Dân quân tự vệ có vai trò gì

QĐND Online - Kế thừa và phát huy truyền thống toàn dân đánh giặc giữ nước của dân tộc ta, từ khi ra đời, Đảng ta đã chủ trương: “lập đội quân công nông”, “võ trang cho công nông”, “tổ chức đội tự vệ công nông” để chống lại địch khủng bố. Thực tiễn trong quá trình đấu tranh cách mạng cũng như trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN, lực lượng vũ trang nhân dân ba thứ quân gồm bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân tự vệ (DQTV), trong đó DQTV giữ một vai trò chiến lược quan trọng. DQTV luôn là lực lượng dự bị hùng hậu cho bộ đội chủ lực và xung kích trong lao động sản xuất, là lực lượng nòng cốt trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân và thế trận chiến tranh nhân dân.

Sau cuộc khủng bố trắng của thực dân Pháp, hệ thống các tổ chức của Đảng được khôi phục. Ngày 28-3-1935, tại Đại hội lần thứ nhất của Đảng Cộng sản Đông Dương, Đảng đã thông qua “Nghị quyết về Đội tự vệ". Đây là bước ngoặt quan trọng trong chỉ đạo, tổ chức xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng. Để đáp ứng với nhiệm vụ cách mạng trong đấu tranh giành chính quyền, lực lượng tự vệ đã cùng với hàng triệu quần chúng làm nên thắng lợi của cách mạng tháng Tám năm 1945. Từ đây, DQTV Việt Nam trở thành một lực lượng vũ trang của Nhà nước, bảo vệ Đảng, bảo vệ chính quyền nhân dân còn non trẻ, bảo vệ thành quả cách mạng.

Dân quân tự vệ có vai trò gì
Các chiến sĩ Vệ quốc quân và nhân dân Thủ đô Hà Nội chiến đấu giữ từng căn nhà, góc phố trong những ngày đầu toàn quốc kháng chiến. (Ảnh tư liệu).

Bước vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, hoạt động của DQTV và dân quân du kích đã nối liền tác chiến của bộ đội chủ lực trên các chiến trường như: phối hợp với bộ đội chủ lực tiêu diệt địch, phục vụ đắc lực cho bộ đội chủ lực chiến đấu, hành quân, trú quân; phá hoại đường sá, cầu cống, kho tàng, sân bay, bao vây bức hàng, bức rút hàng loạt đồn bốt, diệt tề, trừ gian… DQTV đã trở thành nguồn nhân lực vô tận cho bộ đội chủ lực, bổ sung cho bộ đội chủ lực. Do vậy, “bộ đội tập trung chỉ có thể lớn mạnh trên cơ sở một lực lượng hậu bị hùng hậu mà dân quân tự vệ là nòng cốt”(1).

Sau Hiệp định Giơnevơ (1954), lực lượng DQTV miền Bắc được xây dựng “rộng khắp và mạnh mẽ”, thực hiện "tay cày tay súng, tay búa tay súng", vừa sản xuất, vừa sẵn sàng chiến đấu góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển và nâng cao tinh thần sẵn sàng chiến đấu để chi viện cho cách mạng miền Nam,

Với vai trò là hậu bị cho bộ đội thường trực, lực lượng DQTV miền Bắc đã phối hợp với bộ đội chủ lực tạo ra một hệ thống lưới lửa phòng không dày đặc, bắn rơi nhiều máy bay của Mỹ khi chúng tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc. “Đến  năm 1966, lực lượng dân quân tự vệ trên miền Bắc đã lên tới 2 triệu người, chiếm tỷ lệ 12% so với dân số miền Bắc; dân quân tự vệ chiến đấu cơ động có 9,1 vạn, được trang bị 2,75 vạn súng các loại, trên 3.000 tổ, đội bắn máy bay bằng súng trường, trung liên, đại liên và súng máy cao xạ”(2). Trong 8 năm chống chiến tranh phá hoại, dân quân tự vệ miền Bắc đã bắn rơi 424 chiếc máy bay, cùng với bộ đội và nhân dân bắt sống nhiều giặc lái, bắn chìm nhiều tàu chiến, tàu biệt kích của Mỹ và của quân đội Việt Nam cộng hòa. Lực lượng DQTV không chỉ tác chiến ở địa phương, giữ gìn an ninh chính trị trong khu vực cơ quan xí nghiệp của mình mà còn bổ sung cho quân đội và phục vụ chiến đấu. Nhiều đơn vị DQTV chuyển gọn từng bộ phận, bổ sung lực lượng, xây dựng thành các đại đội, tiểu đoàn lên đường vào Nam chiến đấu.

