Khác biệt hóa của thương hiệu

Dù Hermès có chiến lược khác biệt, chỉ tập trung vào các sản phẩm xa xỉ, nhưng các doanh nghiệp vẫn có thể rút ra những bài học quý báu từ chiến lược kinh doanh của thương hiệu này.

Khác biệt hóa của thương hiệu

Hermès- một nhà sản xuất hàng xa xỉ của Pháp, liên tục được xếp hạng là thương hiệu xa xỉ có giá trị nhất thế giới trong các nghiên cứu định giá và xếp hạng khác nhau được công bố bởi các chuyên gia tư vấn hàng đầu.

Tinh tế trong từng sản phẩm

Theo công ty định giá thương hiệu toàn cầu Interbrand, Hermès đứng thứ 32 trong số các thương hiệu toàn cầu tốt nhất 2017. Với mức định giá thương hiệu 23,4 tỷ USD, Hermès xếp sau Louis Vuitton với mức định giá 28,8 tỷ USD. Hiện nay, Hermès đang tung ra thị trường hàng loạt sản phẩm, như hàng da, phụ kiện phong cách sống, nước hoa, quần áo may sẵn… Trong đó, các mặt hàng da và yên ngựa đã đóng góp lớn nhất cho doanh thu của công ty, tiếp theo là quần áo may sẵn và phụ kiện, lụa, nước hoa…

Từ cuối những năm 1990, Hermès đã thực hiện chiến lược giảm bớt các cửa hàng nhượng quyền, bằng cách mua chúng hoặc đóng cửa và mở thêm các cửa hàng do công ty điều hành. Ngày nay, thương hiệu này vận hành 307 cửa hàng trên toàn cầu tại Hoa Kỳ, Nga, Châu Á và có hơn 13.000 nhân viên. Đây là một trong những nhà sản xuất hàng xa xỉ lớn nhất và được ngưỡng mộ nhất trên thế giới. Hiệu suất tuyệt vời của Hermès có được chủ yếu nhờ những nỗ lực đảm bảo tính nhất quán trong chiến lược kết hợp với sự sáng tạo tuyệt vời, sự khéo léo tinh tế cũng như sự tập trung vào sự phát triển dài hạn.

Triết lý kinh doanh của Hermès có thể được tóm tắt bằng một câu nói của cựu CEO Hermès Jean-Louis Dumas: “Chúng tôi không có chính sách xây dựng hình ảnh, mà chỉ có chính sách về sản phẩm”. Công ty đã, đang và sẽ tập trung vào chất lượng và sự tinh tế trong từng sản phẩm. Chính vì triết lý kinh doanh này mà thương hiệu luôn tránh xa việc sản xuất hàng loạt, sử dụng dây chuyền sản xuất và gia công. Theo Hermès, mỗi sản phẩm được sản xuất dưới tên thương hiệu đều phản ánh sự chăm chỉ và tận tâm của nghệ nhân.

Theo CEO Hermès Axel Dumas, tất cả các sản phẩm của Hermès được sản xuất gần như hoàn toàn tại Pháp, nơi tập trung mạnh vào chất lượng. Đồng thời, mỗi sản phẩm Hermès được sản xuất hoàn toàn bằng tay chỉ bởi một thợ thủ công, biểu thị chất lượng của sự khéo léo và tính độc đáo của sản phẩm. Ví dụ, những chiếc khăn lụa của Hermès chỉ được làm từ lụa được sản xuất bởi các trang trại Hermès ở Brazil.

Chiến lược khác biệt hoá

Để duy trì những triết lý kinh doanh nói trên, Hermès không có bộ phận tiếp thị, mà mọi cán bộ, nhân viên của công ty đều chịu trách nhiệm tiếp thị. Hai yếu tố cốt lõi đóng góp vào sự thành công của mô hình kinh doanh của công ty là trực giác và sáng tạo. Chiến lược của Hermès được thể hiện rõ nét qua một số đặc điểm khác biệt sau đây:

Thứ nhất, tất cả nhân sự mới của Hermès đều được tuyển chọn cẩn thận và trải qua khóa đào tạo nội bộ kéo dài 3 ngày. Trong thời gian này, họ sẽ cơ bản hiểu được lịch sử phát triển của từng loại sản phẩm. Bên cạnh đó, khóa đào tạo này còn giúp mọi nhân viên của Hermès cảm thấy gần gũi và đồng nhất với văn hóa, triết lý và giá trị của công ty. Đặc biệt, Hermès còn tổ chức một khóa đào tạo 2 năm bắt buộc cho một thợ thủ công trước khi bắt đầu làm việc để đưa bất kỳ sản với triết lý kinh doanh giới hạn người tiếp cận sản phẩm của Hermès.

