Lao ngoài phổi là gì

Khi xâm nhập vào cơ thể, vi trùng lao theo đường máu và bạch huyết có thể đến cư trú, phát triển và gây bệnh ở bất cứ bộ phận nào của cơ thể. Căn cứ vào vị trí mà bệnh được chia là 2 thể chính là lao phổi và lao ngoài phổi.

Lao ngoài phổi là gì

Khi xâm nhập vào cơ thể, vi trùng lao theo đường máu và bạch huyết có thể đến cư trú

Những loại bệnh lao thường gặp

Lao ngoài phổi có thể gặp: Lao hạch bạch huyết, lao màng phổi, lao màng não, lao màng bụng, lao ruột, lao xương khớp, lao hệ sinh dục – tiết niệu.
Lao phổi: Thể lao hay gặp nhất đó là lao phổi, chiếm tới  khoảng 80% các trường hợp mắc bệnh lao. Những người mắc bệnh lao phổi khi xét nghiệm nếu phát hiện đờm có vi trùng lao. Đây là nguồn lây truyền bệnh cho người sống xung quanh. Người mắc bệnh lao phổi nhưng xét nghiệm đờm không tìm thấy vi trùng lao (do số lượng vi trùng trong ổ tổn thương ít) thì khả năng lây bệnh ít hơn rất nhiều.
Vì thế, không phải ai mắc bệnh lao phổi cũng có nguy cơ lớn lây truyền bệnh cho người khác, sự lây truyền bệnh còn phụ thuộc vào số lượng vi trùng lao ở người bệnh.
Triệu chứng của bệnh lao
Người mắc bệnh lao thường có những triệu chứng như:
Triệu chứng toàn thân: Bệnh lao có thể chỉ khu trú ở một bộ phận nào đó của cơ thể, gây ra những thể lao khác nhau và mỗi thể lao đều có những triệu trứng riêng, điển hình. Tuy nhiên, ngoài những biểu hiện riêng của từng thể lao, độc tố của vi trùng lao có thể gây ra các triệu chứng toàn thân như: sốt (thường là sốt nhẹ về chiều hoặc đêm), kèm theo  triệu chứng mệt mỏi, kém ăn, gầy sút cân, da xanh, thiếu máu…

Lao ngoài phổi là gì

Bệnh lao được chia làm 2 loại là bệnh lao phổi và bệnh lao ngoài phổi

Triệu chứng tại chỗ: Tuỳ theo vị trí hay cơ quan bị bệnh lao mà bệnh có những biểu hiện các triệu chứng tại chỗ khác nhau, ví dụ:
– Bệnh lao phổi thường có các biểu hiện như: Ho khạc kéo dài trên 2 tuần, tức ngực, khó thở, ho ra máu, có đờm…
– Bệnh lao hạch: Người bị lao hạch thường xuất hiện hạch to dính với nhau thành từng khối chắc nổi rõ trên da, trong đó 95% bị hạch là lao hạch cổ. Khi ấn vào những khối hạch này bệnh nhân thường không thấy đau. Đây là lý do khiến người bệnh chủ quan, không nghĩ đến nguy cơ mắc bệnh lao hạch.

Lao ngoài phổi là gì

Bạn nên đến cơ sở chuyên khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời

– Bệnh lao lao xương khớp: Triệu chứng điển hình của bệnh là đau tại chỗ, hạn chế vận động, nếu bệnh diễn biến lâu ngày không được điều trị có thể gây rò mủ tại chỗ, nếu bị lao cột sống có thể gây gù, vẹo cột sống, liệt vận động…
– Bệnh lao màng não: Có các biểu hiện dấu hiệu thần kinh như: đau đầu, nôn, táo bón, nặng có thể hôn mê, co giật…

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

Lao ngoài phổi là gì
  facebook.com/BVNTP

Lao ngoài phổi là gì
  youtube.com/bvntp

Không ít bản thân người bệnh và người nhà bị nhầm lẫn giữa bệnh lao màng phổi và lao phổi. Thực tế đây là hai bệnh lý khác nhau, lao màng phổi được xếp vào nhóm bệnh lao ngoài phổi. Nguyên nhân gây bệnh có thể là vi khuẩn lao. Vậy lao màng phổi có lây không và cách phòng ngừa bệnh như thế nào?


14/04/2021 | Khi nào nên đi xét nghiệm chẩn đoán bệnh lao?
03/04/2021 | Bệnh lao hạch có lây không? Các triệu chứng của bệnh?
02/04/2021 | Gợi ý phương pháp điều trị lao hạch hiệu quả

1. Triệu chứng và tiến triển của bệnh lao màng phổi

Bệnh lao màng phổi có thể gặp ở bất cứ đối tượng nào, song đến 70 - 80% bệnh nhân ở độ tuổi thanh niên.

