Hoạt đồng của bạch cầu lympho B để bảo vệ cơ thể là gì

Các tế bào trình diện kháng nguyên

Mặc dù một số kháng nguyên (Ags) có thể kích thích phản ứng miễn dịch trực tiếp, các phản ứng miễn dịch thu được từ tế bào T thường đòi hỏi các tế bào trình diện kháng nguyên (antigen-presenting cells - APC) để trình bày các peptide có nguồn gốc kháng nguyên trong các phân tử phức hợp hòa hợp mô chủ yếu (MHC).

Kháng nguyên nội bào (ví dụ virus) có thể được xử lý và trình diện với các tế bào T gây độc CD8 bởi bất kỳ tế bào có nhân nào bởi vì tất cả các tế bào có nhân đều biểu hiện các phân tử MHC class I. Bằng cách mã hóa protein cản trở quá trình này, một số virut (ví dụ như cytomegalovirus) có thể tránh được việc bị loại bỏ.

Kháng nguyên ngoài tế bào (ví dụ, từ nhiều vi khuẩn) phải được xử lý thành các peptide và phức hợp với các phân tử MHC lớp II trên bề mặt các tế bào trình diện kháng nguyên chuyên nghiệp để được nhận biết bởi tế bào T hỗ trợ (TH) CD4. Các tế bào sau cấu tạo biểu hiện các phân tử MHC class II và do đó hoạt động như các tế bào trình diện kháng nguyên chuyên nghiệp:

  • Tế bào B Tế bào B (Xem thêm Tổng quan về hệ thống miễn dịch.) Hệ miễn dịch bao gồm các thành phần tế bào và các thành phần phân tử chúng hoạt động cùng nhau để tiêu diệt các kháng nguyên. Mặc dù một số kháng... đọc thêm

  • Tế bào monocytes

  • Đại thực bào

  • Tế bào đuôi gai

Tế bào mono trong máu là tiền thân của các đại thực bào mô. Monocytes di chuyển vào các mô, sau đó khoảng 8 giờ, chúng phát triển thành các đại thực bào dưới ảnh hưởng của yếu tố kích thích tạo dòng đại thực bào (M-CSF), được tiết ra bởi các loại tế bào khác nhau (ví dụ, các tế bào nội mô, nguyên bào sợi). Tại các vị trí nhiễm trùng, các tế bào T kích hoạt tiết ra các cytokine (ví dụ, interferon-gamma[IFN-gamma]) và hiện tượng này dẫn đến sản xuất yếu tố ức chế di chuyển đại thực bào, ngăn ngừa không cho đại thực bào rời đi.

Đại thực bào được kích hoạt bởi IFN-gamma và yếu tố kích thích tạo cụm bạch cầu hạt-đại thực bào (GM-CSF). Các đại thực bào kích hoạt sẽ giết các vi khuẩn nội bào và tiết ra IL-1 cùng yếu tố hoại tử khối u-alpha (TNF-alpha). Những cytokine này làm tăng bài tiết của IFN-gamma cùng GM-CSF và tăng sự biểu hiện của các phân tử bám dính trên các tế bào nội mạc, tạo điều kiện cho dòng bạch cầu tràn vào và tiêu hủy các mầm bệnh. Dựa vào các biểu hiện gen khác nhau, các phân nhóm của đại thực bào (ví dụ, M1, M2) đã được xác định.

Tế bào đuôi gai có mặt trong da (như các tế bào Langerhans), hạch bạch huyết, và các mô khắp cơ thể. Các tế bào đuôi gai trong da hoạt động như các APC phòng vệ, tóm bắt Ag, sau đó đi đến các hạch vùng, nơi chúng có thể kích hoạt các tế bào T. Các tế bào tua nang là một dòng khác biệt, không biểu hiện các phân tử MHC class II và do đó không biểu hiện kháng nguyên cho tế bào TH Chúng không thực bào; chúng có các thụ thể cho phân đoạn kết tinh (Fc) của IgG và cho bổ thể, cho phép chúng liên kết với các phức hợp miễn dịch và đưa phức hợp vào các tế bào B trong các trung tâm mầm của các cơ quan bạch huyết thứ phát.

1. Hệ miễn dịch là gì?

Hệ miễn dịch bao gồm một hệ thống rộng lớn trải khắp cơ thể trên hầu hết tất cả các tế bào, các lớp mô hay các cơ quan có trong cơ thể. Hệ miễn dịch có vai trò chính là chống lại các tác nhân gây bệnh đến từ môi trường xung quanh như các loại virus, vi khuẩn, các loại nấm hay ký sinh trùng. Chính vì vậy, nếu cơ thể không có hệ miễn dịch hoặc có hệ miễn dịch đã bị suy yếu thì sẽ có nguy cơ mắc phải rất nhiều căn bệnh nguy hiểm một cách dễ dàng.

