Làm bánh trung thu bằng bột mì số 13

Mùi hương nướng bánh trung thu lan tỏa từ lò nướng, làm cho bạn không thể cưỡng lại vị ngon của bánh mỗi khi thèm. Cùng chuyên mục Vào bếp tìm hiểu bánh trung thu nên làm bằng bột gì nhé!

Với kiểu bánh trung thu nướng, người ta sẽ dùng bột mì để làm vỏ bánh. Tuy nhiên, bột mì lại có rất nhiều loại mà bạn cần nên tham khảo:

1.1: Bột mì số 8

Đây là loại bột rất thông dụng đối với bất kì loại bánh nào. Thành phần bột mì số 8 được trộn từ bột lúa mì cứng và bột lúa mì mềm nhưng lại không chứa bột nổi.

Hàm lượng gluten khá thấp (khoảng từ 8 – 9%) và độ ẩm cao nên lớp bánh sẽ có độ mềm, xốp và độ bông nhất định.

  • Ưu điểm: Dễ mua và dễ sử dụng để làm lớp vỏ bánh trung thu.
  • Nhược điểm: Làm lớp bánh trung thu khá khô và cứng, ít nhất tốn khoảng 3 – 4 ngày sau khi nướng để vỏ bánh mềm xuống.

Làm bánh trung thu bằng bột mì số 13

1.2: Bột bánh ngọt

Đây là loại bột làm từ những hạt lúa mì mềm được xay mịn và rất nhẹ. Hàm lượng gluten của bột bánh ngọt rất thấp (khoảng 6% – 8%) nhưng lượng tinh bột lại cao.

  • Ưu điểm: Làm vỏ bánh trung thu rất mềm
  • Nhược điểm: Làm vỏ bánh trung thu bị nhanh xuống dầu và bảo quản không được lâu.

Lưu ý sử dụng: Tùy theo bí quyết và sở thích mỗi người mà bạn có thể tham khảo tỉ lệ trộn bột như sau: 1/2 lượng bột mì số 8 + 1/2 lượng bột bánh ngọt

Làm bánh trung thu bằng bột mì số 13

1.3: Bột mì đa dụng (bột mì số 11)

Bột bánh mì chiếm hàm lượng protein khá cao (khoảng 11.5%-13%) và có khả năng tương tác với men nở để tăng độ dai và chắc cho bánh mì.

Tuy nhiên, nếu bạn chọn loại bột bánh mì này để làm vỏ bánh trung thu thì lớp vỏ sẽ cứng, có thể nhiều người sẽ không thích điều này.

Làm bánh trung thu bằng bột mì số 13

1.4: Bột bánh trung thu trộn sẵn

Trên thị trường, bạn không khó để chọn mua được bột bánh trung thu được trộn sẵn, gồm luôn cả vị và các chất phụ gia trộn sẵn trong bột để giúp tăng độ mềm, xốp.

  • Ưu điểm: Tiết kiệm được thời gian để pha bột nướng
  • Nhược điểm: Khó điều chỉnh lại được vị mặn – ngọt đúng với sở thích của bạn.

Làm bánh trung thu bằng bột mì số 13

2. Bánh trung thu dẻo

Khác với loại bánh trung thu nướng, bánh trung thu dẻo cũng được rất nhiều người yêu thích. Lớp vỏ bánh trung thu dẻo thường làm bằng nếp rang chín được xay mịn, thỉnh thoảng lại được pha thêm chút bột mì hoặc tinh bột ngô. Tiếp đó, người ta trộn bột với nước đường và nước hoa bưởi để có được lớp vỏ bánh.

