De cương học phần phương pháp nghiên cứu khoa học

Tóm tắt nội dung tài liệu

  1. Đề Cương Ôn Tập Môn PPNCKH 2016 ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN PPNCKH Câu 1: Khái niệm, phân loại KH & vai trò của KH đvs đời sống con người. Khái niệm: KH là quá trình nghiên cứu nhằm khám phá ra những kiến thức mới, học   thuyết mới. Những kiến thức hay học thuyết mới này tốt hơn, có thể thay thế dần cái cũ,   không còn phù hợp. Như vậy, KH bao gồm hệ thống tri thức về quy luật của vật chất và   sự vận động của vật chất, những quy luật của tự nhiên, xã hội, tư duy. Phân loại KH: Xét theo đối tượng và mục đích, KH được chia thành 2 loại: KH cơ  bản: nghiên cứu khám phá các tính chất, quy luật để  nhận thức ngày càng   chính xác hơn về  tự  nhiên, xã hội, con người trong thế  giới hiện thực khách quan.   KHCB được chia thành KHTN & KHXHNV KHTN: nghiên cứu các quy luật, tính chất, các dạng tồn tại của thế giới tự  nhiên nhằm giúp con người nhận thức đúng về thế giới tự nhiên. KHXHNV: nghiên cứu các quy luật, hình thức biểu hiện, tính chất, nguyên   tắc,... của xã hội & con người nhằm giúp nhận thức, phát triển xã hội theo đúng  hướng. KH  ứng dụng: nghiên cứu các nguyên lý, nguyên tắc kỹ  thuật, phương thức, công  nghệ,…nhằm xây dựng giải pháp, tạo ra đối tượng mới, giải quyết các vấn đề  của  xã hội & tự  nhiên đặt ra, đáp  ứng nhu cầu vật chất và tinh thần ngày càng cao của   con người. Việc phân loại KH chỉ mang tính tương đối. Vai trò: Làm thay đổi nhận thức của con người, giúp con người giải thích được các hiện  tượng tự nhiên, phát hiện các mối quan hệ bản chất của các hiện tượng. Có được những tri thức hữu ích phục vụ cho đời sống. Nâng cao trí tuệ con người,… Câu 2: Khái niệm, đặc điểm, vai trò, phân loại NCKH. NCKH:  là một hoạt động tìm kiếm, xem xét, điều tra hoặc thử  nghiệm. Dựa trên  những số  liệu, tài liệu, kiến thức đạt được từ  các thí nghiệm NCKH để  phát hiện ra   những cái mới về bản chất sự vật, về tự nhiên, xã hội và để  sáng tạo ra phương pháp,   phương tiện kỹ thuật mới cao hơn, giá trị hơn nhằm cải tạo thế giới. Đặc điểm: 1
  2. Đề Cương Ôn Tập Môn PPNCKH 2016 Có tính mới: là thuộc tính quan trọng số 1 của NCKH, hướng đến phát triển cái mới   và sáng tạo cái mới. Được kiểm soát: thiết lập các thí nghiệm có thể  kiểm soát chặt chẽ, đánh giá cẩn   thận tác động của các yếu tố đến kết quả nghiên cứu. Có tính nghiêm ngặt: luôn đảm bảo các quy trình phải phù hợp, thích đáng & kiểm   chứng được. Có tính hệ thống: quy trình nghiên cứu phải được thực thi theo một trình tự logic. Có tính hiệu lực & kiểm chứng được: kết luận phải dựa trên các phát hiện trong quá  trình nghiên cứu, phải đúng đắn đồng thời có thể kiểm chứng lại. Có tính thực nghiệm: bất kỳ kết luận nào rút ra phải dựa trên các luận cứ, thông tin   thu thập được. Có tính phê phán: quy trình nghiên cứu phải chặt chẽ  để  đứng vững trước những   đánh giá, phê bình. Có tính cá nhân. Vai trò: tìm ra kiến thức mới, mở rộng sự hiểu biết; giải thích, dự  báo các sự  vật,   hiện tượng trong thế giới khách quan; hoàn thiện và làm phong phú thêm các tri thức KH;   giúp người đọc có cái nhìn đúng đắn hơn. Phân loại NCKH: Có nhiều cách phân loại NCKH khác nhau: Theo các giai đoạn nghiên cứu: NC cơ bản: nghiên cứu các kiến thức mới mang