Có cơn co bao lâu thì sinh

Ngày 21/08/2017 16:38 PM (GMT+7)

Chuyển dạ là quá trình sinh lý, trong đó thai và nhau thai được đưa ra khỏi buồng tử cung qua âm đạo. Đây là giai đoạn cuối cùng để kết thúc thời kỳ thai nghén và cũng là giai đoạn có nhiều nguy cơ nhất đối với sức khoẻ, tính mạng của mẹ và con. Do đó bà bầu cần nắm rõ được các dấu hiệu chuyển dạ và theo dõi sát các dấu hiệu đó để hạn chế rủi ro có thể xảy ra.

Có cơn co bao lâu thì sinh

Chuyện dạ là giai đoạn cuối cùng để kết thúc thời kỳ mang thai. (Ảnh minh họa)

Tuy nhiên, trước khi bước vào cơn chuyển dạ thật, bà bầu thường xuất hiện cơn chuyển dạ giả. Chuyển dạ giả hay còn gọi là cơn gò sinh lý, cơn gò Braxton-Hicks. Một số chuyên gia cho biết các cơn gò sinh lý là một tín hiệu cho thấy tử cung đã sẵn sàng cho cơn chuyển dạ thật.

Các cơn co thắt giả thường xuất hiện từ những ngày đầu trong 3 tháng cuối thai kỳ. Ban đầu, các cơn co này diễn ra khá nhẹ nhàng nhưng càng gần ngày sinh, các cơn co càng xuất hiện dày đặc với cường độ mạnh hơn khiến nhiều mẹ không phân biệt được đâu là dấu hiệu chuyển dạ giả và thật. Điều này khiến bà bầu vô cùng hoang mang vì không biết liệu mình sắp sinh chưa.

Đặc điểm phân biệt giữa chuyển dạ thật và giả

Để phân biệt chuyển dạ thật hay cơn gò sinh lý, mẹ bầu hãy dựa vào các đặc điểm sau:

Đặc điểm Chuyển dạ giả Chuyển dạ thật

Vị trí cơn đau

Các cơn co thắt thường chỉ xuất hiện ở phần bụng dưới hoặc vùng chậu.

Các cơn co thắt thường bắt đầu ở phần dưới lưng, sau đó lan sang bụng trên, bụng dưới, thậm chí cả hai bên sườn, hai bên bắp đùi.

Tần suất xuất hiện

Không thường xuyên và liên tiếp.

Đều đặn và thường kéo dài 30-90 giây. Càng lúc càng dồn dập hơn.

Mức độ đau

Cơn co không gây cho mẹ cảm giác đau đớn hoặc lúc đầu có thể dữ dội nhưng sau đó giảm dần đi

Các cơn co tăng lên đều đặn khiến mẹ  rất đau đớn

Nhịp điệu cơn co

Diễn ra thất thường, có thể kéo dài hoặc nhanh chóng biến mất.

Đều đặn, có nhịp điệu. Lúc đầu, mẹ có thể cảm nhận được khoảng 10 phút xuất hiện 1 cơn co, sau đó tăng lên 10 phút 2 cơn co rồi 10 phút 3 cơn co,… Thông thường các cơn co sẽ cách nhau 5 – 10 phút và có nhiều hơn 5 cơn co trong vòng một tiếng.

Sự tăng giảm khi di chuyển

Cơn co thường ngừng khi mẹ bầu đi lại hoặc nghỉ ngơi, hay thay đổi tư thế. 

Cơn co không dứt ngay cả khi di chuyển và thay đổi tư thế.

Ngoài cách phân biệt trên, mẹ bầu có thể nhận biết các cơn co thắt thật khi chúng diễn ra trong hoặc sau khi xuất hiện các dấu hiệu chuyển dạ như bụng bầu tụt xuống, tăng tiết dịch nhầy âm đạo, dịch nhầy có màu nâu, rò rỉ nước ối, đau lưng,…

Cơn chuyển dạ giả cách cơn chuyển dạ thật bao lâu?

