Hướng dẫn cách sử dụng đồng hồ vạn năng

Đồng Hồ Vạn Năng là một trong những công cụ đo điện được người tiêu dùng cực kì ưa chuộng bởi tính tiện lợi và di động cao, có thể làm việc ở mọi lúc, mọi nơi. Hiện nay, các mẫu Đồng Hồ Vạn Năng đời mới được trang bị nhiều chức năng tiện lợi hơn nhằm phục vụ tối đa cho công việc đo điện của chúng ta. Cùng METROTECH tìm hiều cách sử dụng đồng hồ vạn năng qua bài viết dưới đây!

4 LÝ DO NÊN SỬ DỤNG ĐỒNG HỒ VẠN NĂNG

1. Nhờ vào màn hình mà có thể theo dõi các giá trị số hiển thị trên màn hình.

Màn hình của đồng hồ vạn năng sẽ bao gồm 2 loại:

Màn hình kim:

  • Cho khả năng hiển thị kiểu cổ điển.
  • Tầm nhìn từ màn hình kim cho khả năng hiển thị quen thuộc giúp ta dễ dàng quan sát hơn.

Màn hình điện tử:

  • Hiển thị sắc nét, rõ ràng, có khả năng hiển thị phần số rất cao và chính xác.
  • Hiển thị được rất nhiều thông số hơn nhưng với những người dùng mới sẽ hơi dễ gây rối.
  • Các loại màn hình của đồng hồ vạn năng có khả năng tương thích với các đầu nối rất nhanh
  • Nên khi có dòng điện chạy qua hoặc nhận tín hiệu từ các nút bấm, số liệu sẽ nhanh chóng được hiển thị trên màn hình.
  • Màn hình của đồng hồ vạn năng có khả năng hiển thị được nhiều thông số hơn so với các loại đồng hồ đo điện khác.
  • Các loại màn hình của đồng hồ vạn năng có độ bền rất cao nên khi qua đập cũng không cần phải quá lo lắng tuy nhiên để giữ cho sản phẩm được bền nhất có thể thì chúng ta nên bảo quản sản phẩm một cách cẩn thận.

2. Độ chính xác cực kì cao

  • Khả năng đo của các loại đồng hồ vạn năng đời mới là cực kì chính xác.
  • Trong công nghiệp cũng như trong đời sống, các loại đồng vạn năng luôn có khả năng đo rất tốt để phục vụ cho công việc.

3. Được cấu tạo nên từ những thành phần có nguồn gốc vật liệu cao cấp

  • Vật liệu được cấu tạo nên các dòng đồng hồ vạn năng thuộc dạng cao cấp, đa số là nhựa hoặc hợp kim cao cấp nên có độ bền cao kèm theo chất lượng đi cùng với thời gian.
  • Độ bền của máy có thể được duy trì rất lâu theo thời gian nếu được bảo quản một cách kỹ càng.

4. Nhiều tính năng cao cấp được tích hợp trên máy

  • Những loại đồng hồ vạn năng đời mới có rất nhiều chức năng tiện lợi, phù hợp tối đa cho nhu cầu sử dụng.
  • Một số chức năng nổi bật có thể kể đến như tự động tắt, hiển thị thông minh kết quả đo v.v…

    Hướng dẫn cách sử dụng đồng hồ vạn năng
    Cách Sử Dụng Đồng Hồ Vạn Năng Đơn Giản Hiệu Quả

    Xem thêm: 5 Công Dụng Của Đồng Hồ Đo Điện Vạn Năng

8 BƯỚC ĐỂ SỬ DỤNG ĐỒNG HỒ VẠN NĂNG MỘT CÁCH HIỆU QUẢ

  • Bước 1: Để đồng hồ ở thang đo có kí hiệu A~, đó là dụng cụ dùng để đo dòng điện xoay chiều và thang đo có kí hiệu A- để đo dòng điện một chiều.
  • Bước 2: Que đèn được cắm vào cổng chung COM, que đỏ kết nối vào cổng 20A.
  • Bước 3: Đầu dấu + là chỗ cắm que đo màu đen vào.
  • Bước 4: Đưa đầu chuyển mạch chuyển mạch của đồng hồ ở thang DC.A – ầu COM, que đo màu đỏ kết nối đầu 250mA.
  • Bước 5: Các nguồn điện các mạch thí nghiệm nên được tắt.
  • Bước 6: Kết nối que đo màu đỏ của đồng hồ về phía cực dương (+) và que đo màu đen về phía cực âm (-) theo chiều dòng điện trong mạch thí nghiệm. Mắc đồng hồ nối tiếp với mạch thí nghiệm
  • Bước 7: Bật điện để cho mạch thí nghiệm có thể hoạt động.
  • Bước 8: Màn hình LCD hiển thị kết quả.
    Tham khảo: Các Ký Hiệu Cơ Bản Và Những Lưu Ý Cần Biết Để Sử Dụng Đồng Hồ Vạn Năng Hiệu Quả