Hệ miễn dịch không phải lúc nào cũng có sẵn trong cơ thể mỗi người và cơ chế hoạt động của hệ miễn dịch ở mỗi người cũng sẽ có sự khác nhau. Hệ miễn dịch có thể được chia thành 3 dạng chính là:

Hệ miễn dịch bẩm sinh đã có:

Nhắc đến cái tên thì chắc hẳn các bạn cũng có thể đoán được nguồn gốc của loại hệ miễn dịch này. Chúng vốn đã được hình thành trong cơ thể con người trước cả khi sinh ra và có thể phát triển và nhân lên bội phần khi cơ thể được phát triển một cách khỏe mạnh nhất.

Hệ miễn dịch bẩm sinh chiếm tỉ lệ rất lớn trong cơ thể mỗi người. Làn da của chúng ta và các chất dịch nhầy có trong ruột hay cổ họng đều được xem là nằm trong nhóm hệ miễn dịch bẩm sinh, hay tuyến phòng thủ chống bệnh đầu tiên.

Hoạt đồng của bạch cầu lympho B để bảo vệ cơ thể là gì

Ngay từ khi mới sinh ra cơ thể chúng ta đã có rất nhiều hệ miễn dịch bẩm sinh

Hệ miễn dịch thích ứng hay hệ miễn dịch thích nghi:

Đây là loại hệ miễn dịch có khả năng tự sinh và tự diệt. Khi cơ thể vô tình gặp phải các mầm bệnh hoặc tiêm các loại vacxin mà “tuyến phòng thủ chống bệnh đầu tiên” không thể giải quyết được thì cơ thể chúng ta buộc phải tự động sản sinh ra các loại hệ miễn dịch có khả năng áp chế mầm bệnh hoặc thích nghi với loại vacxin mới được đưa vào cơ thể.

Hệ miễn dịch thụ động hay hệ miễn dịch vay mượn:

Loại hệ miễn dịch này thực chất không có sẵn trong cơ thể chúng ta (như hệ miễn dịch bẩm sinh) hoặc cơ thể tự sản sinh ra (như hệ miễn dịch thích nghi) mà chúng được chuyển vào cơ thể bằng các cách khác nhau.

Hệ thống miễn dịch này được truyền từ mẹ sang con thông qua nhau thai và sữa mẹ nhằm giúp cơ thể non nớt của các bé có khả năng chống lại một số mầm bệnh mà cơ thể mẹ có thể chống lại. Trường hợp tiêm phòng cũng được xem là bổ sung hệ miễn dịch thụ động. Tuy nhiên, hệ miễn dịch thụ động có thể sẽ mất dần đi chứ không thể tồn tại mãi trong cơ thể người được nhận.

Bạch cầu là gì? Các chỉ số của bạch cầu

Bạch cầu là thành phần vô cùng quan trọng có nhiệm vụ tăng cường sức đề kháng của cơ thể, chống lại các tác nhân gây bệnh, đặc biệt là các bệnh về nhiễm khuẩn, nhiễm ký sinh trùng, nhiễm độc…

1. Bạch cầu là gì?

Đúng như tên gọi của nó, bạch cầu là những tế bào hình cầu, có nhân. Chúng được tạo thành trong tủy xương từ các tế bào gốc sinh máu vạn năng. Sau đó bạch cầu trưởng thành sẽ được lưu hành trong máu chúng ta cùng với hồng cầu, tiểu cầu.

Hoạt đồng của bạch cầu lympho B để bảo vệ cơ thể là gì
Minh họa hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu trong máu

Khi các thành phần của máu được phân tách, bạch cầu và tiểu cầu tạo nên một lớp dịch nhày, mỏng, có màu trằng, nằm giữa huyết tương và hồng cầu.

Xem thêm: Tiểu cầu: Cấu trúc và chức năng

Tham khảoSửa đổi

  1. ^ Murphy, Kenneth (2012). Janeway's Immunobiology (ấn bản 8). New York: Garland Science. ISBN9780815342434.
  2. ^ Cooper, Max D. (ngày 1 tháng 1 năm 2015). “The early history of B cells”. Nature Reviews Immunology. 15 (3): 191–7. doi:10.1038/nri3801. PMID25656707.