Trên thực tế, không có một khoảng thời gian rõ ràng giữa chuyển dạ thật và chuyển dạ giả vì nó phụ thuộc vào từng mẹ bầu. Mẹ chỉ có thể phân biệt chúng dựa trên các đặc điểm về mức độ đau cũng như tần suất của các cơn co.

Chuyển dạ sau bao lâu thì sinh?

Có cơn co bao lâu thì sinh

Cơn chuyển dạ thật thường xảy ra trước 2 tuần so với ngày dự sinh. (Ảnh minh họa)

“Chuyện dạ sau bao lâu thì sinh?” hay “Chuyển dạ giả sau bao lâu thì sinh?” là những câu hỏi thắc mắc thường gặp ở các mẹ bầu. Tuy nhiên, nếu chỉ là các cơn co do chuyển dạ giả thì các mẹ cứ bình tĩnh bởi các cơn gò Braxton-Hicks thường xuất hiện ở tháng đầu trong giai đoạn ba tháng cuối thai kỳ. Bên cạnh đó, cơn chuyển dạ thật thường xảy ra trước 2 tuần so với ngày dự sinh.

Tuy nhiên, trên thực tế, không có khoảng thời gian chính xác nào giữa các cơn chuyển dạ và thời điểm mẹ bầu “vỡ chum”. Vì điều này còn phụ thuộc vào cơ địa của từng mẹ bầu.

Chuyên mục Bà bầu – nơi cung cấp những thông tin, kiến thức hữu ích về thụ thai, mang bầu, những kinh nghiệm sinh nở cho phụ nữ trước, trong và sau khi có thai.

Mời độc giả có những thắc mắc, chia sẻ, tâm sự liên quan đến chủ đề này gửi về địa chỉ   để được sẻ chia, tư vấn từ chuyên gia. 

Xem thêm chủ đề Dấu hiệu sắp sinh

Theo Hà Nguyễn (Tổng hợp) (Khám phá)

Tin liên quan

Có cơn co bao lâu thì sinh

Có cơn co bao lâu thì sinh

Có cơn co bao lâu thì sinh

Có cơn co bao lâu thì sinh

Tài trợ | Giảm cân an toàn tại nhà

Có cơn co bao lâu thì sinh

Có cơn co bao lâu thì sinh

Tin bài cùng chủ đề Dấu hiệu sắp sinh

Có cơn co bao lâu thì sinh

2. Giai đoạn chờ sinh: Giao đoạn tích cực

Thông thường đây là giai đoạn lâu nhất, đặc biệt khi sinh “con so” (sinh con lần đầu). Quá trình này có thể kéo dài từ 12 đến 14 tiếng, hoặc kéo dài cả ngày.

Giai đoạn này có thể chia ra làm 2 thời kỳ:

  a. Thời kỳ đầu tiên

  • Trong thời kỳ này, các cơn co thắt thường xuất hiện cách nhau ba mươi phút và không phải quá đau đớn. Dần dần, mẹ sẽ cảm nhận các cơn co thắt mạnh hơn và thường xuyên hơn, đến khi chúng cách nhau khoảng 5 phút.
  • Phần lớn sản phụ đều trải qua giai đoạn này tại nhà. Giữa các kỳ co thắt, mẹ sẽ có đủ thời gian để chuẩn bị di chuyển đến bệnh viện. Hãy thông báo với bác sĩ và giữ liên lạc cho đến khi mẹ nhập viện an toàn nhé!
  • Trong lúc này, mẹ hãy cố gắng đi lại xung quanh và điều tiết hơi thở của mình. Việc này có thể giúp mẹ cảm thấy thoải mái hơn và dễ sinh hơn.
  • Có một số trường hợp, thời kỳ này diễn ra khá lâu. Mẹ có thể tranh thủ nghỉ ngơi, nằm nghiêng một bên người sẽ giúp mẹthoải mái hơn đấy.
  • Mẹ cũng có thể ăn một ít thức ăn nhẹ nhàng, hãy tránh ăn những đồ dầu mỡ và nên uống nhiều nước lọc hay các loại nước không có đường để tránh gây ra buồn nôn.