tính nền tảng, bước đầu tạo  ra những sản phẩm: khám phá, phát hiện, phát minh dẫn đến hình thành một hệ  thống lí thuyết có giá trị tổng quát NC ứng dụng: vận dụng những quy luật được phát hiện ra từ nghiên cứu cơ  bản để tạo ra những nguyên lý mới về  các giải pháp và áp dụng chúng vào sản   xuất và đời sống. NC triển khai: sự vận dụng các lí thuyết để đưa ra các hình mẫu với tham số  khả thi về kỹ thuật. Theo chức năng nghiên cứu: NC mô tả: mô tả trạng thái, động thái, tương tác sự vật. NC giải thích: giải thích nguồn gốc, nguyên nhân dẫn đến sự  hình thành và  quy luật chung chi phối quá trình vận động của sự vật. NC dự báo: nhận dạng trạng thái của sự vật trong tương lai. NC giải pháp. 2
  3. Đề Cương Ôn Tập Môn PPNCKH 2016 Theo phương thức nghiên cứu: NC thực nghiệm: nghiên cứu thông qua thực nghiệm, các quan sát thực tiễn, … NC lý thuyết: nghiên cứu thông qua sách vỡ, tài liệu, các học thuyết,.. Theo dạng thức: luận văn tốt nghiệp, đồ án tốt nghiện, luận án, bài báo KH,… Câu 3: GTKH, các thuộc tính cơ bản của GTKH. GTKH (GTNC): là một nhận định sơ bộ, một kết luận giả định về bản chất sự vật   do nhà nghiên cứu đưa ra. VD: Đề  tài “Hiệu quả  thực hành quản trị  tài chính có khả  năng sinh lời của doanh   nghiệp” GT1: Hiệu quả  quản trị  vốn lưu động có quan hệ  cùng chiều với khả  năng   sinh lời. GT2: Khả năng thanh khoản có quan hệ ngược chiều với khả năng sinh lời. Các thuộc tính cơ bản của GTKH: Tính giả định: một giả  thuyết có thể  đúng, sai hoặc đúng một phần. Giả thuyết đặt   ra là để chứng minh. Tính đa phương án: trước một vấn đề  nghiên cứu không bao giờ  chỉ  tồn tại một   phương án duy nhất, có thể lựa chọn hay bác bỏ giả thuyết. Tính dị biến: giả thuyết có thể dễ dàng bị thay đổi do nhận thức của Nhà nghiên cứu  thay đổi. Câu 4: Phân biệt tri thức kinh nghiệm vs tri thức khoa học. Tri thức kinh nghiệm: được tích lũy qua hoạt động sống hàng ngày trong mqh giữa  con người – con người, con người – thiên nhiên. Tri thức kinh nghiệm được áp dụng và   có ý nghĩa trong hoạt động sống nhưng chưa đi sâu vào bản chất, chưa thấy được các   thuộc tính và mqh bên trong của sự vật và con người. Tri thức kinh nghiệm là cơ sở cho  sự hình thành tri thức KH. Tri thức khoa học:  là những hiểu biết được tích lũy có hệ  thống nhờ  hoạt động  NCKH. Tri thức khoa học dựa trên kết quả  quan sát, thu thập qua những thí nghiệm và   các sự  kiện xảy ra ngẫu nhiên trong hoạt động XH, trong tự  nhiên. Tri thức khoa học  được tổ  chức trong khuôn khổ  các ngành và bộ  môn khoa học: Triết học, toán học, hóa   học, kinh tế học,… Câu 12: Khái quát cấu trúc đề cương nghiên cứu KH. 3
  4. Đề Cương Ôn Tập Môn PPNCKH 2016 1. Tóm lược: thường được viết ở trang đầu tiên để người đọc lướt qua và hiểu nội   dung cơ bản. 2. Thông tin chung: Các cam kết, lời cảm  ơn, mục lục, danh mục chữ viết tắt, danh   mục bảng biểu, hình ảnh. 3. Đặt vấn đề (Mở đầu): tập trung làm rõ về định hướng tổng quát nhất cho toàn bộ  các phần tiếp theo. Tập trung thảo luận về  khoảng trống kiến thức và thu hẹp  dần cho đến khi chỉ ra được chủ  đề  nghiên cứu và sự  cần thiết phải nghiên cứu.  Cấu trúc phần này bao gồm các nội dung: giới thiệu về vấn đề  nghiên cứu, bối   cảnh nghiên cứu, phát biểu về  vấn đề  nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi   nghiên cứu, ý nghĩa của nghiên cứu. 4. Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu: Chỉ  rõ đối tượng mà ta quan sát, đo lường, thu thập   thông tin dữ liệu cho nghiên cứu. Phạm vi nghiên cứu: Chỉ  rõ phạm vi không gian và thời gian mà ta thu thập  thông tin từ những đơn vị nghiên cứu này. Phương pháp nghiên cứu: Chỉ  ra cách tiếp cận để  giải quyết vấn đề  nghiên  cứu. 5. Tổng quan về các vấn đề nghiên cứu có liên quan: chứng minh một cách chi tiết là  khoảng trống kiến thức đã phát hiện chưa được giải quyết. Chỉ  ra các kết luận   chủ yếu, các phát hiện và các vần đề về phương pháp luận liên quan đến khoảng   trống kiến thức. Dẫn chứng các nghiên cứu gần đây, mô tả  ai đã nghiên cứu,  ở  đâu, khi nào, tiếp cận ra sao, áp dụng phương pháp luận – công cụ và các phân tích  thống kê nào. Sau cùng, tổng kết lại về mặt phương pháp luận, rút ra kinh nghiệm   xây dựng nền tảng cho phương pháp luận của ta áp dụng vào nghiên cứu. 6. Khung lý thuyết: Bao gồm: Khung lý thuyết và phân tích: Chỉ ra nền tảng lý thuyết mà ta vận dụng vào  đề tài. Thiết kế  nghiên cứu: Chỉ  ra một cách cụ  thể  các biến độc lập, biến phụ  thuộc, các biến phân loại. Quy trình thu thập thông tin: Mô tả  đầy đủ  chi tiết các phương pháp chọn  mẫu nghiên cứu, cỡ mẫu nghiên cứu, quy trình tiến hành nghiên cứu. 7. Kết quả và thảo luận: Trình bày tóm lược về các thông tin, dữ liệu thu thập được   và kết quả nghiên cứu. 8. Kết luận và khuyến nghị: 4
  5. Đề Cương Ôn Tập Môn PPNCKH 2016 Kết luận: là nội dung nghiên cứu được viết tổng quát hóa, khái quát hóa toàn   bộ kết quả đạt được. Khuyến nghị: bao gồm khuyến nghị dành cho các nghiên cứu tiếp theo (chỉ ra   nội dung nghiên cứu cần thiết lập tiếp theo) và khuyến nghị  chính sách (chỉ  ra  các thay đổi cần thiết để khắc phục vấn đề). 9. Tài liệu tham khảo: Trình bày danh sách tất cả các tài liệu được trích dẫn. 10. Phụ  lục: tập hợp các thông tin quan trọng nhưng không cần thiết phải đưa vào   phần nội dung. VD: Phiếu điều tra, bảng số liệu thô,…. Tuy nhiên, tùy vào vấn đề  nghiên cứu mà cấu trúc của các thành phần có sự  linh động   nhất định. Câu 13: Các phương pháp đánh giá công trình nghiên cứu KH. Phương  pháp  chuyên  gia:  cơ   quan  đặt  hàng  hoặc   cơ   quan  quản  lý   mời   những   chuyên gia có kinh nghiệm viết nhận xét phản biện. Trong một số  ,trường hợp, để  có  những ý kiến đánh giá khách quan, tên chuyên gia phản biện và tên người thực hiện được  giữ bí mật (phản biện kín). Phương pháp hội đồng: hội đồng được thành lập gồm những chuyên gia am hiểu  lĩnh vực nghiên cứu. Bao gồm: chủ tịch, các thành viên và thư ký.  Nhóm nghiên cứu viết bản tóm tắt gửi đến hội đồng trước ngày thành lập hội đồng. Sau khi nghe ý kiến phản biện, hội đồng thảo luận và bỏ phiếu. Câu 9: Khái niệm mẫu, quy trình chọn mẫu. Kể tên một số phương pháp  chọn mẫu. Khái niệm mẫu khảo sát: là đối tượng khảo sát mà người nghiên cứu chọn, là một   tập hợp nhỏ hơn tổng số khách thể nghiên cứu, mang tính ngẫu nhiên, tính đại diện. Quy trình chọn mẫu: 1. Xác định tổng thể chung: xác định rõ tổng thể chung để chọn mẫu từ đó. 2. Xác định khung chọn mẫu hay danh sách chọn mẫu. 3. Lựa chọn phương pháp chọn mẫu: Dựa vào mục đích nghiên cứu, tầm quan trọng  của   công  trình  nghiên  cứu,   thời   gian  tiến   hành  nghiên  cứu,   kinh  phí  dành  cho   nghiên cứu, kỹ năng của nhóm nghiên cứu,… đề xác định chọn phương pháp chọn  mẫu xác suất hay phi xác suất, sau đó chọn ra hình thức cụ thể của phương pháp  này. 4. Xác định quy mô mẫu: dựa vào yêu cầu về  độ  chính xác, khung chọn mẫu đã có  sẵn chưa, phương pháp thu thập dữ liệu, chi phí cho phép. Đối với mẫu xác suất   5
