhất với chính sách đối ngoại giữ các nội dung thống kê kinh nghiệm không giống như các tính toán bảo hiểm thống kê giữ bởi các tổ chức của bảo hiểm ngành công nghiệp đánh giá rủi ro và nguy hiểm liên quan (ví dụ, khi tình hình "C" đã xảy ra trước đó và chủ đề bao gồm các trường hợp "E" và "L", nó được xử lý như thế nào và kết quả là gì? Khi nào kết quả hòa bình và hòa giải dẫn đến mối quan hệ tốt hơn từng có được thông qua hành động đã được xem xét và hành động đó là gì?).

Các nhà nghiên cứu làm việc với chính sách đối ngoại có thể được chia thành hai nhóm:

  1. Các nhà nghiên cứu chiến tranh thế giới coi chính trị quốc tế và chính sách đối ngoại là một lĩnh vực nghiên cứu duy nhất
  2. Các nhà nghiên cứu thừa nhận chính sách đối ngoại là một nguồn chứ không phải là bản chất của chính trị quốc tế và đưa nó vào nghiên cứu như một chủ đề

(Nhóm thứ hai hạn chế việc viết tập trung vào hoạch định chính sách đối ngoại.)

Các công trình của nhóm thứ hai đến gần hơn với lý thuyết về chính sách đối ngoại, nhưng không có nỗ lực xây dựng một lý thuyết cơ bản về chính sách đối ngoại. Các tác phẩm của Hans Morgenthau về các yếu tố chính của chính sách đối ngoại dường như đã bao trùm hầu hết các lĩnh vực.[1]

Tham khảoSửa đổi

  1. ^ Morgenthau, Hans J.. Chính trị giữa các quốc gia; cuộc đấu tranh cho quyền lực và hòa bình. Tái bản lần thứ 4 New York: Knopf, 1967. In.