Thời gian trước, vỏ bánh dẻo trung thu thường có màu trắng nhưng hiện nay vỏ bánh lại có thêm vị và nhiều màu sắc hơn của cà phê, lá dứa, trà xanh,…

Làm bánh trung thu bằng bột mì số 13

Ngoài ra, bạn có thể bắt gặp thêm loại bánh trung thu làm bằng rau cau vào mấy năm gần đây. Đây là một sự biến tấu nhẹ để thay đổi khẩu vị, nhưng người ta vẫn chọn bánh trung thu nướng theo kiểu truyền thống, bạn nhé!

Với những thông tin trên, hy vọng bạn sẽ chọn được loại bột phù hợp để làm bánh trung thu sắp tới nhé!

Bột làm bánh trung thu phổ biến dễ tìm có lẽ phải nhắc đến bột mì đa dụng. Đây là loại bột mì thông dụng nhất trên thị trường hiện nay. Ngay chính từ “đa dụng” trong cái tên của nó cũng đã nói lên nhiều điều về cách sử dụng đa dạng của bột. Loại bột này được sử dụng để làm ra rất nhiều loại bánh khác nhau. Trong đó, có thể kể đến bánh trung thu. Tên gọi khác của loại bột mì này là “bột mì số 8”. Thông thường, khi sử dụng bột mì đa dụng để làm bánh trung thu thì cần cho thêm bột banking soda. Vì nếu chỉ sử dụng bột mì đa dụng thì bánh làm ra sẽ khô, cứng và bạn sẽ phải chờ từ 3 đến 4 ngày để làm vỏ bánh mềm xuống.

Làm bánh trung thu bằng bột mì số 13
Bột mì đa dụng đang được bày bán phổ biến trên thị trường – Ảnh Internet

1.2. Bột cake flour hay bột bánh ngọt

Bột bánh ngọt vẫn hay được sử dụng như một loại bột làm bánh trung thu nướng. Nếu sử dụng hoàn toàn nguyên liệu này để làm bột vỏ bánh trung thu , thì vỏ bánh làm ra sẽ mang một số nhược điểm như: Nhanh xuống dầu, bánh mềm, bảo quản ngắn hạn. Vì vậy, thông thường để hạn chế những nhược điểm trên, nhiều người đã nảy ra ý tưởng thông minh. Đem trộn 1/2 lượng bột mì đa dụng với 1/2 lượng bột bánh ngọt. Hai lọai bột này bổ sung cho nhau, giúp chiếc bánh làm ra không quá cứng lại không quá mềm, vị vừa phải. Nếu áp dụng cách làm bánh này, bạn không cần phải sử dụng banking soda. Vì chiếc bánh làm ra đã có độ mềm vừa phải rồi.

Làm bánh trung thu bằng bột mì số 13
Bột bánh ngọt nên được trộn chung với bột đa dụng để bánh có độ mềm vừa phải – Ảnh Internet

1.3. Bột bread flour hay bột bánh mì

Ngày xưa, bột làm bánh mì được xem như bột làm bánh trung thu chính yếu. Điều này làm cho vị của chiếc bánh trung thu cổ truyền có phần cứng và giòn giòn. Nguyên nhân là bởi khoảng 13% hàm lượng protein trong thành phần bột. Hàm lượng khá cao protein này chính là thủ phạm gây nên độ cứng giòn của chiếc bánh thành phẩm. Nếu bạn muốn thử cảm giác khác biệt và muốn tìm lại phong vị bánh trung thu truyền thống ngày xưa, thì hãy thử loại bột mì này nha.

Làm bánh trung thu bằng bột mì số 13
Bột bánh mì làm cho vị của chiếc bánh cứng và giòn hơn – Ảnh Internet

1.4. Bột làm bánh trung thu Mikko trộn sẵn

Khi bắt đầu làm bánh, một số chị em sẽ gặp không ít khó khăn trong khâu trộn bột và nêm nếm gia vị. Đây là lý do mà loại bột trộn sẵn này xuất hiện. Không những gia vị mà các chất phụ gia tạo độ mềm xốp cho bánh cũng đã được trộn sẵn vào. Với loại bột này, chị em sẽ tiết kiệm được kha khá thời gian. Cũng như không phải đau đầu ngồi cân đong các loại nguyên liệu. Bù lại thì độ mặn nhạt đã được quyết định và chị em sẽ không thể điều chỉnh nó theo khẩu vị của mình được.