  6. Đề Cương Ôn Tập Môn PPNCKH 2016 thường có công thức để  tính cỡ  mẫu. Đối với mẫu phi xác suất thường dựa vào   kinh nghiệm và sự am hiểu về vấn đề nghiên cứu để chọn cỡ mẫu. 5. Xác định các chỉ  thị  để  nhận diện được đơn vị  mẫu trong thực tế: Đối với mẫu   xác suất phải xác định rõ cách thức để chọn từng đơn vị trong tổng thể chung vào  mẫu sao cho đảm bảo mọi đơn vị đều có khả năng được chọn như nhau. 6. Kiểm tra quá trình chọn mẫu: kiểm tra đơn vị trong mẫu có đúng đối tượng nghiên   cứu không? Kiểm tra sự cộng tác của người trả lời? Kiểm tra tỷ lệ hoàn tất?... Một số phương pháp chọn mẫu: Chọn mẫu định ngạch (quota sampling): chọn mẫu loại này phải bắt đầu với 2 quyết   định: những đặc điểm nào? Bao nhiêu người? Những   đặc   điểm   được   chọn   lựa   để   tìm   những   người   tham   dự   có   kinh  nghiệm hay kiến thức về đề tài nghiên cứu. Người NC đi vào cộng đồng và chọn một số  lượng người đã định trước có   những đặc điểm đã được chọn trước. Chọn thời điểm, địa lý, khách quan để khảo sát. Chọn mẫu Snowball: là một hình thức chọn mẫu có mục đích.  Những người tham dự  giới thiệu nhà NC đến những người tham dự  tiềm  năng khác. Chọn mẫu snowball thường được dùng để tìm và tuyển những “tổng thể ẩn  dấu” – tức là những nhóm mà nhà NC không tiếp cận dễ dàng được. Câu 8: Phân biệt chọn mẫu xác suất và chọn mẫu phi xác suất. Cho ví dụ. Chọn mẫu xác suất:  dựa vào lý thuyết xác suất để  lấy mẫu ngẫu nhiên mà khả  năng được chọn vào tổng thể của các đơn vị là như nhau. Bao gồm chọn mẫu ngẫu nhiên  đơn thuần, chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống, chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng. Là phương pháp tốt nhất để chọn ra một mẫu có khả năng đại diện cho tổng thể. Tuy vậy, phương pháp này lại khó áp dụng khi không xác định được danh sách cụ  thể tổng thể chung; tốn kém thời gian, chi phí, nhân lực,… VD: Tòa soạn báo muốn tiến hành nghiên cứu trên một mẫu 1000 doanh nghiệp trên  cả  nước về  sự  quan tâm của họ  đối với tờ  báo nhằm tiếp thị  việc đưa thông tin   quảng cáo trên báo. Tòa soạn có thể căn cứ  vào các tiêu thức: vùng địa lý, hình thức   sở hữu,… để quyết định cơ cấu của mẫu nghiên cứu. Chọn mẫu phi xác suất: chọn theo chỉ  định chủ  quan của người nghiên cứu. Các  đơn vị trong tổng thể có khả năng được chọn không đều nhau. Mẫu được chọn dựa vào   6
  7. Đề Cương Ôn Tập Môn PPNCKH 2016 tính thuận tiện cho người nghiên cứu. Bao gồm: chọn mẫu thuận tiện, chọn mẫu phán   đoán, chọn mẫu chị định. Việc chọn mẫu hoàn toàn phụ  thuộc vào kinh nghiệm và sự  hiểu biết về  tổng thể  của người nghiên cứu nên kết quả thường mang tính chủ quan. Không tính được sai số do chọn mẫu, do đó không áp dụng phương pháp ước lượng   thống kê để suy rộng kết quả trên mẫu cho tổng thể chung. VD: Tiến hành phỏng vấn các bà nội trợ mua hàng tại siêu thị tại một thời điểm nào   đó. Như  vậy sẽ có rất nhiều bà nội trợ do không tới mua hàng tại thời điểm đó nên  không có khả năng được chọn. Câu 5: Khái niệm thông tin, dữ liệu, tài liệu và vai trò của chúng trong nghiên  cứu KH. Thông tin là những hiểu biết có được về sự vật, hiện tượng nào đó. Là sự phản ánh   sự  vật hiện tượng của thế  giới khách quan và các hoạt động của con người trong đời   sống xã hội. Dữ liệu là thông tin đã được thu thập, ghi chép, ghi nhận. Không phải thông tin nào   cũng là dữ liệu. Dữ liệu mang nghĩa hẹp hơn, cụ thể hơn so với thông tin. Tài liệu là phương tiện để giữ lại các tin tức về những sự việc, sự kiện, hiện tượng   của thực tiễn khách quan và hoạt động tư duy của con người. Vai trò: Giúp cho người nghiên cứu nắm được phương pháp của các nghiên cứu đã thực hiện  trước đây. Làm rõ hơn đề tài nghiên cứu của mình. Giúp người nghiên cứu có phương pháp luận hay luận cứ chặt chẽ hơn. Có thêm kiến thức rộng, sâu về lĩnh vực đang nghiên cứu. Tránh trùng lập với các nghiên cứu trước đây. Giúp người nghiên cứu xây dựng luận cứ để chứng minh giả thuyết NCKH. Câu 6: Thông tin dữ liệu sơ cấp và thông tin dữ liệu thứ cấp trong NCKH. Thông tin dữ liệu sơ cấp: Là tài liệu mà người nghiên cứu thu thập, phỏng vấn trực tiếp hoặc nguồn tài liệu cơ  bản, còn ít hoặc chưa được chú giải. Một số vấn đề nghiên cứu còn ít tài liệu vì vậy cần điều tra để  tìm và khám phá ra   các nguồn tài liệu chưa được biết. 7
  8. Đề Cương Ôn Tập Môn PPNCKH 2016 Người nghiên cứu cần phải tổ  chức, thiết lập phương pháp để  thu thập, xử  lí số  liệu. Thông tin dữ liệu thứ cấp: Loại tài liệu này có nguồn gốc từ  tài liệu sơ  cấp đã được phân tích, giải thích và   thảo luận, diễn giải. Là thông tin dữ  liệu, tài liệu sẵn có được thu thập từ  các tài liệu do người khác   nghiên cứu và tổng hợp trước đó. Các nguồn dữ  liệu thứ cấp như: sách, báo, tạp chí, biên bản, báo cáo, internet, luận  văn, luận án,…. Câu 7: Kể tên các phương pháp phi thực nghiệm khi thu thập thông tin trong  NCKH. Ưu và nhược điểm của mỗi phương pháp. Phương pháp phi thực nghiệm là phương pháp thu thập thông tin dựa trên sự quan  sát những sự kiện đã hay đang tồn tại, từ đó tìm ra quy luật của sự vật, hiện tượng. Bao   gồm: Phương pháp quan sát: thu thập thông tin qua việc sử dụng các giác quan và thiết bị  hỗ trợ. Ưu điểm: người nghiên cứu có thể ghi nhận trực diện, toàn diện, linh hoạt, ít   gây phản ứng về phía đối tượng. Hạn chế: tư  liệu mang tính chủ  quan của người nghiên cứu; thực hiện trên   quy mô nhỏ; có thể  không quan sát được một cách công khai; có thể chậm chạp  và thụ động. Phương pháp phỏng vấn: đưa ra câu hỏi đối với người đối thoại để  thu thập thông  tin. Ưu điểm: linh hoạt, kiểm soát được bối cảnh phỏng vấn; thông tin trả  lời   câu hỏi đặt ra sát với mục đích nghiên cứu; biết được ý kiến, dự  định của đối   tượng khảo sát. Hạn chế: mất nhiều thời gian, công sức; quy mô nghiên cứu nhỏ; có thể  bị  sai lệch do hiểu nhầm câu trả lời; trước mỗi đối tác phỏng vấn phải có cách tiếp   cận tâm lý khác nhau. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: sử dụng một bảng liệt kê nhiều câu hỏi để hỏi  một số người nhất định. 8