b. Thời kỳ cổ tử cung mở ra

  • Thời điểm này, các cơn co thắt cách nhau khoảng 4-5 phút và kéo dài khoảng một phút. Mẹ nên di chuyển đến bệnh viện để chuẩn bị sinh con.
  • Sau khoảng vài tiếng đồng hồ, cổ tử cung của mẹ có thể mở từ 4 đến 8cm. Nếu mẹ thấy đau, hãy thử thay đổi tư thế của mình. Có đôi khi mẹ phải thay đổi tư thế vài lần để có thể thoải mái hơn với các cơn co thắt. Mẹ cũng có thể nhẹ nhàng xoay chuyển hông, động tác này giúp em bé di chuyển xuống tử cung nhanh chóng hơn.
  • Thông thường, các sản phụ không thể di chuyển hay nói chuyện vì các cơn co thắt lúc này khá mạnh. Hãy tranh thủ thời gian giữa các lần co thắt để giữ sức.
  • Điều tiết hơi thở có thể giúp ích phần nào khi gặp các cơn co thắt. Mẹ hãy thử hít sâu khi cơn co thắt bắt đầu, và thở nhẹ ra theo mỗi lần co thắt. Cố hít thở đều đặn và nhẹ nhàng nhé!

3. Chuẩn bị chuyển dạ sắp sinh: Giai đoạn chuyển tiếp

  • Lúc này, các cơn co thắt của mẹ sẽ kéo dài hơn, thường xuyên và mạnh hơn. Thông thường mỗi cơn co thắt kéo dài khoảng 90 giây và cách nhau từ 2 đến 3 phút. Các bà bầu có thể cảm thấy sợ hãi hay cáu giận. Nếu thấy người run rẩy hoặc buồn nôn, cảm giác cơ thể mình quá nóng hay quá lạnh, hãy báo ngay cho bác sĩ vì đây không phải là dấu hiệu thông thường.
  • Mười phút hoặc một tiếng sau đó, có thể là thời điểm chuyển dạ của mẹ. Lúc này, cổ tử cung đã mở hoàn toàn đến 10cm và cơ thể mẹ đã sẵn sàng đón em bé chào đời. Khoảng thời gian tử cung giãn từ 5cm đến lúc đạt 10cm sẽ kéo dài nhanh hơn nhiều so với thời gian đầu.
  • Trong quá trình sinh con, các y tá sẽ quan sát tình trạng của bé bằng cách đo nhịp tim. Các y tá sẽ dùng một thiết bị đặc biệt hoặc để mẹ đeo một dây đai quanh bụng có liên kết với máy hiển thị nhịp tim của bé. Trừ khi bác sĩ e ngại về tình trạng sức khỏe của bé và cần theo dõi trong suốt quá trình sinh con, việc lấy nhịp tim có thể thực hiện trong khoảng 30 phút.
  • Trong giai đoạn chuẩn bị sinh, mẹ hãy cố gắng thư giãn, tìm một tư thế thoải mái và tránh hoảng sợ hay lo lắng quá.
  • Có chồng hay người thân bệnh cạnh cũng giúp ích rất lớn trong giai đoạn này, đặc biệt là khi họ đã từng tham gia những khóa huấn luyện tiền sinh sản.

Tham khảo: Cách rặn thở khi sinh

Nếu như mẹ vẫn đang có những thắc mắc trong việc phục hồi sức khỏe sau khi sinh thì tham khảo chuyên mục Chăm sóc sau sinh hoặc đừng ngần ngại gửi ngay câu hỏi của mẹ về Góc Chuyên Gia của HUGGIES® để được các bác sĩ giải đáp nhé.