Làm bánh trung thu bằng bột mì số 13
Bột Mikko là loại bột tiện lợi được trộn sẵn giúp tiết kiệm thời gian – Ảnh Internet

2. Bột chế biến bánh trung thu dẻo

2.1. Bột nếp rang

Bột làm bánh trung thu dẻo là bột nếp. Nhưng là loại bột nếp được rang chín chứ không phải loại bột nếp hấp sống. Bột nếp sau khi rang chín sẽ được xay mịn cho ra bột bánh dẻo chính xác. Để trộn và sên nhân thì người ta dùng loại bột bánh dẻo thường. Để làm vỏ bánh thì người ta dùng loại bột bánh dẻo đặc biệt. Bánh dẻo có phần khác biệt so với công thức bánh trung thu nướng ở chỗ không cần phải nướng. Bánh sau khi đóng xong là có thể ăn ngay. Các hướng dẫn làm bánh trung thu mochi hiện đại cũng sử dụng nguyên liệu này.

Làm bánh trung thu bằng bột mì số 13
Bột nếp rang được sử dụng để làm bánh trung thu dẻo – Ảnh Internet
  • Làm nhanh tay: Bột lúc mới nhào xong có độ đàn hồi đạt nhất. Cần phải nhanh tay đóng khuôn bánh trung thu để bột không bị co lại và mất vân bánh. Vì vậy để không rơi vào tình trạng này, bạn không nên để bột nghỉ sau khi nhào xong. Nên làm từng cái một hoặc nhờ người đóng bánh phụ khâu này để chiếc bánh làm ra đạt chất lượng.
  • Cẩn thận khi thêm bột áo: Bột áo có thể làm cho chiếc bánh thành phẩm trở nên khô cứng khó ăn. Nếu bạn không biết cách định lượng chính xác khi thêm vào trong quá trình nhào bột. Vì vậy, khi bạn còn chưa biết cách cảm nhận độ chuẩn của bột, thì tốt nhất không nên dùng bột áo.
Làm bánh trung thu bằng bột mì số 13
Bột nếp lúc mới nhào xong có độ đàn hồi đạt nhất – Ảnh Internet
  • Cẩn thận khi rang bột:  nếu bạn muốn tự rang bột nếp tại nhà thì nhớ để ý lửa lúc rang bột. Vì bột nếu rang không khéo, để quá lửa sẽ cho màu vàng than không được đẹp.

Với thông tin về các loại bột làm bánh trung thu được cung cấp trên đây, hy vọng bạn có thêm nhiều kinh nghiệm để chọn lựa nguyên liệu làm bánh trung thu khi đi chợ. Lưu ý rằng, cần nhớ loại bột nào làm bánh dẻo, loại bột nào làm bánh nướng để tránh nhầm lẫn nhé. Chúc bạn chế biến thành công những mẻ bánh ngon và hấp dẫn cho mùa “ Tết đoàn viên ” sắp về.

Oanh Nguyễn tổng hợp

Các lưu ý khi làm bánh trung thu

Làm bánh trung thu bằng bột mì số 13

Mùa này mà post bài về trung thu coi bộ hơi bị lạc tông nhỉ ^^ , nhưng mà mình tranh thủ viết, để tới trung thu năm sau thì có đủ bài cho mọi người tham khảo 😆 . Thật ra thì mình không phải kiểu người đu theo trend, Noel thì làm Panettone hay Haloween thì mần Finger cookie be bét máu đi dọa con nít, mà mình thèm cái gì thì làm cái đó, bất kể mùa nào 😆 . Mẹ mình kể ở Hà Nội thì bánh nướng và bánh dẻo bán quanh năm, chỉ khác là ít hàng bán thôi chứ không phải đợi tới mùa mới có, nên coi như chủ đề trung thu của mình không bị lạc quẻ ^^