6 CÁCH SỬ DỤNG ĐỒNG HỒ VẠN NĂNG ĐỂ ĐO CHI TIẾT NHẤT

Hướng dẫn cách sử dụng đồng hồ vạn năng
Sử dụng đồng hồ vạn năng

Bạn phải điều chỉnh đúng thang đo để tăng thêm tuổi thọ của sản phẩm 9 (AC – Đo điện xoay chiều và DC – Đo điện áp một chiều). Đồng thời, lưu ý rằng bạn phải đảo ngược que đo lại trước điện áp nếu màn hình hiện chỉ số có dấu (-).

Các bước được thực hiện như sau:

  • Bước 1: Dịch chuyển núm vặn trên thiết bị đến vị trí V~ để kích hoạt chức năng đo điện áp.
  • Bước 2: Tiến hành cắm que đo trên thiết bị, với que đỏ ở vị trí cổng (VΩHz) và que đen ở vị trí cổng COM.
  • Bước 3: Nhìn trên màn hình, bạn sẽ thấy chức năng đo đang hiển thị là DC (nghĩa là đang đo điện áp một chiều).
  • Bước 4: Nhấn vào nút Select (màu xanh dương) trên thiết bị để thực hiện việc chuyển đo dòng điện áp một chiều (DC) sang dòng điện xoay chiều (AC).
  • Bước 5: Tiến hành đưa que đo vào nguồn điện cần đo điện áp và đọc giá trị hiển thị trên màn hình.

Trước khi đo, bạn nên kiểm tra xem có đúng thang đo không và phải gắn que đo kết nối với mạch để tránh gián đoạn khi đo dòng điện.

Các bước được thực hiện như sau:

  • Bước 1: Di chuyển núm vặn đến vị trí đo dòng điện hiển thị mức A~ (đây là giá trị lớn nhất).
  • Bước 2: Nhấn nút Select để chuyển chế độ AC (dòng điện xoay chiều) và DC (dòng điện một chiều) phù hợp.
  • Bước 3: Cắm que đo có màu đen vào vị trí cổng COM và que đỏ vào vị trí cổng A.
  • Bước 4: Tiến hành đo và đọc kết quả hiển thị trên màn hình. Nếu giá trị nhỏ ở mức mA, bạn hãy chuyển thang đo về mA và cứ cắm lại que đỏ vào cổng μAmA để cho kết quả đo hiển thị chính xác hơn. Trường hợp hiển thị kết quả vẫn nhỏ, thì bạn chuyển tiếp sang đo ở vị trí cổng μA để tiến hành đo.

3. Sử dụng đồng hồ vạn năng để đo điện trở

Nếu đo điện trở nhỏ hơn 10Ω chúng ta phải cắm que đo và chân điện trở tiếp xúc tốt để cho kết quả hiển thị chính xác nhất. Ngược lại, nếu lớn hơn thì tránh tay tiếp xúc vào 2 que đo, vì có thể giảm độ chính xác khi đo điện trở.

Các bước được thực hiện như sau:

  • Bước 1: Dịch chuyển núm vặn đến vị trí đo điện trở.
  • Bước 2: Nhấn vào nút Select để bắt đầu thực hiện chức năng đo điện trở Ω.
  • Bước 3: Cắm que đỏ vào vị trí cổng VΩHz và que đen vào vị trí cổng COM.
  • Bước 4: Tiến hành nối que đo vào hai chân của điện trở. Bạn nên thực hiện 2 lần đo để có kết quả hiển thị chính xác.
  • Bước 5: Quan sát trên màn hình và lấy kết quả đo.

4. Sử dụng đồng hồ vạn năng để kiểm tra thông mạch

Có một số bước cơ bản để kiểm tra thông mạch bằng đồng hồ vạn năng:

  • Bước 1: Chuyển đồng hồ vạn năng vào chế độ kiểm tra thông mạch.
  • Bước 2: Kết nối đầu cắm mạch kiểm tra của đồng hồ vạn năng vào mạch cần kiểm tra.
  • Bước 3: Tiến hành cắm que đỏ vào vị trí cổng VΩHz và que đen vào vị trí cổng COM.
  • Bước 4: Cắm cả hai đầu que đo vào hai đầu mạch hoặc đoạn dây cần đo.
  • Bước 5: Khi nghe tiếng bíp bíp nghĩa là mạch không bị đứt. Nếu thiết bị không phát ra tiếng thì mạch đang gặp vấn đề.
  • Bước 6: So sánh giá trị đo được với giá trị tham chiếu để xác định thông mạch có hoạt động bình thường hay không.

