Lỗi đèn sau xe máy

Xin chào Thư Viện Pháp Luật cho tôi hỏi xe của tôi bị hỏng đèn quy định xử phạt lỗi điều khiển xe máy sử dụng đèn báo hãm bị hỏng thì có bị phạt không (đèn hậu sau đuôi xe)? Và mức phạt cho trường hợp của tôi là bao nhiêu vậy?

Xử phạt lỗi điều khiển xe máy sử dụng đèn báo hãm bị hỏng ra sao?

Căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 17 Nghị định 100/2019/NĐ-CP như sau:

"Điều 17. Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy định về điều kiện của phương tiện khi tham gia giao thông
1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Điều khiển xe không có còi; đèn soi biển số; đèn báo hãm; gương chiếu hậu bên trái người điều khiển hoặc có nhưng không có tác dụng;
..."

Như vậy, người điều khiển xe máy có đèn báo hãm nhưng bị hỏng không sử dụng được hoặc không có đèn báo hãm thì đều sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng.

Xử phạt xe máy chuyên dùng khi điều khiển phương tiện không có bộ phận giảm thanh như thế nào?

Theo điểm d khoản 1 Điều 19 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, điểm m khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP có quy định:

"Điều 19. Xử phạt người điều khiển máy kéo (kể cả rơ moóc được kéo theo), xe máy chuyên dùng vi phạm quy định về điều kiện của phương tiện khi tham gia giao thông
1. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Điều khiển xe gắn biển số không đúng vị trí; gắn biển số không rõ chữ, số; gắn biển số bị bẻ cong, bị che lấp, bị hỏng; sơn, dán thêm làm thay đổi chữ, số hoặc thay đổi màu sắc của chữ, số, nền biển;
b) Điều khiển xe không có hệ thống hãm hoặc có hệ thống hãm nhưng không bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật; điều khiển xe có hệ thống chuyển hướng không bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật;
c) Điều khiển xe có các bộ phận chuyên dùng lắp đặt không đúng vị trí; không bảo đảm an toàn khi di chuyển;
d) Điều khiển xe không có đủ đèn chiếu sáng; không có bộ phận giảm thanh, giảm khói hoặc có nhưng không có tác dụng, không bảo đảm quy chuẩn môi trường về khí thải, tiếng ồn;
đ) Điều khiển xe có Giấy chứng nhận hoặc tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường nhưng đã hết hạn sử dụng dưới 01 tháng (kể cả rơ moóc).
...
4. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, người điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm b, điểm c, điểm d khoản 1 Điều này còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc phải lắp đầy đủ thiết bị hoặc thay thế thiết bị đủ tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật hoặc khôi phục lại tính năng kỹ thuật của thiết bị theo quy định."

Như vậy đối với xe máy chuyên dùng tham gia giao thông mà không có bộ phận giảm thanh thì sẽ bị xử phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng và buộc phải lắp đầy đủ thiết bị đủ tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật theo quy định.

Lỗi đèn sau xe máy

Xử phạt khi điều khiển xe không có đèn báo hãm

Xe máy kéo chở vật liệu xây dựng không có bạt che đậy để rơi vãi xuống đường thì có bị xử phạt không?

Căn cứ khoản 2 Điều 20 Nghị định 100/2019/NĐ-CP như sau:

"Điều 20. Xử phạt người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy định về bảo vệ môi trường khi tham gia giao thông
1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với hành vi điều khiển xe không đáp ứng yêu cầu về vệ sinh lưu thông trong đô thị.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Để dầu nhờn, hóa chất rơi vãi xuống đường bộ;
b) Chở hàng rời, chất thải, vật liệu xây dựng dễ rơi vãi mà không có mui, bạt che đậy hoặc có mui, bạt che đậy nhưng vẫn để rơi vãi; chở hàng hoặc chất thải để nước chảy xuống mặt đường gây mất an toàn giao thông và vệ sinh môi trường;
c) Lôi kéo bùn, đất, cát, nguyên liệu, vật liệu hoặc chất phế thải khác ra đường bộ gây mất an toàn giao thông và vệ sinh môi trường.
3. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với người điều khiển xe đổ trái phép rác, đất, cát, đá, vật liệu, chất phế thải trong phạm vi đất dành cho đường bộ ở đoạn đường ngoài đô thị."

Như vậy, đối với xe máy kéo chở hàng rời, chất thải, vật liệu xây dựng dễ rơi vãi mà không có mui, bạt che đậy hoặc có mui, bạt che đậy nhưng vẫn để rơi vãi; chở hàng hoặc chất thải để nước chảy xuống mặt đường gây mất an toàn giao thông và vệ sinh môi trường thì sẽ bị xử phạt theo quy định này là từ 2.000.000 đến 4.000.000 đồng và buộc phải thu dọn.