Giải thích vì sao chúng ta chỉ lặn được ở một độ sâu nhất định

Ở mực nước biển, áp suất không khí là 1 atmosphere (atm)

Lặn xuống 10 mét và áp lực nước lúc này là 2 atm, tăng gấp đôi – bởi vì nước dày hơn không khí, nó tác động một lực nén lớn hơn nhiều lên cơ thể bạn. Tại độ sâu này, lượng không khí trong cơ thể người chỉ còn lại 1/2.

Cứ sau 10 mét lặn sâu hơn, áp lực lên cơ thể bạn tăng thêm 1 atm, và lượng không khí giảm từ từ xuống 1/3, 1/4,…. Ngoài ra, áp lực nước tác động lên phổi, cản trở quá trình hô hấp, đó là lý do các thợ lặn ở độ sâu này cần có bình oxy và bộ điều áp để đưa không khí có áp suất cao vào phổi, cân bằng áp suất môi trường ngoài.

Ở độ sâu khoảng 30 mét, lúc này áp lực nước là 4 atm, các lớp mô xốp của phổi bắt đầu co lại, máu dồn về phía tim và não, mở rộng các mạch máu trong ngực, giúp cân bằng áp lực từ nước bên ngoài.

Từng ghi nhận trường hợp nhịp tim của thợ lặn giảm xuống chỉ còn 14 nhịp mỗi phút, chỉ bằng khoảng một phần ba nhịp tim của một người hôn mê. Các nhà khoa học vẫn không chắc chắn tại sao chúng ta có thể duy trì ý thức ở độ sâu đáng kể như thế này.

Vậy chúng ta có thể lặn sâu đến đâu?

Các nhà khoa học vẫn chưa xác định một giới hạn cho việc này. Hầu hết các thợ lặn tự do chuyên nghiệp đều không vượt quá khoảng 120 mét. Kỉ lục thế giới về lặn có bình dưỡng khí được ghi nhận tại độ sâu 332,35 mét bởi thợ lặn Ahmed Gabr mặc dù có nhiều tác dụng phụ đi kèm như ngộp nitơ, bệnh giảm áp, ngộ độc oxy (do thành phần không khí trong bình dưỡng khí của anh).

Cách duy nhất để kiểm tra giới hạn là thử nghiệm trên người thật, còn sống, vì vậy rõ ràng không có nghiên cứu nào hữu ích để giúp chúng ta đưa ra câu trả lời. Tuy nhiên, các nhà khoa học biết điều gì sẽ xảy ra với một thợ lặn vượt qua giới hạn cơ thể của họ. Một thợ lặn có thể chết vì phổi bị nghiền nát, máu tràn vào, sau đó máu lại bị rút ra khỏi cơ thể do chênh lệch áp suất thẩm thấu. Rõ ràng đó không phải là một cái chết dễ chịu cho lắm.

Không liên quan nhưng mời các bạn xem thử video tuyệt đẹp này: https://youtu.be/OnvQggy3Ezw

Nguồn: tổng hợp bởi Science Realm từ Wikipedia, medicaldaily.com, healthlinkbc.ca, deeperblue.com.

5/5 - (2 bình chọn)
biểndivingkhả năng lặn của con ngườilặnlặn sâu

Làm sao nín thở được lâu?

Giải thích vì sao chúng ta chỉ lặn được ở một độ sâu nhất định
Giải thích vì sao chúng ta chỉ lặn được ở một độ sâu nhất định

Nguồn hình ảnh, thinkstock

Chụp lại hình ảnh,

Sự sống của con người phụ thuộc rất lớn vào oxygen

Một số ít người có thể nín thở lâu đến kinh ngạc, Frank Swain phát hiện. Làm sao họ làm được như vậy?

Tháng 11 năm ngoái, Nicholas Mevoli, 32 tuổi, nằm ngửa trên mặt nước giữa biển khơi và hít một hơi dài để đẩy không khí vào đẩy hai lá phổi. Sau đó anh ấy vẫy nhẹ và lặn xuống nước và bắt đầu lặn đến Lỗ xanh Dean (Dean’s Blue Hole) – một khe dưới đáy biển ở Bahamas.

Mục tiêu của Mevoli là lặn đến độ sâu hơn 70 mét và chỉ với một lần thở. Nếu không may sẽ là thảm họa đối với anh ấy.

Những sinh vật lặn siêu đẳng

Khi nói về lặn sâu thì không loài nào có thể sánh được với cá voi mõm khoằm Cuvier. Trong một công trình nghiên cứu được công bố hồi tháng Ba năm 2014, các nhà khoa học đã theo dõi loài cá voi bí ẩn này và phát hiện một cá thể đã lặn đến độ sâu 2.992 mét. Sau đó, nó đã ở dưới nước mà không cần phải thở một hơi nào trong vòng 138 phút.

Đây là một thành tích phi thường, cùngMainlúc phá vỡ hai hạng mục kỷ lục về lặn sâu ở động vật có vú.

Đôi nét

Theo wikipedia thì lặn bằng bình dưỡng khí (scuba diving)là một chế độlặn dưới nướctrong đó người lặn sử dụng một thiết bị hoàn toàn độc lập với nguồn cung cấp bề mặt để thởdưới nước.

Tên “scuba”, từ viết tắt của ”Dụng cụ thở dưới nước tự chứa“, được sử dụng lần đầu tiên bởiChristian J. Lambertsentrong một bằng sáng chế được đệ trình vào năm 1952.

Những người lặn biển mang theo nguồnkhí thởriêng của họ, thường làkhí nén,cho phép họ độc lập và tự do di chuyển hơn so vớithợ lặn được cung cấptrênbề mặtvà sức chịu đựng dưới nước lâu hơn so vớithợ lặnnín thở.

Lặn có bình dưỡng khí có thể được thực hiện đểgiải tríhoặcchuyên nghiệptrong một số ứng dụng, bao gồm các vai trò khoa học, quân sự và an toàn công cộng, nhưng hầu hết các hoạt động lặn thương mại đều sử dụng thiết bị lặn được cung cấp trên bề mặt khi điều này có thể thực hiện được.

Những người lặn biển tham gia vào các hoạt động bí mật của lực lượng vũ trang có thể được gọi làngười nhái, thợ lặn chiến đấu hoặc người bơi tấn công.