Giải bài tập tiếng việt lớp 5 trang 62

Viết một đoạn văn ngắn khoảng 5 câu tả ngoại hình của một cụ già mà em biết.

………………………………………………

………………………………………………

TRẢ LỜI:

Viết một đoạn văn ngắn khoảng 5 câu tả ngoại hình của một cụ già em biết.

Ông Tư năm nay đã già, mái tóc ông bạc trắng, thân hình ông gầy guộc, lưng còng xuống. Trên mặt ông, ngoài những nếp nhăn do tuổi già, trên mặt ông còn có những vết nám như những vết bụi của thời gian. Ông có chòm râu dài, bạc phơ như chùm râu ông bụt trong chuyện cổ tích. Đôi mắt ông nay không còn tinh anh nữa. Mỗi lần muốn đọc báo ông phải đeo kính. Chỉ có nụ cười của ông là còn mãi với thời gian. Nụ cười tươi, sảng khoái, biểu lộ sự phúc hậu đáng quý.

Câu 1: Đọc mẩu chuyện về cuộc tranh luận của Đất, Nước, Không Khí và Ánh Sáng (Tiếng Việt 5, tập một, trang 93 - 94), thực hiện lần lượt các yêu cầu sau :

a. Ghi lại tóm tắt ý kiến, lí lẽ và dẫn chứng của mỗi nhân vật

b. Dựa vào ý kiến của một nhân vật trong mẩu chuyện, em hãy mở rộng lí lẽ và dẫn chứng (ghi vắn tắt vào cột bên phải) để thuyết trình, tranh luận cùng các bạn

Trả lời:

a. Tóm tắt ý kiến, lí lẽ và dẫn chứng của mỗi nhân vật

Nhân vậtÝ kiếnLí lẽ, dẫn chứng
Đấtcây cần đất nhấtđất cung cấp chất màu để nuôi cây.
Nướccây cần nước nhấtnước vận chuyển chất màu.
Không khícây cần không khí nhấtcây không thể sống thiếu không khí hoặc thiếu không khí thì cây chết.
Ánh sángcây cần ánh sáng nhấtthiếu ánh sáng, cây sẽ không còn màu xanh.

b. Mở rộng lí lẽ và dẫn chứng (ghi vắn tắt vào cột bên phải) để thuyết trình, tranh luận cùng các bạn

Nhân vậtÝ kiếnMở rộng lí lẽ và dẫn chứng
ĐấtCây cần đất nhất- Đất cung cấp chất màu để nuôi cây. Thiếu đất, cây không có chất dinh dưỡng để phát triển.
- Hiện nay, ngoài trồng trong đất, người ta có thể tiến hành trồng trong nước (phương pháp thủy canh). Tuy nhiên, nhiều loài cây không thể sống trong môi trường nước (ví dụ các cây thân gỗ lớn). Vì vậy, đất vẫn là yếu tố quan trọng nhất cho cây trồng.
NướcCây cần nước nhất- Khi trời hạn hán, dù có đất cây cũng sẽ khô héo, không thể phát triển được. Vì vậy, cần có nước thì chất dinh dưỡng của đất mới được vận chuyển để nuôi cây
- Ở một số nơi, diện tích đất nhỏ hẹp, người ta  vẫn tiến hành trồng cây trong nước có chất dinh dưỡng (phương pháp thủy canh), góp phần tạo ra một số lượng lớn cây trồng.
Không khíCây cần không khí nhất- Cây không thể sống mà không có không khí- Cây luôn luôn cần khí trời. Khi trời mưa, khí trời cung cấp một lượng Ni-tơ tối thiểu cho cây qua việc trời mưa tưới nước xuống đất. Ni-tơ hoà tan trong nước mưa thành một loại phân tự nhiên có chứa U-rê để cây tươi xanh, mơn mởn. Không khí cũng là yếu tốmà cây xanh rất cần.

- Có thể thiếu đất, thiếu nước cây vẫn sống được ít lâu nhưng nếu thiếu không khí, cây sẽ chết ngay.