  9. Đề Cương Ôn Tập Môn PPNCKH 2016 Ưu điểm: thu được nhiều thông tin phong phú, sâu sắc và có chất lượng. Một   phần kết quả  thông tin, dữ  liệu có thể  trình bày đa dạng như  dạng bảng, dạng   biểu đồ,… Hạn chế: khó thiết kế phần câu hỏi; khi xử lí thông tin phải mất nhiều thời   gian, phải có sự chọn lọc, phân loại. Phương pháp hội đồng: đưa ra tình huống để  mọi người tranh luận nói lên quan  điểm, tư tưởng. Ưu điểm: có được nhiều ý kiến phản bác khác nhau. Hạn chế: ý kiến thường bị  chi phối bởi những người có tài hùng biện hay   những người có địa vị xã hội cao. Câu 10: Cấu trúc của bảng hỏi để thu thập thông tin và những lưu ý khi xây  dựng bảng hỏi. Quy trình thiết kế  bảng hỏi: (1) Xác định các dữ  liệu cần thu thập; (2) Xác định  cách thực hiện: trực tiếp hay gián tiếp; (3) Xây dựng nội dung câu hỏi và các phương án  trả lời: câu hỏi đóng, mở, hỗn hợp, dạng bảng; (4) Xây dựng cấu trúc bảng hỏi; (5) Thử  và hiệu chỉnh bảng hỏi. Cấu trúc: gồm 3 phần. 1. Phần giới thiệu: tên người hoặc tổ  chức tiến hành nghiên cứu; tên đề  tài và mục   đích nghiên cứu; lời đề nghị giúp đỡ; cách thức trả lời các câu hỏi trong bảng hỏi;   cam kết về bảo mật thông tin; 2. Phần nhân khẩu học: các thông tin chung liên quan đến đối tượng khảo sát (Đối   tượng khảo sát là ai? Địa chỉ liên lạc?...) 3. Phần nội dung: bao gồm các câu hỏi, phương án trả lời nhằm thu thập thông tin. Những lưu ý khi xây dựng bảng hỏi: Đối với câu hỏi về các sự kiện: nội dung rõ ràng, ngắn gọn, không nối kết 2 chủ đề  trong một câu hỏi; nên sử dụng câu đơn giản, từ ngữ thông thường, dễ hiểu. Đối với các câu hỏi về  ý kiến và quan điểm: câu hỏi phải ngắn gọn, đơn giản, rõ  ràng, thu hút, lý thú, tạo cho người trả lời cảm giác thoải mái, dễ chịu. Bảng hỏi cần đảm bảo đầy đủ  các phần, trình bày logic về  nội dung; phải dễ hiểu  để các đối tượng được khảo sát đều có thể trả lời, khả năng thu hồi cao. Câu 11: Các bước thực hiện viết và trình bày NCKH. (1). Xây dựng dàn bài: Thiết kế cấu trúc hợp lý cho công trình nghiên cứu. 9
  10. Đề Cương Ôn Tập Môn PPNCKH 2016 (2). Viết phác thảo: dựa trên dàn ý chi tiết đã xây dựng để  viết các ý chính, sau đó  triển khai, phát triển các ý rồi viết rõ các nội dung cơ bản; ghi chú đánh dấu chỗ đặt các   hình ảnh, bảng biểu,… (3) Viết nháp: viết đầy đủ  toàn bộ nội dung, thiết kế chèn hình, bảng biểu và hoàn  thiện bản thảo. (4) Biên tập nội dung: sắp xếp bố cục cân đối, hợp lý; chỉnh sửa nội dung theo trình   tự  logic, lược bỏ  ý thừa không phù hợp, bổ  sung ý mới cần thiết; rà soát lỗi chính tả,  chỉnh sửa câu từ, ngôn ngữ; chỉnh sửa hình ảnh, bảng biểu, đồ thị sao cho hợp lí; đánh số  trang, số thứ tự đề mục, danh mục tài liệu tham khảo; bổ sung phụ lục, hậu chú. (5) Hiệu chỉnh: đọc lại, rà soát lỗi, chỉnh sửa lần cuối. ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ HẾT ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ 10


Page 2

YOMEDIA

Nhằm giúp các bạn sinh viên có thêm tài liệu tham khảo và ôn thi, mời các bạn cùng tham khảo Đề cương ôn tập môn Phương pháp nghiên cứu khoa học dưới đây. Nội dung tài liệu giới thiệu đến các bạn những kiến thức, câu hỏi bài tập về tri thức kinh nghiệm vs tri thức khoa học, cấu trúc đề cương nghiên cứu KH,...

22-08-2017 1048 86

Download

De cương học phần phương pháp nghiên cứu khoa học

Giấy phép Mạng Xã Hội số: 670/GP-BTTTT cấp ngày 30/11/2015 Copyright © 2009-2019 TaiLieu.VN. All rights reserved.