Làm thế nào để khách hàng mua sản phẩm

“Làm sao để khách hàng biết đến sản phẩm của mình?” đây luôn là câu hỏi mà bạn và bất kỳ người chủ shop, doanh nghiệp nào cũng đều quan tâm đến. Bước chân vào kinh doanh ai ai cũng muốn khách hàng biết đến sản phẩm, dịch vụ của mình nhiều hơn.

Đây cũng chính là điều giúp bạn đạt các mục tiêu về tiếp thị, doanh số và các giá trị phát triển mô hình kinh doanh khác. Tuy nhiên, để thu hút khách hàng biết đến sản phẩm của đơn vị bạn chưa bao giờ là điều dễ dàng. Nhất là trong thời buổi cạnh tranh khốc liệt hiện nay, bạn cần phải nỗ lực hơn gấp nhiều lần để có thể thực hiện nhiệm vụ này.

Tại sao sản phẩm của bạn không được biết đến?

Sản phẩm chất lượng, mức giá phải chăng, đầu tư rất mạnh về quảng cáo, PR,…. thế nhưng tại sao sản phẩm của bạn không được nhiều khách hàng biết đến? Rất nhiều đơn vị kinh doanh đang gặp phải tình trạng này và không biết nguyên nhân từ đâu mà ra. Trong khi đó, nếu sản phẩm không được biết đến cùng đồng nghĩa với việc nó sẽ không thể bán được đi để mang về doanh thu, lợi nhuận và đồng thời những giá trị khác cho doanh nghiệp. Vì vậy, để tìm kiếm giải pháp làm sao để khách hàng biết đến sản phẩm của mình thì đầu tiên bạn phải nắm rõ được nguyên nhân vì sao mà sản phẩm của mình lại không được biết đến rộng rãi như vậy.

Dù đầu tư rất nhiều về các mặt, sản phẩm thậm chí còn vượt trội hơn rất nhiều so với các đối thủ cạnh tranh trực tiếp. Vấn đề này vẫn sẽ kéo dài nếu như bạn vẫn mãi chưa tìm được nguyên nhân thực sự từ đâu. Nếu như bạn đang loay hoay định hình và tìm kiếm khách hàng với rất nhiều khó khăn thì rất có thể doanh nghiệp của bạn đã mắc phải những sai lầm rất lớn này.

Làm thế nào để khách hàng mua sản phẩm

• Sản phẩm chưa thực sự phù hợp với nhu cầu của thị trường: Người tiêu dùng sẽ chỉ tìm kiếm các sản phẩm mà họ thực sự có nhu cầu, như vậy dù bạn không có một tác động gì thì họ vẫn sẽ biết đến mặt hàng của bạn đang cung ứng.

• Lựa chọn kênh bán hàng, truyền thông sai lệch: Để khách hàng biết đến sản phẩm của mình nhiều hơn thì kênh bán hàng, truyền thông sẽ quyết định đến rất lớn. Mặt khác nó còn mang đến khả năng chuyển đổi với các giá trị lợi ích cho sự phát triển của cả doanh nghiệp.

• Không xác định được khách hàng tiềm năng: Xác định sai – Xác định không đúng khách hàng tiềm năng nên các chiến dịch, chiến thuật thu hút khách hàng của bạn đưa ra chắc chắn không thể đảm bảo về mặt hiệu quả được.

• Thiếu kiến thức thị trường: Nghe qua nhiều bạn có lẽ sẽ cảm thấy điều này làm sao lại ảnh hưởng đến tỷ lệ nhận thức về sản phẩm đối với người tiêu dùng của mình. Tuy nhiên, đây lại một công cụ thiết yếu để bạn có thể đưa ra những quyết định, chính sách một cách hiệu quả. Ngay cả việc thu hút khách hàng, tăng độ nhận diện của sản phẩm cũng không ngoại lệ.

Những điều khách hàng sẽ quan tâm đến sản phẩm của bạn

Khi mua sắm, sẽ có một số điều nhất định liên quan đến sản phẩm của bạn mà khách hàng sẽ quan tâm, chú trọng đến rất nhiều. Vì vậy, bạn cần phải biết đó là những gì để có thể tập trung, đẩy mạnh trong việc thu hút cũng như tư vấn bán hàng. Ngoài ra, nếu bạn biết khách hàng đang thực sự quan tâm gì đến sản phẩm thì bạn cũng sẽ tìm kiếm được các giải pháp để đẩy mạnh tỷ lệ “phủ sóng” về thông tin, hình ảnh sản phẩm của mình đến với nhiều khách hàng tiềm năng nhiều hơn.

