Gan có nốt tăng âm là bệnh gì

Chào bạn, lời đầu tiên rất cám ơn bạn đã quan tâm và tin tưởng gửi cầu hỏi về cho đội ngũ chuyên gia của Hội Gan mật Việt Nam. Trong câu hỏi của bạn, tôi chưa thấy đề cập đến các yếu tố nguy cơ (tuổi, giới tính, tiền sử gia đình, bị nhiễm vi rút viêm gan B, viêm gan C, công việc có tiếp xúc hóa chất độc hại hay uống nhiều rượu bia) và kích thước của khối giảm âm. Tuy nhiên, với một khối giảm âm ở gan, nó có thể là khối u lành tính hoặc ác tính, bạn nên sớm đến các cơ sở y tế chuyên sâu về gan mật để thực hiện các bước tầm soát tính chất của khối u.

Đầu tiên, cần phải xác định lại kích thước khối u.

+ Nếu tổn thương < 1cm qua xác định bằng siêu âm có thể theo dõi định kỳ 3 tháng/lần

+ Nếu tổn thương > 1cm cần chụp thêm cắt lớp vi tính (CT) và/hoặc chụp cộng hưởng từ hạt nhân (MRI) để xác định chẩn đoán ung thư biểu mô tế bào gan thông qua các đặc điểm điển hình khối u tăng sinh mạch.

Ngoài ra, còn một số xét nghiệm khuyến cáo nên được thực hiện:

- Công thức máu, chức năng đông máu toàn bộ

- Chức năng gan thận

- Siêu âm Doppler mạch máu gan

- HBsAg (để tầm soát HBV) và đo tải lượng vi rút HBV nếu có

- Anti HCV (để tầm soát HCV) và đo tải lượng vi rút HCV nếu có

- Các dấu ấn ung thư gan trong máu: AFP, CEA, CA19-9. Có thể làm thêm AFP-L3, PIVKA II và tính chỉ số GALAD để tăng khả năng phát hiện sớm ung thư biểu mô tế bào gan.

Hướng dẫn sau khi có các kết quả xét nghiệm:

- Nếu đủ tiêu chuẩn để chẩn đoán ung thư biểu mô tế bào gan theo hướng dẫn của bộ y tế năm 2020 và Khuyến cáo của Hội Gan mật Việt Nam 2021 (đăng trên trang thông tin điện tử của Hội) về chẩn đoán và điều trị ung thư biểu mô tế bào gan), thì tiến hành đánh giá và điều trị ung thư gan theo giai đoạn bệnh.

- Trong trường hợp ung thư biểu mô tế bào gan có xét nghiệm AFP không tăng, khối u gan có hình ảnh không điển hình, cần sinh thiết khối u gan để làm chẩn đoán mô bệnh học.

Nếu sinh thiết dương tính sẽ cho chẩn đoán xác định ung thư biểu mô tế bào gan, tiếp tục các bước tiến hành đánh giá giai đoạn bệnh và điều trị.

Nếu sinh thiết âm tính sẽ thăm khám lại bằng chẩn đoán hình ảnh, thậm chí sinh thiết lại sau 2-3 tháng.

Nếu sinh thiết lại vẫn âm tính thì có thể theo dõi và làm lại các xét nghiệm hình ảnh học (siêu âm ổ bụng hoặc siêu âm doppler khối u) và dấu ấn ung thư gan trong máu định kỳ 2 tháng/ lần. Khi kiểm tra định kỳ, thấy kích thước u tăng nhanh, hoặc dấu ấn ung thư gan trong máu tăng cao thì tiếp tục thực hiện các bước tầm soát ung thư như trên.

Ngoài ra nên tầm soát các bệnh lý ung thư ở cơ quan khác bằng nội soi dạ dày, nội soi đại trực tràng, siêu âm tuyến giáp, siêu âm tuyến vú… để tầm soát u gan thứ phát. Để chẩn đoán di căn gan có thể phối hợp thêm nhiều phương pháp như chụp cắt lớp đa dãy (MSCT), chụp cộng hưởng từ (MRI) toàn thân, PET với FDG …

Tóm lại, nếu phát hiện ra khối u tại gan, cần tiến hành cẩn thận và đầy đủ các bước sàng lọc ung thư để tránh bỏ sót căn nguyên ác tính (nguyên phát hoặc thứ phát). Nếu sinh thiết 2 lần âm tính, thì tiến hành kiểm tra định kỳ 2 tháng/lần để tránh việc bỏ sót hoặc biến đổi bản chất của khối u.