Ánh sángCây cần ánh sáng nhất- Ánh sáng giúp cây xanh tạo chất diệp lục. Cây không được chiếu sáng không có màu xanh.
- Nếu không có ánh sáng mặt trời, mặt đất sẽ vô cùng lạnh lẽo và đóng băng, cây cối không thể phát triển được.

Câu 2: Đọc bài ca dao:

Đèn khoe đèn tỏ hơn trăng

Đèn ra trước gió còn chăng, hỡi đèn ?

Trăng khoe trăng tỏ hơn đèn

Cớ sao trăng phải chịu luồn đám mây ?

Viết lại ý kiến của em nhằm thuyết phục mọi người thấy rõ sự cần thiết của cả trăng và đèn trong bài ca dao.

Trả lời:

Ánh sáng là món quà quý giá của thiên nhiên ban tặng cho con người và vạn vật. Ánh sáng mặt trời giúp cây cối sinh sôi và phát triển, giúp con người nhìn rõ mọi vật, giúp chúng ta học tập và làm việc được hiệu quả. Khi mặt trời lặn, ánh sáng từ mặt trăng và đèn trở nên thân thiết với con người. Ánh sáng của đèn mạnh giúp em có thể đọc chữ, mẹ có thể khâu xong chiếc áo cho ba... Ánh sáng của đèn dầu hay đèn điện mạnh nên giúp con người nhìn mọi vật trong đêm tối sẽ rõ ràng hơn. Nhưng nếu vào một đêm trời mất điện hoặc khi ngọn đèn dầu mang ra trước gió cũng sẽ bị tắt. Mặt khác, ngọn đèn chỉ chiếu sáng được một phạn vị nhỏ như một căn phòng, một ngôi nhà.Trong khi đó, mặt trăng là ánh sáng tự nhiên, con người không phải mất tiền mua. Ánh trăng soi sáng khắp mọi nẻo đường, trăng không sợ tắt mà có thể hòa mình cùng với gió với mấy. Tuy nhiên, trăng chỉ tròn và sáng rõ vào những ngày rằm trong tháng. Những ngày mưa bão hoặc mùa đông mây đen che khuất, ánh sáng của trăng yếu ớt nên con người sẽ không thể nhìn rõ mọi vật khi về đêm. Vì vậy, ánh sáng của đèn và trăng đều vô cùng quan trọng và cần thiết đối với đời sống con người. Chúng ta cần trân trọng những nguồn sáng đó.

Đèn khoe đèn tỏ hơn trăng

Đèn ra trước gió còn chăng, hỡi đèn ?

Trăng khoe trăng tỏ hơn đèn

Cớ sao trăng phải chịu luồn đám mây ?

Viết lại ý kiến của em nhằm thuyết phục mọi người thấy rõ sự cần thiết của cả trăng và đèn trong bài ca dao.

Em tự hoàn thiện bài tập, tìm lí lẽ và dẫn chứng dựa vào một số câu hỏi gợi ý sau

Nếu chỉ có trăng thì chuyện gì sẽ xảy ra?

Đèn đem lại lợi ích gì cho cuộc sống?

Nếu chỉ có đèn thì chuyện gì sẽ xảy ra?

Trăng làm cho cuộc sống đẹp như thế nào?