Thứ hai, Hermès luôn sử dụng chiến lược cung cấp một số lượng giới hạn các sản phẩm do mình sản xuất, đồng thời hạn chế phân phối sản phẩm trong chính các cửa hàng của mình. Do đó, khách hàng không thể bước vào một cửa hàng Hermès và đi ra ngoài với một chiếc túi Birkin. Thay vào đó, họ a phải đặt hàng và chờ vài tháng trước khi nhận được hàng.

Thứ ba, Hermès không xem sự chứng thực của người nổi tiếng như một chiến thuật xây dựng thương hiệu của mình. Trên thực tế, chỉ những người nổi tiếng trong danh sách hạng A và những người cực kỳ giàu có mới đủ khả năng và có quyền tiếp cận được các sản phẩm cao cấp và độc quyền nhất của Hermès. Đây là một sự chứng thực đích thực của thương hiệu Hermès.

Thứ tư, các sản phẩm của Hermès không bao giờ được giảm giá. Bởi theo Hermès, việc giảm giá có thể làm suy giảm hình ảnh thương hiệu mà Hermes đang xây dựng và đi ngược lại với triết lý kinh doanh giới hạn người tiếp cận sản phẩm của Hermès.

Học gì từ Hermès?

Dù kinh doanh bất kỳ sản phẩm nào, nếu doanh nghiệp muốn phát triển dài hạn cần chú trọng đến chất lượng của sản phẩm. Hãy đầu tư các nguồn lực chính của doanh nghiệp vào việc liên tục cải tiến, đổi mới và nâng cao chất lượng cho sản phẩm, luôn tìm cách làm chúng trở nên độc đáo và đem lại những giá trị khác biệt cho khách hàng. Về lâu dài, chính đều này sẽ là yếu tố then chốt giúp một thương hiệu trường tồn và khách hàng sẽ luôn theo đuổi các sản phẩm của thương hiệu.

Để có thể làm ra các sản phẩm độc đáo và chất lượng cao, doanh nghiệp hãy chú trọng vào khâu tuyển chọn và đào tạo nhân sự. Thay vì chỉ có tuyển và “sài”, doanh nghiệp hãy dành thời gian cho họ, cho họ hiểu văn hoá doanh nghiệp. Khi đó, họ có thể toàn tâm làm ra những sản phẩm chất lượng nhất cho doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần phải liên tục tiến hoá trong quá trình phát triển để cung cấp các sản phẩm đa dạng, chất lượng cao nhằm đáp ứng nhu cầu thay đổi liên tục của xã hội, giống như Hermès từ một vài sản phẩm cốt lõi những năm đầu tiên, giờ đây danh mục sản phẩm của Hermès rất đa dạng.

Đặc biệt, không phải lúc nào việc áp dụng khuyến mại cũng đem lại lợi ích cho thương hiệu, thậm chí nếu làm không đúng còn làm tổn hại đến hình ảnh mà doanh nghiệp đang muốn xây dựng. Nếu sản phẩm của doanh nghiệp có chất lượng, hãy nghĩ đến những cách tiếp thị khác, tinh tế hơn để đạt được hiệu quả cao hơn.

Hà Anh | MarketingTrips

Theo Diễn Đàn Doanh Nghiệp

Trong kinh doanh, điều đầu tiên mà các doanh nghiệp cần ghi nhớ đó chính là: Làm thế nào để tạo nên sự khác biệt. Trong thực tế, thuật ngữ Chiến lược khác biệt hóa được doanh nghiệp nhắc đi, nhắc lại nhiều lần. Vậy Chiến lược khác biệt hóa là gì? Bài viết này, Winerp.vn sẽ cung cấp cho bạn các kiến thức về Chiến lược tạo sự khác biệt hóa.

Chiến lược khác biệt hóa là gì?

Khác biệt hóa của thương hiệu

Khác biệt hóa chính là yếu tố đầu tiên quyết định doanh nghiệp có thể cạnh tranh trên thị trường hay không. Khác biệt hóa giúp cho hàng hoá hoặc dịch vụ của một công ty trở nên khác biệt với các đối thủ cạnh tranh. 

Chiến lược khác biệt hóa là chiến lược mà theo đó doanh nghiệp tạo ra được lợi thế cạnh tranh dựa trên tính đặc thù của sản phẩm và dịch vụ cung cấp, được thị trường chấp nhận và đánh giá cao. Mục đích của chiến lược khác biệt hóa là đạt được lợi thế cạnh tranh bằng việc tạo ra sản phẩm, dịch vụ mà được người tiêu dùng nhận thức là độc đáo nhất theo nhận xét của họ.

Thuật ngữ khác biệt hóa thường chỉ sự khác biệt về sản phẩm, dịch vụ hay ý tưởng kinh doanh của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh.