5. Sử dụng đồng hồ vạn năng để kiểm tra đi-ốt

Khi kiểm tra đi-ốt nếu không thấy hiển thị kết quả, nghĩa là đi-ốt bị hỏng. 6 bước tiến hành như sau:

  • Bước 1: Di chuyển núm vặn về vị trí khu vực đo điện trở/đi-ốt/thông mạch.
  • Bước 2: Chọn nút Select để chuyển sang chế độ kiểm tra đi-ốt.
  • Bước 3: Tiến hành cắm que đỏ vào vị trí cổng VΩHz và que đen vào cổng COM.
  • Bước 4: Xác định vị trí hai cực Katot và Anot của đi-ốt. Sau đó, bạn nối que đen của đồng hồ vào cực Katot, trong khi que đỏ vào cực Anot (nghĩa là bạn đang thực hiện phương pháp đo thuận).
  • Bước 5: Quan sát màn hình và đọc kết quả đo. Nếu hiển thị giá trị từ 0.25 – 0.3 là đi-ốt gecmani, còn giá trị từ 0.7 là đi-ốt silic.
  • Bước 6: Tiến hành đảo chiều que đo nếu đồng hồ hiển thị dòng chữ “OL”, nghĩa là đi-ốt ổn.

6. Sử dụng đồng hồ vạn năng để kiểm tra tụ điện

  • Bước 1: Di chuyển núm vặn về chức năng đo tụ điện.
  • Bước 2: Tiến hành cắm que đen vào vị trí cổng COM, còn que đỏ vào vị trí cổng VΩHz.
  • Bước 3: Thực hiện việc đo và đọc kết quả trên màn hình.

METROTECH – NƠI GỬI GẮM NIỀM TIN ĐỂ SỞ HỮU ĐỒNG HỒ VẠN NĂNG CHẤT LƯỢNG

  • METROTECH là một địa chỉ uy tín chuyên cung cấp các sản phẩm đồng hồ vạn năng chính hãng với một chất lượng và mức giá tuyệt vời.
  • Ngoài ra các chế độ bảo hành của METROTECh luôn hướng đến sự hài lòng của khách hàng.
  • Các dịch vụ tư vấn của METROTECH là hoàn toàn miễn phí đối với khách hàng. METROTECH luôn sẵn sàng tư vấn cho khách hàng các kiến thức cần thiết để có thể lựa chọn mua hàng một cách hiệu quả nhất.

Đồng hồ vạn năng dùng để làm gì?

Đồng hồ vạn năng hay vạn năng kế là một dụng cụ đo lường điện có nhiều chức năng, nhỏ gọn dùng cho đo kiểm tra mạch điện hoặc mạch điện tử. Các đồng hồ vạn năng trước đây có 3 chức năng cơ bản là ampe kế, vôn kế, và ôm kế nên còn gọi là AVO-mét.

Tại sao khi đo điện trở bằng đồng hồ vạn năng ta không nên chạm tay vào quê đó?

Lưu ý: Luôn kiểm tra và tắt nguồn điện trước khi đo đạc. Không để đồng hồ ở thang đo điện trở mà đo điện áp và dòng điện – đồng hồ sẽ hỏng ngay lập tức. Khi đo điện trở lớn (> 10kΩ) thì tay bạn không được tiếp xúc đồng thời vào hai que đo vì điều này sẽ làm ảnh hưởng tới kết quả đo.

Khi sử dụng đồng hồ vạn năng cần chú ý điều gì?

- TUYỆT ĐỐI KHÔNG ĐƯỢC ĐO VÀO NƠI CÓ ĐIỆN ÁP CAO HƠN ĐIỆN ÁP MAX CỦA ĐỒNG HỒ. - TRƯỚC KHI ĐO TỤ CÓ ĐIỆN ÁP CAO NHƯ TỤ LÒ VI SÓNG THÌ PHẢI XẢ HẾT ĐIỆN CỦA TỤ ĐỂ TRÁNH HỎNG ĐỒNG HỒ. - KHÔNG ĐƯỢC CHUYỂN THANG ĐO KHI CẮM VÀO ĐIỆN LƯỚI HOẶC ĐANG ĐO TRÊN MẠCH.

Khi đó điện trở bằng đồng hồ vạn năng trước tiên ta cần làm gì?

Bước 1: Chuyển đồng hồ vạn năng về thang đo điện trở Ω. Bước 2: Cắm que đo màu đen vào cổng chung COM, que màu đỏ cắm vào cổng V/Ω. Bước 3: Đặt hai que đo của đồng hồ vạn năng vào hai đầu điện trở để đo. Chọn thang đo sát với giá trị đo để có kết quả đo chính xác.