Trong cuộc sống của chúng ta, ánh sáng rất cần thiết. Ánh sáng mặt trời chiếu soi vào ban ngày giúp cho ta hoạt động, học tập, làm việc, ... một cách thoải mái. Nhưng khi màn đêm bao phủ, chúng ta cần có ánh sáng để tiếp tục sinh hoạt. Vì vậy, cả trăng và đèn đều rất cần thiết cho mọi hoạt động của con người. Đèn soi sáng giúp ta có thể đọc sách, làm việc lúc tối trời. Tuy vậy, đèn cũng không có giá trị tuyệt đối vì đèn ra trước gió, (đèn dầu) sẽ tắt, và nếu là đèn điện thì cũng có lúc mất điện. Hơn nữa, đèn chỉ soi sáng được một nơi. Còn trăng là nguồn sáng tự nhiên. Trăng có thể tỏa sáng khắp nơi, trăng không sợ gió. Trăng là nguồn cảm hứng cho bao nhà thơ, bao nhạc sĩ, họa sĩ làm nên những tuyệt tác cho đời. Thế nhưng, trăng cũng không thể lúc nào cũng tồn tại vì trăng có lúc mờ, lúc tỏ, khi khuyết, khi tròn. Dù có trăng người ta vẫn cần đèn để đọc sách, làm việc. Bởi vậy cả trăng lẫn đèn đều cần thiết với con người. Dù có đèn người ta cũng cần ánh trăng để thư giãn.

Loigiaihay.com

Câu 1

Đọc các đoạn văn dưới đây và trả lời câu hỏi:

a) Biển luôn thay đổi màu tùy theo sắc mây trời. Trời xanh thẳm, biển cũng xanh thẳm, như dâng cao lên, chắc nịch. Trời rải mây trắng nhạt, biển mơ màng dịu hơi sương. Trời âm u mây mưa, biển xám xịt, nặng nề. Trời ầm ầm dông gió, biển đục ngầu, giận dữ… Như một con người biết buồn vui, biển lúc tẻ nhạt, lạnh lùng, lúc sôi nổi, hả hê, lúc đăm chiêu, gắt gỏng.

Theo VŨ TÚ NAM

- Đoạn văn trên tả đặc điểm gì của biển?

- Để tả đặc điểm đó, tác giả đã quan sát những gì và vào những thời điểm nào?

- Khi quan sát biển, tác giả đã có những liên tưởng thú vị như thế nào?

b) Con kênh này có tên là kênh Mặt Trời. Nơi đây, suốt ngày, ánh nắng rừng rực đổ lửa xuống mặt đất. Bốn phía chân trời trống huếch trống hoác. Từ lúc mặt trời mọc đến lúc mặt trời lặn không kiếm đâu ra một bóng cây để tránh nắng. Buổi sáng, con kênh còn phơn phớt màu đào, giữa trưa bỗng hóa ra một dòng thủy ngân cuồn cuộn lóa mắt, rồi dần dần biến thành một con suối lửa lúc trời chiều. Có lẽ bởi vậy mà nó được gọi là kênh Mặt Trời.

Theo ĐOÀN GIỎI

- Con kênh được quan sát vào những thời điểm nào trong ngày?

- Tác giả nhận ra đặc điểm của con kênh chủ yếu bằng giác quan nào?

- Nêu tác dụng của những liên tưởng khi quan sát và miêu tả con kênh?

Phương pháp giải:

a. - Em đọc câu văn thứ nhất.

- Em đọc những câu văn còn lại.

- Em đọc kĩ toàn bài.

b. - Em đọc kĩ toàn bài để xác định những mốc thời gian được mắc tới trong bài.

- Em đọc kĩ để xem tác giả đã dùng giác quan nào để quan sát: thị giác (mắt nhìn), thính giác (tai nghe), khứu giác (mũi ngửi), xúc giác (tay sờ)

- Em đọc kĩ bài.

Lời giải chi tiết:

a)

-  Đoạn văn tả sự thay đổi màu sắc của biển theo sắc của mây trời.

-  Để tả đặc điểm đó, tác giả đã quan sát mặt trời và mặt biển vào những thời điểm khác nhau:

Khi bầu trời xanh thẳm, khi bầu trời rải mây trắng nhạt, khi bầu trời âm u, khi bầu trời ầm ầm dông gió.

-  Khi quan sát biển, tác giả đã có liên tưởng thú vị: biển như con người, cũng biết buồn vui, lúc tẻ nhạt, lạnh lùng, lúc sôi nổi hả hê, lúc đăm chiêu, gắt gỏng.

b)

-  Con kênh được quan sát vào mọi thời điểm trong ngày: Suốt ngày, từ lúc mặt trời mọc đến lúc mặt trời lặn, buổi sáng, giữa trưa, lúc trời chiều.