Trong lao động sản xuất, DQTV được thành lập theo đơn vị sản xuất, công tác và sinh hoạt góp phần thúc đẩy sản xuất, phát triển kinh tế. Đã xuất hiện nhiều “Trung đội cờ hồng” sau này là “Trung đội quyết thắng” trong các đội sản xuất. Ngoài ra mỗi hợp tác xã đã có đại đội dân quân cơ động xã, có nơi tổ chức đến tiểu đoàn làm lực lượng xung kích trong trong lao động sản xuất trên các công trường thủ công lớn XHCN. Ở một số nhà máy, hải cảng, xí nghiệp đánh cá, vận tải biển, nông trường, công trường đã tổ chức lực lượng tự vệ đến quy mô trung đoàn bộ binh hoặc binh chủng, có tác dụng tốt trong lao động sản xuất, bảo vệ trị an và rèn luyện nâng cao sức mạnh chiến đấu của tự vệ.

Dân quân tự vệ có vai trò gì
Tự vệ Hà Nội sát cánh cùng bộ đội pháo cao xạ sẵn sàng chiến đấu bảo vệ Thủ đô năm 1972. (Ảnh tư liệu).

Trên chiến trường miền Nam, lực lượng DQTV từng bước được hình thành rộng khắp ở các thôn, ấp, đồn điền, khu đô thị. Nhiệm vụ chủ yếu của DQTV là phá ấp chiến lược, diệt ác ôn, phá thế kìm kẹp, xây dựng làng, xã chiến đấu, đẩy mạnh phong trào du kích chiến tranh… DQTV và dân quân du kích đã phối hợp chiến đấu cùng bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương trong các trận tiến công và phản công địch. Hoạt động của DQTV đã hình thành các căn cứ du kích chiến đấu, "Vành đai du kích", "Vành đai diệt Mỹ”. Với vai trò là lực lượng hậu bị, DQTV đã kết hợp chặt chẽ với bộ đội địa phương và bộ đội chủ lực lần lượt làm thất bại các chiến lược chiến tranh của địch để “xã giải phóng xã, huyện giải phóng huyện, tỉnh giải phóng tỉnh”, tiến tới giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.

Bước vào thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. DQTV đã có bước phát triển mới cả về số lượng lẫn chất lượng, thực sự là công cụ chủ yếu bảo vệ Đảng, bảo vệ chính quyền, bảo vệ nhân dân và tích cực tham gia xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh nhân dân vững mạnh, cùng với các lực lượng khác đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu thủ đoạn của kẻ thù. DQTV đã phối hợp với Bộ đội Biên phòng và Công an tham gia giữ gìn an ninh chính trị, TTATXH, phòng chống có hiệu quả các hoạt động gây rối, phá hoại và các cuộc bạo loạn chính trị; phối hợp chặt chẽ với các lực lượng phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh, tìm kiếm cứu nạn, bảo vệ và phòng, chống cháy rừng trên địa bàn… Một số xã đã xây dựng dân quân thường trực biên giới, trọng điểm nội địa. Những hoạt động này góp phần nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu cho DQTV, đáp ứng yêu cầu phối hợp tác chiến của bộ đội thường trực trong thời bình cũng như khi có chiến tranh xảy ra.

Trước những diễn biến phức tạp về tình hình Biển Đông trong thời gian vừa qua cho ta thấy, để bảo vệ vững chắc biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc thì việc xây dựng lực lượng DQTV trong khu vực phòng thủ trọng điểm ven biển là hết sức quan trọng. Trước hết đối với các đơn vị hoạt động sản xuất, kinh doanh ven bờ có thể tổ chức theo quy mô tiểu đội, trung đội hoặc hải đội, tiểu đoàn, hải đoàn DQTV. Riêng địa bàn các xã, phường, thị trấn ven biển, xã đảo có phương tiện hoạt động ven biển, trên biển, các địa phương cần phối hợp với lực lượng Hải quân, Cảnh sát biển, Bội đội Biên phòng để huấn luyện, diễn tập các phương án tác chiến, giữ vững chủ quyền an ninh biển, đảo của Tổ quốc.