 

Song thai khác trứng

Sinh con 26/11/2018

Cặp song sinh khác trứng cũng như các anh (chị) em khác, cùng cha mẹ ruột nhưng có sự khác biệt là được hình thành và phát triển trong tử cung người mẹ trong cùng một thai kỳ.

dấu hiệu sắp sinh trước 1 tuần

Sinh con 01/11/2018

Trên thực tế, khi sắp sinh thường có những dấu hiệu báo trước và có những trường hợp không có dấu hiệu báo trước.

Bà bầu và bệnh thiếu máu

Mang thai 10/12/2018

Thiếu máu có thể xảy ra bất kì lúc nào trong cuộc đời mỗi người và rất thường gặp khi mang thai. Điều này lý giải tại sao khi đi khám thai định kì, bạn luôn phải làm xét nghiệm máu, nhất là vào tam cá nguyệt thứ nhất và lúc thai 20 tuần. Thiếu máu là tình trạng giảm số lượng hồng cầu hay còn gọi là huyết sắc tố trong máu. Tủy xương chịu trách nhiệm sản xuất và bổ sung những tế bào đặc biệt này mỗi 120 ngày. Và vì chúng đảm nhận vai trò cung cấp oxy cho toàn cơ thể, nên hai dấu hiệu đầu tiên của thiếu máu do thiếu sắt là khó thở và mệt mỏi.

trở về nhà sau sinh

Bạn nên thảo luận với chồng bạn về những mong muốn của cả hai khi em bé về nhà. Việc này sẽ giúp bạn bớt được một số căng thẳng. Bạn sẽ thấy rằng chồng bạn cũng có những quan điểm khác bạn. Anh ấy có thể gia trưởng một chút và không thích chịu trách nhiệm những việc lặt vặt trong nhà. Cách nhìn này đã lỗi thời rồi. Đa số đàn ông hiện nay đều thích có cơ hội chung tay chăm sóc cho đứa con bé bỏng. Bạn nên tạo điều kiện cho chồng bạn tham gia việc nhà với bạn nếu họ sẵn lòng. Bạn sẽ đỡ cực hơn và không cần thiết phải chấp nhận hi sinh.

có mang song thai

Hiện nay, trong các trường hợp mang đa thai, mang thai song sinh là phổ biến nhất. Khoảng 90% là cặp song sinh, với 10% còn lại là sinh ba, tư, năm hay sinh nhiều hơn. Ngay cả khi gia đình bạn chưa có cặp song sinh, bạn vẫn có thể có bởi vì người phụ nữ nào cũng có khả năng có cặp song sinh. Có đến 5% sản phụ phát hiện mang thai đôi ở tuần 12 của thai kỳ, nhưng không phải tất cả đều có thể tồn tại và phát triển.

Câu chuyện sinh con

Danh sách các bài viết câu chuyện sinh con

Phát triển của trẻ sơ sinh

Sinh non còn được gọi là sinh thiếu tháng. Theo định nghĩa, sinh non là khi bé ra đời trước 37 tuần. Trong khi một thai kì bình thường sẽ kéo dài khoảng 38-42 tuần.

Mẹ tập thể dục sau sinh cùng bé

Bạn sẽ sớm nhận ra rằng bạn cần rất nhiều sự giúp đỡ sau khi sinh em bé. Những sự hỗ trợ sẽ hiệu quả khi bạn biết rõ mình cần gì, và tìm những thông tin cần thiết ở đâu.

mẹ lựa chọn nơi sinh

Nếu như trước kia, hầu hết các em bé đều được đỡ đẻ tại nhà thì bây giờ, phần lớn phụ nữ chọn sinh con ở bệnh viện. Tùy vào nơi bạn sống và điều kiện của mình, bạn có thể lựa chọn nơi để đón bé yêu của mình chào đời.