Bánh trung thu không phải là loại bánh dễ làm nhưng cũng không phải quá khó vì nó không phải là dòng bánh lên men. Các lỗi thường gặp của bánh trung thu, nếu bạn nào từng làm bánh mì hẳn sẽ nắm bắt nhanh chóng 😎 . Rất tiếc là lúc mình học làm bánh trung thu thì bánh mì mình làm cũng còn lóng ngóng 😆 , nên mấy mẻ đầu bánh cũng nứt toát, cũng phù chân, mất nét, nói chung chẳng thiếu bệnh nào 😆 , mà cũng chả biết tại sao nó lại như thế 😎

1. Tỷ lệ phối trộn bột

Bột mì số 8 (cake flour) và bột mì đa dụng (all purpose flour) là 2 loại bột thường sử dụng để làm bánh trung thu. Có bạn sẽ dùng 100% bột mì số 8 hoặc 100% bột mì đa dụng hoặc phối cả hai loại bột. Nhìn chung bánh làm bằng 100% bột mì số 8 thì mềm mại hơn nhưng mình thấy thích hợp khi cần ăn ngay vào ngày hôm sau còn để lâu hơn thì bánh rã 😉 . Tỷ lệ phối trộn 2 loại bột này thì tùy theo khẩu vị và tùy theo loại nhân. Nhân đậu thì vỏ bánh mau mềm hơn và cũng sẽ mềm hơn nhân thập cẩm, do đó với nhân đậu có thể bạn dùng 100% bột mì đa dụng nhưng nên cân nhắc khi dùng tỷ lệ này với nhân thập cẩm.

2. Tỷ lệ sử dụng nước đường

Làm bánh trung thu bằng bột mì số 13

Nước đường mình đã chia sẻ rồi nên hy vọng sẽ chẳng còn bạn nào lo lắng vì nấu nước đường không đạt nữa 😆 . Lưu ý là nên dùng nước đường sau nấu 2 tuần để vỏ bánh mềm và lên màu đẹp hơn ( xem giải thích tại đây)

Tỷ lệ nước đường trong các công thức bánh trung bình khoảng 60% tính trên trọng lượng bột. Tỷ lệ này đều mang tính tham khảo và bạn buộc phải điều chỉnh. Ví dụ như công thức trên mạng là 100% bột mì số 8 thì nước đường sẽ dùng ít hơn là công thức 50% bột mì số 8 + 50% bột mì đa dụng. Ngay cả khi áp dụng đúng công thức thì do bột của các nhãn hiệu khác nhau đều có độ hút nước khác nhau nên bạn phải biết mà điều chỉnh lượng nước đường. Nhìn chung bột trộn lúc đầu phải ướt nhưng không quá dính tay chứ không khô vì sau đó gluten của bột mì gặp nước sẽ tự động hút nước. Bột trộn xong mà khô ráo thì sau khi nghỉ bột sẽ trở nên khô làm vỏ bánh rời rạc chứ không mịn dẻo.

3. Tại sao vỏ bánh khô, cứng và nhạt màu

Trong nhiều bài viết từ cookie đến bông lan và bánh mì, mình luôn nhấn mạnh rằng tính acid sẽ làm cho bánh khô cứng , kém chảy lan và màu bánh lợt lạt. Bánh sẽ đậm màu hơn, mềm mại hơn khi pH tăng. Điều này hoàn toàn đúng khi áp dụng cho mooncake vì vỏ bánh cũng từ bột mà ra. Do đó người ta sẽ tăng pH của vỏ bánh, hoặc bằng nước tro tàu, hoặc bằng baking soda.