-  Tác giả nhận ra đặc điểm của con kênh:

+ Chủ yếu bằng thị giác: thấy nắng rừng rực như lửa xuống đất, bốn bề trống huếch, trống hoác; sắc màu con kênh biến đổi vào các thời điểm trong ngày: buổi sáng phơn phớt màu đào, giữa trưa hóa thành dòng thủy ngân cuồn cuộn lóa mắt, về chiều biến thành con suối lửa.

+  Ngoài ra, tác giả còn quan sát bằng xúc giác để thấy nắng nóng như đổ lửa.

-  Tác dụng của những liên tưởng trên là: giúp người đọc hình dung được cái nắng nóng dữ dội, làm cho cảnh vật hiện ra sinh động hơn, gây ấn tượng hơn với người đọc.

Câu 2

Dựa vào kết quả quan sát của mình, em hãy lập dàn ý bài văn miêu tả một cảnh sông nước (một vùng biển, một dòng sông, một con suối hay một hồ nước).

Phương pháp giải:

Em hãy quan sát một phong cảnh sông nước và lập dàn ý cho bài văn tả cảnh với các nội dung:

- Mở bài: giới thiệu bao quát về cảnh sẽ tả.

- Thân bài: tả từng phần của cảnh hoặc sự thay đổi của cảnh theo thời gian.

- Kết bài: Nêu nhận xét hoặc cảm nghĩ của người viết.

Lời giải chi tiết:

A. Mở bài: Sông Hương là dòng sông chảy qua thành phố Huế. Chính con sông ấy đã mang đến quê hương em một vẻ yên bình và tươi đẹp.

B. Thân bài:

* Buổi sáng:

-  Mặt sông êm đềm trong sắc màu xanh biếc.

-  Cầu Tràng Tiền sừng sững vắt ngang sông, đường phố đông người qua lại.

-  Dòng sông rộng mênh mông, nước chảy lững lờ.

-  Những chiếc xuồng con kéo lưới trên sông.

-  Hai bên bờ sông rợp mát bóng cây và thảm cỏ xanh ngát.

* Buổi trưa:

-  Mặt nước trong xanh như tấm gương khổng lồ phản chiếu ánh mặt trời.

-  Núi Ngự Bình trầm tư soi bóng xuống mặt sông làm cho sông Hương càng thêm mĩ lệ.

-  Tiếng chim lảnh lót trên mấy cây cao ven bờ.

* Buổi chiều:

-  Gió thổi nhẹ từ phía cửa sông.

-  Mặt nước dưới cầu Tràng Tiền như sẫm hơn.

-  Khúc sông gần Kim Long sáng màu ngọc lam in những vệt mây hồng của hoàng hôn.

-  Chợ Đông Ba vãn người dần, tiếng ồn ào, náo nhiệt lắng hẳn xuống.

-  Xóm Cồn Hến bên sông đang nấu cơm chiều, thả khói chập chờn cả một vùng tre trúc.

-  Những chiếc thuyền chài gỡ những mẻ cá cuối cùng trên mặt sông, âm thanh lanh canh lan rộng trên mặt nước vắng lặng.

* Buổi tối:

- Dây đèn bên vệ đường thắp lên những quả tròn đủ màu sắc.

- Mặt sông nhấp nhánh ánh sáng.

- Hơi nước bốc lên mát mẻ.

- Những chiếc thuyền rồng chờ du khách rời bến sông càng làm cho dòng sông thêm sống động, điệu ca Huế quen thuộc ngân lên tha thiết. 

- Dòng sông như bừng lên trong nhịp chuyển động của thành phố ven sông.

C. Kết bài:

- Sông Hương đã làm cho phong cảnh quê em thêm tươi đẹp và hữu tình.

- Em mong dòng sông Hương lúc nào cũng yên bình và nhẹ nhàng như nó vốn có.