Dân quân tự vệ có vai trò gì
Dân quân tự vệ Việt Nam ngày càng lớn mạnh - “Bức tường sắt” trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. (Ảnh:mod.gov.vn)

Đối với lực lượng DQTV hoạt động sản xuất kinh doanh trên biển và các đảo gần bờ cần tổ chức theo các thuyền, đội tàu, đoàn tàu, theo đảo, cụm đảo với trang bị vũ khí gọn nhẹ, có phương tiện quan sát, phát hiện địch trên biển và phương tiện thông tin liên lạc chất lượng cao. Lực lượng này trực tiếp tham gia lao động sản xuất nhưng đồng thời cũng là lực lượng bảo vệ tính mạng và tài sản của ngư dân trên biển. Lực lượng DQTV cơ động cần tập trung nâng cao chất lượng tổng hợp, nhất là bản lĩnh chính trị, lòng trung thành tuyệt đối với Đảng, Tổ quốc và nhân dân; năng lực sử dụng thành thạo các loại vũ khí, trang bị có trong biên chế, giỏi cách đánh sở trường. Riêng lực lượng tự vệ ở các khu kinh tế, khu công nghiệp và công ty kinh doanh ven biển phải tùy thuộc vào năng lực cụ thể của các doanh nghiệp, số lượng cán bộ công nhân mà tổ chức cho phù hợp, quy mô tổ chức có thể từ cấp tiểu đội, trung đội, đến đại đội hoặc tiểu đoàn.

Trải qua 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, DQTV nước ta luôn chứng tỏ là một lực lượng cách mạng to lớn, bảo vệ Đảng, bảo vệ  Nhà nước, bảo vệ tính mạng và tài sản của nhân dân, là lực lượng nòng cốt trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân và thế trận chiến tranh nhân dân, dù trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng tồn tại và phát triển không ngừng. Trong giai đoạn hiện nay, để nâng cao chất lượng tổng hợp của lực lượng DQTV, cần làm tốt công tác huấn luyện để sử dụng lực lượng DQTV vừa đáp ứng yêu cầu là lực lượng dự bị cho bộ đội thường trực, vừa là lực lượng xung kích trong lao động sản xuất, gắn xây dựng lực lượng DQTV với xây dựng cơ sở vững mạnh toàn diện làm nền tảng trong xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc để “Dân quân tự vệ và du kích là lực lượng của toàn dân tộc, là một lực lượng vô địch, là một bức tường sắt của Tổ quốc. Vô luận địch nhân hung bạo thế nào, hễ đụng vào lực lượng đó, bức tường đó, thì địch nào cũng phải tan rã” (3)

Vai trò dân quân tự vệ là gì?

Trong thời bình, dân quân tự vệ là lực lượng nòng cốt có nhiệm vụ vừa lao động sản xuất, vừa đóng vai trò xung kích trong bảo vệ sản xuất, phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai, địch hoạ và các sự cố nghiêm trọng khác, đồng thời phối hợp với lực lượng an ninh cơ sở giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở ...

Trọng thời chiến dân quân tự vệ đóng vai trò gì?

Trong thời chiến, dân quân tự vệ là lực lượng chiến lược của chiến tranh nhân dân, làm nòng cốt cho phong trào toàn dân đánh giặc, tham gia chiến đấu, phục vụ chiến đấu, phối hợp với các lực lượng khác bảo vệ địa phương, đơn vị theo kế hoạch tác chiến của khu vực phòng thủ.

Dân quân tự vệ có vai trò gì trắc nghiệm?

TPO - Dân quân tự vệ là lực lượng bán vũ trang, được tổ chức biên chế ở cơ sở và có vai trò hết sức quan trọng trong việc giữ gìn an ninh trật tự, an toàn xã hội ở địa phương; đồng thời là lực lượng quan trọng làm nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc khi chiến tranh xảy ra.

Dân quân tự vệ tại chỗ là gì?

- Dân quân tự vệ tại chỗ: lực lượng làm nhiệm vụ ở thôn, ấp, bản, làng, buôn, bon, phum, sóc, tổ dân phố, khu phố, khối phố, khóm, thôn và ở cơ quan, tổ chức. - Dân quân tự vệ cơ động: lực lượng cơ động làm nhiệm vụ trên các địa bàn theo quyết định của cấp có thẩm quyền.