Lao ngoài phổi là gì

Lao màng phổi có thể gặp ở nhiều đối tượng

Tùy theo giai đoạn tiến triển của bệnh mà triệu chứng có thể khác nhau cả về hình thức lẫn mức độ, cụ thể như sau:

1.1. Giai đoạn khởi phát của lao màng phổi

Khoảng 50% trường hợp lao màng phổi khởi phát ở thể cấp tính, biểu hiện tràn dịch màng phổi và có các triệu chứng lâm sàng gồm: đau ngực đột ngột, dữ dội kèm theo sốt nhẹ, sốt vừa, và thường sốt về chiều. Tình trạng ho khan và khó thở cũng có thể xảy ra

Khoảng 30% trường hợp lao màng phổi khởi phát ở thể từ từ, dấu hiệu thường nhẹ hơn nhưng dai dẳng hơn bao gồm: đau ngực liên tục, ho khan, khó thở tăng dần, thường sốt nhẹ về chiều tối,…

Hiếm gặp hơn là thể lao màng phổi tiềm tàng, triệu chứng bệnh rất kín đáo nên hầu hết không phát hiện bệnh ở giai đoạn này trừ khi vô tình thăm khám hoặc kiểm tra X-quang phổi.

1.2. Giai đoạn toàn phát của lao màng phổi

Sau một thời gian ở giai đoạn khởi phát, giai đoạn toàn phát gây những triệu chứng nghiêm trọng và mang tính toàn thân hơn, cụ thể gồm:

Lao ngoài phổi là gì

Lao màng phổi giai đoạn toàn phát gây nhiều triệu chứng toàn thân

  • Dấu hiệu toàn thân: Cơ thể xanh xao, gầy sút, sốt liên tục từ 38 - 40 độ C kèm theo gai rét, cơ thể mệt mỏi, buồn nôn, hạ huyết áp, mạch đập nhanh, đi tiểu ít,…

  • Triệu chứng tại phổi: thường có hội chứng 3 giảm do tràn dịch màng phổi.

Ngoài ra là tình trạng ho khan từng cơn, người bệnh thường bị ho nhiều hơn, thành cơn đột ngột khi thay đổi tư thế.

Khó thở xảy ra ở giai đoạn này rất đặc thù, người bệnh dần cảm thấy khó thở thường xuyên và tăng dần. Dựa trên lượng dịch màng phổi, nếu dịch ít cơ thể người bệnh vẫn có thể hít thở. Nhưng nếu dịch nhiều, bệnh nhân phải nằm nghiêng về bên bệnh hoặc dựa vào tường mới có thể hít thở.

Ngoài ra, lao màng phổi ở các thể lâm sàng hiếm gặp hơn như: tràn dịch phối hợp tràn khí màng phổi do lao, lao màng phổi tràn dịch khu trú, lao màng phổi đi kèm lao phổi, lao màng phổi thể khô,… cũng có thể có triệu chứng khác. 

2. Lao màng phổi có lây không - thắc mắc của nhiều người

Bệnh lao có thể lây lan từ phổi qua dòng máu tới nhiều vị trí. Tuy nhiên, nhiễm lao chắc chắn là do hít phải các hạt không khí (hạt nhỏ giọt) có chứa M. Tuberculosis. Những người có lao phổi đang hoạt động và đờm có chứa một số lượng đáng kể các sinh vật thì dễ lây lan hơn lao ngoài phổi. 

Trực khuẩn lao xâm nhập vào cơ thể và tồn tại ở dạng không hoạt động (thể ngủ) trước khi tiến triển thành thể hoạt động và gây bệnh. Nếu chỉ mắc lao màng phổi đơn thuần thì ít lây nhưng nếu kết hợp cùng lao phổi thì tỷ lệ lây nhiễm cao hơn.

Do đó, những người lao ngoài phổi vẫn có nguy cơ lây nhiễm nhưng thể lệ ít hơn. Người bệnh vẫn cần điều trị theo phác đồ điều trị của chương trình chống lao quốc gia kéo dài 6 - 9 tháng, hoặc lâu hơn, và cần cách ly để hạn chế lây nhiễm.

Lao ngoài phổi là gì

Bệnh lao màng phổi không gây lây nhiễm

Theo kết quả nghiên cứu đã khẳng định, lao màng phổi là một dạng bệnh lao ngoài phổi và hoàn toàn không lây truyền qua đường hô hấp giống như lao phổi. Vì thế người bệnh nếu được chẩn đoán mắc lao màng phổi đơn thuần thì không cần lo lắng gây lây nhiễm cho người xung quanh.