Mục đích của dùng baking soda là thay thế nước tro tàu để giúp màu bánh có màu vàng đẹp và vỏ bánh mềm mại hơn sau nướng, có độ dai chứ không bở. Baking soda không giúp bánh có độ xốp nở như khi dùng trong làm muffin đâu nhé 😉 , mà mooncake thì người ta kị bánh nở, bánh càng phồng thì càng mất nét và nhân rời khỏi vỏ.

4.Thao tác trộn bột

Với bánh trung thu bạn chỉ cần nhào đến khi khối bột hòa quyện mà thôi chứ không nhào đến khi chúng mịn mượt. Nhào càng nhiều thì gluten càng phát triển khiến bánh bị mất nét sau đó. Bột cũng phải được nghỉ tối thiểu 30 phút để gluten tự động hút nước, lúc này khối bột sẽ không bị nhão nữa mà trở nên khô ráo, gluten cũng được nghỉ nên sẽ không bị co lại làm cho thao tác đóng bánh được đẹp hơn. Ngoài ra thì áp dụng nghỉ bột này cũng có công dụng như cách autolyse trong bánh mì, sẽ giúp vỏ bánh mềm mại và lên màu đẹp hơn

5. Tại sao phải nướng đến khi vỏ bánh đục ?

Đục là trạng thái của tinh bột khi đã ngậm đủ nước và hồ hóa hoàn toàn. Khi vỏ bánh chưa đục thì nghĩa là quá trình hồ hóa còn dang dở, giống như nấu cơm chưa chín mà bị cúp điện, nấu tiếp lần hai thì cơm ăn chả ra sao cả 😆 , nên bạn phải nhớ mở to mắt canh xem vỏ bánh đục chưa rồi mới lấy bánh ra khỏi lò. Nướng bánh trung thu thì có người nướng 2 lần, có người là 3 lần. Nói chung mình không so sánh được là nướng kiểu nào sẽ tốt hơn cả ^^, nhưng mọi người chỉ nên lưu ý :

– Nướng bánh lần đầu thì phải nướng đến khi vỏ đục hẳn, chứ không các lần sau thì không thể chữa được. Nên nướng ở nhiệt độ 190oC trong 7-10 phút đầu tùy kích thước bánh. Khi vỏ bánh đục thì lấy ra và xịt ngay nước nhằm để vỏ bánh nhanh nguội (đừng xịt đẫm nước nhé 😆 ). Mục đích của việc nướng là để chín vỏ bánh chứ không làm nóng nhân. Khi nhân bánh bị nóng thì hơi từ nhân sẽ làm nứt vỏ bánh. Chỉ phết trứng khi bánh đã nguội hẳn, phết lúc nóng thì trứng sùi lên nhìn mất duyên 😆

– hỗn hợp phết bánh chỉ là lòng đỏ trứng + 1 ít lòng trắng, 1 ít sữa tươi và 1 chút dầu ăn. Lòng đỏ sẽ tạo màu vàng cho bánh, lòng trắng thì giúp mặt bánh bóng hơn, trong khi đường lactose từ sữa thì giúp màu vàng càng đẹp hơn còn dầu ăn thì giảm thiểu bánh bị nứt. Khi phết thì phải phết thật mỏng bằng cách gạn cọ vào thành bát thật ráo trước khi phết. Thao tác phết phải đều tay, không lặp lại 1 chỗ quá nhiều sẽ làm mặt bánh nổi bong bóng và mất vân bánh.

6. Xịt nước sau nướng làm gì vậy ?

Trong các loại bánh thì chỉ có moon cake mới có màn xịt nước sau nướng, trong khi bánh mì thì người ta lại xịt nước trước đó. Mình học làm trung thu từ cách đây cả 7 năm, song song với học làm bánh mì và kem, nhưng tại thời điểm đó thì bắt chước thôi, chứ chẳng hiểu tại sao lại xịt 🙄 .

