Định nghĩa xe cơ giới là gì

Định nghĩa xe cơ giới là gì

Trong Bộ Luật Giao thông Đường bộ, cụm từ xe cơ giới xuất hiện rất nhiều lần, nhưng thực tế là không phải ai cũng nắm rõ toàn bộ về khái niệm cũng như những vấn đề liên quan đến xe cơ giới. Vậy thì hôm nay, bạn đọc hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chủ đề này để có thể tham gia giao thông một cách an toàn nhất nhé.

KHÁI NIỆM VỀ XE CƠ GIỚI ? XE CƠ GIỚI GỒM NHỮNG LOẠI XE NÀO ?

Theo Bộ luật Giao thông Đường bộ của nước ta vào năm 2008 thì XE CƠ GIỚI được hiểu như sau: Xe cơ giới là toàn bộ các loại xe chạy bằng động cơ và có sử dụng một số loại nhiên liệu cho từng loại xe khác nhau. Ví dụ: Xăng, dầu, hoặc điện… Như vậy, xe cơ giới chính là hầu hết các loại phường tiên đang lưu thông trên đường bộ Việt Nam hiện nay trừ một số loại xe như xe đạp hoặc xe lăn.

Cụ thể các loại xe cơ giới có thể kể tên đó là: xe ô tô; máy kéo; rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo; xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh; xe gắn máy, tàu điện bánh lốp (không chạy trên đường ray). (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự.

Định nghĩa xe cơ giới là gì

Vì hầu hết các loại xe đang lưu thông trên đường bộ Việt Nam hiện nay đều là xe cơ giới nên quá trình quản lý và xử phạt những vi phạm giao thông chính là một vấn đề lớn. Bộ giao thông bắt buộc phải đưa ra những điều luật dành riêng cho xe cơ giới để đảm bảo an toàn cho tất cả người dân khi tham gia giao thông.

LÀN ĐƯỜNG DÀNH CHO XE CƠ GIỚI

Định nghĩa xe cơ giới là gì

Trên các tuyến đường mà những phương tiện giao thông di chuyển được chia thành nhiều làn đường, mỗi loại xe đều có làn riêng của mình. Theo điều 13, Luật giao thông đường bộ quy định:

  • Trên đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường, người điều khiển phương tiện phải cho xe đi trong một làn đường và chỉ được chuyển làn đường ở những nơi cho phép; khi chuyển làn đường phải có tín hiệu báo trước và phải bảo đảm an toàn.
  • Trên đường một chiều có vạch kẻ phân làn đường, xe thô sơ phải đi trên làn đường bên phải trong cùng, xe cơ giới, xe máy chuyên dùng đi trên làn đường bên trái.
  • Phương tiện tham gia giao thông đường bộ di chuyển với tốc độ thấp hơn phải đi về bên phải.

Vậy có những loại đường nào và quy định khi di chuyển trên các tuyến đường này là gì ?

Tại Điều 3 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2019/BGTVT ngày 01/07/2020 về báo hiệu đường bộ, có quy định:

  • Đường hai chiều là đường dùng chung cho cả chiều đi và về trên cùng một phần đường xe chạy mà không có dải phân cách.
  • Đường một chiều là đường chỉ cho đi một chiều.

💥💥💥 Quy chuẩn quy định thêm:

– Đường dành riêng cho các loại phương tiện cơ giới là tuyến đường, phần đường hoặc làn đường dành riêng cho phương tiện cơ giới lưu thông, tách biệt với phần đường dành riêng cho các phương tiện thô sơ và người đi bộ bằng dải phân cách hoặc vạch sơn dọc liền và được chỉ dẫn bằng biển báo hiệu hoặc vạch sơn.

– Đường dành riêng cho một số loại phương tiện là tuyến đường, phần đường hoặc làn đường dành riêng cho một hoặc một vài loại phương tiện được lưu thông tách biệt với phần đường cho các phương tiện khác và được chỉ dẫn bằng biển báo hiệu hoặc vạch sơn.

– Đường dành riêng cho các phương tiện thô sơ và người đi bộ là tuyến đường, phần đường hoặc làn đường được phân biệt với phần đường dành riêng cho phương tiện cơ giới bằng các dải phân cách hoặc vạch sơn dọc liền.

– Đường ưu tiên là đường mà trên đó phương tiện tham gia giao thông được các phương tiện giao thông đến từ hướng khác nhường đường khi qua nơi đường giao nhau, được đặt biển báo hiệu đường ưu tiên.

Định nghĩa xe cơ giới là gì

Xe ô tô đi ngược chiều vi phạm luật giao thông

CÁC QUY ĐỊNH VỀ XE CƠ GIỚI

Chúng ta có thể thấy hầu hết các phương tiện giao thông hiện nay đều là xe cơ giới, trong khi đó cơ sở hạ tầng còn hạn chế, ý thức tham gia giao thông của người dân chưa được đánh giá cao.