Tuy nhiên nếu trường hợp lao màng phổi đi kèm với lao phổi, nguyên nhân do vi khuẩn thì vẫn có nguy cơ lây nhiễm. Vi khuẩn sẽ sinh sôi, phát triển và có thể bắn ra ngoài cơ thể qua hoạt động hô hấp, hít thở, hắt hơi,… nên có thể gây lây nhiễm cho những người xung quanh. 

Trường hợp này khi cả lao màng phổi và lao phổi kết hợp, tiến triển bệnh sẽ trở nên nguy hiểm hơn, chức năng hô hấp bị suy giảm nhanh chóng. Do đó cần chẩn đoán đúng lao màng phổi độc lập hay lao màng phổi đi kèm với lao phổi để xem xét điều trị phù hợp, ngừa biến chứng cũng như lây nhiễm.

3. Chẩn đoán và điều trị lao màng phổi như thế nào?

Hiện nay đã có phác đồ điều trị bệnh lao, việc chẩn đoán  lao màng phổi cũng nhiều bước tiến mới do tiếp cận được công nghệ y học. 

3.1. Chẩn đoán

Chẩn đoán lao màng phổi sẽ dựa vào các yếu tố sau:

  • Triệu chứng lâm sàng: thấy đau ngực, khó thở, khám thấy phổi có hội chứng 3 giảm.

  • X-quang ngực thấy hình mờ đậm thuần nhất, đường cong Damoiseau, mất góc sườn hoành.

  • Siêu âm màng phổi có dịch.

  • Chẩn đoán xác định:

  • Tiến hành chọc hút khoang phổi thấy có dịch màu vàng chanh, hiếm khi có dịch vàng hồng.

  • Bằng nuôi cấy và nhuộm nội soi trực tiếp tìm thấy bằng chứng vi khuẩn lao.

  • Sinh thiết màng phổi mù hoặc soi màng phổi. 

Lao ngoài phổi là gì

Bệnh lao màng phổi cần được phát hiện và điều trị sớm

Do đó, bệnh nhân lao màng phổi điều trị càng sớm, thời gian điều trị càng ngắn thì hiệu quả càng cao và nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe sẽ được kiểm soát.

3.2. Điều trị

Nguyên tắc điều trị

Hiện nay, điều trị lao màng phổi được thực hiện theo nguyên tắc được xây dựng như sau:

  • Dùng thuốc đúng liều.

  • Uống thuốc đều đặn. 

  • Phối hợp các thuốc chống lao phù hợp với tình trạng bệnh.

  • Dùng thuốc đủ liệu trình, gồm 2 giai đoạn điều trị là tấn công và duy trì.

Với nguyên tắc này, bác sĩ sẽ cần kết hợp điều trị triệu chứng với điều trị hỗ trợ khác. 

Điều trị triệu chứng

Bệnh lao màng phổi gây nhiều triệu chứng ảnh hưởng tới sức khỏe và khả năng hô hấp của người bệnh. Các triệu chứng sau cần được điều trị sớm và dứt điểm, bao gồm:

  • Điều trị hạ sốt và giảm đau.

  • Chọc hút dịch màng phổi nếu tích dịch nhiều dẫn đến khó thở song nguy cơ biến chứng cao do sốc, chảy máu, bội nhiễm, tràn khí,… nên cần tuân thủ nguyên tắc kỹ thuật cũng như theo dõi y tế cẩn thận sau điều trị.

  • Sử dụng Corticoid nếu lao màng phổi kết hợp viêm màng ngoài tim.

  • Điều trị chống dày dính màng phổi.

Lao ngoài phổi là gì

Biến chứng lao màng phổi có thể nguy hiểm đến tính mạng bệnh nhân

Điều trị khác

Theo dõi bệnh nhân lao màng phổi để điều trị sớm nếu có biến chứng, đặc biệt là biến chứng ổ cặn màng phổi, bội nhiễm gây rò mủ màng phổi,… Phương pháp điều trị có thể lựa chọn là điều trị nội khoa tích cực, kết hợp: phẫu thuật bóc tách màng phổi, rửa màng phổi, mở màng phổi,…

Ngoài ra, chức năng hô hấp của bệnh nhân lao màng phổi cũng cần được cải thiện bằng phương pháp thở đúng từ sớm.

Nếu bạn thắc mắc lao màng phổi có lây không thì câu trả lời là có nhưng tỷ lệ lây nhiễm không cao. Ngoài ra, bệnh có nguy cơ tái phát cao nên theo dõi và tái khám định kỳ sau điều trị là rất quan trọng.