Tất nhiên, tùy thuộc vào mỗi người cũng như nhu cầu của họ thì khi mua sắm khách hàng sẽ quan tâm đến một số vấn đề cụ thể. Không ai giống ai, nhưng sau đây là những điều thường được khách hàng quan tâm đến khi mua sắm một sản phẩm nào đó.

Làm thế nào để khách hàng mua sản phẩm

• Chất lượng – Công năng sử dụng sản phẩm: Mua sắm là để đáp ứng cho nhu cầu, mong muốn sử dụng thì đương nhiên chất lượng và công năng sử dụng sẽ là điều mà bất kỳ ai cũng đều quan tâm đến rất nhiều. Họ phải biết được rằng sản phẩm của bạn liệu có đúng là “ứng cử viên sáng gia” cho điều mà họ đang tìm kiếm hay không.

• Giá thành sản phẩm: Không có nhiều người có thể thoải mái “shopping không cần nhìn giá”, nên giá thành không chỉ trở thành điều được quan tâm mà còn là một trong những tiêu chí mua sắm được khách hàng đặt ra.

• Sự uy tín của thương hiệu cung ứng: Ngay cả khi mua dòng sản phẩm giá rẻ thì không ai muốn mình phải mua sắm ở những đơn vị không uy tín, có rất nhiều tai tiếng không tốt.

• Chính sách bảo hành, đổi trả: Đây như một sự đảm bảo đối với việc mua sắm của người tiêu dùng, nên họ rất quan tâm và tìm hiểu kỹ lưỡng trước khi đưa ra quyết định có nên mua sản phẩm của bạn hay không.

Làm sao để khách hàng biết đến sản phẩm của mình?

Đặt tên sản phẩm ấn tượng, thu hút

Làm thế nào để khách hàng mua sản phẩm

Có lẽ nhiều bạn sẽ gạt ngay giải pháp này đi khi chỉ vừa mới nghe tên vì cảm thấy nó sẽ không mang đến hiệu quả cao. Tuy nhiên, một cái tên hay lại hoàn toàn mang đến sức mạnh rất lớn mà bạn khó có thể ngờ đến. Hơn thế, trong các chiến lược tiếp thị sản phẩm thì một trong những bước quan trọng không thể bỏ qua chính là đặt tên. Tên sản phẩm đủ hay, đủ ấn tượng thì chỉ cần một vào “tác động” nhỏ là đã có thể thu hút được sự quan tâm của mọi người. Hãy nhớ rằng, mục đích của bạn lúc này chính là làm sao để khiến nhiều người biết đến sản phẩm của mình chứ không phải là bán hàng. Bạn chỉ cần đảm bảo rằng tên sản phẩm của mình dễ đọc, dễ nhớ, dễ liên tưởng và ấn tượng.

Sử dụng nhiều kênh truyền thông, marketing

Vẫn là một giải pháp quen thuộc nhưng hiệu quả của nó thì chắc chắn chưa bao giờ khiến chúng ta phải thất vọng cả. Bạn muốn sản phẩm của mình được biết đến rộng rãi thì đừng nên chỉ sử dụng một kênh truyền thông, marketing duy nhất. Ngay cả khi đó là kênh truyền thông, marketing được đánh giá rất cao về khả năng “phủ sóng”. Chúng ta đang sống trong thời đại công nghệ phát triển, mọi thứ đều diễn ra một cách nhanh chóng. Vậy thì tại sao bạn lại không tận dụng triệt để những thành quả ấy? Ngay cả khi ngân sách của bạn không có dư dả cho điều này thì bạn vẫn có thể truyền thông, marketing trên những kênh miễn phí như mạng xã hội chẳng hạn.

Triển khai các chương trình dùng thử

Làm thế nào để khách hàng mua sản phẩm

Dùng thử là chương trình tiếp thị được xếp vào trong danh sách các cách truyền thống, thế nhưng bạn vẫn thấy nó vẫn “được lòng” rất nhiều doanh nghiệp. Như vậy, có một điều mà chúng ta dễ dàng khẳng định được rằng đây vẫn là một giải pháp mà chúng ta không nên bỏ qua. Với trải nghiệm trực tiếp này doanh nghiệp còn có thể dễ dàng tiếp cận các khách hàng mục tiêu của mình hơn rất nhiều. Đồng thời còn thu thập được luôn ý kiến của người tiêu dùng về sản phẩm của mình để đưa ra định hướng phát triển tốt hơn trước khi tung ra thị trường rộng lớn.

Kết hợp với bên thứ 2

Trong cuộc chiến cạnh tranh, nếu doanh nghiệp của bạn chưa có vị thế nhất định trên thị trường và tên tuổi được nhiều người biết đến thì cũng sẽ ảnh hưởng đến khả năng nhận diện của sản phẩm rất nhiều. Vì vậy, bạn hãy kết hợp với bên thứ 2 đó có thể là các đối tác hay các chiến dịch marketing thông qua người nổi tiếng. Nếu hợp tác với các đối tác bạn có thể nhờ họ hỗ trợ quảng bá cho sản phẩm của mình hay đơn giản là đặt thêm sản phẩm của bạn vào quầy hàng, menu của họ. Tất nhiên, với điều này thì cần phải “có đi có lại” – đây là nguyên tắc cơ bản trong hợp tác kinh doanh. Còn nếu bạn kết hợp với người nổi tiếng thì nó đơn giản là việc chi trả ra một khoản để đầu tư marketing mà thôi.

Khơi gợi tính tò mò của khách hàng

Làm thế nào để khách hàng mua sản phẩm

Chính sự tò mò sẽ là điều khiến chúng ta phải tìm hiểu, quan tâm đến một vấn đề hay một sự vật nào đó. Vì vậy, hãy khai thác ngay tâm lý này của khách hàng tiềm năng bằng cách khơi gpji tính tò mò. Nếu bạn kích thích được tính tò mò của khách hàng thành công cũng sẽ tạo ra một động lực thúc đẩy mong muốn về việc tìm hiểu, tiếp nhận thông tin đến sản phẩm nhiều hơn. Như vậy, điều này sẽ giúp sản phẩm của bạn được nhiều người biết đến hơn, mở rộng ra các cơ hội truyền tải thông điệp cho thị trường mục tiêu của mình.

Tiếp thị trực tiếp

Dù các phương thức tiếp thị trực tiếp có phần tốn kém hơn so với tiếp thị trực tuyến, thế nhưng hiệu quả của nó thì không một ai có thể phủ nhận. Việc phát tờ rơi, trên banner, thuê địa điểm quảng cáo tại các vị trí đẹp,… chắc chắn sẽ giúp sản phẩm của bạn được đông đảo người tiêu dùng biết đến. Nhất là cách thuê địa điểm quảng cáo tại các vị trí ngã 3, ngã tư đường. Chỉ trong một vài khoảng khắc lướt qua hình ảnh, tên sản phẩm của bạn cũng đã đủ để lọt vào mắt của người qua đường. Tuy nhiên, với cách này bạn cần phải nên kế hoạch chi tiết, rõ ràng và phân chia lại ngân sách để đảm bảo mình đủ sức để “cân”.

Đầu tư vào quảng cáo trực tuyến

Làm thế nào để khách hàng mua sản phẩm

Với xu hướng phát triển của thị trường kinh doanh, marketing thì đây luôn là một giải pháp không thể bỏ qua. Ngay cả khi bạn không kinh doanh online cũng đừng bỏ lỡ hay cho rằng nó không mang đến hiệu quả cho mình. Ngày nay, việc tìm hiểu thông tin sản phẩm, hành vi người dùng của khách hàng đã có rất nhiều sự thay đổi. Số đông trước khi đưa ra quyết định mua sắm, tìm kiếm địa chỉ mua sắm sẽ tìm kiếm các thông tin cần thiết trên mạng Internet. Dù sau đó họ vẫn sẽ đến trực tiếp cửa hàng của bạn để trải nghiệm, lựa chọn và đánh giá về sản phẩm. Vì vậy, hãy đầu tư vào quảng cáo trực tuyến với hình thức phù hợp nhất cho mình. Bạn sẽ tăng được khả năng tiếp cận khách hàng cũng như mức độ nhận diện của sản phẩm nhanh chóng.