Khi làm bánh mì ngọt có nhân, bạn sẽ dễ nhận thấy lúc cắt bánh thành phẩm, vỏ bên trong rỗng hẳn. Đấy là do hơi nước từ nhân bốc lên đẩy vỏ làm rỗng ruột bánh. Nhân càng nhiều nước thì vỏ bánh sẽ càng rỗng hơn. Với mooncake, người ta phải xịt nước ngay sau khi nướng, với mục đích là hạ nhiệt độ bánh nhanh nhất có thể. Khi đó nhiệt chỉ mới tấn công vỏ bánh mà chưa đụng chạm đến nhân bánh, và thao xịt nước sẽ làm cho nhân hạ nhiệt độ nên chưa kịp bốc hơi, là lý do khiến bánh phồng, dẫn đến nhân và vỏ chia tay 😆

7. Sao bánh phồng to, phù chân và nhân vỏ chia tay !!!

Với bánh mì, chúng ta thích chúng càng phồng to càng tốt. Với cake hay bánh qui, người ta cũng tìm đủ mọi cách để có được lượng không khí nhiều nhất có thể giúp bánh bông, xốp riêng moon cake thì không.Không khí chính là nguyên nhân khiến bánh phồng và vỏ nhân xa rời nhau.

Yếu tố đầu tiên khiến nhân tách rời vỏ là ở phần sên nhân, nhân sên chưa đạt, vẫn còn ẩm nhiều hay khô quá thì cũng không được. Vỏ bánh cũng vậy, nhão quá thì mất nét, mà khô quá thì cũng chia tay nhân 🙄 . Khi thao tác bọc nhân, người cũng sẽ miết chúng qua mu bàn tay để đẩy lượng khí đi, rồi sau khi nướng thì cũng phải xịt nước lẹ lẹ 😆 , để không làm nhân bánh nóng lên có cơ hội bốc hơi khiến bánh phồng.

Thao tác bọc nhân là thao tác quan trọng giúp bánh không bị phù chân cũng như nhân tách rời khỏi vỏ. Để tránh tình trạng này thì bạn cần nắm một số thao tác sau:

– trước khi cán bột bạn nên nhồi nhẹ viên bột cho đến khi chúng dẻo mịn rồi hãy cán. Điều này giúp bột tránh bị khô sẽ làm nhân và vỏ rời nhau.

– áo vỏ với lớp bột áo càng mỏng càng tốt, nên ưu tiên dùng mặt bột chưa có lớp áo vỏ áp sát vào mặt nhân thì sẽ giảm thiểu tình trạng nhân và vỏ chia lìa nhau 😀

– viên bột nên chỉ được cán để phủ 2/3 nhân chứ không phủ hết. Khi miết nhân thì nên miết sát tránh tối đa có không khí giữa vỏ và nhân, khi đó sẽ làm nhân rời khỏi vỏ và làm phù chân bánh

8. Sao vỏ bánh mau đổ nhớt, nhân mau chua

Sữa chua bị nhớt, lá gói bánh bị đổ nhớt thì nguyên nhân đầu tiên là do dụng cụ không sạch nên nhiễm khuẩn. Với bánh chưng cho dù được luộc trong nước sôi trong 8h nhưng nếu lá gói không được rửa sạch thì vẫn mau lên nhớt . Do đó để hạn chế vỏ bánh trung thu đổ nhớt thì tay, dụng cụ ( đồ cán bột, mặt bàn hay tấm trải) đều phải sạch và hộp đựng cũng phải sạch. Khi thao tác trên nhân thì nên dùng găng tay sạch hoặc là tay phải rửa sạch, vì nhiệt độ nướng chỉ làm nóng vỏ thôi chứ chưa chạm được đến tâm của nhân bánh. Bạn cũng đừng quên dùng gói hút ẩm cho bánh thành phẩm nhé 😉

P/S : hình ảnh tiêu đề từ internet

Làm bánh trung thu bằng bột mì số 13