Đó là những lý do lớn nhất dẫn đến mỗi năm nước ta phải chứng kiến biết bao vụ tai nạn giao thông thương tâm xảy ra. Chính vì vậy, bộ giao thông sẽ điều chỉnh Luật sao cho phù hợp đối với những người điều khiển xe cơ giới với mục đích đem lại an toàn cho người dân.

Cụ thể, theo điều 12 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 có quy định về giới hạn tốc độ các loại phương tiện cơ giới khi tham gia giao thông:

  • Khi tham gia giao thông người lái xe phải chạy đúng tốc độ theo quy định, luôn luôn giữ khoảng cách an toàn đối với xe chạy phía trước xe của mình, đặc biệt ở những nơi có biển báo về khoảng cách giữa 2 xe thì phải tuân thủ đúng theo khoảng cách đó, không được di chuyển với khoảng cách nhỏ hơn được ghi trên biển báo.
  • Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về tốc độ xe và đặt biển báo tốc độ, tổ chức thực hiện đặt biển báo tốc độ trên các tuyến quốc lộ.
  • Chủ tịch UBND cấp tỉnh tổ chức thực hiện việc đặt biển báo tốc độ trên các tuyến đường do địa phương quản lý.

Thông tư số 13/2009 TT-BGTVT (ngày 17/7/2009) quy định về tốc độ và khoảng cách của xe cơ giới, xe máy chuyên dùng khi tham gia giao thông đường bộ như sau:

  • Đối với khu đông dân cư, tốc độ tối đa mà xe cơ giới được phép di chuyển là:
                                                                           Loại xe                 Tốc độ cho phép (km/h)
Ô tô chở người < 30 chỗ ngồi, ô tô có trọng tải < 3500 kg                                 50
Ô tô chở người > 30 chỗ ngồi, ô tô tải có trọng tải > 3500kg, ô tô sơ mi rơ moóc, ô tô kéo rơ moóc, ô tô kéo xe khác, ô tô chuyên dùng, xe ô tô, xe gắn máy                                 40
  • Đối với khu ít dân cư, tốc độ tối đa mà xe cơ giới được phép di chuyển là:
                                                      Loại xe                                     Tốc độ cho phép (km/h)
Ô tô chở người < 30 chỗ ngồi (trừ ô tô buýt), ô tô có trọng tải < 3500kg 80
Ô tô có trọng tải > 3500kg 70
Ô tô buýt, ô tô sơ mi rơ moóc, ô tô chuyên dùng, xe mô tô 60
Ô tô kéo rơ moóc, ô tô kéo xe khác, xe gắn máy 50

Định nghĩa xe cơ giới là gì

  • Khi tham gia giao thông trên đường cao tốc, đường bộ được thiết kế xây dựng đạt tiêu chuẩn đường cao tốc, đường khai thác theo quy chế riêng thì người điều khiển xe cơ giới, xe máy chuyên dùng phải tuân thủ tốc độ tối đa, tốc độ tối thiểu ghi trên biển báo hiệu đường bộ.
  • Về khoảng cách giữa các phương tiện, thông tư này quy định rất rõ đối với các phương tiện tham gia giao thông trên đường cao tốc, đường cấp cao, đường khai thác theo quy chế riêng. Cụ thể khi mặt đường khô ráo thì khoảng cách an toàn ứng với mỗi tốc độ được quy định như sau: Đến 60km/h: 30m; trên 60 đến 80km/h:50m; trên 80 đến 100km/h: 70m; trên 100 đến 120 km/h: 90m.
  • Đối với các loại xe như máy kéo, xe công nông, xe lam, xe lốc máy, xe xích lô máy, xe 3 gác máy, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự hiện đang được phép hoạt động, tốc độ tối đa không quá 30km/h khi tham gia giao thông trên đường bộ.
  • Khi trời mưa có sương mù, mặt đường trơn trượt, đường có địa hình quanh co, đèo dốc, người lái xe phải điều chỉnh khoảng cách an toàn thích hợp lớn hơn khoảng cách an toàn ghi trên biển báo hoặc quy định ở trên.

Định nghĩa xe cơ giới là gì

NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN XE CƠ GIỚI VI PHẠM LUẬT GIAO THÔNG ?

Mỗi năm Việt Nam ghi nhận hàng ngàn vụ tai nạn giao thông xe cơ giới từ nhẹ cho đến cực kỳ nghiêm trọng, gây ra hậu quả nặng nề và nhiều hệ luỵ thương tâm. Do đó, chúng ta cần tìm hiểu đúng những nguyên nhân gây ra là gì. Có như vậy mới có thể tìm biện pháp để khắc phục và hạn chế tối đa khả năng xảy ra tai nạn giao thông.

Vậy những nguyên nhân này là gì ?

🍁 Cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ tại Việt Nam còn nhiều hạn chế

Mặc dù tính đến thời điểm hiện tại, cơ sở hạ tầng giao thông tại Việt Nam đã được cải thiện rất nhiều tuy nhiên do dân số tăng nhanh, nguồn lực tài chính chưa đủ mạnh, quy hoạch chưa bài bản, không tận dụng đươc lợi thế tự nhiên, trình độ quản lý còn yếu kém…

Có lẽ cơ sở hạ tầng là một nguyên nhân khách quan đối với tham gia giao thông vì đây là điều phải nói rằng để khắc phục được thì quả là khó.