.png)

Hình ảnh khối ung thư gan

.jpg)

Hình ảnh siêu âm khối ung thư gan

(Bài trả lời do TS Mai Thanh Bình - Bệnh viện TƯQĐ 108 và BS Lý Ngọc Bích - Văn phòng Hội Gan mật Việt Nam biên soạn. Nội dung này của Chuyên mục mục Giải đáp Gan mật tuỵ do Công ty Bayer đồng hành và tài trợ).

Kết luận khối tăng âm ở gan nghĩa là nghi ngờ ở gan có một khối bướu. Bướu ở gan có thể là lành tính, có thể ác tính. Nhiều trường hợp chỉ với siêu âm bụng có thể dự đoán khá chính xác tính chất của u gan, nhưng cần phải miêu tả đặc điểm của khối u này nhiều hơn chứ không thể chỉ dựa vào kích thước và thông tin tăng âm là biết được đây là u gì. Kích thước của khối u nhìn chung là còn nhỏ là một thông tin tốt của bệnh.

Dẫu sao, siêu âm bụng cũng cung cấp thông tin cho BS điều trị, BS sẽ dựa thêm những thông tin khác như triệu chứng của người bệnh, tiền căn, thăm khám, các xét nghiệm khác (như xét nghiệm marker ung thư gan AFP chẳng hạn) để định hướng hay xác định bản chất u này là gì, cần chụp CTscan xác định hay không… Như vậy, trước mắt em nên khám ở chuyên khoa Tiêu hóa - gan mật để được kiểm tra và có hướng xử trí thích hợp tiếp theo.

Thân mến.

U gan bao gồm u gan lành tính và u gan ác tính, đều là những dạng bệnh về gan cần được phòng tránh và điều trị hiệu quả. Tuy nhiên u gan ác tính sẽ nguy hiểm hơn u gan lành tính nên đòi hỏi cần có hiểu biết chính xác về bệnh gan và phòng tránh cũng như điều trị bệnh kịp thời nhất.

Theo nghiên cứu và tổng hợp, có rất nhiều nguyên nhân gây ra u gan, trong đó, nguyên nhân chủ yếu gây u gan ác tính là do các loại virus viêm gan B, C và tình trạng uống nhiều rượu dẫn đến chức năng gan suy giảm gây xơ gan và phát triển khối u. Ngoài ra, cũng có trường hợp u gan do bẩm sinh dạng Fibrolamellar - tức là dạng ung thư gan phát triển chậm.

U gan lành tính

Khối u lành tính bao gồm u máu, u giang mai, u nang gan, u tuyến. Hầu hết các u gan lành tính này đều phát triển chậm và không có triệu chứng rõ ràng nên người bệnh chỉ phát hiện khi đi thăm khám, siêu âm.

Về cơ bản thì u gan lành tính không cần điều trị mà có thể chỉ can thiệp khi có biến chứng vỡ nang u hay xuất huyết trong u.

U gan ác tính

Còn đối với u gan ác tính, nhiều người không biết u gan là gì, thì câu trả lời chính là - đây là dạng ung thư gan nguyên phát, gây ra rất nhiều nguy hiểm. Bệnh có các triệu chứng như: đau bụng vùng hạ sườn, suy nhược, vàng da, vàng mắt, chán ăn, sụt cân… thậm chí có thể phát hiện khối u lớn ở hạ sườn phải.

Nếu là u gan lành tính thì người bệnh không cần quá lo lắng, bởi khối u này chưa gây nguy hiểm đến sức khỏe ngay, bạn chỉ cần xây dựng chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý, đồng thời kiểm tra và theo dõi sức khỏe định kỳ để nắm rõ tình hình của khối u là được.

Nhưng đối với khối u ác tính, hay còn gọi là bệnh ung thư gan nguyên phát, bạn cần có biện pháp điều trị kịp thời và hiệu quả nhất.

Hiện nay để điều trị bệnh, cần phụ thuộc vào giai đoạn và tình trạng của người bệnh mà áp dụng các biện pháp khác nhau.