Tổ chức sự kiện

Tuy rằng đây là một cách vô cùng tốn kém nhưng sản phẩm của bạn chắc chắn sẽ được nhiều người biết đến ngay lập tức. Nó cũng là một cách tiếp thị trực tiếp được rất nhiều doanh nghiệp, thương hiệu lớn lựa chọn. Sản phẩm của bạn sẽ không phải ngẫu nhiên bán được, điều đầu tiên bạn phải khiến khách hàng mục tiêu của mình biết về nó. Với cách này bạn sẽ thu hút được sự quan tâm của rất nhiều người, nhất là đối với những sự kiện đi kèm với những giải thưởng, quà tặng. Nghe đến giải thưởng, quà tặng không thôi đã đủ tạo nên động lực để mọi người tìm hiểu về sự kiện. Và nghiễm nhiên khi tìm hiểu về sự kiện thì các thông tin liên quan đến sản phẩm của bạn cũng sẽ được truyền tải một cách tự nhiên.

Tham gia vào các triển lãm, hội chợ

Làm thế nào để khách hàng mua sản phẩm

Cũng là một cách tiếp thị trực tiếp mang tính chất sự kiện, thế nhưng thay vì bạn đứng ra tổ chức, chi trả toàn bộ ngân sách hoạt động thì hãy chuyển hướng sang việc tham gia vào các triển lãm, hội chợ. Đây luôn là những sự kiện có nhiều người tham gia và như vậy không khó để bạn quảng bá sản phẩm đến với khách hàng tiềm năng. Tất nhiên, các triển lãm, hội chợ mà bạn tham gia phải thực sự phù hợp với lĩnh vực, ngành nghề cũng như quy tụ đông đảo khách hàng của mình. Đừng chỉ vì thấy “hơi hơi” liên quan mà đã vội vàng đăng ký tham gia. Điều này chỉ khiến bạn tiêu tốn rất nhiều nguồn lực mà kết quả đạt được lại không mấy là bao.

Tham khảo cách khiến khách hàng nhớ đến thương hiệu

Làm sao để khách hàng biết đến sản phẩm của mình vốn đã là một vấn đề khó thì làm sao để khách hàng biết đến mình? làm sao để khách hàng nhớ đến mình? còn nan giải hơn rất nhiều. Việc thu hút, nâng cao mức độ nhận diện của sản phẩm nó liên quan đến trực tiếp về mặt nhu cầu. Nên chúng ta có thể tâm trung mạnh về điều này để thúc đẩy việc tìm hiểu, tiếp nhận thông tin. Tuy nhiên, liên quan đến thương hiệu thì lại là cả một vấn đề lớn, dù khi truyền thông về sản phẩm thì khách hàng cũng sẽ biết được thương hiệu của bạn.

Làm thế nào để khách hàng mua sản phẩm

Tuy nhiên, điều này sẽ chỉ đảm bảo khi tên sản phẩm của bạn bao gồm của tên thương hiệu. Còn nếu đơn thuần tên thương hiệu chỉ xuất hiện ở một góc nào đó trên bao bì sản phẩm thì điều này sẽ là không chắc chắn. Mặt khác, nếu thương hiệu của bạn được mọi người biết đến, nhớ đến sẽ là điều kiện để đảm bảo về sự phát triển và cạnh tranh trên thị trường lâu dài. Sau đây là cách khiến khách hàng nhớ đến thương hiệu của bạn nhiều hơn được chia sẻ từ chính những doanh nghiệp đã thành công.

• Biến các chiến dịch tiếp thị bán hàng thông thường thành những chiến dịch tiếp thị có nội dung ý nghĩa, tác động đến cảm xúc của mọi người. • Quảng bá thương hiệu bằng nhiều cách khác nhau. • Cập nhật các xu hướng mới để nâng cao mức độ nhận diện của thương hiệu. • Khai thác triệt để Email marketing. • Cung cấp tài nguyên miễn phí để nâng cao mức độ uy tín, tin tưởng của khách hàng.

Với 9 giải pháp siêu “đắt giá” trên đây sẽ giúp bạn nhanh chóng giải quyết vấn đề “Làm sao để khách hàng biết đến sản phẩm của mình?” với kết quả ấn tượng nhất. Mỗi một cách sẽ mang đến mức độ hiệu quả khác nhau và điều này đồng thời cũng sẽ phụ thuộc vào việc bạn triển khai như thế nào rất nhiều. Bạn nên kết hợp nhiều cách với nhau để đạt được hiệu quả cao nhất, vì các đối thủ cạnh tranh của bạn chắc chắn cũng sẽ vậy.