Khi một doanh nghiệp thực hiện chiến lược khác biệt hóa sản phẩm để thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng theo cách mà các đối thủ cạnh tranh không thể có, họ có thể đặt mức giá cao hơn đáng kể so với mức trung bình của ngành.

Tầm quan trọng của chiến lược khác biệt hóa

Trở nên khác biệt so với đối thủ cạnh tranh

Trong nền kinh tết thị trường nếu bạn không khác biệt nghĩa là bạn sẽ bị bỏ lại phía sau. Nhờ việc thực thi các chiến lược khác biệt hóa, doanh nghiệp có thể nhấn mạnh vào sư khác biệt so với đối thủ, từ đó doanh nghiệp có thể thu được nhiều nguồn lợi hơn. Khác biệt, giúp cho nhu cầu về sản phẩm, dịch vụ của bạn khan hiếm hơn. Thêm vào đó, mối đe dọa từ các đối thủ cạnh tranh sẽ giảm đi đáng kể, nghĩa là, thông qua chiến lược khác biệt hóa, doanh nghiệp sẽ có sức cạnh tranh và có thể có nguồn thu lớn hơn.

Tạo ra lượng khách hàng trung thành

Khách hàng thường thích sở hữu một sản phẩm, dịch vụ mang tính đọc quyền. Khi sản phẩm của bạn khác biệt, sự lựa chọn của người tiêu dùng sẽ giảm đáng kể do chiến lược khác biệt hóa; do đó, họ sẽ không chấp nhận bất kì một nhãn hàng nào khác nếu không bị thuyết phục. Do đó, các công ty cần tận dụng lợi thế từ sự trung thành với thương hiệu và tăng cường khả năng cạnh tranh.

Khác biệt hóa của thương hiệu

Điều kiện thực thi chiến lược khác biệt hóa

  • Quan trọng : điểm khác biệt đó đem lại lợi ích có giá trị lớn cho một số đông người mua.
  • Đặc biệt: điểm khác biệt đó chưa có ai tạo ra hay chưa được công ty tạo ra một cách đặc biệt.
  • Dễ truyền đạt: điểm khác biệt đó dễ truyền đạt và đập vào mắt người mua.
  • Đi trước: điểm khác biệt đó không dễ dàng bị các đối thủ cạnh tranh sao chép.
  • Vừa túi tiền: người mua có thể có đủ tiền để trả cho điểm khác biệt đó.
  • Có lời: Công ty thấy rằng tạo điểm khác biệt đó là có lời.

Phân loại chiến lược tạo khác biệt hóa

Chiến lược khác biệt hóa sản phẩm

Để tạo khác biệt cho sản phẩm thì công ty có thể tập trung vào các đặc điểm như tính chất là những đặc trưng bổ sung cho hoạt động cơ bản của sản phẩm, chất lượng, công dụng, độ bền hay tuổi thọ dự kiến, độ tin cậy hay nói cách khác là xác suất bị trục trặc, khả năng sửa chữa thay thế.

Khác biệt hóa dịch vụ

Ngoài việc tạo ra điểm khác biệt cho sản phẩm vật chất làm ra, công ty cũng có thể tạo đặc điểm khác biệt cho dịch vụ kèm theo. Trong trường hợp khó tạo đặc điểm khác biệt cho sản phẩm vật chất thì chìa khoá để cạnh tranh thắng lợi là tăng thêm dịch vụ và chất lượng. Những yếu tố tạo đặc điểm khác biệt chính cho dịch vụ là giao hàng tận nơi, lắp đặt, huấn luyện khách hàng sử dụng, dịch vụ tư vấn sửa chữa và một số công việc khác.

Chiến lược khác biệt hóa nhân sự

Các công ty có thể giành được lợi thế lớn trong cạnh tranh nhờ việc thuê và huấn luyện con người tốt hơn đối thủ cạnh tranh của mình. Nhân sự được huấn luyện tốt hơn phải có đặc điểm , kỹ năng và kiến thức cần thiết, nhã nhặn, tin cậy, có tín nhiệm, nhiệt tình và biết giao tiếp.

Chiến lược khác biệt hóa hình ảnh

Ngay cả khi hàng hoá cạnh tranh không hoàn toàn giống nhau, người mua vẫn có thể phản ứng khác nhau đối với hình ảnh của công ty hay nhãn hiệu. Để xây dựng hình ảnh của công ty hay cần có các đặc điểm nhận dạng như tên, logo, nhãn mác, bầu không khí, các sự kiện.

Khác biệt hóa của thương hiệu

Nguyên tắc khi thực hiện chiến lược khác biệt hóa

Mỗi chiến lược khi thực thi đòi hỏi phải có những nguyên tắc vận hành khác nhau. Vậy nguyên tắc khi thực hiện khác biệt hóa là gì?