Định nghĩa xe cơ giới là gì

🍁 Ý thức người dân chưa được đánh giá cao

Nâng cao ý thức khi tham gia giao thông chính là trách nhiệm và nghĩa vụ của chúng ta. Điều này không chỉ giúp bảo vệ bản thân mà còn bảo vệ cho những người xung quanh.

Không khó để bắt gặp những trường hợp như: Lạng lách, đánh võng, không đội nón bảo hiểm, dàn hàng trên đường, chở quá tải hay lái xe trong lúc say xỉn… rất nhiều nguyên nhân xuất phát từ chính ý thức yếu kém của người tham giao thông. Hãy là một người văn minh trong xã hội văn minh.

🍁 Kỹ thuật điều khiển xe chưa tốt

Nếu người lái xe không có đủ các kỹ năng và kinh nghiệm , thì khi gặp phải những tình huống bất ngờ xảy ra trên đường, họ hoàn toàn rơi vào thế bị động, lúng túng do đó không thể xử lý tình huống một cách an toàn nhất. Nhất là đối với những xe có trọng tải lớn, nếu như một người còn thiếu về cả kỹ năng lẫn kinh nghiệm chính là một điều cực kỳ nguy hiểm.

🍁 Các loại xe cơ giới không được chủ phương tiện bảo dưỡng định kỳ

Như chúng ta đã biết, xe cơ giới hoạt động bằng động cơ chính vì vậy việc bảo dưỡng là vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, chúng ta lại có thói quen “hư mới sửa”.

Điều này là vô cùng nguy hiểm, chúng ta có thể tưởng tượng nếu như đang di chuyển trên đường cao tốc, không may chiếc xe gặp vấn đề, thì rất khó để xử lý đúng không nào. Chính vì vậy hãy bảo dưỡng định kỳ để quá trình tham gia giao thông của bạn được đảm bảo an toàn nhé.

Có một lời khuyên cho việc di chuyển của chúng ta là không nên di chuyển với tốc độ quá nhanh, nó không chỉ làm giảm khả năng xử lý tình huống mà còn khiến cho động cơ của bạn phải hoạt động quá công xuất, dẫn đến giảm tuổi thọ cho phương tiện.

🍁 Xe cơ giới chở quá tải so với quy đinh, chở quá cồng kềnh

Đây là nguyên nhân cực kì nguy hiểm, đặc biệt là đối với những xe có trọng tải lớn. Khi chở quá trọng tải và cồng kềnh có thể ảnh hưởng đến việc điều khiển phương tiện và tốc độ di chuyển. Nhất là những chỗ đông người, sẽ xảy ra những trường hợp như rơi, vỡ, bi lật, nghiêng ảnh hưởng đến những người tham gia giao thông xung quanh.

Định nghĩa xe cơ giới là gì

Xe chở quá tải và cồng kềnh ảnh hưởng đến những người tham gia giao thông xung quanh

MỨC PHẠT ĐỐI VỚI XE CƠ GIỚI VI PHẠM LUẬT AN TOÀN GIAO THÔNG

Để hạn chế tối đa tai nạn giao thông đối với xe cơ giới khi tham gia giao thông nhà nước ta đã đưa ra những hình phạt tuỳ vào hình thức vi phạm khác nhau. Cụ thể,

Theo điều 5 Nghị định 46/2016/NĐ-CP có quy định:

  • Trường hợp điều khiển xe chạy tốc độ thấp hơn các xe khác đi cùng chiều mà không đi về bên phải phần đường xe chạy, trừ trường hợp các xe khác đi cùng chiều chạy quá tốc độ quy định phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng
  • Trường hợp điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 05 km/h đến dưới 10 km/h phạt tiền từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng
  • Trường hợp điều khiển xe chạy dưới tốc độ tối thiểu trên những đoạn đường bộ có quy định tốc độ tối thiểu cho phép phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng
  • Trường hợp điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 10 km/h đến 20 km/h phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng
  • Trường hợp điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/h đến 35 km/h phạt tiền 5.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng
  • Trường hợp không chú ý quan sát, điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định gây tai nạn giao thông; tránh, vượt không đúng quy định gây tai nạn giao thông hoặc không giữ khoảng cách an toàn giữa hai xe theo quy định gây tai nạn giao thông phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng.
  • Trường hợp điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 35 km/h người điều khiển xe cơ giới sẽ bị tịch thu Giấy phép lái xe từ 1 – 4 tháng.

Như vậy, thông qua bài viết trên, chúng ta đã có thể nắm được một số thông tin cơ bản và cần thiết đối với xe cơ giới. Chúng tôi hy vọng, những thông tin mà chúng tôi đưa ra tới quý bạn đọc sẽ giúp ích một phần nào đó đến việc tham giao thông một cách an toàn nhất.

TIẾN THÀNH LUÔN LUÔN SẴN SÀNG ĐỒNG HÀNH CÙNG BẠN !