Cần khếch trương bao nhiêu điểm khác nhau

Để biết doanh nghiệp nên khếch trương bao nhiêu điểm cần tránh mắc những sai lầm sau:

  • Định vị quá thấp: Một số công ty thấy rằng một số người mua nhận thức mơ hồ về nhãn hiệu đó. Người mua thực sự không nghĩ đến là có một tính chất đặc biệt nào đó.
  • Định vị quá cao: Người mua có thể có một hình ảnh quá hẹp về nhãn hiệu đó. Ví dụ như mọi người nghĩ rằng vào các siêu thị toàn các hàng hoá đắt tiền nhưng thực ra có cả các loại hàng hoá thông thường.
  • Định vị không rõ ràng: Người mua có thể có một hình ảnh không rõ ràng về nhãn hiệu do đưa quá nhiều quảng cáo hay thay đổi vị trí của nhãn hiệu quá nhiều lần.
  • Định vị đáng ngờ: Người mua có thể cảm thấy khó tin vào những điều quảng cáo về nhãn hiệu theo góc độ tính năng, giá cả hay nhà sản xuất của sản phẩm.

Cần khuếch trương những điểm khác biệt nào

Cần sử dụng Ma trận SWOT xác định điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp so với đố thủ cạnh tranh. Từ đó, nắm bắt được điểm yếu của đối thủ, nhấn mạnh sự khác biệt hóa vò những đặc tính sản phẩm mà đối thủ còn yếu kém.

Doanh nghiệp càn xác định công ty có năng lực và điểm mạnh trong việc khẳng định đặc điểm nào, vị thế của đối thủ cạnh tranh, những đặc điểm đó của công ty hiện đang đứng ở đâu và các đối thủ cạnh tranh đang đứng ở đâu, tầm quan trọng của việc thay đổi vị thế của từng đặc điểm nghĩa là khách hàng có đánh giá cao việc thay đổi vị thế.

Chiến lược khác biệt hóa đáng học hỏi của Apple

Khác biệt hóa của thương hiệu

1. Thiết kế sản phẩm

Apple đã làm cho sản phẩm của mình mang lại sự khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh bằng thiết kế sản phẩm một cách khác biệt. Các sản phẩm công nghệ iPod, iPhone, iPad của hãng không hề có những tính năng mới và nổi bật ngay từ những ngày đầu mới ra mắt mà chủ yếu là đến từ thiết kế của sản phẩm.

“Đó không có nghĩa là chúng tôi không lắng nghe khách hàng, nhưng thật khó để họ có thể kể cho bạn những gì họ cần khi họ chưa từng thấy bất kì cái gì giống như thế”

2. Sử dụng hệ điều hành khác biệt

Apple đã nghiên cứu và cho ra đời hệ điều hành IOS chỉ dành riêng cho các sản phẩm của Apple sản xuất. Điều này chính là điểm khác biệt lớn nhất mà từ trước đến giờ Apple đã tạo ra. Họ không phụ thuộc vào Window trước đó, khiến cho  sản phẩm của Apple thêm phần đắt giá.

3. Chiến lược giá

Steve Jobs đã tìm cách tạo ra một sản phẩm với mức giá cao tương xứng với mức chất lượng của nó trong khi vẫn duy trì mức lợi nhuận cao. Người dùng sẵn sàng chi tiền với mức cao hơn để sở hữu một sản phẩm thật sự chất lượng.

4. Công cụ truyền thông

Thay vì quảng cáo rầm rộ trên các phương tiện truyền thông, Apple lựa chọn một ngách riêng cho mình. Họ sử dụng chiến lược Marketing truyền miệng hoặc dùng hình thức PR để báo chí nói về mình. Trước khi tung ra các sản phẩm mới Apple thường tổ chức các sự kiện ra mắt hoành tráng, giới truyền thông và các khách hàng luôn mong đợi sự kiện đó. Chính vì thế, nhờ có sự trung thành của khách hàng và sự tò mò mỗi khi hãng cho ra mắt sản phẩm mới, các khách hàng và các kênh truyền thông tự nhắc đến Apple mà hãng không hè phải tốn kém chi phí cho hoạt động quảng cáo như các đối thử cạnh tranh.

KẾT LUẬN: Chiến lược khác biệt hóa chính sẽ quyết định sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp định vị như thế nào trong tâm trí khách hàng. Hi vọng những kiến thức về chiến lược khác biệt hóa sản phẩm trong bài viết sẽ giúp doanh nghiệp có chiến lược đúng đắn cho sản phẩm của mình. Chúc các bạn thành công!